Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 321/QĐ-UBND | Thái Nguyên, ngày 19 tháng 02 năm 2014 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN HỖ TRỢ BẢO TỒN, TÔN TẠO, PHÁT HUY GIÁ TRỊ CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA, DANH LAM THẮNG CẢNH, KIẾN TRÚC NGHỆ THUẬT ĐÃ ĐƯỢC XẾP HẠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2014 – 2020
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Di sản văn hoá năm 2001, sửa đổi, bổ sung năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa;
Căn cứ Nghị định số 70/2012/NĐ-CP ngày 18/9/2012 của Chính phủ Quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh;
Căn cứ Quyết định số 1211/QĐ-TTg ngày 05/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hoá giai đoạn 2012 – 2015;
Căn cứ Thông tư số 18/2012/BVHTTDL ngày 28/12/2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về một số điều của Luật Di sản văn hóa quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh;
Căn cứ Thông báo số 998-TB/TU ngày 08/10/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc thực hiện Đề án “Hỗ trợ bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, kiến trúc nghệ thuật đã được xếp hạng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2014 – 2020”;
Xét đề nghị của Giám đốc sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 1877/TTr-SVHTTDL, ngày 24 tháng 12 năm 2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án hỗ trợ bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, kiến trúc nghệ thuật đã được xếp hạng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014 – 2020 với những nội dung chính sau đây:
1. Mục tiêu
1.1. Mục tiêu chung
- Nhằm làm tốt hơn nữa công tác bảo vệ và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh theo quy định của Luật Di sản văn hóa, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái nguyên theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII và những năm tiếp theo;
- Huy động được nguồn lực của toàn xã hội phục vụ công tác bảo vệ và phát huy giá trị các di tích trên địa bàn tỉnh (Nhà nước chỉ tập trung nguồn lực đầu tư phục hồi, bảo tồn các giá trị gốc của di tích; các hạng mục phụ trợ, các hạng mục khác nhằm phát huy giá trị các di tích cần huy động nguồn lực xã hội hoá của các địa phương, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh);
- Khai thác các giá trị lịch sử văn hoá của các di tích sau đầu tư, phục vụ cho việc giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của nhân dân các dân tộc trong tỉnh cho mọi người dân, cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau; phát triển kinh tế du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương nói riêng và của tỉnh nói chung trước mắt và lâu dài.
1.2. Mục tiêu cụ thể
* Giai đoạn 1( từ năm 2014 đến năm 2015)
- Hoàn thành việc quy hoạch phục hồi, bảo tồn, tôn tạo theo quy định tại Nghị định 70/2012/NĐ-CP ngày 18/9/2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh đối với 100% các điểm di tích thuộc di tích Quốc gia đặc biệt ATK Định Hoá, 30% số di tích quốc gia, 20% số di tích cấp tỉnh.
- Hỗ trợ đầu tư phục hồi, bảo tồn theo quy hoạch: 30% các điểm di tích thuộc di tích quốc gia đặc biệt ATK Định Hoá, 15% di tích quốc gia, 20% di tích cấp tỉnh.
- Phối hợp với các cơ quan chuyên môn của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, các trường Đại học trên địa bàn tỉnh thực hiện được 02 dự án phục dựng, bảo tồn di sản văn hoá phi vật thể tiêu biểu trên địa bàn tỉnh.
- Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể Trà Thái Nguyên đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 203/QĐ-TTg ngày 22/01/2013.
* Giai đoạn 2 ( từ năm 2016 đến năm 2020 )
- Hoàn thành việc quy hoạch phục hồi, bảo tồn, tôn tạo theo quy định tại Nghị định số 70/2012/NĐ-CP ngày 18/9/2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh đối với 60% số di tích quốc gia, 40% số di tích cấp tỉnh;
- Hỗ trợ đầu tư phục hồi, bảo tồn theo quy hoạch: 60% các điểm di tích thuộc di tích quốc gia đặc biệt ATK Định Hoá, 30% di tích quốc gia, 40% di tích cấp tỉnh.
- Phối hợp với các cơ quan chuyên môn của Bộ Văn hoá, Thể thao & Du lịch, các Trường Đại học trên địa bàn tỉnh thực hiện được 06 dự án nghiên cứu, phục dựng, bảo tồn di sản văn hoá phi vật thể tiêu biểu trên địa bàn tỉnh;
- Tiếp tục duy trì, phát huy giá trị đề án Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể Trà Thái Nguyên đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhằm tăng cường việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm chè, thưởng thức văn hoá trà góp phần bảo tồn, gìn giữ làng nghề phát triển kinh tế, văn hoá của nhân dân trong tỉnh.
2. Nhiệm vụ trọng tâm của Đề án
2.1. Đối tượng hỗ trợ
- Các di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh, kiến trúc nghệ thuật xếp hạng quốc gia đặc biệt, cấp quốc gia, cấp tỉnh được Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định đầu tư phục hồi, bảo tồn, tôn tạo theo kế hoạch hàng năm;
- Các di sản văn hoá phi vật thể có giá trị được UBND tỉnh quyết định đầu tư phục dựng, bảo tồn theo kế hoạch hàng năm. Trên cơ sở đó tiếp tục nghiên cứu những di sản đặc sắc, lập hồ sơ khoa học đưa vào kế hoạch trình Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.
2.2. Nội dung hỗ trợ
- Quy hoạch bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị hệ thống các di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh;
- Đầu tư trùng tu, bảo tồn, tôn tạo, chống xuống cấp các di tích đã được xếp hạng trên địa bàn tỉnh;
- Phục dựng, bảo tồn di sản văn hoá phi vật thể có giá trị của các dân tộc trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; lập hồ sơ khoa học đưa vào kế hoạch trình Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hoá phi vật thể quốc gia đối với những di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc;
- Duy trì bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể Trà Thái Nguyên theo Quyết định số 203/QĐ-TTg ngày 22/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ.
2.3. Cơ chế hỗ trợ
- Đối với di tích quốc gia đặc biệt:
TT | Nội dung hỗ trợ | Mức hỗ trợ | |||
NSTW (%) | NS tỉnh (%) | NS huyện (%) | XHH (%) | ||
1 | Quy hoạch tổng thể di tích | 100 | 0 | 0 | 0 |
2 | Giải phóng mặt bằng | 0 | 90 | 5 | 5 |
3 | Đầu tư phục hồi, bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị di tích | 100 | 0 | 0 | 0 |
- Đối với di tích quốc gia
TT | Nội dung hỗ trợ | Mức hỗ trợ | |||
NSTW (%) | NS tỉnh (%) | NS huyện (%) | XHH (%) | ||
1 | Quy hoạch tổng thể di tích | 0 | 100 | 0 | 0 |
2 | Giải phóng mặt bằng | 0 | 80 | 10 | 10 |
3 | Đầu tư phục hồi, bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị | 80 | 20 | 0 | 0 |
- Đối với di tích cấp tỉnh
TT | Nội dung hỗ trợ | Mức hỗ trợ | |||
NSTW (%) | NS tỉnh (%) | NS huyện (%) | XHH (%) | ||
1 | Quy hoạch tổng thể di tích | 0 | 50 | 50 | 0 |
2 | Giải phóng mặt bằng | 0 | 50 | 50 | 0 |
3 | Đầu tư phục hồi, bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị | 0 | 60 | 20 | 20 |
- Đối với di sản văn hoá phi vật thể có giá trị
TT | Nội dung hỗ trợ | Mức hỗ trợ | |||
NSTW (%) | NS tỉnh (%) | NS huyện (%) | XHH (%) | ||
1 | Phục dựng, bảo tồn các giá trị văn hoá phi vật thể bằng nguồn chương trình mục tiêu quốc gia về văn hoá | 70 | 20 | 10 | 0 |
2 | Phục dựng bảo tồn các lễ hội tiêu biểu trên địa bàn tỉnh | 0 | 100 | 0 | 0 |
3 | Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể Trà Thái Nguyên (theo Quyết định số 203/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 22/01/2013. | Thực hiện bằng nguồn kinh phí tỉnh cân đối cấp riêng cho hoạt động này theo các kỳ tổ chức. |
3. Nguồn vốn thực hiện
- Ngân sách Trung ương;
- Ngân sách địa phương (cấp tỉnh, cấp huyện);
- Nguồn vốn huy động xã hội hóa;
- Các nguồn vốn hợp pháp khác.
Tổng kinh phí dự kiến (không bao gồm kinh phí bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể Trà Thái Nguyên): 98 tỷ đồng, trong đó:
- Giai đoạn 2014 – 2015: 40 tỷ đồng
- Giai đoạn 2016 - 2020: 58 tỷ đồng
Điều 2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan thường trực; chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, các cơ quan, đơn vị, các địa phương có liên quan trên địa bàn tỉnh thực hiện các nhiệm vụ sau:
1. Triển khai các nội dung, nhiệm vụ của đề án đảm bảo chất lượng, đúng tiến độ và mục tiêu đề ra;
2. Trên cơ sở đề án được phê duyệt, lập kế hoạch thực hiện các dự án thành phần, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt và tổ chức thực hiện;
3. Xây dựng cơ chế, chính sách huy động các nguồn lực, các nhà đầu tư, các tổ chức xã hội cùng đầu tư thực hiện đề án.
Điều 3. Trách nhiệm của các sở, ngành, địa phương liên quan:
1. Sở Kế hoạch và Đầu tư, sở Tài chính xem xét cân đối phần vốn thuộc ngân sách nhà nước để thực hiện đề án;
2. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh có trách nhiệm phối hợp với sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để thực hiện đề án trong phạm vi, quyền hạn của mình.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở: Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài Nguyên và Môi trường, Xây dựng; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 27/2014/QĐ-UBND về Quy định quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam, thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 2Quyết định 21/2014/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 3Quyết định 48/2014/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- 4Quyết định 39/2018/QĐ-UBND quy định về phân cấp, ủy quyền quản lý di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh xếp hạng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 1Luật di sản văn hóa 2001
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Luật di sản văn hóa sửa đổi 2009
- 4Nghị định 98/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật di sản văn hóa và Luật di sản văn hóa sửa đổi
- 5Quyết định 1211/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa giai đoạn 2012 - 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Nghị định 70/2012/NĐ-CP quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh
- 7Thông tư 18/2012/TT-BVHTTDL quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 8Quyết định 203/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Đề án Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của Trà Thái Nguyên do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Quyết định 27/2014/QĐ-UBND về Quy định quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam, thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 10Quyết định 21/2014/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 11Quyết định 48/2014/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- 12Quyết định 39/2018/QĐ-UBND quy định về phân cấp, ủy quyền quản lý di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh xếp hạng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
Quyết định 321/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Đề án hỗ trợ bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, kiến trúc nghệ thuật đã được xếp hạng tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014 – 2020
- Số hiệu: 321/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 19/02/2014
- Nơi ban hành: Tỉnh Thái Nguyên
- Người ký: Ma Thị Nguyệt
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 19/02/2014
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra