Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3354/ QĐ-UBND | Long Xuyên, ngày 19 tháng 12 năm 2007 |
PHÊ DUYỆT ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN TỈNH AN GIANG TỪ NAY ĐẾN NĂM 2010
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Thông tư số 01/2007/TT-BKH ngày 07/02/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP;
Căn cứ Quyết định số 281/2007/QĐ-BKH ngày 26/3/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành định mức chi phí lập, thẩm định quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch các sản phẩm chủ yếu;
Căn cứ Quyết định số 71/2007/QĐ-TTg ngày 22/5/2007 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh An Giang đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 859/QĐ-UBND ngày 27/4/2006 của UBND tỉnh An Giang về việc phê duyệt đìều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành thủy sản đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại tờ trình số 1190/TTr-KHĐT-TTTĐ ngày 16/11/2007,
QUYẾT ĐỊNH :
Điều 1. Phê duyệt điều chỉnh bổ sung Quy hoạch phát triển ngành thủy sản tỉnh An Giang từ nay đến năm 2010, với các nội dung chủ yếu như sau:
1. Tên Quy hoạch: Điều chỉnh bổ sung Quy hoạch phát triển ngành thủy sản tỉnh An Giang từ nay đến năm 2010.
2. Chủ đầu tư: Sở Thủy sản tỉnh An Giang.
3. Sự cần thiết phải điều chỉnh bổ sung Quy hoạch:
Để định vị chính xác vùng nuôi trồng thủy sản nhằm kêu gọi các nhà đầu tư phát triển thủy sản theo qui hoạch song song với việc thực hiện tốt vấn đề xử lý nước thải bảo vệ môi trường. Việc điều chỉnh bổ sung Quy hoạch lần này sẽ giúp các nhà đầu tư an tâm đầu tư, giúp cho nhà quản lý có định hướng phát triển rõ ràng, đồng thời thực hiện tốt vấn đề bảo vệ môi trường nuôi. Cụ thể:
- Tập trung vào Quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa lớn, vừa từng bước vững chắc phát triển nuôi trồng theo phương thức công nghiệp vừa phát huy lợi thế sinh thái để tạo vùng nuôi qui mô lớn.
- Nhu cầu đầu tư vùng nguyên liệu của các doanh nghiệp chế biến thủy sản trong và ngoài tỉnh ngày càng tăng cao.
- Nuôi thủy sản góp phần vào thực hiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Phát triển nuôi trồng thủy sản phải phát triển trên quan điểm nuôi bền vững, phát triển nuôi thủy sản đi đôi với việc bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản tự nhiên.
- Phát triển thủy sản phải gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Sử dụng hợp lý nguồn đất nuôi trồng thủy sản, diện tích mặt nước nuôi thủy sản
a) Mục tiêu tổng quát.
Thực hiện phát triển thủy sản theo quy hoạch, ổn định, bền vững gắn với bảo vệ môi trường, cân đối cung cầu, điều chỉnh sản lượng và cơ cấu nuôi phù hợp với nhu cầu thị trường. Hạn chế phát triển số lượng bè, tăng diện tích nuôi ao hầm và nuôi chân ruộng. Từng bước cải tiến công nghệ nuôi, xây dựng hế thống công trình thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản; đồng thời, thực hiện công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản đạt hiệu quả cao
b) Mục tiêu cụ thể.
Phấn đấu đến năm 2010, sẽ đạt được các mục tiêu cụ thể như sau:
- Diện tích nuôi thủy sản ao hầm trên nền đất thủy sản đạt 4621 ha (trong đó lấy diện tích chiếm đất thực tế là 10.629 ha bớt đi diện tích dùng làm bờ là 40%, sau đó tiếp tục lấy diện tích đó trừ thêm diện tích dùng làm ao xử lý nước thải cho nuôi thủy sản ao hầm là 25%).
- Diện tích nuôi thủy sản chân ruộng đạt 9.732 ha. Trong đó:
+ Diện tích nuôi cá chân ruộng: 7.129 ha
+ Diện tích nuôi tôm chân ruộng: 2.603 ha.
- Số lượng lồng, bè: Duy trì khoảng 2.591 bè, không phát triển thêm
- Tổng sản lượng thủy sản đến năm 2010 đạt 607.700 tấn.
Trong đó:
+ Sản lượng nuôi trồng đạt 564.000 tấn.
+ Sản lượng khai thác đạt 43.600 tấn.
- Giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 2010 đạt 550 triệu USD.
- Tổng công suất chế biến thủy sản năm 2010 đạt trên 200 ngàn tấn/năm.
a) Diện tích nuôi thủy sản ao hầm trên nền đất thủy sản:
STT | Huyện, thị, thành | Diện tích NTTS theo QH được duyệt (ha) | Diện tích NTTS điều chỉnh bổ sung (ha) | |
DT nuôi trồng TS | Diện tích chiếm đất | Diện tích nuôi cá | ||
1 | Long Xuyên | 230 | 1.210 | 545 |
2 | Châu Đốc | 330 | 484 | 218 |
3 | An Phú | 430 | 1.430 | 644 |
4 | Tân Châu | 300 | 664 | 299 |
5 | Phú Tân | 651 | 1.161 | 522 |
6 | Châu Phú | 1.102 | 2.040 | 918 |
7 | Tri Tôn | 125 | 255 | 115 |
8 | Châu Thành | 994 | 1.071 | 482 |
9 | Chợ Mới | 380 | 944,5 | 425 |
10 | Thoại Sơn | 1.700 | 892 | 401 |
11 | Tịnh Biên | 160 | 118 | 53 |
| Toàn tỉnh | 6.402 | 10.269 | 4.621 |
(Đính kèm chi tiết vùng nuôi thủy sản ao hầm trên nền đất thủy sản ở từng huyện, thị, thành).
Diện tích nuôi thủy sản ao hầm trên nền diện tích đất thủy sản sẽ tiếp tục tăng từ 4.624 ha lên 6.400 ha vào năm 2010 nếu các nhà đầu tư có nhu cầu mở rộng diện vùng nuôi trong thời gian triển khai thực hiện Quy hoạch này
b) Diện tích nuôi thủy sản dựa trên nền đất nông nghiệp:
- Diện tích nuôi cá chân ruộng:
STT | Huyện, thị, thành | DT được duyệt theo QĐ 859/QD-UBND (ha) | DT được điều chỉnh bổ sung (ha) |
1 | Long Xuyên | 20 | 110 |
2 | Châu Thành | 270 | 2.295 |
3 | Thoại Sơn | 130 | 4.604 |
4 | Châu Đốc | 70 |
|
5 | An Phú | 80 |
|
6 | Tân Châu | 30 | 85 |
7 | Châu Phú | 50 |
|
8 | Tịnh Biên | 60 |
|
9 | Tri Tôn | 30 |
|
10 | Chợ Mới | 99 | 35 |
| Toàn tỉnh | 839 | 7.129 |
- Diện tích nuôi tôm chân ruộng:
STT | Huyện, thị, thành | DT được duyệt theo QĐ 859/QD-UBND (ha) | DT được điều chỉnh bổ sung (ha) |
1 | Thoại Sơn | 1.500 | 1.500 |
| - Xã Phú Thuận |
| 1.050 |
| - Xã Vĩnh Chánh |
| 450 |
2 | Châu Thành | 385 | 445 |
| - Xã Vĩnh Hanh |
| 145 |
| - Xã Vĩnh Lợi |
| 50 |
| - Xã Cần Đăng |
| 80 |
| - Xã Vĩnh Thành |
| 170 |
3 | Châu Phú | 430 | 430 |
| - Xã Vĩnh Thạnh Trung |
| 120 |
| - Xã Bình Long |
| 40 |
| - Xã Thạnh Mỹ Tây |
| 120 |
| - Xã Bình Phú |
| 150 |
4 | Long Xuyên | 48 | 48 |
5 | Phú Tân | 100 | 20 |
6 | Chợ Mới | 70 | 70 |
7 | Tân Châu | 55 |
|
8 | An Phú | 100 | 90 |
| Toàn tỉnh | 2.688 | 2.603 |
c) Số lượng lồng bè.
STT | Huyện, thị, thành | Sồ bè được duyệt theo QĐ 859/QD-UBND | Số bè được điều chỉnh bổ sung |
1 | Long Xuyên | 396 | 378 |
2 | Châu Thành | 300 | 64 |
3 | Thoại Sơn | 20 | 26 |
4 | Châu Đốc | 250 | 122 |
5 | An Phú | 1.120 | 1.223 |
6 | Tân Châu | 375 | 215 |
7 | Châu Phú | 250 | 106 |
8 | Tịnh Biên | 40 | 71 |
9 | Tri Tôn | 96 | 53 |
10 | Phú Tân | 500 | 164 |
11 | Chợ Mới | 130 | 169 |
| Toàn tỉnh | 3.477 | 2.591 |
d) Sản lượng:
| Sản lượng TS nuôi theo QH được duyệt (tấn) | Sản lượng TS nuôi sau khi điều chỉnh bổ sung (tấn) |
Toàn tỉnh | 420.000 | 564.000 |
TĐ: SL cá tra, basa | 357.200 | 379.500 |
6. Phát triển theo các khu vực nuôi.
a) Khu vực lồng bè.
- Khu vực ngã ba sông Châu Đốc nơi giáp ranh của các huyện An Phú (Đa Phước), Châu Đốc (Vĩnh Ngươn, Vĩnh Mỹ), Tân Châu (Châu Phong), Phú Tân (Phú Hiệp).
- Đoạn sông Hậu thuộc Châu Phú (Khánh Hòa, Mỹ Thuận - Mỹ Phú); Đoạn sông Kênh xáng thuộc Tân Châu (Long An, Tân An); Đoạn sông Cái Vừng thuộc Phú Tân (Long Sơn, Long Hòa, Phú Lâm, Phú Thạnh); Đoạn sông Hậu thuộc xã Mỹ Hòa Hưng (xung quanh xã Mỹ Hòa Hưng); Đoạn sông Hậu thuộc Châu Thành (thuộc xã Phú Hòa I, II, xã Hoà Long); Đoạn sông Hậu thuộc xã Phước Hưng (An Phú); Đoạn sông Tiền thuộc xã Vĩnh Xương (Tân Châu), Đoạn sông Tiền thuộc xã Mỹ Hiệp (Chợ Mới).
b) Khu vực nuôi cá ao hầm, cá chân ruộng, nuôi tôm.
Theo Bản đồ qui hoạch vùng nuôi.
c) Cơ sở của việc lựa chọn vùng qui hoạch:
- Hệ thống kênh thủy lợi phải có đủ khả năng cấp nước cho vùng nuôi thủy sản, không làm ảnh hưởng đến cung cấp nước tưới tiêu cho nông nghiệp và nước sinh hoạt (tuỳ theo vùng nuôi mà hệ thống kênh thủy lợi cần là kênh cấp 1,2).
- Cao trình vùng nuôi không chênh lệch nhiều so với nguồn cung cấp nước (vào mùa khô) cho nuôi trồng thủy sản.
- Thổ nhưỡng của vùng được chọn không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng của cá nguyên liệu (vì dụ: đất bị phèn…)
- Vùng dự định quy hoạch phải tuân thủ Luật Bảo vệ môi trường, Luật Tài nguyên nước (không làm ô nhiễm nước, không khí làm ảnh hưởng đến dân cư, không được làm bồi lắng lòng sông).
- Vùng nuôi thủy sản phải tuân thủ Luật đất đai, vùng nuôi cá bè trên sông phải tuân thủ Luật Giao thông đường thủy nội địa (đất nuôi trồng thủy sản phải là quỹ đất đã được quy hoạch cho phát triển thủy sản, lồng bè neo đậu không được lấn chiếm luồn lạch).
- Vùng nuôi trồng thủy sản phải được sự đồng thuận của cộng đồng dân cư sinh sống tại đó.Ưu tiên vùng đất bồi do Nhà nước quản lý và vùng đất thuộc sở hữu của tập thể.
Danh mục | ĐVT | 2010 |
1. Cá | Triệu con | 2.168,3 |
- Cá tra giống | Triệu con | 1.146 |
- Cá basa giống | Triệu con | 4,8 |
- Giống cá khác | Triệu con | 1.017 |
2. Tôm | Triệu con | 314 |
a) Giải pháp về giống
Tăng cường công tác về giống, tích cực nghiên cứu ứng dụng những thành tựu kỹ thuật sản xuất giống trong và ngoài nước đảm bảo cung ứng kịp thời số lượng và chất lượng giống cho nhu cầu nuôi trong và ngoài tỉnh.
b) Giải pháp về chất lượng
Lên kế hoạch cho công tác quản lý chất lượng, đảm bảo các cơ sở sản xuất kinh doanh trong ngành thủy sản củatỉnh đều được kiểm tra về chất lượng. Đầu tư trang thiết bị để kiểm tra, kiểm soát các chất kháng sinh, các hóa chất cấm và hạn chế sử dụng trong nuôi trồng và chế biến thủy sản.
Phối hợp với các Viện, Trường tổ chức tập huấn, hướng dẫn ngư dân chọn giống tốt, giống sạch bệnh và các biện pháp phòng ngừa, chữa trị một số loại bệnh gây hại đối với thủy sản nuôi.
c) Giải pháp về tổ chức sản xuất:
- Tăng cường mối liên kết "04 nhà" trong đó đặc biệt quan tâm sự liên kết giữa doanh nghiệp và ngư dân thông qua việc đẩy mạnh thành lập các Hội nuôi cá sạch của các doanh nghiệp chế biến thủy sản trong tỉnh.
- Tăng cường chất lượng hoạt động của các câu lạc bộ, hội nghề cá để thật sự là tổ chức đại diện, là cầu nối giữa ngư dân với doanh nghiệp, nhà khoa học với Nhà nước, trên cơ sở tôn trọng cam kết chugn để bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các bên tham gia và hoạt động có hiệu quả.
d) Giải pháp về công nghệ:
Tích cực ứng dụng những thành tực về khoa học kỹ thuật vào nuôi trồng thủy sản, tổ chức nghiên cứu và học tập công nghệ nuôi tiên tiến ở một số nước trong khu vực, từng bước áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nuôi các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao làm phong phú thêm về nguồn nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu và tăng thu nhập cho ngư dân.
đ) Giải pháp về thị trường:
- Tích cực thu thập thông tin về thị trường trong và ngoài nước, giúp chủ doanh nghiệp và ngư dân có định hướng rõ ràng hơn trong việc lựa chọn sản phẩm đảm bảo yêu cầu của khách hàng (tiêu chuẩn, chất lượng) cũng như đầu tư sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả theo kế hoạch chung.
- Khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia hệ thống quản lý chất lượng (ISO, HACCP….) đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm hàng hóa để có cơ hội xâm nhập vào các thị trường có yêu cầu khắt khe về chất lượng. Khai thác thị trường dễ tính của các nước trong khu vực để xuất khẩu thẳng hàng hóa thủy sản tươi sống.
e) Giải pháp về khuyến ngư:
- Xây dựng hoàn chỉnh chương trình Quản lý chất lượng sản phẩm để làm cơ sở huấn luyện cán bộ khuyến ngư và ngư dân nhẳm thực hiện nghiêm việc sản xuất sản phẩm sạch, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu và nhu cầu tiêu dùng nội địa. Tổ chức tập huấn về khuyến ngư cần có chương trình, nội dung, thời gian huấn luyện thích hợp và cấp giấy chứng nhận cụ thể. Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức về pháp luật, thị trường và sản xuất sản phẩm sạch và bảo vệ môi trường sản xuất.
- Tăng cường công tác khuyến ngư, huấn luyện ngư dân kỹ thuật sản xuất thủy sản sạch, khuyến cáo không sử dụng thuốc kháng sinh và hóa chất cấm.
ê) Giải pháp về môi trường:
- Đối với mô hình nuôi ao, hầm muốn hoạt động phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện nuôi thủy sản (phải có ao xử lý nước thải trong quá trình nuôi trước khi thải ra môi trường, phải có giấy phép xả nước thải trong nuôi trồng thủy sản ra môi trường, phải có biện pháp xử lý cá chết không thải bừa bãi ra sông, kênh, rạch và môi trường xung quanh).
- Đối với mô hình nuôi bè phải tuân thủ theo đúng các quy định của ngành, phải có phương pháp xử lý nước thải, rác trong sinh hoạt, xác cá chết trong quá trình nuôi.
- Thường xuyên kiểm tra môi trường nuôi thủy sản (môi trường nước sông), nước thải trong quá trình nuôi thủy sản (xây dựng hệ thống quan trắc và cảnh báo môi trường nuôi thủy sản).
g) Giải pháp về thủy lợi:
Quy hoạch và xây dựng hế thống cấp nước, xã nước thải trong nuôi trồng thủy sản đối với các vùng tập trung, diện tích lớn.
a) Sở Thủy sản:
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, ban ngành có liên quan tổ chức công bố điều chỉnh bổ sung Quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản trong phạm vi toàn tỉnh sau khi được UBND tỉnh phê duyệt.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện các Chương trình, Dự án trọng điểm.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, ban ngành có liên quan và UBND cấp huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản trong phạm vi toàn tỉnh, báo cáo kết quả định kỳ hàng quí, năm cho UBND tỉnh.
- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, xử lý đối với các trường hợp nuôi trường hợp nuôi trồng thủy sản gây ô nhiễm môi trường.
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn người nuôi thủy sản về điều kiện sản xuất, kinh doanh và đăng ký nuôi trồng thủy sản
- Hàng năm, kiểm tra, rà soát tham mưu UBND tỉnh xem xét, điều chỉnh mở rộng diện tích nuôi thủy sản trên nền diện tích đất thủy sản tăng từ 4.624 ha lên 6.400 ha trong thời gian triển khai thực hiện Quy hoạch này.
b) Sở Tài nguyên và Môi trường
- Xem xét chuyển mục đích sử dụng từ đất lúa sang đất nuôi trồng thủy sản cho các hộ nuôi thủy sản, dự án đầu tư nuôi thủy sản trong vùng qui hoạch; hướng dẫn các hộ nuôi thủy sản, chủ đầu tư dự án nuôi thủy sản lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường theo quy định hiện hành.
- Hướng dẫn các biện pháp xử lý nước thải từ các ao nuôi trước khi thải ra kênh, rạch nhằm tránh gây ô nhiễm cho vùng nuôi; đồng thời, đảm bảo nguồn nước sinh hoạt và điều chỉnh quy hoạch sử đất nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh.
- Kiểm tra, xử phạt các trường hợp nuôi trồng thủy sản vi phạm quy hoạch này
c) Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các Sở, ngành có liên quan
- Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính trên cơ sở quy hoạch các Chương trình, Dự án đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, có trách nhiệm bố trí cân đối vốn đầu tư và đảm bảo các chính sách tài chính để thực hiện tốt quy hoạch. Đồng thời, cấp phát kinh phí cho Sở Thủy sản kịp thời để thực hiện điều chỉnh Quy hoạch
- Các Sở, ngành liên quan theo chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm tham gia, tạo điều kiện để thúc đẩy phát triển thủy sản bền vững.
d. Ủy ban nhân dân các huyện, thị, thành
- Tổ chức công bố Quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản trong phạm vi địa bàn quản lý (kèm theo bản đồ Quy hoạch chi tiết các vùng nuôi) sau khi Quy hoạch được UBND tỉnh phê duyệt.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản trong phạm vi quản lý, báo cáo kết quả định kỳ hàng quý, năm về Sở Thủy sản hoặc báo cáo đột xuất nếu có yêu cầu. Xử phạt các trường hợp vi phạm Quy hoạch này theo thẩm quyền.
- Định kỳ hàng năm, UBND huyện, thị, thành phố tổ chức kiểm tra, rà soát và có cập nhật vị trí vùng nuôi trong Quy hoạch tại địa phương cho phù hợp với thực tế sau khi có sự thống nhất của Sở Thủy sản, từ đó Sở Thủy sảntổng hợp các đề xuất, xem xét và trình UBND tỉnh điều chỉnh, mở rộng Quy hoạch.
đ. Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có hoạt liên quan đến lĩnh vực phát triển thủy sản
Tích cực tham gia cùng Nhà nước đầu tư các dự án phục vụ nuôi trồng thủy sản. Tham gia thực hiện đầu tư trong lĩnh vực thủy sản phải đảm bảo phù hợp với Quy hoạch này.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, các nội dung tại Quyết định số 859/QĐ-UBND ngày 27/4/2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang trái với Quyết định này đều bãi bỏ.
Điều 3. Chánh văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Thủy sản, Thủ trưởng các Sở, ngành có liên quan và Chủ tịch UBND thành phố, thị xã và các huyện chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT.CHỦ TỊCH |
Nơi nhận : |
|
MÔ TẢ CHI TIẾT VÙNG NUÔI AO HẦM TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN, THỊ, THÀNH PHỐ | ||||||||
STT | Địa bàn đầu tư | Diện tích vùng NTTS đến năm 2010 | Tính chất vùng nuôi | Mô tả vị trí vùng nuôi | ||||
DT chiếm đất | DT mặt nước nuôi | DT nuôi cá | DT nuôi tôm | DT nuôi giống | ||||
1 | Long Xuyên | 1,210 | 545 | 545 | 0 | 0 |
|
|
| Phường Mỹ Thới, Mỹ Thạnh | 755 | 340 | 340 |
|
| Tập trung | Phía Đông giáp với đường vành đai, phía Tây giáp với tỉnh Cần Thơ cập kênh Hội Đồng |
| Xã Mỹ Hòa Hưng | 345 | 155 | 155 |
|
| Rải rác | Toàn bộ vùng đất Cồn thuộc xã Mỹ Hòa Hưng |
| Phường Bình Đức, Bình Khánh | 80 | 36 | 36 |
|
| Rải rác | -Vùng 1: Điểm đầu giáp Ngã 5 kênh Trà Ôn, điểm cuối giáp Châu Thành, dọc theo kênh cây Dông vô 300 m. |
| Xã Mỹ Hòa | 10 | 5 | 5 |
|
| Rải rác | Cập kinh Mương Khai, Bằng Tăng vô 300 m |
| Xã Mỹ Khánh | 20 | 9 | 9 |
|
| Rải rác | Điểm đầu giáp Châu Thành, điểm cuối giáp kênh Ngã Bát, kênh Mương Tường, dọc theo kênh Cái Chiên vô 300 m |
2 | Châu Đốc | 484 | 218 | 218 | 0 | 0 |
|
|
| Phường Châu Phú A | 24 | 11 | 11 |
|
| Rải rác | -Vùng 1: Cập theo kênh Vĩnh Tế vô 100 m từ Trạm khai thác công trình thủy lợi đến cống Trường Đua (10 ha). |
| Phường Vĩnh Mỹ | 30 | 14 | 14 |
|
| Rải rác | - Điểm đầu giáp chợ Vĩnh Mỹ, điểm cuối giáp kênh số 1 cập theo kênh tiêu hậu vô 200 m |
| Phường Núi Sam | 30 | 14 | 14 |
|
| Mô hình vườn sinh thái | - Điểm đầu giáp chợ Vĩnh Đông, điểm cuối giáp kênh Xuất Khẩu cập kênh Xoai Cà Lam vô 300 m |
| Xã Vĩnh Ngươn | 45 | 20 | 20 |
|
| Rải rác | - Điểm đầu giáp An Phú, điểm cuối giáp mương Bà Tỳ rộng 180 m |
| Xã Vĩnh Châu | 167 | 75 | 75 |
|
| Tập trung | - Vùng 1: Điểm đầu giáp kênh 1, điểm cuối giáp kênh 7 phía bắc Kênh Đào rộng 300 m. |
| Xã Vĩnh Tế | 188 | 85 | 85 |
|
| Tập trung | - Vùng 1: Khu vực đất rừng tràm thị đội Châu Đốc, vùng phụ cận phía bắc kênh Vĩnh Tế. |
3 | An Phú | 1,430 | 644 | 554 | 0 | 90.0 |
|
|
| Xã Vĩnh Hậu | 100 | 45 | 45 |
|
| Tập trung | Phía Nam giáp với Kênh Xáng, từ Cầu Vàm về phía Tây 1000 m, Phía Đông giáp với kênh Bảy Xã, từ cầu Vàm về phía Bắc 1000 m. |
| Thị trấn An Phú | 100 | 45 | 45 |
|
| Tập trung | Điểm đầu giáp Cống rạch Chà, điểm cuối giáp Cột Dây thép cập lộ 957 vào sâu 500 m. |
| Xã Đa Phước | 380 | 171 | 171 |
|
| Tập trung | Điểm đầu giáp kênh Xã Đội, điểm cuối giáp Cống rạch Chà cập lộ 957 vào sâu 900 m. |
| Xã Phú Hội | 650 | 293 | 293 |
|
| Tập trung | Phía Bắc giáp với kênh Tám Sớm, phía Nam giáp với kênh Thầy Ban vào sâu |
| Nuôi rải rác các xã, thị trấn | 200 | 90 |
|
| 90.0 | Tập trung | Chạy dọc theo các sông (Châu Đốc, sông Hậu) tính từ lộ giao thông nông thôn vào sâu 100 m. |
4 | Tân Châu | 664 | 299 | 249 | 0 | 50 |
|
|
| Xã Tân An | 67 | 30 | 23 |
|
| Tập trung | - Vùng 1: Vùng Cồn Liệt sĩ |
| 7 |
|
| Rải rác | - Vùng 2: Điểm đầu giáp kênh Bảy xã, điểm cuối giáp Tỉnh lộ 952 dọc theo kênh Xáng vô 100 m (40 ha) | |||
| Xã Vĩnh Xương | 51 | 23 | 20 |
|
| Tập trung | - Vùng 1: Cồn (25 ha) giáp Đồng Tháp |
|
|
| 3 | Rải rác | - Kênh nhánh Đông (5 ha), Bắc giáp kênh Hậu, Nam giáp với đất ruộng (kênh Hậu vào 100 m), Đông giáp với tỉnh lộ 952, Tây giáp với Cống ranh Vĩnh Xương - Phú Lộc | |||
| Xã Vĩnh Hòa | 188 | 85 | 65 |
| 20 | Tập trung | - Vùng Vĩnh Thạnh: Điểm đầu giáp Doanh trại, điểm cuối giáp tỉnh lộ 952. |
| Xã Tân Thạnh | 100 | 45 | 45 |
|
| Tập trung | Vùng Bàu Ốc - Láng Dọp: Phía Bắc giáp tuyến dân cư Hố chuồng, phía Nam theo dọc kênh Cầu Chuối, phía Đông giáp kênh Xép Cỏ Găng, phía Tây giáp Kênh Lô 19. |
| Long An Châu Phong | 36 | 16 | 16 |
|
| Tập trung | Cập lộ hoặc tuyến dân cư hướng vào ruộng 100 m |
| Vùng Đông 7 xã | 60 | 27 |
|
| 27 | Tập trung | Cập kênh Hậu vào đất ruộng 100 m |
| Theo các tuyến kênh, sông | 162 | 73 | 73 |
|
| Rải rác | Rải rác theo các tuyến kênh, sông. |
5 | Phú Tân | 1,161 | 522 | 487 | 0 | 35 |
|
|
| Xã Phú Hiệp | 45 | 20 | 20 |
|
| Tập trung | Điểm đầu: kênh 26/3, điểm cuối: đầu cồn, vô 70 m |
| Xã Bình Thạnh Đông | 74 | 33 | 33 |
|
| Vùng 1: Tập trung; vùng 2: Rải rác | - Vùng 1: Vùng cồn thuộc ấp Bình Tây 2 |
| Xã Phú Bình | 163 | 73 | 73 |
|
| Tập trung | Phía Bắc giáp đường nhựa xã Phú Bình, phía Đông giáp đường lộ, phía Tây giáp sông Hậu, phía Nam giáp rạch Mương Khai. |
| Xã Tân Trung | 195 | 87 | 87 |
|
| Tập trung | Điểm đầu giáp ranh xã Tân Hòa, điểm cuối giáp tuyến dân cư xã Tân Trung, cập sông Vàm Nao. |
| Xã Hòa Lạc | 500 | 225 | 225 |
|
| Vùng 2: Tập trung; vùng 1: Rải rác | - Vùng 1: Điểm đầu giáp kênh Phú Lạc ấp Hòa Hưng, điểm cuối giáp kênh Hòa Bình cập sông Hậu vô 200 m (rải rác). |
| Các xã còn lại | 184 | 83 | 48 |
| 35 | Rải rác | Cập tuyến kênh cấp 2 đủ điều kiện cho phép nuôi vô 100 m. |
6 | Châu Phú | 2,040 | 918 | 718 |
| 200.0 |
|
|
| Thị trấn Cái Dầu | 44 | 20 | 20 |
|
| Rải rác | Giữ nguyên hiện trạng nuôi rải rác |
| Xã Mỹ Đức | 178 | 80 | 80 |
|
| Rải rác | Nuôi rải rác theo tuyến kênh cấp 1 vô 100-200 m |
| Xã Vĩnh Thạnh Trung | 222 | 100 | 100 |
|
| Rải rác | Tây Mương Khai - Nam kênh Vịnh Tre - Đông kênh 2, vô 600 m |
| Xã Mỹ Phú | 267 | 120 | 120 |
|
| Vùng 1: Tập trung; vùng 2: Rải rác | - Vùng 1: Bắc Vịnh Tre- Hào Đề Lớn- ấp Chiến Lược vô 500 m. |
| Xã Bình Thủy | 367 | 165 | 165 |
|
| Tập trung | - Vùng 1: Điểm đầu giáp Mương Đình, điểm cuối giáp Nông trường Huyện đội cập 2 bên đông tây Rạch cát vô mỗi bên 400 m. |
| Xã Khánh Hòa | 442 | 199 | 199 |
|
| Tập trung | - Vùng 1: Điểm đầu giáp Mương Cây Sung, điểm cuối giáp Sông Hậu, cập 2 bên Mương Đòn Dong vô mỗi bên 300 m. |
| Các xã còn lại | 520 | 234 | 34 |
| 200.0 | Rải rác | Dọc theo tuyến kênh cấp 1 vô 100-200 m |
7 | Tịnh Biên | 118 | 53 | 53 | 0 | 0 |
|
|
| Nuôi rải rác các xã | 118 | 53 | 53 |
|
| Rải rác | Rải rác theo các tuyến kênh |
8 | Tri Tôn | 255 | 115 | 115 | 0 | 0 |
|
|
| Tiểu vùng Vĩnh Gia 1 | 50 | 23 | 23 |
|
| Rải rác | Dọc theo kênh Vĩnh Tế vào 400 m, dài từ kênh T4 kéo về phía đông 1200 m. |
| Tiểu vùng Vĩnh Gia 2 | 50 | 23 | 23 |
|
| Rải rác | Dọc theo kênh Vĩnh Tế vào 400 m, dài từ kênh T5 kéo về phía đông 1200 m. |
| Tiểu vùng Lạc Quới 3 | 54 | 24 | 24 |
|
| Tập trung | Dọc theo kênh Vĩnh Tế (phía Bắc) vào 400 m, dài từ kênh T25 đến kênh Ranh giữa Tri Tôn và Tịnh Biên. |
| Tiểu vùng Tà Đảnh 1 | 50 | 23 | 23 |
|
| Tập trung | Dọc theo tuyến kênh 10 (cấp 1) vô 400 m, nằm giữa kênh Tà Đảnh 1 chiều dài 1200 m |
| Tiểu vùng Tà Đảnh 2 | 50 | 23 | 23 |
|
| Tập trung | Phía Nam kênh 13, từ đầu kênh núi Tô 1 kênh mới T2, từ bờ kênh vào đất ruộng 402 m |
| Xung quanh các Hồ chứa nước | 1 | 0.5 | 0.5 |
|
| Rải rác | Diện tích nhỏ chủ yếu là các loài thủy đặc sản |
9 | Châu Thành | 1,071 | 482 | 434 | 5 | 43 |
|
|
| Thị trấn An Châu | 15 | 7 | 7 |
|
| Tập trung | Điểm đầu giáp kênh Xếp Bà Lý, điểm cuối giáp Hãng nước mắm |
| Xã Bình Thạnh | 130 | 59 | 59 |
|
| Tập trung | Điểm đầu giáp với Thạnh Hưng, điểm cuối giáp với Hồ Thủy sản - vùng cồn sông Hậu |
| Xã Vĩnh Hanh | 130 | 59 | 59 |
|
| Tập trung | -Vùng 1: Điểm đầu giáp rạch Mặc Cần Dưng mới, điểm cuối giáp kênh Đòn Dong giới hạn bởi kênh Núi Chóc, Năng Gù. |
| Xã Vĩnh Bình | 150 | 68 | 68 |
|
| Tập trung | -Vùng 1: Điểm đầu giáp rạch Mặc Cần Dưng mới, điểm cuối giáp kênh Đòn Dong giới hạn bởi kênh số 4 |
| Theo các tuyến kênh cấp 1 | 646 | 291 | 243 | 5.0 | 43.0 | Rải rác | Dọc theo các tuyến kênh cấp 1 và cấp 2 vô 300-500m |
10 | Chợ Mới | 944.5 | 425 | 415 | 0 | 10 |
|
|
| Thị trấn Chợ Mới | 4.5 | 2 | 2 |
|
| Rải rác | - Điểm đầu giáp Đầu vàm Ông Chưởng, điểm cuối giáp Long Điền A cập sông Tiền vô 100 m |
| Xã An Thạnh Trung | 16 | 7 | 7 |
|
| Tập trung | Toàn bộ vùng đất Cồn thuộc xã An Thạnh Trung |
| Xã Long Điền A | 19 | 9 | 9 |
|
| Rải rác | -Vùng 1 (4,6 ha): Điểm đầu giáp ấp Long Bình, điểm cuối giáp ấp Long Định cập sông Tiền vô 120 m. |
| Xã Mỹ An | 20 | 9 | 9 |
|
| Tập trung | Đuôi cồn Mỹ Lợi, từ đuôi cồn vào 600 m |
| Xã Hòa An | 32 | 14 | 14 |
|
| Tập trung | Điểm đầu giáp xã Hòa Bình, điểm cuối giáp với cuối đuôi cồn An Thạnh, sâu vô 500 m |
| Xã Kiến An | 81 | 36 | 36 |
|
| Tập trung | Điểm đầu giáp kênh Sóc Nạn, điểm cuối giáp căn cứ Hải Quân, phía Nam sông Tiền sâu 800 m |
| Xã Mỹ Hiệp | 81 | 36 | 36 |
|
| Tập trung | Điểm đầu giáp kênh Mương Đình (ấp Long Châu), điểm cuối giáp ấp Tây Hạ, phía Đông giáp sông Tiền, phía Nam giáp kênh Khai Long sâu 350 m. |
| Xã Hòa Bình | 95 | 43 | 43 |
|
| Tập trung | Cồn An Thạnh: Điểm đầu giáp Bắc An Hòa, điểm cuối giáp xã Hòa An, sâu 500 m |
| Xã Bình Phước Xuân | 97 | 44 | 44 |
|
|
| Dọc theo đuôi cồn Bình Tấn: Điểm đầu giáp rạch Cả Dừa, điểm cuối giáp với bến đò Bình Tấn, vào sâu 375 m. |
| Xã Long Giang | 98 | 44 | 44 |
|
| Tập trung | Toàn vùng cồn Long Giang |
| Xã Nhơn Mỹ | 146 | 66 | 66 |
|
| Tập trung | Toàn vùng cồn Nhơn Mỹ. |
| Xã Tấn Mỹ | 233 | 105 | 105 |
|
| Tập trung | - Tấn Hưng (36,9 ha) Điểm đầu giáp đầu cồn Tấn Hưng, điểm cuối giáp với xã Mỹ Hiệp. |
| Rải rác | 22 | 10 |
|
| 10.0 | Rải rác |
|
11 | Thoại Sơn | 892 | 401 | 365 |
| 36 |
|
|
| Theo các tuyến kênh cấp 1 | 36 | 16 |
|
| 16 | Rải rác | Dọc theo kênh cấp 1 vô 100 m |
| Nông trường công an | 56 | 25 | 25 |
|
| Tập trung | Điểm đầu giáp kênh Kiên Hảo, điểm cuối giáp kênh Tỉnh đội |
| Nông trường huyện đội | 108 | 49 | 49 |
|
| Tập trung | Dọc theo kênh Kiên Hảo |
| Xã Bình Thành | 170 | 77 | 77 |
|
| Tập trung | Tiểu vùng 2+3: Cập theo kênh Rạch Giá-Long Xuyên vô 500 m, giáp Cần Thơ |
| Kênh Ba Thê, Kênh Kiên Hảo | 448 | 202 | 202 |
|
| Tập trung | Vọng Đông 6+7: Cập kênh Ba Thê, kênh Kiên Hảo, kênh Ba Thê cũ, kênh 8 Phùng. |
| Xã Phú Nhuận | 30 | 14 | 14 |
|
| Tập trung |
|
| Nuôi rải rác các xã, thị trấn | 44 | 20 |
|
| 20 | Rải rác |
|
| Toàn tỉnh | 10,269 | 4,621 | 4,152 | 5 | 464 |
|
|
- 1Quyết định 430/QĐ-UBND năm 2018 về Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế thủy sản bền vững tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2018-2020
- 2Quyết định 2527/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản tỉnh Phú Yên đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030
- 3Nghị quyết 10/NQ-HĐND năm 2018 về Quy hoạch phát triển ngành thủy sản tỉnh Khánh Hòa đến năm 2025 và định hướng đến năm 2035
- 1Luật Bảo vệ môi trường 2005
- 2Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 3Thông tư 01/2007/TT-BKH hướng dẫn Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội do Bộ kế hoạch và đầu tư ban hành
- 4Quyết định 281/2007/QĐ-BKH ban hành định mức chi phí cho lập, thẩm định quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch các sản phẩm chủ yếu do Bộ trưởng Bộ kế hoạch và đầu tư ban hành
- 5Quyết định 71/2007/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh An Giang đến năm 2020 do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành.
- 6Luật Tài nguyên nước 1998
- 7Luật Đất đai 2003
- 8Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 9Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004
- 10Quyết định 430/QĐ-UBND năm 2018 về Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế thủy sản bền vững tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2018-2020
- 11Quyết định 2527/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản tỉnh Phú Yên đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030
- 12Nghị quyết 10/NQ-HĐND năm 2018 về Quy hoạch phát triển ngành thủy sản tỉnh Khánh Hòa đến năm 2025 và định hướng đến năm 2035
Quyết định 3354/QĐ-UBND năm 2007 phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển ngành thủy sản tỉnh An Giang từ nay đến năm 2010
- Số hiệu: 3354/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 19/12/2007
- Nơi ban hành: Tỉnh An Giang
- Người ký: Huỳnh Thế Năng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra