- 1Quyết định 15/2019/QĐ-UBND bãi bỏ toàn bộ hoặc một phần một số văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk
- 2Quyết định 40/QĐ-UBND năm 2020 công bố kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk năm 2019
- 3Quyết định 213/QĐ-UBND năm 2020 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần năm 2019 (01/01/2019 - 31/12/2019)
- 4Quyết định 667/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk kỳ 2019-2023
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 02/2015/CT-UBND | Đắk Lắk, ngày 04 tháng 03 năm 2015 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC THỰC THI QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Trong những năm qua, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp đối với hoạt động sở hữu trí tuệ đã từng bước góp phần tạo môi trường đầu tư và cạnh tranh lành mạnh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nhà, bảo vệ thành quả sáng tạo của các chủ sở hữu đối với các đối tượng sở hữu trí tuệ.
Tuy nhiên, nhận thức về giá trị tài sản trí tuệ, ý thức tự bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của một số tổ chức, cá nhân còn hạn chế. Việc đăng ký xác lập và thực thi quyền sở hữu trí tuệ hiện nay còn nhiều bất cập. Tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh còn diễn biến phức tạp, phần nào ảnh hưởng đến môi trường đầu tư của tỉnh. Công tác tuyên truyền, giáo dục, tăng cường hợp tác đào tạo, nâng cao năng lực cán bộ thực thi và tăng cường hợp tác quốc tế về sở hữu trí tuệ chưa được đẩy mạnh. Công tác phối hợp thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và thực hiện các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ giữa các Sở, ban, ngành còn chưa chặt chẽ.
Nhằm tiếp tục nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân về sở hữu trí tuệ theo pháp luật; tăng cường công tác quản lý nhà nước, công tác thực thi pháp luật về sở hữu trí tuệ; Triển khai Luật Sở hữu trí tuệ, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản hướng dẫn thi hành; tiếp tục thực hiện Chương trình số 2198/CTHĐ/BKHCN-BVHTTDL-BNNPTNN-BTC-BCT-BCA-BTTTT-TANDTC-VKSNDTC ngày 06/8/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính, Bộ Công an, Bộ Công thương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Tòa án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao về việc phối hợp hành động phòng và chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ giai đoạn II (2012-2015), Ủy ban nhân dân tỉnh Chỉ thị:
I. Trách nhiệm chung của các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố:
1. Triển khai có hiệu quả các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật về sở hữu trí tuệ
a) Quán triệt và thực hiện tốt mọi chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước về sở hữu trí tuệ.
b) Xây dựng chương trình, kế hoạch phối hợp giữa các cơ quan chức năng với các cơ quan thông tin đại chúng trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về sở hữu trí tuệ và về Chương trình 2198. Xác định công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác phòng ngừa, chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Đa dạng hóa các hình thức truyền thông như: in ấn tờ rơi, cẩm nang hướng dẫn, tổ chức các chương trình tọa đàm, hội thảo và các hình thức khác.
c) Nâng cao nhận thức của cộng đồng về tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ theo các điều ước, công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia: Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học nghệ thuật, Công ước Geneva về bảo hộ nhà sản xuất bản ghi âm chống việc sao chép không được phép của nhà sản xuất bản ghi âm, Công ước Brussels liên quan đến việc phân phối tín hiệu mang chương trình truyền qua vệ tinh, Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp, Hiệp định Trips về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ.
d) Xác định việc chủ động của chủ thể quyền trong công tác thực thi là điều kiện quan trọng để phòng ngừa vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Các sở, ban ngành cung cấp thông tin hỗ trợ việc nâng cao ý thức, khai thác và phát huy tính chủ động của chủ thể quyền trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
đ) Kịp thời biểu dương, khen thưởng các điển hình tiên tiến trong việc chấp hành pháp luật về sở hữu trí tuệ.
2. Đẩy mạnh trao đổi, cung cấp thông tin
a) Tăng cường và thường xuyên trao đổi, cập nhật các thông tin, tài liệu, chuyên môn nghiệp vụ thuộc lĩnh vực quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng.
b) Thiết lập sự kết nối và chia sẻ thông tin với mục đích nâng cao hiệu quả của công tác phối hợp thực thi: đề xuất xây dựng cơ sở dữ liệu về thực thi quyền sở hữu trí tuệ đảm bảo cơ chế sử dụng chung, chia sẻ thông tin cho các cơ quan thực thi quyền trên địa bàn tỉnh. Các thành viên của chương trình thường xuyên trao đổi, cung cấp thông tin và các tài liệu nghiệp vụ liên quan đến giải quyết khiếu nại, tranh chấp sở hữu trí tuệ.
c) Các cơ quan thực thi và chức năng liên quan có trách nhiệm định kỳ hằng năm hoặc đột xuất gửi thông tin tình hình quản lý và thực thi quyền tác giả, quyền liên quan, quyền đối với giống cây trồng và quyền sở hữu công nghiệp tại địa bàn quản lý về cho Sở Khoa học và Công nghệ tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Khoa học và Công nghệ.
3. Triển khai có hiệu quả các hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm
a) Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng, đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra thường xuyên và đột xuất, kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trong phạm vi thẩm quyền và chức năng quản lý của đơn vị mình. Giải quyết tố cáo, khiếu nại của các tổ chức, cá nhân có liên quan về việc xử lý hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật. Kịp thời trao đổi, cung cấp thông tin, tài liệu, đề xuất cách thức xử lý các vụ việc vi phạm có tính chất phức tạp liên quan đến lĩnh vực chuyên môn thuộc phạm vi đơn vị mình quản lý.
b) Chú trọng một số lĩnh vực trọng điểm thuộc nghĩa vụ và cam kết của Việt Nam trong các hiệp định, các công ước quốc tế phục vụ cho yêu cầu hội nhập quốc tế; tuân thủ đầy đủ những cam kết bảo hộ và thực thi đầy đủ, hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ theo Hiệp định TRIPS về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ.
c) Tổ chức họp giao ban định kỳ hằng năm để trao đổi, thông báo kết quả việc xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và những vấn đề cần giải quyết để nâng cao hiệu quả công tác thực thi quyền sở hữu trí tuệ.
4. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
a) Duy trì sự ổn định của đội ngũ cán bộ quản lý và thực thi quyền sở hữu trí tuệ của các sở, ngành có liên quan.
b) Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cho các cán bộ quản lý và thực thi nhằm nâng cao năng lực thực thi quyền sở hữu trí tuệ của các sở, ngành liên quan.
c) Bố trí cán bộ để phối hợp với các ngành chức năng theo dõi tình hình hoạt động và thực thi quyền sở hữu trí tuệ ở cấp huyện.
5. Hỗ trợ hoạt động của các tổ chức quản lý tập thể quyền sở hữu trí tuệ
Trong khuôn khổ các quy định của pháp luật Việt Nam về việc thành lập và hoạt động của các hội nghề nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức quản lý tập thể quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng tiếp cận và xử lý những vấn đề thuộc các hiệp định song phương, đa phương, các công ước, điều ước và thông lệ quốc tế.
6. Kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định của pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ
Trên cơ sở các ngành, các cơ quan chức năng tổng kết, đánh giá hoạt động thực tiễn và kinh nghiệm quản lý, phát hiện, đề xuất, kiến nghị việc sửa đổi bổ sung, hoàn thiện các quy định của pháp luật và cơ chế quản lý trong chương trình chung về hoàn thiện pháp luật sở hữu trí tuệ.
7. Kinh phí thực hiện
Kinh phí thực hiện nhiệm vụ do cơ quan, đơn vị, địa phương bố trí trong kinh phí hoạt động chung của đơn vị đã được bố trí trong dự toán hằng năm. Việc sử dụng, quản lý kinh phí đối với công tác thực thi quyền sở hữu trí tuệ phải tuân thủ đúng theo các quy định của pháp luật.
II. Ngoài trách nhiệm chung nêu ở trên các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện thêm các nhiệm vụ như sau
1. Sở Khoa học và Công nghệ
a) Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng, ban hành, triển khai và thực hiện các quy định, các chương trình hành động, đề án của tỉnh về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ phù hợp với chính sách, pháp luật của Nhà nước.
b) Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh trong tỉnh xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý cho những sản phẩm dịch vụ trên địa bàn tỉnh.
c) Hỗ trợ, hướng dẫn và phối hợp với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong hoạt động phát triển tài sản trí tuệ, nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển thương hiệu.
d) Phối hợp với các Sở, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan hữu quan của Trung ương thực hiện quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về sở hữu công nghiệp; giải quyết khiếu nại tố cáo về sở hữu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
đ) Xây dựng đội ngũ giám định viên trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ. Thực hiện trưng cầu ý kiến chuyên môn tại cơ quan quản lý nhà nước là Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ.
e) Đánh giá tình hình phòng ngừa và đấu tranh chống buôn lậu, sản xuất và buôn bán hàng giả, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh.
g) Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc triển khai thực hiện Chỉ thị này;
h) Là cơ quan đầu mối, tổng hợp báo cáo và tham mưu tình hình thực thi quyền sở hữu trí tuệ, báo cáo, đề xuất trình Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, giải quyết, đồng thời báo cáo Bộ Khoa học và Công nghệ.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
a) Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về quyền sở hữu trí tuệ đối với giống cây trồng. Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh xác lập quyền đối với giống cây trồng mới để được pháp luật bảo hộ, bảo đảm quyền lợi khi có tranh chấp xảy ra
b) Thực hiện trưng cầu ý kiến chuyên môn tại cơ quan quản lý nhà nước là Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tiếp đến, xây dựng đội ngũ giám định trong lĩnh vực giống cây trồng theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ.
c) Đánh giá tình hình phòng và chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực giống cây trồng.
3. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
a) Tổ chức thực hiện các quy định và biện pháp bảo hộ quyền hợp pháp trong lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả đối với tác phẩm văn học trên địa bàn tỉnh.
b) Kiểm tra việc thực hiện các quy định về cung cấp, hợp tác, đặt hàng, sử dụng và đảm bảo quyền tác giả đối với tác phẩm; quyền liên quan đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng và chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan. Thẩm định quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả khi có tranh chấp theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
c) Thực hiện trưng cầu ý kiến chuyên môn tại cơ quan quản lý nhà nước là Cục Bản quyền Tác giả - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Xây dựng đội ngũ giám định trong lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ.
d) Đánh giá tình hình phòng và chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong việc đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan.
4. Sở Thông tin và Truyền thông
a) Phối hợp với các cơ quan có liên quan tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định có liên quan về sở hữu trí tuệ.
b) Đánh giá tình hình phòng và chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong việc đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với các đối tượng đã được bảo hộ.
5. Sở Công thương
a) Lồng, ghép nội dung này vào trong các chương trình thanh, kiểm tra chuyên ngành nhằm tăng cường việc kiểm soát và kịp thời phát hiện, xử lý những cơ sở, cá nhân kinh doanh, sản xuất hàng hóa có hành vi vi phạm đến quyền sở hữu trí tuệ.
b) Chủ trì, phối hợp với các ngành, địa phương có liên quan nghiên cứu để tham mưu cho Ban chỉ đạo 389 tỉnh có các biện pháp hiệu quả trong thực thi nhiệm vụ chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh.
6. Cục Hải quan
Đánh giá tình hình áp dụng các biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu.
7. Công an tỉnh
a) Phối hợp chặt chẽ với Tòa án Nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh trong quá trình tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo tội phạm, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án về xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; đấu tranh có hiệu quả phòng, chống các loại tội phạm liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ.
b) Đánh giá tình hình phòng ngừa và đấu tranh chống buôn lậu, sản xuất và buôn bán hàng giả, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh.
8. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố cân đối và bố trí kinh phí để thực hiện nhiệm vụ của ngành, địa phương.
9. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
Đánh giá tình hình phòng ngừa và đấu tranh chống buôn lậu, sản xuất và buôn bán hàng giả, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn.
Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu thủ trưởng các Sở, ban, ngành và các đơn vị có liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố nghiêm túc triển khai thực hiện Chỉ thị này. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề vướng mắc, phát sinh cần điều chỉnh, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan kịp thời phản ánh về Sở Khoa học và Công nghệ để nghiên cứu, thống nhất, báo cáo và đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết.
Chỉ thị này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Chỉ thị 05/2007/CT-UBND, ngày 28/5/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc tăng cường các biện pháp bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và phát triển tài sản sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 103/2007/QĐ-UBND về Quy chế hỗ trợ doanh nghiệp bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh Gia Lai do Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành
- 2Quyết định 28/2006/QĐ-UBND về Quy chế hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 3Chỉ thị 38/2004/CT-UB về tăng cường công tác thực thi quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh An Giang
- 4Quyết định 11/2016/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp liên ngành trong hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp hành chính trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- 5Quyết định 15/2019/QĐ-UBND bãi bỏ toàn bộ hoặc một phần một số văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk
- 6Quyết định 40/QĐ-UBND năm 2020 công bố kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk năm 2019
- 7Quyết định 213/QĐ-UBND năm 2020 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần năm 2019 (01/01/2019 - 31/12/2019)
- 8Quyết định 667/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk kỳ 2019-2023
- 1Quyết định 15/2019/QĐ-UBND bãi bỏ toàn bộ hoặc một phần một số văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk
- 2Quyết định 40/QĐ-UBND năm 2020 công bố kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk năm 2019
- 3Quyết định 213/QĐ-UBND năm 2020 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần năm 2019 (01/01/2019 - 31/12/2019)
- 4Quyết định 667/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk kỳ 2019-2023
- 1Luật Sở hữu trí tuệ 2005
- 2Quyết định 103/2007/QĐ-UBND về Quy chế hỗ trợ doanh nghiệp bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh Gia Lai do Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành
- 3Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009
- 4Quyết định 28/2006/QĐ-UBND về Quy chế hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 5Chỉ thị 38/2004/CT-UB về tăng cường công tác thực thi quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh An Giang
- 6Quyết định 11/2016/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp liên ngành trong hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp hành chính trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Chỉ thị 02/2015/CT-UBND tăng cường công tác thực thi quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- Số hiệu: 02/2015/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 04/03/2015
- Nơi ban hành: Tỉnh Đắk Lắk
- Người ký: Nguyễn Hải Ninh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 14/03/2015
- Ngày hết hiệu lực: 09/08/2019
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực