ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 859/QĐ-UBND | Long Xuyên, ngày 27 tháng 4 năm 2006 |
PHÊ DUYỆT ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân đã được Quốc hội thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 10/2006/QĐ-TTg ngày 11/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 05/TTr-BQHTT ngày 24 tháng 4 năm 2006,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành thủy sản đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, với những nội dung chủ yếu như sau:
1. Phát triển ngành thủy sản thành một ngành sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao, có cơ cấu sản phẩm đa dạng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng trong nước, đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu, tiếp tục giữ vững là ngành có kim ngạch xuất khẩu cao và có tỷ trọng GDP đáng kể trong các ngành nông, lâm, ngư nghiệp trong các năm tới.
2. Phát triển ngành thủy sản nhanh và bền vững trên cơ sở khai thác, sử dụng tốt mọi tiềm năng về đất đai, mặt nước và lao động, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; áp dụng nhanh các tiến bộ khoa học - công nghệ sản xuất; tiếp tục chuyển dịch cơ cấu các ngành nghề sản xuất, kinh doanh, có cơ cấu hợp lý giữa khai thác với nuôi trồng, gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ sản phẩm và bảo vệ môi trường sinh thái.
II. MỤC TIÊU ĐẾN NĂM 2010 - 2020
1. Mục tiêu tổng quát.
Phát triển sản xuất thủy sản trên quan điểm kết hợp hợp lý giữa khai thác, nuôi trồng và chế biến tạo ra khối lượng hàng hoá lớn, có sức cạnh tranh cao, hạn chế không gia tăng khai thác thủy sản tự nhiên, có kim ngạch xuất khẩu lớn, có khả năng tự đầu tư, đưa ngành thủy sản thành ngành mũi nhọn, góp phần đáng kể trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Khai thác thủy sản trên cơ sở cân đối với việc bảo vệ môi trường sinh thái, sản xuất bền vững và đảm bảo quốc phòng - an ninh.
2. Mục tiêu cụ thể.
2.1. Thời kỳ 2006 -2010.
a) Chỉ tiêu tăng trưởng.
- Giá trị tăng thêm ngành thủy sản tăng bình quân 13,8%/năm
- Sản lượng thủy sản tăng bình quân 14,88%/năm. Trong đó, sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng bình quân 18,36%/năm.
- Giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản tăng bình quân 23,4%/năm.
b) Tổng sản lượng thủy sản đến năm 2010 đạt 464.500 tấn.
Trong đó:
- Sản lượng nuôi trồng đạt 420.000 tấn;
- Sản lượng khai thác đạt 44.500 tấn.
c) Giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 2010 đạt 350 triệu USD.
d) Tổng công suất chế biến thủy sản năm 2010 đạt trên 130ngàn tấn/năm.
2.2. Thời kỳ 2010-2020.
a) Diện tích nuôi trồng thủy sản đến năm 2020 đạt 11.800 ha, trong đó diện tích nuôi cá đạt 7.000 ha.
b) Tổng sản lượng thủy sản đến năm 2020 đạt 833.600 tấn.
Trong đó:
- Sản lượng nuôi trồng đạt 800.000 tấn;
- Sản lượng khai thác đạt 33.600 tấn
1. Nuôi trồng thủy sản.
a) Diện tích nuôi trồng thủy sản đến năm 2010 đạt 6.400 ha, trong đó diện tích nuôi cá đạt 3.600 ha.
b) Số lượng bè nuôi thủy sản đến năm 2010 có 3.480 cái, trong đó bè nuôi cá tra, basa đạt 2.340 cái.
c) Sản lượng nuôi trồng thủy sản đến năm 2010 đạt 420 ngàn tấn, trong đó sản lượng cá tra, basa đạt 357.200 tấn
2. Khai thác thủy sản.
a) Sản lượng khai thác thủy sản đạt 44.500 tấn vào năm 2010.
b) Quản lý và khai thác nguồn lợi thủy sản tự nhiên theo hướng ổn định và bền vững.
- Khai thác thủy sản tự nhiên đúng mùa vụ, sử dụng ngư cụ khai thác phù hợp và kích thước mắt lưới đúng qui định.
- Cấm sử dụng xung điện, hoá chất, chất độc, lưới có kích thước mắt lưới nhỏ hơn qui định để khai thác thủy sản. Phối hợp với các cơ quan liên quan nhằm chuyển đổi ngành nghề đối với các đối tượng ngư dân nghèo và khai thác bằng ngư cụ cấm khai thác.
3. Chế biến và xuất khẩu thủy sản.
a) Nâng cấp đồng bộ về cơ sở hạ tầng, đổi mới công nghệ, đổi mới trang thiết bị các cơ sở chế biến thủy sản hiện có và phát triển thêm để nâng tổng công suất chế biến toàn tỉnh lên trên 130 ngàn tấn/năm vào năm 2010.
b) Gia tăng tỷ trọng các nhà máy chế biến thực hiện quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế.
4. Phát triển theo các khu vực nuôi.
a) Khu vực lồng bè.
- Khu vực ngã ba sông Châu Đốc nơi giáp ranh của các huyện An Phú (Đa Phước), Châu Đốc (Vĩnh Ngươn, Vĩnh Mỹ), Tân Châu (Châu Phong), Phú Tân (Phú Hiệp).
- Đoạn sông Hậu thuộc Châu Phú (Khánh Hòa, Mỹ Thuận - Mỹ Phú); Đoạn sông Kênh xáng thuộc Tân Châu (Long An, Tân An); Đoạn sông Cái Vừng thuộc Phú Tân (Long Sơn, Long Hòa, Phú Lâm, Phú Thạnh); Đoạn sông Hậu thuộc xã Mỹ Hòa Hưng (xung quanh xã Mỹ Hòa Hưng); Đoạn sông Hậu thuộc Châu Thành (thuộc xã Phú Hòa I, II, xã Hoà Long); Đoạn sông Hậu thuộc xã Phước Hưng (An Phú); Đoạn sông Tiền thuộc xã Vĩnh Xương (Tân Châu), Đoạn sông Tiền thuộc xã Mỹ Hiệp (Chợ Mới).
b) Khu vực nuôi cá ao, nuôi tôm.
Theo Bản đồ qui hoạch vùng nuôi.
1. Giải pháp đổi mới công nghệ.
a) Công nghệ nuôi trồng.
- Tiếp tục đẩy mạnh việc nghiên cứu và học tập công nghệ nuôi tiên tiến ở một số nước trong khu vực, từng bước áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nuôi các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao.
- Tăng cường hướng dẫn ngư dân ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ trong các lĩnh vực: sản xuất giống, công nghệ nuôi trồng; tổ chức điều tra, lập các thiết kế mẫu, hướng dẫn ngư dân kỹ thuật và xây dựng vùng nuôi đúng tiêu chuẩn, phù hợp với các điều kiện tự nhiên của từng khu vực.
b) Công nghệ chế biến.
- Đầu tư nâng cấp và xây dựng các nhà máy chế biến với công nghệ tiên tiến. Gia tăng tỷ trọng các nhà máy chế biến thực hiện quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO, HACCP, EU, TCVN,….
- Đầu tư nâng cao công suất, cải tiến thiết bị công nghệ chế biến của những nhà máy hiện có. Kêu gọi đầu tư các nhà máy chế biến thủy sản mới ở khu công nghiệp tập trung Bình Long, Bình Hòa, Vàm Cống....
2. Giải pháp về thị trường.
a) Thực hiện chiến lược đa dạng hóa thị trường và đa dạng hóa sản phẩm, đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại. Củng cố và mở rộng thị trường xuất khẩu song song với phát triển thị trường tiêu thụ nội địa. Tích cực thu thập thông tin về thị trường trong và ngoài nước.
b) Khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia hệ thống quản lý chất lượng, tổ chức tiếp thị trên các thị trường cả trong nước và nước ngoài, khai thác thị trường dễ tính của các nước trong khu vực để xuất khẩu thủy sản tươi sống.
3. Giải pháp về lưu thông phân phối.
a) Đẩy mạnh thực hiện mối liên kết giữa doanh nghiệp và ngư dân trong tiêu thụ sản phẩm thông qua mạng lưới với giá hợp lý và công nghệ nuôi đạt chuẩn.
b) Tiến hành xây dựng chợ nông thủy sản hoặc trung tâm giao dịch thủy sản để tạo gắn kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp, ngư dân và khách hàng tiêu dùng, tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiêu thụ thủy sản nguyên liệu phục vụ chế biến.
4. Giải pháp về quản lý chất lượng và xây dựng thương hiệu.
a) Đào tạo và huấn luyện cho tất cả ngư dân và lao động nghề cá về kỹ năng nuôi thủy sản an toàn chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế. Đầu tư trang thiết bị để kiểm nghiệm chất kháng sinh, hóa chất dùng trong nuôi trồng và chế biến thủy sản.
b) Tăng cường công tác kiểm tra, quản lý chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm trong nuôi trồng và chế biến thủy sản.
c) Hướng dẫn các doanh nghiệp chế biến thủy sản nhanh chóng xây dựng và đăng ký thương hiệu cho sản phẩm hàng hóa nhằm nâng cao uy tín trên thị trường.
5. Giải pháp về bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.
a) Quản lý chặt chẽ ngành thủy sản về nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy sản phải theo đúng quy định của Nhà nước về xử lý nước thải trong quá trình nuôi, chế biến.
b) Nghiêm cấm việc khai thác thủy sản mang tính chất hủy diệt để bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản.
6. Giải pháp về vốn và huy động vốn.
a) Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vốn và công nghệ để phát triển sản xuất kinh doanh trên tất cả các lĩnh vực của ngành thủy sản.
b) Cùng với việc cho các doanh nghiệp vay theo quy định, khuyến khích các ngân hàng thương mại bằng các hình thức phù hợp tham gia trực tiếp đầu tư xây dựng có sở hạ tầng phát triển nghề cá theo quy hoạch.
c) Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện quan hệ sản xuất trong ngành thủy sản theo hướng phát triển nền kinh tế nhiều thành phần.
7. Giải pháp về cơ chế chính sách.
a) Thực hiện đầy đủ các chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư của Chính phủ.
b) Đổi mới công tác thông tin trong thống kê ngành thủy sản, đặc biệt quan tâm đến thông tin dự báo thương mại, nguồn lợi, cảnh báo môi trường, nâng cao trình độ tin học trong quản lý thủy sản.
c) Tăng cường vai trò quản lý và điều tiết của nhà nước trong phát triển thủy sản, giải quyết đầu vào, đầu ra, đầu tư phát triển năng lực sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, khoa học công nghệ.
8. Giải pháp về dịch vụ hỗ trợ sản xuất:
a) Giải pháp về giống.
- Tăng cường công tác quản lý chất lượng giống bằng các biện pháp cấp giấy chứng nhận hành nghề cho các đối tượng đã qua huấn luyện, bắt buộc đăng ký nhãn hiệu, nơi sản xuất và chịu trách nhiệm về chất lượng con giống do mình sản xuất.
- Khuyến khích các cơ sở giống tư nhân củng cố và mở rộng quy mô, có chính sách hỗ trợ, đẩy mạnh việc thực hiện xã hội hóa công tác sản xuất giống thủy sản đảm bảo tốt về số lượng và chất lượng đáp ứng nhu cầu sản xuất.
b) Giải pháp thuốc phòng trị bệnh.
- Tăng cường hướng dẫn ngư dân cách phòng trị bệnh có hiệu quả, thường xuyên mở các lớp tập huấn phòng trị bệnh.
- Thường xuyên kiểm tra các đại lý thuốc thú y thủy sản nhằm ngăn chặn việc sử dụng các loại thuốc trong danh mục cấm phòng trị bệnh cho các đối tượng nuôi thủy sản.
c) Giải pháp thức ăn và các dịch vụ khác.
- Phát huy năng lực sản xuất của nhà máy chế biến thức ăn thủy sản hiện có. Kêu gọi các thành phần kinh tế đầu tư các nhà máy chế biến thức ăn thủy sản ở khu công nghiệp tập trung Bình Long, Bình Hòa, Vàm Cống… với tổng công suất 50.000 tấn/năm.
- Thường xuyên kiểm tra chất lượng của các dịch vụ cung cấp thức ăn. Các dịch vụ vận chuyển cá tươi sống phải đảm bảo đủ điều kiện để tránh hao hụt, cá không bị nhiễm bệnh, không gây ô nhiễm môi trường xung quanh.
9. Giải pháp về tổ chức lại sản xuất.
a) Quy hoạch phát triển các vùng nguyên liệu, tổ chức sản xuất theo hướng tập trung tạo điều kiện thuận lợi trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
b) Củng cố các HTX thủy sản đã có, từng bước phát triển thêm các HTX thủy sản mới, chú ý tại các khu vực nuôi tập trung theo quy hoạch.
c) Xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp và ngư dân thông qua hợp đồng kinh tế về tiêu thụ sản phẩm.
10. Giải pháp về huấn luyện, đào tạo.
a) Tập trung đào tạo nguồn nhân lực cho tất cả các lĩnh vực ngành thủy sản, xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao. Tăng cường các hình thức đào tạo ngắn hạn phù hợp với trình độ, tập quán của lao động nghề cá, phấn đấu mọi lao động nghề cá (khoảng 60.000 người) đều được huấn luyện, đào tạo về tay nghề, có khả năng đáp ứng yêu cầu trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp - nông thôn.
b) Tiếp tục đào tạo và đào tạo lại để bổ sung, củng cố đội ngũ cán bộ quản lý, đảm bảo có đủ năng lực quản lý ngành từ tỉnh đến cơ sở trong quá trình phát triển ngành.
11. Giải pháp về khuyến ngư.
a) Tiếp tục xây dựng các mô hình khuyến ngư, nhân rộng các mô hình tốt trong sản xuất; thực hiện tốt các chính sách khuyến khích các nhà khoa học trong và ngoài ngành chuyển giao kết quả nghiên cứu vào thực tiễn sản xuất, góp phần thúc đẩy sản xuất có năng suất, chất lượng và hiệu quả.
b) Huấn luyện ngư dân kỹ thuật sản xuất thủy sản sạch, giúp ngư dân định hướng sản xuất theo kế hoạch, ứng dụng khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ.
12. Giải pháp về an toàn giao thông thủy.
a) Chấp hành các quy định pháp luật liên quan về trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa.
b) Vị trí neo đậu bè phải thuộc vùng nước được quy hoạch.
c) Các hộ nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm lắp đặt và duy trì tín hiệu đường thủy nội địa.
13. Giải pháp về thủy lợi.
Xây dựng hệ thống thủy lợi phục vụ thủy sản vùng tứ giác Long Xuyên, vùng giữa sông Tiền - sông Hậu.
14. Giải pháp phát triển nông thôn.
- Nâng cao mặt bằng dân trí của nông dân.
- Mở rộng hợp tác hóa sản xuất.
- Tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm:
- Tổ chức triển khai hướng dẫn, theo dõi và kiểm tra tình hình thực hiện quy hoạch ngành thủy sản đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 trên phạm vi địa bàn tỉnh.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện các Chương trình, Dự án đầu tư trọng điểm.
- Phối hợp với UBND huyện, thị, thành phố xây dựng kế hoạch phát triển thủy sản hàng năm và qui hoạch phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản trình cấp có thẩm quyền phê duyệt
- Hàng quí, hàng năm, theo định kỳ thực hiện tổng hợp, lập báo cáo tình hình thực hiện quy hoạch tổng thể ngành, tình hình triển khai các dự án đầu tư xây dựng, hoạt động sản xuất kinh doanh thủy sản báo cáo UBND tỉnh.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các Sở, ngành liên quan.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính trên cơ sở quy hoạch, các Chương trình, Dự án đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, có trách nhiệm bố trí cân đối vốn đầu tư và đảm bảo các chính sách tài chính để thực hiện tốt quy hoạch.
- Các Sở, ngành liên quan theo chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm tham gia, tạo điều kiện để thúc đẩy phát triển sản xuất.
3. UBND huyện, thị, thành phố có trách nhiệm hướng dẫn, triển khai, theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện Quy hoạch, xây dựng kế hoạch 5 năm, hàng năm và các Chương trình, Dự án phù hợp với quy hoạch, thực hiện báo cáo theo quy định.
4. Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tổ chức các hoạt động liên quan đến thuỷ sản phải đảm bảo phù hợp quy hoạch ngành.
Điều 3. Chánh văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành cấp tỉnh và Chủ tịch UBND thành phố, thị xã và các huyện chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT.CHỦ TỊCH |
- 1Nghị quyết 99/NQ-HĐND năm 2017 về Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản tỉnh Phú Yên đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030
- 2Quyết định 2527/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản tỉnh Phú Yên đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030
- 3Nghị quyết 10/NQ-HĐND năm 2018 về Quy hoạch phát triển ngành thủy sản tỉnh Khánh Hòa đến năm 2025 và định hướng đến năm 2035
- 1Quyết định 10/2006/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thuỷ sản đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Nghị quyết 99/NQ-HĐND năm 2017 về Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản tỉnh Phú Yên đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030
- 4Quyết định 2527/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản tỉnh Phú Yên đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030
- 5Nghị quyết 10/NQ-HĐND năm 2018 về Quy hoạch phát triển ngành thủy sản tỉnh Khánh Hòa đến năm 2025 và định hướng đến năm 2035
Quyết định 859/QĐ-UBND năm 2006 phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển thủy sản đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 do tỉnh An Giang ban hành
- Số hiệu: 859/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 27/04/2006
- Nơi ban hành: Tỉnh An Giang
- Người ký: Phạm Kim Yên
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 27/04/2006
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực