Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 33/2020/QĐ-UBND | Bình Thuận, ngày 26 tháng 11 năm 2020 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản công ngày 21 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 33/2019/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định về việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 3113/TTr-SGTVT ngày 19 tháng 10 năm 2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định phân cấp thẩm quyền quyết định xử lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ bị mất, bị hủy hoại trong trường hợp do thiên tai, hỏa hoạn hoặc các nguyên nhân khác.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 12 năm 2020.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, thủ trưởng các sở, ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHÂN CẤP THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH XỬ LÝ TÀI SẢN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ BỊ MẤT, BỊ HỦY HOẠI TRONG TRƯỜNG HỢP DO THIÊN TAI, HỎA HOẠN HOẶC CÁC NGUYÊN NHÂN KHÁC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 33 /2020/QĐ-UBND ngày 26 tháng 11 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận)
Quy định này quy định về việc phân cấp thẩm quyền xử lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do Nhà nước đầu tư, quản lý trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại trên địa bàn tỉnh.
Cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý tài sản hạ tầng giao thông đường bộ, gồm: Sở Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã và thành phố (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) và các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được Ủy ban nhân dân tỉnh giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
Điều 3. Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được quy định tại Điều 4 của Nghị định số 33/2019/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định về quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông.
Điều 4. Phân cấp quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
1. Sở Giao thông vận tải quản lý, bảo vệ tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với hệ thống đường tỉnh và các tuyến đường được giao quản lý.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý và bảo vệ tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với hệ thống đường huyện, đường đô thị và hệ thống đường do địa phương quản lý.
Điều 5. Xử lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại
1. Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ bị mất, bị hủy hoại trong trường hợp do thiên tai, hỏa hoạn hoặc các nguyên nhân khác.
2. Thẩm quyền xử lý:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định xử lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thuộc cấp tỉnh quản lý trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải.
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định xử lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thuộc cấp huyện và cấp xã quản lý trên cơ sở đề nghị của Trưởng phòng Quản lý đô thị hoặc phòng Kinh tế và Hạ tầng.
3. Hồ sơ và trình tự thủ tục xử lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong trường hợp bị mất, hủy hoại thực hiện theo Điều 23 của Nghị định số 33/2019/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ.
Điều 6. Báo cáo và cơ sở dữ liệu về tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
1. Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải được báo cáo kê khai và cập nhật vào Cơ sở dữ liệu về tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ để quản lý thống nhất.
2. Các cơ quan, đơn vị được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông lập báo cáo tình hình tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong trường hợp bị mất, hủy hoại do cơ quan, đơn vị quản lý về Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Giao thông vận tải) trước ngày 31 tháng 01 hàng năm.
3. Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm tổng hợp các báo cáo kê khai tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong trường hợp bị mất, hủy hoại của cơ quan, đơn vị, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xác nhận làm cơ sở cập nhật vào Cơ sở dữ liệu về tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ để quản lý thống nhất.
4. Hàng năm Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo tình hình tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong trường hợp bị mất, hủy hoại trên địa bàn tỉnh cho Bộ Giao thông vận tải.
1. Sở Giao thông vận tải chịu trách nhiệm phổ biến triển khai thực hiện Quy định này. Trong quá trình thực hiện nếu có vấn đề phát sinh, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị có ý kiến về Ủy ban nhân dân tỉnh thông qua Sở Giao thông vận tải để kịp thời bổ sung, chỉnh sửa và giải quyết theo thẩm quyền.
2. Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm thực hiện đúng Nghị định số 33/2019/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ và Quy định này./.
- 1Quyết định 36/2019/QĐ-UBND về phân cấp thẩm quyền quyết định áp dụng hình thức bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 2Quyết định 2330/QĐ-UBND năm 2019 về phân cấp thẩm quyền thanh lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; xử lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau
- 3Quyết định 914/QĐ-UBND năm 2020 về giao quản lý, bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tỉnh Sơn La
- 4Quyết định 3205/QĐ-UBND năm 2020 về phân cấp thẩm quyền thanh lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; xử lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Hòa Bình
- 1Luật giao thông đường bộ 2008
- 2Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 4Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017
- 5Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 6Nghị định 33/2019/NĐ-CP quy định về quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- 7Quyết định 36/2019/QĐ-UBND về phân cấp thẩm quyền quyết định áp dụng hình thức bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 8Quyết định 2330/QĐ-UBND năm 2019 về phân cấp thẩm quyền thanh lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; xử lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau
- 9Quyết định 914/QĐ-UBND năm 2020 về giao quản lý, bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tỉnh Sơn La
- 10Quyết định 3205/QĐ-UBND năm 2020 về phân cấp thẩm quyền thanh lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; xử lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Hòa Bình
Quyết định 33/2020/QĐ-UBND quy định phân cấp thẩm quyền quyết định xử lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ bị mất, bị hủy hoại trong trường hợp do thiên tai, hỏa hoạn hoặc các nguyên nhân khác do tỉnh Bình Thuận ban hành
- Số hiệu: 33/2020/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 26/11/2020
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Thuận
- Người ký: Nguyễn Ngọc Hai
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra