Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 35/2012/QĐ-UBND | Quảng Nam, ngày 21 tháng 12 năm 2012 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002;
Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị quyết số 57/2012/NQ-HĐND ngày 19/9/2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Cơ chế hỗ trợ khuyến khích phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa, an toàn dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2012-2015;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 449/TTr-SNN&PTNT-KH-TC ngày 07/12/2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy định thực hiện Cơ chế hỗ trợ khuyến khích phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa, an toàn dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2012-2015".
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau mười ngày kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Tư pháp; Cục trưởng Cục thuế; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ THỰC HIỆN CƠ CHẾ HỖ TRỢ KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI THEO HƯỚNG HÀNG HÓA, AN TOÀN DỊCH BỆNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM, GIAI ĐOẠN 2012-2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 35 /2012/QĐ-UBND ngày 21 /12/2012 của UBND tỉnh Quảng Nam)
Quy định này nhằm khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư nâng cấp, xây dựng mới cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm (sau đây gọi tắt là cơ sở giết mổ) tập trung; phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa, quy mô trang trại, gia trại; ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, chế biến sản phẩm chăn nuôi, xử lý chất thải, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh thú y; tổ chức dịch vụ thú y trọn gói, phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi để tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả.
Quy định này áp dụng đối với tất cả các cá nhân, hộ gia đình, nhóm hộ, chủ gia trại, chủ trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã và doanh nghiệp (sau đây gọi tắt là chủ đầu tư) có đầu tư phát triển sản xuất chăn nuôi theo hướng hàng hóa; đầu tư nâng cấp, xây dựng mới cơ sở giết mổ tập trung; dịch vụ thú y trọn gói, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển sản xuất của tỉnh.
Điều 3. Giải thích một số từ ngữ: Những từ ngữ tại Quy định này được hiểu như sau:
a) Dịch vụ thú y trọn gói là dịch vụ được thỏa thuận bằng hợp đồng dịch vụ giữa chủ vật nuôi và nhà cung cấp dịch vụ; chủ vật nuôi trả chi phí để nhà cung cấp dịch vụ thực hiện tiêm các loại vắc-xin phòng bệnh theo quy định, khám, chẩn đoán, điều trị, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, kỹ thuật phòng chống dịch bệnh chủ động cho vật nuôi; tuỳ theo thoả thuận của đôi bên có thể thực hiện thêm các dịch vụ khác như cung cấp con giống, thiến, hoạn, phối giống, đỡ đẻ, tiêm thuốc bổ sung, tẩy ký sinh trùng.
b) Nhà cung cấp dịch vụ là các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế (bao gồm tổ chức, cá nhân, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp) có đăng ký hành nghề Thú y.
c) Chủ vật nuôi là chủ hộ chăn nuôi, chủ gia trại có tham gia dịch vụ thú y trọn gói.
d) Đơn vị vật nuôi là đơn vị quy ước để quy đổi các loại gia súc thành một đơn vị thống nhất chung để làm cơ sở tính toán, hỗ trợ. Quy ước 01 đơn vị vật nuôi bằng 01 lợn nái, hoặc 03 lợn đực giống, hoặc 06 lợn thịt, hoặc 02 trâu, hoặc 02 bò.
Điều 4. Nguyên tắc áp dụng ưu đãi và hỗ trợ đầu tư
Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí sau đầu tư nhằm khuyến khích, tạo điều kiện đầu tư, chủ đầu tư tự đầu tư là chính. Trong cùng một nội dung hỗ trợ, các đối tượng được hưởng hỗ trợ theo cơ chế này thì không được hưởng hỗ trợ trong các cơ chế hỗ trợ khác của UBND tỉnh và ngược lại.
Mục 1. NỘI DUNG, ĐIỀU KIỆN VÀ THỦ TỤC HỖ TRỢ
1. Nội dung và điều kiện hỗ trợ
- Các chủ đầu tư là doanh nghiệp phát triển chăn nuôi, xây dựng cơ sở giết mổ tập trung được hưởng các chính sách ưu đãi về đất đai theo Nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày 04/6/2010 của Chính phủ về Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn và Thông tư số 84/2011/TT-BTC ngày 16/6/2011 của Bộ Tài chính về hướng dẫn một số chính sách tài chính khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
2. Hồ sơ thủ tục và trình tự thực hiện: Đối tượng được hỗ trợ phải lập thủ tục và thực hiện theo trình tự quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Quy định này.
Điều 6. Hỗ trợ cải tạo chất lượng đàn bò
1. Nội dung và điều kiện hỗ trợ
- Ngân sách tỉnh đảm bảo kinh phí mua mới bình chứa ni-tơ để bảo quản tinh (dung tích 35 lít/bình); đào tạo và đào tạo lại các dẫn tinh viên; đồng thời cấp một lần 500 triệu đồng để mua tinh bò đông lạnh (các giống bò nhóm Zê-bu, chuyên thịt), ni-tơ, dụng cụ phối giống. Đơn vị thực hiện có trách nhiệm sử dụng kinh phí đúng mục đích, hiệu quả và bảo toàn vốn thực hiện chương trình cải tạo đàn bò trên địa bàn tỉnh.
- Đối với các hộ, nhóm hộ thuộc các xã là vùng cao, miền núi, xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có đàn bò cái sinh sản từ 30 con trở lên nhưng không có điều kiện phối giống bò bằng tinh đông lạnh, Nhà nước hỗ trợ 50% giá trị 01 bò đực giống lai Zê-bu (có ít nhất 75% máu nhóm giống bò Zê-bu, bò từ 09 tháng tuổi trở lên, tương đương với trọng lượng 130-140 kg/con) để phối giống trực tiếp. Ưu tiên cho hộ có số lượng bò cái nhiều nhất và có đủ điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng được nhận nuôi bò đực giống để phục vụ phối giống cho đàn bò cái của mình và đàn bò cái trong nhóm hộ. Người chăn nuôi bò đực giống phải có cam kết chăm sóc, nuôi dưỡng tốt để sử dụng phối giống và thực hiện phối giống cho đàn bò trong nhóm hộ trong 05 năm; tiền công phối giống theo sự thỏa thuận giữa chủ nuôi bò đực giống và chủ nuôi bò cái giống.
2. Hồ sơ thủ tục và trình tự thực hiện: Đối tượng được hỗ trợ phải lập thủ tục và thực hiện theo trình tự quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Quy định này.
Điều 7. Hỗ trợ nâng cao chất lượng giống lợn
1. Nội dung và điều kiện hỗ trợ
Để phát triển mạng lưới giống lợn phân bố rộng khắp, đảm bảo con giống có chất lượng cho chăn nuôi:
- Ngân sách hỗ trợ lần đầu 50% (đối với các xã là đồng bằng) và 80% (đối với các xã là vùng cao, miền núi, xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo của tỉnh) giá con giống lợn nái ngoại cấp bố mẹ (cấp giống bố, mẹ phải được Sở Nông nghiệp và PTNT xác nhận), với số lượng 20 con lợn nái ngoại cấp bố mẹ hậu bị (trọng lượng 30 kg/con) cho một chủ vật nuôi có đủ điều kiện chăn nuôi (mặt bằng, chuồng trại, thức ăn, xử lý chất thải, dụng cụ thiết bị chăn nuôi) và có cam kết thực hiện tiêm phòng theo quy định của UBND tỉnh và kế hoạch của địa phương.
- Ngân sách hỗ trợ lần đầu 80% giá lợn nái hậu bị giống Móng Cái, giống lợn địa phương miền núi, với số lượng 10 con lợn nái hậu bị giống Móng Cái, giống lợn địa phương miền núi (trọng lượng 12 kg/con) cho một chủ vật nuôi ở các xã là vùng cao, miền núi, xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo của tỉnh, có đủ điều kiện chăn nuôi (mặt bằng, chuồng trại, thức ăn, xử lý chất thải, dụng cụ thiết bị chăn nuôi), có kinh nghiệm trong chăn nuôi và có cam kết thực hiện tiêm phòng theo quy định của UBND tỉnh và kế hoạch của địa phương.
- Ngân sách hỗ trợ cho cơ sở chăn nuôi lợn đực giống đủ điều kiện khai thác tinh lỏng phục vụ truyền giống nhân tạo cho lợn theo quy định tại Quyết định số 07/2005/QĐ-BNN ngày 31/01/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành Quy định về quản lý và sử dụng lợn đực giống; chấp hành quy định phòng, chống dịch bệnh; định kỳ kiểm tra các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, với mức hỗ trợ 01 triệu đồng/01 con lợn đực giống ngoại/năm và 500.000 đồng/01 con lợn đực giống nội/năm.
2. Hồ sơ thủ tục và trình tự thực hiện: Đối tượng được hỗ trợ phải lập thủ tục và thực hiện theo trình tự quy định tại Phụ lục 3 kèm theo Quy định này.
Điều 8. Hỗ trợ lãi suất vay để đầu tư phát triển chăn nuôi
1. Nội dung và điều kiện hỗ trợ
- Đối với chủ đầu tư có vay vốn đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm theo tiêu chí của Bộ Nông nghiệp và PTNT (trên cơ sở đã có mặt bằng và cam kết đầu tư các điều kiện đảm bảo khác về chuồng trại, xử lý chất thải, chấp hành tiêm phòng theo quy định của UBND tỉnh và kế hoạch của địa phương): Ngân sách hỗ trợ 50% lãi suất vay Ngân hàng thương mại hoặc Quỹ tín dụng nhân dân (cho một chu kỳ vay), nhưng phần lãi suất được hỗ trợ tối đa không quá 07%/năm, thời gian hỗ trợ lãi suất vay bằng thời gian cho vay nhưng tối đa không quá 24 tháng, mức vay được hỗ trợ lãi suất không quá 300 triệu đồng.
- Đối với chủ đầu tư có vay vốn đầu tư xây dựng gia trại chăn nuôi gia súc, gia cầm (đạt một trong các tiêu chí: chăn nuôi bò có quy mô từ 10 con trở lên, chăn nuôi lợn nái sinh sản có quy mô từ 05 con trở lên, lợn thịt có quy mô từ 100 con trở lên, gà sinh sản có quy mô từ 1.000 con trở lên, gà thịt có quy mô từ 2.000 con trở lên) có đủ điều kiện để mở rộng phát triển chăn nuôi (diện tích khu vực nuôi, chuồng trại, hệ thống xử lý chất thải) và có cam kết thực hiện tiêm phòng theo quy định của UBND tỉnh và kế hoạch của địa phương: Ngân sách hỗ trợ 50% lãi suất vay Ngân hàng thương mại hoặc Quỹ tín dụng nhân dân (cho một chu kỳ vay), nhưng phần lãi suất được hỗ trợ tối đa không quá 07%/năm, thời gian hỗ trợ lãi suất vay bằng thời gian cho vay nhưng tối đa không quá 24 tháng, mức vay được hỗ trợ lãi suất không quá 50 triệu đồng.
2. Hồ sơ thủ tục và trình tự thực hiện: Đối tượng được hỗ trợ phải lập thủ tục và thực hiện theo trình tự quy định tại Phụ lục 4 kèm theo Quy định này.
Điều 9. Hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ tập trung
1. Nội dung và điều kiện hỗ trợ
- Ngân sách hỗ trợ để xây dựng hệ thống xử lý chất thải, cơ sở hạ tầng và trang bị dây chuyền giết mổ treo cho các chủ đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ tập trung theo quy hoạch đã được phê duyệt, có công suất giết mổ: từ 50-100 con gia súc/ngày đêm, hoặc 200-500 con lợn sữa/ngày đêm, hoặc 1.000-2.000 con gia cầm/ngày đêm là 400 triệu đồng/01 cơ sở; các cơ sở giết mổ có công suất lớn hơn 25% so với mức trần nêu trên được hỗ trợ 500 triệu đồng/01 cơ sở.
- Ngân sách hỗ trợ 50% lãi suất vay Ngân hàng thương mại hoặc Quỹ tín dụng nhân dân (cho một chu kỳ vay), nhưng phần lãi suất được hỗ trợ tối đa không quá 07%/năm cho các chủ đầu tư có vay vốn đầu tư xây dựng mới hoặc nâng cấp cơ sở giết mổ tập trung, thời gian hỗ trợ lãi suất vay bằng thời gian cho vay nhưng tối đa không quá 24 tháng, mức vay được hỗ trợ lãi suất không quá 500 triệu đồng.
2. Hồ sơ thủ tục và trình tự thực hiện: Đối tượng được hỗ trợ phải lập thủ tục và thực hiện theo trình tự quy định tại Phụ lục 5 kèm theo Quy định này.
Điều 10. Hỗ trợ phát triển dịch vụ thú y trọn gói
1. Nội dung và điều kiện hỗ trợ
- Đối với nhà cung cấp dịch vụ:
+ Ngân sách hỗ trợ một lần 10 triệu đồng cho nhà cung cấp dịch vụ ký kết hợp đồng với chủ vật nuôi trong một thôn hoặc liên thôn trong cùng một xã đảm bảo tối thiểu 100 hợp đồng dịch vụ (tương ứng với định mức 500 đơn vị vật nuôi) đối với các xã là đồng bằng; 50 hợp đồng dịch vụ (tương ứng với định mức 100 đơn vị vật nuôi) đối với các xã là vùng cao, miền núi, xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo của tỉnh để mua sắm các trang thiết bị và thuốc thú y cần thiết.
+ Được sử dụng vắc-xin hỗ trợ của Nhà nước để thực hiện tiêm phòng cho vật nuôi của các chủ vật nuôi tham gia dịch vụ (nếu có trong các trường hợp sau: vắc-xin hỗ trợ chống dịch, các chủ vật nuôi tham gia dịch vụ thuộc đối tượng được Nhà nước hỗ trợ vắc-xin tiêm phòng, vắc-xin các chương trình hỗ trợ khác). Khi Nhà nước hỗ trợ gia súc, gia cầm bị chết hoặc tiêu huỷ bắt buộc do dịch bệnh (nếu có), phần hỗ trợ đó được tính giảm trừ vào phần đền bù theo hợp đồng của nhà cung cấp dịch vụ cho chủ vật nuôi có gia súc, gia cầm bị chết hoặc tiêu huỷ bắt buộc do dịch bệnh.
- Đối với chủ vật nuôi ký hợp đồng và cam kết tham gia vào dịch vụ liên tục trong thời gian còn chăn nuôi, được ngân sách hỗ trợ phí dịch vụ theo hợp đồng cho năm đầu tiên là 120.000 đồng/đơn vị vật nuôi và năm thứ hai là 80.000 đồng/đơn vị vật nuôi (không tính các loại vắc-xin và hỗ trợ khác của nhà nước cho chủ vật nuôi, nếu có); mức hỗ trợ cho một chủ vật nuôi không quá 15 đơn vị vật nuôi. Các trang trại, hợp tác xã và doanh nghiệp không được hưởng hỗ trợ này.
2. Hồ sơ thủ tục và trình tự thực hiện: Đối tượng được hỗ trợ phải lập thủ tục và thực hiện theo trình tự quy định tại Phụ lục 6 kèm theo Quy định này.
Mục 2. QUY TRÌNH CẤP PHÁT VỐN VÀ QUYẾT TOÁN KINH PHÍ
Điều 11. Lập và tổ chức thực hiện kế hoạch
- Hằng năm (kể từ năm 2013), các đơn vị, địa phương lập kế hoạch gửi về Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và PTNT theo niên độ lập kế hoạch chung (trước ngày 15/8) để tổng hợp tham mưu UBND tỉnh phân bổ kinh phí cấp hỗ trợ cho kế hoạch vốn năm sau. Kế hoạch phải được tổng hợp từ xã đến huyện dựa trên nhu cầu, khả năng thực hiện của địa phương và thực hiện kế hoạch vốn hằng năm của UBND tỉnh.
- Đến cuối năm nếu không sử dụng hết nguồn ngân sách tỉnh cấp phát theo cơ chế này, lập thủ tục đề nghị chuyển số dư dự toán cho năm sau để thực hiện, tuyệt đối không được chi vào mục đích khác.
Điều 12. Quy trình cấp phát vốn ngân sách
1. Trình tự cấp phát, bố trí kinh phí hỗ trợ
- Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Sở Tài chính tổng hợp và đề nghị UBND tỉnh bố trí hỗ trợ có mục tiêu cho Sở Nông nghiệp và PTNT (qua Trung tâm Giống Nông - Lâm nghiệp) để thực hiện các nội dung hỗ trợ cải tạo chất lượng đàn bò bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo; bố trí hỗ trợ có mục tiêu cho ngân sách cấp huyện để thực hiện các nội dung hỗ trợ còn lại.
- UBND cấp huyện căn cứ kế hoạch, dự toán được UBND tỉnh giao, phân bổ kinh phí cho Phòng Nông nghiệp và PTNT (Phòng Kinh tế) cấp huyện và thông báo kế hoạch cho từng xã.
- Sau khi được UBND cấp huyện thông báo kế hoạch hỗ trợ, UBND cấp xã thông báo công khai và tiếp nhận đơn đề nghị hỗ trợ để xét hỗ trợ; thành phần họp xét hỗ trợ do Chủ tịch UBND cấp xã quy định; tổng hợp danh sách đề nghị được hỗ trợ gửi về UBND cấp huyện qua Phòng Nông nghiệp và PTNT (hoặc Phòng Kinh tế) và thông báo cho đối tượng biết để thực hiện.
2. Thủ tục giải ngân kinh phí hỗ trợ
- Kiểm tra, nghiệm thu để giải ngân kinh phí hỗ trợ:
+ Trên cơ sở hồ sơ, danh sách do UBND cấp xã đã xét chọn đề nghị hỗ trợ, Phòng Nông nghiệp và PTNT (hoặc Phòng Kinh tế) cấp huyện chủ trì việc kiểm tra, nghiệm thu theo các nội dung quy định hỗ trợ của cơ chế (có biên bản kiểm tra, nghiệm thu). Thành phần kiểm tra, nghiệm thu gồm: Phòng Nông nghiệp và PTNT (hoặc Phòng Kinh tế), Phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Trạm Thú y cấp huyện; UBND cấp xã và đối tượng được hỗ trợ.
+ Ngay sau khi kiểm tra, nghiệm thu xác nhận đầy đủ thủ tục, đúng với quy định hỗ trợ, Phòng Nông nghiệp và PTNT (hoặc Phòng Kinh tế) lưu hồ sơ, thủ tục, đồng thời phối hợp với Phòng Tài chính - Kế hoạch tham mưu UBND cấp huyện quyết định giải ngân kinh phí hỗ trợ cho đối tượng và phối hợp với UBND cấp xã trực tiếp cấp kinh phí cho đối tượng được hỗ trợ. Nếu thủ tục hỗ trợ chưa đầy đủ, thì Phòng Nông nghiệp và PTNT (hoặc Phòng Kinh tế) hướng dẫn cho đối tượng tiến hành bổ sung. Trường hợp cần thiết phải kiểm tra lại các nội dung hỗ trợ để đảm bảo sự chính xác trong việc hỗ trợ kinh phí thì Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện chủ trì, phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT (hoặc Phòng Kinh tế) thực hiện việc kiểm tra.
Riêng đối với kinh phí ngân sách tỉnh hỗ trợ cho chủ vật nuôi tham gia hợp đồng dịch vụ thú y trọn gói: trên cơ sở kiểm tra hồ sơ, thủ tục, tổ chức giao nhận giữa ba bên (UBND cấp xã, chủ vật nuôi ký nhận và chi trả lại cho nhà cung cấp dịch vụ) vào giữa kỳ hoặc khi hai bên thanh lý hợp đồng hằng năm.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 13. Trách nhiệm của UBND cấp huyện và các Sở
1. UBND các huyện, thành phố
- Có trách nhiệm phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài nguyên và Môi trường và các Sở, Ngành liên quan triển khai thực hiện Quyết định và kiểm tra, giám sát các tổ chức, cá nhân trong quá trình tham gia cải tạo chất lượng đàn bò; nâng cao chất lượng giống lợn; phát triển chăn nuôi; dịch vụ thú y trọn gói; xây dựng cơ sở giết mổ tập trung; thực hiện quản lý hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm và an toàn vệ sinh thực phẩm có nguồn gốc động vật.
- Chịu trách nhiệm lập kế hoạch, chấp hành thanh quyết toán theo Luật Ngân sách. Triển khai thực hiện theo kế hoạch vốn hằng năm.
- Chỉ đạo chính quyền cấp xã tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của Nhà nước về chăn nuôi; phòng, chống dịch bệnh động vật.
- Có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan phổ biến và hướng dẫn triển khai thực hiện quy định này trên địa bàn tỉnh; niêm yết công khai quy trình, thủ tục, hồ sơ, thẩm định, phê duyệt; thủ tục hồ sơ hỗ trợ kinh phí tại nơi tiếp nhận hồ sơ theo đúng quy định.
- UBND cấp huyện được sử dụng ngân sách cấp huyện để chi phí hành chính văn phòng, photo hồ sơ, biểu mẫu, báo cáo, kiểm tra, nghiệm thu.
2. Sở Nông nghiệp và PTNT
- Chủ trì phối hợp với UBND các huyện, thành phố rà soát quy hoạch khu giết mổ tập trung điều chỉnh bổ sung; lập quy hoạch các khu chăn nuôi tập trung trình UBND tỉnh phê duyệt.
- Phối hợp với các Sở, Ngành liên quan thẩm định các dự án đầu tư cải tạo chất lượng đàn bò; nâng cao chất lượng giống lợn; phát triển chăn nuôi; xây dựng cơ sở giết mổ tập trung, thực hiện quản lý hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm và an toàn vệ sinh thực phẩm có nguồn gốc động vật; dịch vụ thú y trọn gói.
- Tổng hợp và lập kế hoạch kinh phí hỗ trợ phối hợp với Sở Tài chính, trình UBND tỉnh bố trí vốn theo kế hoạch hằng năm phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách.
- Tổng hợp tình hình, định kỳ báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh để theo dõi, chỉ đạo.
- Trường hợp các chủ đầu tư không thực hiện theo đúng cam kết ban đầu thì Sở Nông nghiệp và PTNT có trách nhiệm báo cáo UBND tỉnh và phối hợp với UBND cấp huyện thu hồi toàn bộ kinh phí hỗ trợ tại thời điểm chủ đầu tư vi phạm.
3. Sở Tài chính
Hằng năm, tham mưu UBND tỉnh cân đối, bố trí ngân sách để thực hiện Quyết định này; hướng dẫn việc thanh quyết toán nguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách theo quy định.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Phối hợp với các ngành liên quan quản lý sử dụng đất, hướng dẫn xử lý nguồn chất thải gây ô nhiễm môi trường, bảo đảm an toàn môi trường trong chăn nuôi và môi trường sinh thái.
- Chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT thẩm định, tham mưu phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo quy định.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT quản lý, giám sát các trang trại chăn nuôi; thẩm định và cấp phép cho các trang trại xây dựng mới.
5. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng thẩm định trình UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch các khu chăn nuôi tập trung.
- Chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT thẩm định dự án đầu tư, phối hợp với cơ quan liên quan hướng dẫn về ưu đãi đầu tư các dự án chăn nuôi, xây dựng cơ sở giết mổ tập trung.
6. Sở Y tế
Phối hợp với các Ngành liên quan xây dựng và ban hành theo thẩm quyền các văn bản hướng dẫn thực hiện công tác vệ sinh an toàn thực phẩm liên quan đến chăn nuôi và chế biến thực phẩm; tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010 của Quốc hội.
7. Sở Công Thương
- Phối hợp với Sở Y tế và các Ngành liên quan kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh doanh thực phẩm trên thị trường, đặc biệt là các nhóm thực phẩm có nguy cơ ô nhiễm cao; kiểm soát nhãn hàng thực phẩm, thực phẩm giả;
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT trong quản lý buôn bán sản phẩm chăn nuôi tại các chợ, các cơ sở giết mổ tập trung.
8. Sở Khoa học và Công nghệ
Phối hợp với các Sở, Ban, Ngành liên quan và chính quyền địa phương đề xuất danh mục các nhiệm vụ khoa học và công nghệ phục vụ phát triển ngành chăn nuôi của tỉnh; đề xuất các dự án đầu tư phát triển chăn nuôi.
- Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng ngân sách theo quy định này, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ thu hồi toàn bộ kinh phí tại thời điểm vi phạm.
- Cán bộ, công chức lợi dụng chức vụ, quyền hạn có hành vi vi phạm pháp luật về kinh phí hỗ trợ của Nhà nước trong quy định này tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
- UBND các cấp, thủ trưởng các cơ quan có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, tổ chức thanh tra, kiểm tra xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật của các tổ chức, cá nhân về kinh phí hỗ trợ theo quy định này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các Sở, Ngành, địa phương báo cáo bằng văn bản về UBND tỉnh (thông qua Sở Nông nghiệp và PTNT) để xem xét, sửa đổi, bổ sung kịp thời./.
THỦ TỤC VÀ TRÌNH TỰ THỰC HIỆN HỖ TRỢ
THỦ TỤC VÀ TRÌNH TỰ THỰC HIỆN HỖ TRỢ VỀ ĐẤT ĐAI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 35 /2012/QĐ-UBND ngày 21 / 12 /2012 của UBND tỉnh ban hành Quy định thực hiện Cơ chế hỗ trợ khuyến khích phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa, an toàn dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2012-2015)
1. Hồ sơ lập thành hai (02) bộ, gồm:
- Đơn đề nghị giao đất hoặc xin thuê đất của chủ đầu tư (mẫu số 01a; 01b/ĐĐ);
- Phương án (dự án, đề án) sản xuất kinh doanh của chủ đầu tư đã được phê duyệt (mẫu 10.1).
- Bản cam kết bảo vệ môi trường thuộc đối tượng phải lập dự án đầu tư (trang trại, cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm) (mẫu 10.3) (hoặc Báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với cơ sở giết mổ tập trung có công suất 500 con gia súc/ngày, đêm hoặc 5.000 con gia cầm/ngày, đêm trở lên).
2. Trình tự thực hiện và thời hạn giải quyết hồ sơ theo quy định tại Quyết định số 19/2011/QĐ-UBND ngày 25/7/2011 của UBND tỉnh Quảng Nam.
Bước 1: Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại UBND cấp xã nơi có đất;
Bước 2: Trong thời hạn không quá năm (05) ngày làm việc, UBND cấp xã có trách nhiệm thẩm tra, ghi ý kiến xác nhận vào Đơn về nhu cầu sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân và chuyển hồ sơ về Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện.
Bước 3: Trong thời hạn không quá hai mươi bảy (27) ngày làm việc, Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:
- Thẩm tra các trường hợp đề nghị giao đất, cho thuê đất.
- Chỉ đạo VP ĐKQSDĐ thực hiện việc trích lục hoặc trích đo địa chính thửa đất, chuẩn bị hồ sơ để Phòng Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định giao đất, cho thuê đất trong thời hạn không quá mười (10) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ từ Phòng Tài nguyên và Môi trường chuyển đến; thực hiện việc bàn giao đất ngoài thực địa; thực hiện luân chuyển hồ sơ địa chính cho cơ quan Tài chính, cơ quan Thuế để xác định đơn giá đất thuê, mức thu và thông báo cho người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính; ký hợp đồng thuê đất đối với trường hợp thuê đất.
Bước 4: Trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, UBND cấp huyện có trách nhiệm xem xét ký quyết định giao đất, cho thuê đất đối với trường hợp đủ điều kiện.
3. Thời hạn giải quyết hồ sơ: quy định tại bước 3 và bước 4 không quá ba mươi (30) ngày làm việc.
THỦ TỤC VÀ TRÌNH TỰ THỰC HIỆN HỖ TRỢ BÒ ĐỰC GIỐNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 35 /2012/QĐ-UBND ngày 21 /12 /2012 của UBND tỉnh ban hành Quy định thực hiện Cơ chế hỗ trợ khuyến khích phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa, an toàn dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2012-2015)
1. Hồ sơ lập thành hai (02) bộ gồm:
- Đơn đề nghị hỗ trợ bò đực giống của chủ đầu tư (có xác nhận của UBND cấp xã nơi thực hiện dự án) (mẫu 1/HT-BĐG).
- Phương án sản xuất kinh doanh của chủ đầu tư đã được phê duyệt (mẫu 9a/PA).
- Danh sách nhóm hộ chăn nuôi bò cái sinh sản.
- Bản sao hộ khẩu thường trú có chứng thực.
2. Trình tự, cách thức thực hiện:
Bước 1: Chủ đầu tư đăng ký và nhận hồ sơ tại Phòng Nông nghiệp và PTNT/Phòng Kinh tế của huyện, thành phố nơi thực hiện dự án. Sau khi hoàn thành đầy đủ các thông tin theo yêu cầu, chủ đầu tư trực tiếp đến nộp hồ sơ tại Phòng Nông nghiệp và PTNT/Phòng Kinh tế huyện, thành phố. Khi đến nộp hồ sơ cần xuất trình CMND.
Bước 2: Phòng Nông nghiệp và PTNT/Phòng Kinh tế có trách nhiệm:
Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ; sơ bộ đối chiếu các nội dung trong đơn đề nghị hỗ trợ, trả lời về tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ tại thời điểm nộp hồ sơ (sau khi kiểm tra xong), cấp giấy hẹn trả lời kết quả.
Bước 3: Trong thời hạn không quá mười (10) ngày làm việc, Phòng Nông nghiệp và PTNT/Phòng Kinh tế có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:
- Trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Phòng Nông nghiệp và PTNT/Phòng Kinh tế có trách nhiệm xem xét kỹ hồ sơ, xác định tính hợp lệ, đủ điều kiện để được hỗ trợ.
- Thông báo mời các thành phần thuộc đoàn kiểm tra, nghiệm thu (gồm: Phòng Nông nghiệp và PTNT/Phòng Kinh tế, Phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Trạm Thú y cấp huyện, UBND cấp xã và đối tượng được hỗ trợ), thời hạn là hai (02) ngày làm việc.
- Thông báo lịch hẹn đến kiểm tra, thẩm định, thời hạn là một (01) ngày làm việc.
- Kiểm tra, thẩm định phương án, điều kiện chăn nuôi tại nơi thực hiện là một (01) ngày làm việc. (Có biên bản làm việc của đoàn kiểm tra).
- Sau khi kiểm tra, hoàn thành việc thẩm định hồ sơ trình UBND cấp huyện quyết định giải ngân kinh phí (nếu đủ điều kiện theo quy định), thời hạn ba (03) ngày làm việc.
Bước 4: Trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, UBND cấp huyện có trách nhiệm xem xét ký Quyết định hỗ trợ kinh phí đối với trường hợp đủ điều kiện.
Bước 5: Phòng Nông nghiệp và PTNT/Phòng Kinh tế phối hợp với UBND cấp xã trực tiếp cấp kinh phí hỗ trợ cho chủ đầu tư trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày UBND cấp huyện ký Quyết định hỗ trợ.
3. Thời hạn giải quyết hồ sơ quy định tại bước 3, bước 4 và bước 5 không quá hai mươi (20) ngày làm việc.
THỦ TỤC VÀ TRÌNH TỰ THỰC HIỆN HỖ TRỢ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIỐNG LỢN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 35 /2012/QĐ-UBND ngày 21 / 12 /2012 của UBND tỉnh ban hành Quy định thực hiện Cơ chế hỗ trợ khuyến khích phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa, an toàn dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2012-2015)
1. Hồ sơ lập thành hai (02) bộ gồm:
- Đơn đề nghị hỗ trợ giống lợn nái ngoại cấp bố mẹ của chủ đầu tư (có xác nhận của UBND cấp xã nơi thực hiện dự án) (mẫu 2/HT- GLNN) hoặc đơn đề nghị hỗ trợ giống lợn nái Móng Cái (hoặc giống lợn nái địa phương) của chủ đầu tư (có xác nhận của UBND cấp xã nơi thực hiện dự án) (mẫu 3/HT-GLMC-ĐP) hoặc đơn đề nghị hỗ trợ lợn đực giống của chủ đầu tư (có xác nhận của UBND cấp xã nơi thực hiện dự án) (mẫu 4/HT-LĐG).
- Phương án (dự án, đề án) sản xuất kinh doanh của chủ đầu tư đã được phê duyệt theo mẫu 9a/PA.
- Bản cam kết bảo vệ môi trường thuộc đối tượng không phải lập dự án đầu tư theo mẫu 9c/BCK-LDA.
- Bản sao hộ khẩu thường trú có chứng thực.
- Bản sao Giấy xác nhận cam kết bảo vệ môi trường do UBND cấp huyện ký.
- Bản sao bằng chuyên môn chuyên ngành Chăn nuôi - Thú y từ Trung cấp trở lên của nhân viên kỹ thuật có chứng thực (đối với hỗ trợ chăn nuôi lợn đực giống khai thác tinh lỏng).
2. Trình tự, cách thức thực hiện:
Bước 1: Chủ đầu tư đăng ký và nhận hồ sơ tại Phòng Nông nghiệp và PTNT/Phòng Kinh tế của huyện, thành phố nơi thực hiện dự án. Sau khi hoàn thành đầy đủ các thông tin theo yêu cầu, chủ đầu tư trực tiếp đến nộp hồ sơ tại Phòng Nông nghiệp và PTNT/Phòng Kinh tế huyện, thành phố. Khi đến nộp hồ sơ cần xuất trình CMND.
Bước 2: Phòng Nông nghiệp và PTNT/Phòng Kinh tế có trách nhiệm:
Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ; sơ bộ đối chiếu các nội dung trong đơn đăng ký kiểm tra với điều kiện hỗ trợ, trả lời về tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ tại thời điểm nộp hồ sơ (sau khi kiểm tra xong), cấp giấy hẹn trả lời kết quả.
Bước 3: Trong thời hạn không quá mười (10) ngày làm việc, Phòng Nông nghiệp và PTNT/Phòng Kinh tế có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:
- Trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Phòng Nông nghiệp và PTNT/Phòng Kinh tế có trách nhiệm xem xét kỹ hồ sơ, xác định tính hợp lệ, đủ điều kiện để được hỗ trợ.
- Thông báo mời các thành phần thuộc đoàn kiểm tra, nghiệm thu (gồm: Phòng Nông nghiệp và PTNT/Phòng Kinh tế, Phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Trạm Thú y cấp huyện, UBND cấp xã và đối tượng được hỗ trợ), thời hạn là hai (02) ngày làm việc.
- Thông báo lịch hẹn đến kiểm tra, thẩm định, thời hạn là một (01) ngày làm việc.
- Kiểm tra, thẩm định phương án, điều kiện chăn nuôi tại nơi thực hiện là một (01) ngày làm việc. (Có biên bản làm việc của đoàn kiểm tra).
- Sau khi kiểm tra, hoàn thành việc thẩm định hồ sơ trình UBND cấp huyện quyết định giải ngân kinh phí (nếu đủ điều kiện theo quy định), thời hạn ba (03) ngày làm việc.
Bước 4: Trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, UBND cấp huyện có trách nhiệm xem xét ký Quyết định hỗ trợ kinh phí đối với trường hợp đủ điều kiện.
Bước 5: Phòng Nông nghiệp và PTNT/Phòng Kinh tế phối hợp với UBND cấp xã trực tiếp cấp kinh phí hỗ trợ cho chủ đầu tư.
3. Thời hạn giải quyết hồ sơ quy định tại bước 3, bước 4 và bước 5 không quá hai mươi (20) ngày làm việc.
HỒ SƠ VÀ TRÌNH TỰ THỰC HIỆN HỖ TRỢ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 35 /2012/QĐ-UBND ngày 21 / 12 /2012 của UBND tỉnh ban hành Quy định thực hiện Cơ chế hỗ trợ khuyến khích phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa, an toàn dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2012-2015)
1. Hồ sơ lập thành hai (02) bộ gồm:
- Đơn đề nghị hỗ trợ lãi vay để phát triển chăn nuôi của chủ đầu tư (có xác nhận của UBND cấp xã nơi thực hiện dự án) (mẫu 5/HT-PTCN).
- Phương án (dự án, đề án) sản xuất kinh doanh của chủ đầu tư đã được phê duyệt theo mẫu 9a/PA.
- Bản cam kết bảo vệ môi trường đối với gia trại thuộc đối tượng phải lập dự án đầu tư theo mẫu 9b/BCK-LDA.
- Bản cam kết bảo vệ môi trường đối với trang trại thuộc đối tượng không lập dự án đầu tư theo mẫu 9c/BCK-PA.
- Bản sao Hợp đồng (khế ước) vay vốn (hợp đồng vay vốn phải đúng mục đích theo nội dung hỗ trợ) có công chứng.
- Bản sao biên lai thu tiền trả lãi suất vay hàng tháng của Ngân hàng.
- Bản sao Giấy xác nhận cam kết BVMT do UBND cấp huyện ký.
2. Trình tự, cách thức thực hiện:
Bước 1: Chủ đầu tư đăng ký và nhận hồ sơ tại Phòng Nông nghiệp và PTNT/Phòng Kinh tế của huyện, thành phố nơi thực hiện dự án. Sau khi hoàn thành đầy đủ các thông tin theo yêu cầu, chủ đầu tư trực tiếp đến nộp hồ sơ tại Phòng Nông nghiệp và PTNT/Phòng Kinh tế huyện, thành phố. Khi đến nộp hồ sơ cần xuất trình CMND.
Bước 2: Phòng Nông nghiệp và PTNT/Phòng Kinh tế có trách nhiệm:
Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ; sơ bộ đối chiếu các nội dung trong đơn đăng ký kiểm tra với điều kiện hỗ trợ, trả lời về tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ tại thời điểm nộp hồ sơ (sau khi kiểm tra xong), cấp giấy hẹn trả lời kết quả.
Bước 3: Trong thời hạn không quá mười (10) ngày làm việc, Phòng Nông nghiệp và PTNT/Phòng Kinh tế có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:
- Trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Phòng Nông nghiệp và PTNT/Phòng Kinh tế có trách nhiệm xem xét kỹ hồ sơ, xác định tính hợp lệ, đủ điều kiện để được hỗ trợ.
- Thông báo mời các thành phần thuộc đoàn kiểm tra, nghiệm thu (gồm: Phòng Nông nghiệp và PTNT/Phòng Kinh tế, Phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Trạm Thú y cấp huyện, UBND cấp xã và đối tượng được hỗ trợ), thời hạn là hai (02) ngày làm việc.
- Thông báo lịch hẹn đến kiểm tra, thẩm định, thời hạn là một (01) ngày làm việc.
- Kiểm tra, thẩm định phương án, điều kiện sản xuất, chăn nuôi tại nơi thực hiện là một (01) ngày làm việc. (Có biên bản làm việc của đoàn kiểm tra).
- Sau khi kiểm tra, hoàn thành việc thẩm định hồ sơ trình UBND cấp huyện quyết định giải ngân kinh phí (nếu đủ điều kiện theo quy định), thời hạn ba (03) ngày làm việc.
Bước 4: Trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, UBND cấp huyện có trách nhiệm xem xét ký Quyết định hỗ trợ kinh phí đối với trường hợp đủ điều kiện.
Bước 5: Phòng Nông nghiệp và PTNT/Phòng Kinh tế phối hợp với UBND cấp xã trực tiếp cấp kinh phí hỗ trợ cho chủ đầu tư.
3. Thời hạn giải quyết hồ sơ quy định tại bước 3, bước 4 và bước 5 không quá mười (20) ngày làm việc.
THỦ TỤC, TRÌNH TỰ THỰC HIỆN HỖ TRỢ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ GIẾT MỔ TẬP TRUNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 35 /2012/QĐ-UBND ngày 21 / 12 /2012 của UBND tỉnh ban hành Quy định thực hiện Cơ chế hỗ trợ khuyến khích phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa, an toàn dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2012-2015)
1. Hồ sơ lập thành hai (02) bộ gồm:
- Đơn đề nghị hỗ trợ kinh phí/lãi vay để xây dựng cơ sở giết mổ tập trung của chủ đầu tư (có xác nhận của UBND cấp xã nơi thực hiện dự án) (mẫu 6/HT-XDCSGM).
- Phương án (dự án, đề án) sản xuất kinh doanh của chủ đầu tư đã được phê duyệt theo mẫu 9a/PA.
- Bản cam kết bảo vệ môi trường thuộc đối tượng phải lập dự án đầu tư (mẫu 9b/BCK-LDA)
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường (đối với cơ sở giết mổ có công suất 500 con gia súc/ngày đêm hoặc 5.000 con gia cầm/ngày đêm trở lên).
- Giấy Đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam (bản sao chứng thực).
- Giấy chứng nhận điều kiện VSTY (bản sao có chứng thực);
- Bản sao Hợp đồng (khế ước) vay vốn (Hợp đồng vay vốn phải đúng mục đích theo nội dung hỗ trợ) có công chứng;
- Bản sao Biên lai thu tiền trả lãi vay Ngân hàng hàng tháng;
- Bản sao Giấy xác nhận cam kết bảo vệ môi trường do UBND cấp huyện ký (hoặc Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường của UBND tỉnh ký đối với cơ sở giết mổ có công suất từ 500 con gia súc/ngày đêm hoặc 5.000 con gia cầm/ngày đêm trở lên).
2. Trình tự, cách thức thực hiện:
Bước 1: Chủ đầu tư đăng ký và nhận hồ sơ tại Phòng Nông nghiệp và PTNT/Phòng Kinh tế của huyện, thành phố nơi thực hiện dự án. Sau khi hoàn thành đầy đủ các thông tin theo yêu cầu, chủ đầu tư trực tiếp đến nộp hồ sơ tại Phòng Nông nghiệp và PTNT/Phòng Kinh tế huyện, thành phố. Khi đến nộp hồ sơ cần xuất trình CMND.
Bước 2: Phòng Nông nghiệp và PTNT/Phòng Kinh tế có trách nhiệm:
Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ; sơ bộ đối chiếu các nội dung trong đơn đăng ký kiểm tra với điều kiện hỗ trợ, trả lời về tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ tại thời điểm nộp hồ sơ (sau khi kiểm tra xong), cấp giấy hẹn trả lời kết quả.
Bước 3: Trong thời hạn không quá mười (10) ngày làm việc, Phòng Nông nghiệp và PTNT/Phòng Kinh tế có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:
- Trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Phòng Nông nghiệp và PTNT/Phòng Kinh tế có trách nhiệm xem xét kỹ hồ sơ, xác định tính hợp lệ, đủ điều kiện để được hỗ trợ.
- Thông báo mời các thành phần thuộc đoàn kiểm tra, nghiệm thu (gồm: Phòng Nông nghiệp và PTNT/Phòng Kinh tế, Phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Trạm Thú y cấp huyện, UBND cấp xã và đối tượng được hỗ trợ), thời hạn là hai (02) ngày làm việc.
- Thông báo lịch hẹn đến kiểm tra, thẩm định, thời hạn là một (01) ngày làm việc.
- Kiểm tra, thẩm định phương án, điều kiện sản xuất tại nơi thực hiện là một (01) ngày làm việc. (Có biên bản làm việc của đoàn kiểm tra).
- Sau khi kiểm tra, hoàn thành việc thẩm định hồ sơ trình UBND cấp huyện quyết định giải ngân kinh phí (nếu đủ điều kiện theo quy định), thời hạn ba (03) ngày làm việc.
Bước 4: Trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, UBND cấp huyện có trách nhiệm xem xét ký Quyết định hỗ trợ kinh phí đối với trường hợp đủ điều kiện.
Bước 5: Phòng Nông nghiệp và PTNT/Phòng Kinh tế phối hợp với UBND cấp xã trực tiếp cấp kinh phí hỗ trợ cho chủ đầu tư.
3. Thời hạn giải quyết hồ sơ quy định tại bước 3, bước 4 và bước 5 không quá hai mươi (20) ngày làm việc.
THỦ TỤC, TRÌNH TỰ THỰC HIỆN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THÚ Y TRỌN GÓI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 35 /2012/QĐ-UBND ngày 21 / 12 /2012 của UBND tỉnh ban hành Quy định thực hiện Cơ chế hỗ trợ khuyến khích phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa, an toàn dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2012-2015)
I. Đối với nhà cung cấp dịch vụ
1. Hồ sơ lập thành hai (02) bộ gồm:
- Đơn đề nghị hỗ trợ kinh phí phát triển dịch vụ thú y trọn gói (mẫu 8/HT-TYTG).
- Phương án hoạt động thú y trọn gói của chủ đầu tư đã được UBND cấp huyện thống nhất (mẫu 9a/PA).
- Giấy chứng nhận sức khỏe của nhà cung cấp dịch vụ (được Bệnh viện cấp huyện trở lên chứng nhận).
- Chứng chỉ hành nghề dịch vụ thú y (bản sao có chứng thực).
- Bản sao Hợp đồng của chủ vật nuôi ký hợp đồng và cam kết tham gia vào dịch vụ (có xác nhận của UBND cấp xã nơi thực hiện dịch vụ thú y trọn gói) có công chứng.
- Bảng quy đổi từ số lượng đầu gia súc sang đơn vị vật nuôi.
- Bản sao hộ khẩu thường trú có chứng thực.
2. Trình tự, cách thức thực hiện:
Bước 1: Nhà cung cấp dịch vụ đăng ký và nhận hồ sơ tại Phòng Nông nghiệp và PTNT/Phòng Kinh tế của huyện, thành phố nơi thực hiện dự án. Sau khi hoàn thành đầy đủ các thông tin theo yêu cầu, chủ đầu tư trực tiếp đến nộp hồ sơ tại Phòng Nông nghiệp và PTNT/Phòng Kinh tế huyện, thành phố. Khi đến nộp hồ sơ cần xuất trình CMND.
Bước 2: Phòng Nông nghiệp và PTNT/Phòng Kinh tế có trách nhiệm:
Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ; sơ bộ đối chiếu các nội dung trong đơn đăng ký kiểm tra với điều kiện hỗ trợ, trả lời về tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ tại thời điểm nộp hồ sơ (sau khi kiểm tra xong), cấp giấy hẹn trả lời kết quả.
Bước 3: Trong thời hạn không quá mười (10) ngày làm việc, Phòng Nông nghiệp và PTNT/Phòng Kinh tế có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:
- Trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Phòng Nông nghiệp và PTNT/Phòng Kinh tế có trách nhiệm xem xét kỹ hồ sơ, xác định tính hợp lệ, đủ điều kiện để được hỗ trợ.
- Thông báo mời các thành phần thuộc đoàn kiểm tra, nghiệm thu (gồm: Phòng Nông nghiệp và PTNT/Phòng Kinh tế, Phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Trạm Thú y cấp huyện, UBND cấp xã và đối tượng được hỗ trợ), thời hạn là hai (02) ngày làm việc.
- Thông báo lịch hẹn đến kiểm tra, thẩm định, thời hạn là một (01) ngày làm việc.
- Kiểm tra, thẩm định phương án, điều kiện hoạt động dịch vụ tại nơi thực hiện là một (01) ngày làm việc. (Có biên bản làm việc của đoàn kiểm tra).
- Sau khi kiểm tra, hoàn thành việc thẩm định hồ sơ trình UBND cấp huyện quyết định giải ngân kinh phí (nếu đủ điều kiện theo quy định), thời hạn ba (03) ngày làm việc.
Bước 4: Trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, UBND cấp huyện có trách nhiệm xem xét ký Quyết định hỗ trợ kinh phí đối với trường hợp đủ điều kiện.
Bước 5: Phòng Nông nghiệp và PTNT/Phòng Kinh tế phối hợp với UBND cấp xã trực tiếp cấp kinh phí hỗ trợ cho chủ đầu tư.
3. Thời hạn giải quyết hồ sơ quy định tại bước 3, bước 4 và bước 5 không quá hai mươi (20) ngày làm việc.
II. Đối với chủ vật nuôi
1. Hồ sơ lập thành hai (02) bộ gồm:
- Đơn đề nghị hỗ trợ phí tham gia dịch vụ của chủ vật nuôi (có xác nhận của UBND cấp xã nơi đang chăn nuôi) (mẫu 8/HT-PTGDV).
- Hợp đồng mua bán giữa nhà cung cấp dịch vụ với chủ vật nuôi.
- Bản sao hộ khẩu thường trú có chứng thực.
2. Trình tự, cách thức thực hiện:
Bước 1:
- Chủ vật nuôi đăng ký và nhận hồ sơ tại Phòng Nông nghiệp và PTNT/Phòng Kinh tế của huyện, thành phố nơi triển khai thực hiện.
- Chủ vật nuôi ký hợp đồng tham gia dịch vụ thú y trọn gói với nhà cung cấp dịch vụ thú y trọn gói.
Sau khi ký hợp đồng với Nhà cung cấp dịch vụ thú y trọn gói, chủ vật nuôi nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí tại UBND cấp xã. Khi đến nộp hồ sơ cần xuất trình CMND.
Bước 2: UBND cấp xã có trách nhiệm:
- Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, trả lời về tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ tại thời điểm nộp hồ sơ (sau khi kiểm tra xong), cấp giấy hẹn trả lời kết quả.
- Niêm yết công khai danh sách các chủ vật nuôi có tham gia dịch vụ thú y trọn gói tại trụ sở UBND cấp xã trong thời hạn năm (05) ngày làm việc. Sau đó tổng hợp thành danh sách và chuyển hồ sơ về Phòng NN và PTNT/Phòng Kinh tế huyện, thành phố.
Bước 3: Trong thời hạn không quá năm (05) ngày làm việc, Phòng Nông nghiệp và PTNT/Phòng Kinh tế có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:
- Trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Phòng Nông nghiệp và PTNT/Phòng Kinh tế có trách nhiệm xem xét kỹ hồ sơ, xác định tính hợp lệ, đủ điều kiện để được hỗ trợ.
- Sau khi kiểm tra, hoàn thành việc thẩm định hồ sơ trình UBND cấp huyện quyết định giải ngân kinh phí (nếu đủ điều kiện theo quy định), thời hạn ba (03) ngày làm việc.
Bước 4: Trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, UBND cấp huyện có trách nhiệm xem xét ký Quyết định hỗ trợ kinh phí đối với trường hợp đủ điều kiện.
Bước 5: Phòng Nông nghiệp và PTNT/Phòng Kinh tế phối hợp với UBND cấp xã trực tiếp cấp kinh phí hỗ trợ cho chủ vật nuôi.
3. Thời hạn giải quyết hồ sơ quy định tại bước 2, bước 3 và bước 4 không quá mười lăm (15) ngày làm việc.
- 1Quyết định 1497/QĐ-UBND năm 2011 tiếp tục triển khai thực hiện Đề án và cơ chế hỗ trợ, khuyến khích Phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư và quy hoạch giết mổ gia súc gia cầm tập trung giai đoạn 2011-2015 do Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên ban hành
- 2Quyết định 671/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển chăn nuôi, các khu vực phát triển chăn nuôi tập trung và giết mổ gia súc, gia cầm tập trung tỉnh Trà Vinh đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020
- 3Quyết định 1246/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án hỗ trợ phát triển chăn nuôi Gà đồi Yên Thế theo hướng VietGAHP giai đoạn 2013-2015 do tỉnh Bắc Giang ban hành
- 4Quyết định 24/2013/QĐ-UBND về Quy định thực hiện đầu tư, hỗ trợ phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2013-2020”, theo Nghị Quyết 88/2013/NQ-HĐND do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
- 5Quyết định 08/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt đề án quy hoạch khôi phục và phát triển chăn nuôi heo hàng hóa chất lượng cao tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2011 - 2015 và đến năm 2020
- 6Quyết định 27/2001/QĐ-UB chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi do tỉnh Nghệ An ban hành
- 7Quyết định 441/QĐ-BNN-TY năm 2015 phê duyệt “Đề án Thí điểm xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh đối với lợn hướng tới đạt yêu cầu xuất khẩu tại Nam Định và Thái Bình”
- 8Quyết định 438/QĐ-UBND năm 2016 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ban hành hết hiệu lực toàn bộ và hết hiệu lực một phần trong năm 2015
- 9Quyết định 737/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam, kỳ 2014-2018
- 1Quyết định 40/2014/QĐ-UBND sửa đổi Quy định thực hiện Cơ chế hỗ trợ khuyến khích phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa, an toàn dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2012-2015
- 2Quyết định 438/QĐ-UBND năm 2016 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ban hành hết hiệu lực toàn bộ và hết hiệu lực một phần trong năm 2015
- 3Quyết định 737/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam, kỳ 2014-2018
- 1Quyết định 07/2005/QĐ-BNN về quản lý và sử dụng lợn đực giống do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 3Nghị định 60/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Ngân sách nhà nước
- 4Luật Đất đai 2003
- 5Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 6Nghị định 69/2009/NĐ-CP bổ sung quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
- 7Nghị định 61/2010/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
- 8Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính
- 9Luật an toàn thực phẩm 2010
- 10Thông tư 84/2011/TT-BTC hướng dẫn chính sách tài chính khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 61/2010/NĐ-CP do Bộ Tài chính ban hành
- 11Quyết định 1497/QĐ-UBND năm 2011 tiếp tục triển khai thực hiện Đề án và cơ chế hỗ trợ, khuyến khích Phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư và quy hoạch giết mổ gia súc gia cầm tập trung giai đoạn 2011-2015 do Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên ban hành
- 12Nghị quyết 57/2012/NQ-HĐND về cơ chế hỗ trợ khuyến khích phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa, an toàn dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2012-2015
- 13Quyết định 19/2011/QĐ-UBND về Quy định trình tự, thủ tục hành chính thi hành Luật Đất đai trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 14Quyết định 671/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển chăn nuôi, các khu vực phát triển chăn nuôi tập trung và giết mổ gia súc, gia cầm tập trung tỉnh Trà Vinh đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020
- 15Quyết định 1246/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án hỗ trợ phát triển chăn nuôi Gà đồi Yên Thế theo hướng VietGAHP giai đoạn 2013-2015 do tỉnh Bắc Giang ban hành
- 16Quyết định 24/2013/QĐ-UBND về Quy định thực hiện đầu tư, hỗ trợ phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2013-2020”, theo Nghị Quyết 88/2013/NQ-HĐND do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
- 17Quyết định 08/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt đề án quy hoạch khôi phục và phát triển chăn nuôi heo hàng hóa chất lượng cao tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2011 - 2015 và đến năm 2020
- 18Quyết định 27/2001/QĐ-UB chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi do tỉnh Nghệ An ban hành
- 19Quyết định 441/QĐ-BNN-TY năm 2015 phê duyệt “Đề án Thí điểm xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh đối với lợn hướng tới đạt yêu cầu xuất khẩu tại Nam Định và Thái Bình”
Quyết định 35/2012/QĐ-UBND về Quy định thực hiện Cơ chế hỗ trợ khuyến khích phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa, an toàn dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2012-2015
- Số hiệu: 35/2012/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 21/12/2012
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Nam
- Người ký: Nguyễn Ngọc Quang
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 31/12/2012
- Ngày hết hiệu lực: 01/01/2016
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra