Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 28/2006/QĐ-UBND | Cà Mau, ngày 01 tháng 09 năm 2006 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TIÊN TIẾN VÀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân;
Căn cứ Nghị định số 119/1999/NĐ-CP ngày 18/9/1999 của Chính phủ về một số chính sách và cơ chế tài chính khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động khoa học và công nghệ;
Căn cứ Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa;
Căn cứ Quyết định số 68/2005/QĐ-TTg ngày 04/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 41/TTr-SKHCN ngày 13/02/2006,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
Điều 2. Giao Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Giám đốc các sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Thương mại và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Quy chế này.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Giám đốc Sở Tài chính, Thủ trưởng các Sở, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành.
Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
Nơi nhận: | TM. UBND TỈNH |
QUY CHẾ
HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TIÊN TIẾN VÀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU
(Kèm theo Quyết định số: 28/2006/QĐ-UBND ngày 01/9/2006 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Cà Mau)
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng
Đối tượng áp dụng theo quy chế này là các doanh nghiệp bao gồm doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, không giới hạn vốn sản xuất – kinh doanh và nhân công lao động (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) có đủ các điều kiện được quy định tại Điều 4, Chương II của Quy chế này.
Điều 2. Mục đích của việc hỗ trợ:
Hỗ trợ doanh nghiệp bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, xây dựng và áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến; tham dự giải thưởng chất lượng trong và ngoài nước nhằm động viên và khuyến khích doanh nghiệp bảo vệ tài sản trí tuệ, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa doanh nghiệp trên thị trường trong quá trình hội nhập cùng cả nước vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
Điều 3. Kinh phí hỗ trợ:
Kinh phí cho việc hỗ trợ doanh nghiệp sử dụng từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học công nghệ hàng năm của tỉnh. Giao Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành lập Hội đồng định mức kinh phí hỗ trợ cho các doanh nghiệp theo phạm vi mức hỗ trợ được quy định tại Điều 5, Chương II của Quy chế này.
Chương 2.
ĐIỀU KIỆN VÀ MỨC HỖ TRỢ
Điều 4. Điều kiện xem xét hỗ trợ cho các doanh nghiệp:
Các doanh nghiệp được xem xét hỗ trợ theo quy định này phải có đầy đủ các điều kiện sau:
1. Hoạt động sản xuất sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định của pháp luật.
2. Sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất và hoạt động thuộc danh mục hàng hóa được Nhà nước cho phép.
3. Doanh nghiệp đã được cơ quan có thẩm quyền cấp chứng nhận một hoặc nhiều loại lĩnh vực được hỗ trợ như: bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, xây dựng và áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiến tiến; tham dự giải thưởng chất lượng trong và ngoài nước.
4. Doanh nghiệp phải có hồ sơ và văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí gửi Sở Khoa học và Công nghệ để được xem xét, hỗ trợ.
5. Những doanh nghiệp đã có văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp, giấy chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu, văn bằng sáng chế và giấy chứng nhận áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, nhận giải thưởng chất lượng (trong và ngoài nước) trước khi quy chế này có hiệu lực không thuộc đối tượng được xem xét hỗ trợ.
Điều 5. Mức hỗ trợ và thủ tục nhận hỗ trợ:
Việc hỗ trợ doanh nghiệp tùy theo mỗi loại lĩnh vực yêu cầu, mức hỗ trợ sẽ được thực hiện theo các nội dung sau:
1. Đối với việc bảo hộ kiểu dáng công nghiệp:
a. Doanh nghiệp có giấy chứng nhận bảo hộ kiểu dáng công nghiệp do Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp.
b. Mức hỗ trợ từ 02 triệu đồng đến 03 triệu đồng/giấy tùy theo quy mô doanh nghiệp.
c. Hồ sơ nhận kinh phí hỗ trợ:
Doanh nghiệp mang bản sao văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp, bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép kinh doanh (cả 2 có công chứng hoặc chứng thực), văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí gửi Sở Khoa học và Công nghệ để được tiếp nhận và làm thủ tục hỗ trợ.
2. Đối với việc bảo hộ Nhãn hiệu:
a. Doanh nghiệp có Giấy chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu do Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp.
b. Mức hỗ trợ từ 02 triệu đồng đến 03 triệu đồng/giấy tùy theo quy mô doanh nghiệp.
c. Hồ sơ nhận kinh phí hỗ trợ:
Doanh nghiệp mang bản sao Giấy chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu, bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép kinh doanh (cả 2 có công chứng hoặc chứng thực), văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí gửi Sở Khoa học và Công nghệ để được tiếp nhận và làm thủ tục hỗ trợ.
3. Đối với bằng sáng chế:
a. Doanh nghiệp (hoặc cá nhân) có văn bằng sáng chế (bao gồm giải pháp hữu ích) do Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp.
b. Mức hỗ trợ từ 03 triệu đồng đến 05 triệu đồng/văn bằng tùy theo tính hiệu quả của sáng chế.
c. Hồ sơ nhận kinh phí hỗ trợ:
Doanh nghiệp (hoặc cá nhân) mang bản sao văn bằng sáng chế (có công chứng hoặc chứng thực), văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí gửi Sở Khoa học và Công nghệ để được tiếp nhận và làm thủ tục hỗ trợ.
4. Doanh nghiệp xây dựng và áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến:
a. Doanh nghiệp có Giấy chứng nhận do cơ quan có thẩm quyền (trong và ngoài nước) cấp.
b. Mức hỗ trợ:
- Tiêu chuẩn ISO 9000; ISO 14000; TQM (Hệ thống quản lý chất lượng toàn diện): mức hỗ trợ từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng/doanh nghiệp tùy theo quy mô doanh nghiệp và tiêu chuẩn áp dụng.
- Các tiêu chuẩn tiên tiến khác (SA 8000, HACCP, GMP,….): mức hỗ trợ từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng/doanh nghiệp tùy theo quy mô doanh nghiệp và tiêu chuẩn áp dụng.
c. Hồ sơ nhận kinh phí hỗ trợ:
Doanh nghiệp mang bản sao Giấy chứng nhận, bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép kinh doanh (cả 2 có công chứng hoặc chứng thực), văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí gửi Sở Khoa học và Công nghệ để được tiếp nhận và làm thủ tục hỗ trợ.
5. Doanh nghiệp nhận giải thưởng chất lượng:
a. Doanh nghiệp đoạt được các Giải thưởng chất lượng (trong và ngoài nước).
b. Mức hỗ trợ:
- Đối với Giải thưởng chất lượng Châu Á – Thái Bình Dương: mức hỗ trợ từ 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng/doanh nghiệp tùy theo quy mô doanh nghiệp.
- Đối với Giải thưởng chất lượng Việt Nam (CLVN):
+ Đoạt được Giải vàng CLVN: mức hỗ trợ từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng/doanh nghiệp tùy theo quy mô doanh nghiệp.
+ Đoạt Giải thưởng CLVN: mức hỗ trợ từ 05 triệu đồng đến 10 triệu đồng/doanh nghiệp tùy theo quy mô doanh nghiệp.
- Đoạt được các Giải thưởng chất lượng khác: mức hỗ trợ từ 03 triệu đồng đến 05 triệu đồng/doanh nghiệp tùy theo quy mô doanh nghiệp.
c. Hồ sơ nhận kinh phí hỗ trợ:
Doanh nghiệp mang bản sao Giấy chứng nhận, bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép kinh doanh (cả 2 có công chứng hoặc chứng thực), văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí gửi Sở Khoa học và Công nghệ để được tiếp nhận và làm thủ tục hỗ trợ.
6. Thủ tục xem xét hỗ trợ kinh phí:
1. Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị hỗ trợ hợp lệ của các doanh nghiệp (hoặc cá nhân), Sở Khoa học và Công nghệ thành lập Hội đồng xem xét, quyết định mức kinh phí hỗ trợ cho các doanh nghiệp.
2. Ngoài mức kinh phí hỗ trợ, tùy theo từng lĩnh vực doanh nghiệp đạt được; nhằm động viên, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia, Hội đồng xem xét đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen cho các doanh nghiệp.
Chương 3.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 6. Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Giám đốc: Sở Tài chính, Sở Kế hoạch – Đầu tư, Sở Thương mại và Thủ trưởng các Sở, ngành, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện quy chế này. Hướng dẫn các doanh nghiệp xây dựng nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiến tiến, tham gia các giải thưởng chất lượng, góp phần nâng cao sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tham gia hội nhập kinh tế quốc tế.
- 1Quyết định 103/2007/QĐ-UBND về Quy chế hỗ trợ doanh nghiệp bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh Gia Lai do Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành
- 2Quyết định 18/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh Cà Mau do Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau ban hành
- 3Chỉ thị 38/2004/CT-UB về tăng cường công tác thực thi quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh An Giang
- 4Quyết định 729/QĐ-UBND năm 2009 phê duyệt chương trình tiêu chuẩn hóa và hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tỉnh Bến Tre giai đoạn 2008-2010 và đến 2015
- 5Quyết định 499/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau ban hành định kỳ năm 2013
- 6Quyết định 268/QĐ-UBND năm 2011 công bố văn bản Quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau ban hành tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2010 hết hiệu lực thi hành
- 7Chỉ thị 02/2015/CT-UBND tăng cường công tác thực thi quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 1Quyết định 18/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh Cà Mau do Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau ban hành
- 2Quyết định 499/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau ban hành định kỳ năm 2013
- 3Quyết định 268/QĐ-UBND năm 2011 công bố văn bản Quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau ban hành tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2010 hết hiệu lực thi hành
- 1Nghị định 119/1999/NĐ-CP về chính sách và cơ chế tài chính khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động khoa học và công nghệ
- 2Nghị định 90/2001/NĐ-CP về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Quyết định 68/2005/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 103/2007/QĐ-UBND về Quy chế hỗ trợ doanh nghiệp bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh Gia Lai do Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành
- 6Chỉ thị 38/2004/CT-UB về tăng cường công tác thực thi quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh An Giang
- 7Quyết định 729/QĐ-UBND năm 2009 phê duyệt chương trình tiêu chuẩn hóa và hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tỉnh Bến Tre giai đoạn 2008-2010 và đến 2015
- 8Chỉ thị 02/2015/CT-UBND tăng cường công tác thực thi quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
Quyết định 28/2006/QĐ-UBND về Quy chế hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- Số hiệu: 28/2006/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 01/09/2006
- Nơi ban hành: Tỉnh Cà Mau
- Người ký: Trịnh Minh Thành
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 11/09/2006
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra