Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2556/QĐ-UBND | Lâm Đồng, ngày 25 tháng 11 năm 2014 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29/11/2005, được sửa đổi bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ số 36/2009/QH12 ngày 29/6/2009;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch phát triển thương hiệu các sản phẩm đặc trưng thế mạnh tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020 (sau đây gọi tắt là Kế hoạch) với nội dung như sau:
I. MỤC TIÊU
1. Nâng cao nhận thức cho người dân, các tổ chức sản xuất kinh doanh sản phẩm đặc trưng thế mạnh về việc xây dựng, quản lý, phát triển thương hiệu và bảo vệ thương hiệu, bảo vệ giá trị của sản phẩm.
2. Xác lập quyền (đăng ký) các nhãn hiệu sở hữu cộng đồng cho các sản phẩm đặc trưng thế mạnh.
3. Mở rộng đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ra nước ngoài cho các sản phẩm đặc trưng thế mạnh có giá trị kinh tế cao, có tiềm năng xuất khẩu.
4. Phát triển các nhãn hiệu chứng nhận đã được bảo hộ.
5. Phát triển thương hiệu nhằm nâng cao giá trị, sức cạnh tranh của các sản phẩm đặc trưng thế mạnh của tỉnh trên thị trường; nâng cao đời sống của người dân vùng sản xuất kinh doanh góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
II. NỘI DUNG
1. Xác lập quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm đặc trưng thế mạnh
a) Xác lập quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm đặc trưng thế mạnh của tỉnh đến năm 2020 (chi tiết theo Phụ lục 1).
b) Quản lý và phát triển các nhãn hiệu đã được xác lập quyền (chi tiết theo Phụ lục 2).
c) Thành lập, kiện toàn các tổ chức quản lý phục vụ việc đăng ký, quản lý và khai thác quyền sở hữu trí tuệ của các sản phẩm đặc trưng thế mạnh.
2. Đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài cho các sản phẩm xuất khẩu
a) Lựa chọn các sản phẩm đặc trưng thế mạnh có giá trị kinh tế cao, xác định thị trường, tiềm năng xuất khẩu ra nước ngoài để lập thủ tục đăng ký xác lập quyền nhãn hiệu.
b) Thực hiện các thủ tục đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài.
3. Áp dụng kết quả nghiên cứu khoa học, chuyển giao kỹ thuật, quản lý nhằm nâng cao năng suất, chất lượng
a) Hỗ trợ áp dụng kết quả nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, quy trình sản xuất, áp dụng các tiêu chuẩn tiên tiến (VietGAP, Global GAP, HACCP, ISO 9001,...) để nâng cao chất lượng, giá trị, khả năng cạnh tranh của sản phẩm đặc trưng thế mạnh.
b) Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ nhằm phục hồi, phục tráng, chọn lọc các giống cây trồng đặc trưng; cải thiện kỹ thuật canh tác, phòng chống sâu bệnh và thu hái, bảo quản sau thu hoạch.
c) Đổi mới công nghệ chế biến; hỗ trợ xây dựng mô hình và tập huấn chuyển giao kỹ thuật.
4. Thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá nhãn hiệu
a) Nghiên cứu thị trường, ngành hàng và hỗ trợ phát triển hoạt động tiếp thị, phát triển thị trường cho sản phẩm mang nhãn hiệu của các sản phẩm đặc trưng thế mạnh.
b) Gắn kết việc quảng bá thương hiệu và phát huy giá trị của sản phẩm mang nhãn hiệu trong các lễ hội văn hóa của địa phương.
c) Tổ chức xây dựng và kết nối chuỗi phân phối cho các sản phẩm mang nhãn hiệu.
d) Đa dạng hóa các hình thức quảng bá các nhãn hiệu qua phương tiện thông tin đại chúng; chú trọng việc sử dụng các trang thông tin điện tử nhằm giới thiệu và quảng bá sản phẩm mang nhãn hiệu cho các tổ chức sử dụng, quản lý, khai thác nhãn hiệu.
e) Tổ chức, tham gia các hội chợ, triển lãm; tổ chức các buổi công bố thương hiệu; xây dựng trung tâm trưng bày, giới thiệu và bán các sản phẩm mang nhãn hiệu tại địa phương trong nước.
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Kinh phí thực hiện được lồng ghép từ các nguồn từ ngân sách của các hoạt động liên quan được cân đối theo kế hoạch hàng năm của các sở, ngành, đơn vị và các nguồn huy động hợp pháp khác, cụ thể như sau:
1. Kinh phí thiết lập quyền, mở rộng việc đăng ký bảo hộ ở nước ngoài, tập huấn về sở hữu trí tuệ và nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ phát triển các sản phẩm sử dụng nhãn hiệu từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ của tỉnh.
2. Kinh phí thực hiện các kế hoạch phát triển nhãn hiệu đã được bảo hộ do các chủ nhãn đầu tư thực hiện.
3. Kinh phí quảng bá, xúc tiến thương mại nguồn kinh phí xúc tiến thương mại tỉnh và nguồn kinh phí của địa phương liên quan.
4. Kinh phí áp dụng kỹ thuật tiến bộ, đổi mới công nghệ và quản lý do các cơ sở, doanh nghiệp đầu tư, có thể được nhà nước hỗ trợ theo các chính sách về khuyến nông, khuyến công, hỗ trợ về áp dụng khoa học và công nghệ theo các chương trình hiện hành của nhà nước và địa phương.
V. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Hoàn thiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ
a) Rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc cụ thể hóa cơ chế, chính sách phù hợp với tình hình thực tế của địa phương về hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu nhằm đảm bảo thực hiện các mục tiêu phát triển thương hiệu;
b) Lồng ghép việc xây dựng thương hiệu các sản phẩm đặc trưng thế mạnh vào các chương trình, kế hoạch phát triển ngành và địa phương;
c) Hỗ trợ thành lập các Hội, Hiệp hội nghề nghiệp đủ mạnh để tổ chức xây dựng và quản lý nhãn hiệu có hiệu quả.
2. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức
a) Tổ chức tuyên truyền, tập huấn để nâng cao nhận thức cho người dân, các tổ chức sản xuất kinh doanh các sản phẩm đặc trưng thế mạnh về việc xây dựng, quản lý, phát triển nhãn hiệu và bảo vệ nhãn hiệu thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các buổi hội thảo, tập huấn;
b) Xây dựng tài liệu hướng dẫn về tạo lập, quản lý, phát triển và bảo vệ thương hiệu các sản phẩm đặc trưng thế mạnh của địa phương;
c) Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, phổ biến kiến thức về sở hữu trí tuệ nói chung và kiến thức về tạo lập, quản lý và phát triển thương hiệu nói riêng.
d) Tổ chức các cuộc hội thảo trao đổi kinh nghiệm về xây dựng và phát triển thương hiệu nói chung và các sản phẩm đặc trưng thế mạnh địa phương nói riêng.
3. Thực hiện phối hợp lồng ghép với các chương trình hiện có
a) Tổ chức lồng ghép thực hiện các nội dung kế hoạch với các chương trình hiện có về cả kinh phí, nhân lực và quản lý do các sở ngành, địa phương quản lý như: chương trình khuyến nông, chương trình khuyến công, chương trình xúc tiến thương mại, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp về khoa học và công nghệ, chương trình xây dựng nông thôn mới ... cũng như với các nội dung triển khai thực hiện các quy hoạch phát triển của ngành, sản phẩm và địa phương.
b) Tranh thủ phối hợp vào nội dung các Chương trình của Trung ương thực hiện trên địa bàn cho các nội dung, sản phẩm liên quan.
4. Tăng cường trách nhiệm của các Chủ nhãn hiệu
a) Các Chủ nhãn hiệu chủ trì phối hợp với các địa phương vùng phụ cận trong thực hiện việc quản lý và phát triển nhãn hiệu.
b) Chủ nhãn hiệu phải xây dựng và đầu tư thực hiện kế hoạch phát triển cho từng nhãn hiệu đã được thiết lập nhằm: tăng số lượng cơ sở, doanh nghiệp tham gia sử dụng, quảng bá và xúc tiến thương mại cho các sản phẩm được chứng nhận, áp dụng kỹ thuật tiến bộ, đổi mới công nghệ và quản lý nhằm nâng cao uy tín, khả năng cạnh tranh của sản phẩm, có biện pháp bảo vệ, chống xâm phạm các nhãn hiệu của mình.
c) Phối hợp với các sở ngành đào tạo, tập huấn nâng cao nhận thức về thương hiệu, phổ biến ứng dụng kỹ thuật tiến bộ, quảng bá nhãn hiệu, phát triển thị trường cho các sản phẩm mang nhãn hiệu.
1. Sở Khoa học và Công nghệ
a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, tổng hợp tình hình thực hiện và định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
b) Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn, hội thảo liên quan đến thương hiệu.
c) Thực hiện việc hỗ trợ đăng ký xác lập quyền cho các nhãn hiệu của sản phẩm đặc trưng thế mạnh của tỉnh trong nước và nước ngoài.
d) Tổ chức thực hiện các chương trình, dự án, các nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp tỉnh có liên quan đến việc nâng cao chất lượng, giá trị, khả năng cạnh tranh của sản phẩm đặc trưng thế mạnh từ nguồn ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ hàng năm.
đ) Đẩy mạnh hoạt động đổi mới công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm mang nhãn hiệu.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Tổ chức thực hiện và bố trí nguồn kinh phí sự nghiệp hàng năm của ngành để thực hiện các chương trình, quy hoạch của ngành nhằm phát triển các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng thế mạnh.
b) Xây dựng và định hướng các chính sách phát triển các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng thế mạnh của tỉnh.
c) Tổ chức, phổ biến ứng dụng các kỹ thuật nông nghiệp tiên tiến trong sản xuất để nâng cao chất lượng của các sản phẩm đặc trưng thế mạnh và quản lý chất lượng sản phẩm mang nhãn hiệu.
3. Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại và Du lịch
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành thực hiện các hoạt động quảng bá thương hiệu, công bố thương hiệu, xúc tiến thương mại, hỗ trợ mạng lưới tiêu thụ cho các sản phẩm đặc trưng thế mạnh từ nguồn kinh phí sự nghiệp hàng năm của ngành.
4. Sở Công Thương
a) Tổ chức thực hiện và bố trí nguồn kinh phí sự nghiệp hàng năm để thực hiện các chương trình, quy hoạch của ngành nhằm phát triển các sản phẩm đặc trưng thế mạnh;
b) Xây dựng và định hướng các chính sách phát triển các sản phẩm đặc trưng thế mạnh của tỉnh;
c) Thực hiện có hiệu quả chương trình khuyến công để thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến các hoạt động xây dựng và phát triển nhãn hiệu;
d) Cung cấp, hỗ trợ các thông tin có liên quan đến dự báo về thị trường mua, bán sản phẩm đặc trưng thế mạnh trong nội địa và xuất khẩu, các thông tin khác có liên quan đến các khuyến cáo cho người sản xuất, người tiêu dùng.
5. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Phối hợp với Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh bố trí ngân sách hàng năm để thực hiện Kế hoạch.
6. Sở Tài chính
Tham mưu UBND tỉnh bố trí ngân sách hàng năm để thực hiện Kế hoạch; hướng dẫn, quản lý sử dụng kinh phí theo quy định.
7. Sở Thông tin và Truyền thông
Chủ trì, phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Lâm Đồng và các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố, chủ nhãn hiệu tăng cường hoạt động tuyên truyền về Sở hữu trí tuệ; quảng bá, phát triển thương hiệu các sản phẩm đặc trưng thế mạnh của địa phương trên các phương tiện thông tin đại chúng.
8. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
a) Chọn lựa các sản phẩm đặc trưng thế mạnh của địa phương để xây dựng, phát triển thương hiệu;
b) Phối hợp các sở, ngành phát triển các sản phẩm đặc trưng thế mạnh theo quy hoạch, phục vụ phát triển kinh tế xã hội địa phương;
c) Các địa phương là chủ nhãn hiệu cần căn cứ nội dung của kế hoạch xây dựng nội dung cụ thể triển khai cho việc phát triển các nhãn hiệu đã được xây dựng và có kế hoạch phát triển cho từng nhãn hiệu cụ thể như: tăng số thành viên tham gia sử dụng nhãn hiệu; quảng bá và phát triển thị trường; tổ chức quản lý chặt chẽ; tổ chức đổi mới công nghệ, ứng dụng khoa học và công nghệ và bảo vệ nhãn hiệu;
d) Bố trí kinh phí, nguồn lực địa phương trong việc quản lý và phát triển nhãn hiệu như là đầu tư phát triển.
e) Theo dõi, quản lý và hỗ trợ các chủ nhãn hiệu tập thể trong việc quản lý, sử dụng nhãn hiệu đã được cấp quyền sử dụng tại địa phương đúng quy định.
9. Các Chủ nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể
a) Tổ chức các hoạt động quản lý cấp quyền sử dụng nhãn hiệu; kiểm tra, giám sát việc sử dụng nhãn hiệu của các tổ chức, cá nhân đã được cấp quyền sử dụng nhãn hiệu và phối hợp với các ngành để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu.
b) Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ lựa chọn các sản phẩm đặc trưng thế mạnh có giá trị kinh tế cao, có tiềm năng xuất khẩu để tiến hành lập thủ tục đăng ký xác lập quyền các nhãn hiệu tại nước ngoài.
c) Phối hợp với các ngành thực hiện các hoạt động phát triển nhãn hiệu, tuyên truyền quảng bá nhãn hiệu, phát triển thị trường.
10. Các Hiệp hội ngành nghề
Tùy theo chức năng, nhiệm vụ của mình các Hiệp hội ngành nghề tham gia thực hiện Kế hoạch; động viên hướng dẫn các thành viên tham gia nhãn hiệu, tham gia bảo vệ nhãn hiệu và giám sát các hoạt động trong việc quản lý và phát triển các nhãn hiệu.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở, ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
DANH MỤC CÁC SẢN PHẨM ĐĂNG KÝ XÁC LẬP QUYỀN NHÃN HIỆU ĐẾN NĂM 2020
STT | Tên nhãn hiệu | Loại hình nhãn hiệu | Chủ nhãn hiệu | Nội dung thực hiện | Thời gian thực hiện |
1. | Sầu riêng Đạ Huoai | Nhãn hiệu chứng nhận | UBND huyện Đạ Huoai | - Xác lập quyền. - Quản lý và cấp quyền sử dụng | Năm 2014 |
2. | Lụa Tơ tằm Bảo Lộc | Nhãn hiệu chứng nhận | UBND thành phố Bảo Lộc | - Xác lập quyền. - Quản lý sử dụng nhãn hiệu | Năm 2014 |
3. | Mác mác Đơn Dương | Nhãn hiệu chứng nhận | UBND huyện Đơn Dương | - Xác lập quyền. - Quản lý và cấp quyền sử dụng | Năm 2014 |
4. | Cà phê chè Cầu Đất | Nhãn hiệu chứng nhận | UBND thành phố Đà Lạt | - Xác lập quyền. - Quản lý và cấp quyền sử dụng | Năm 2015 |
5. | Nấm Đà Lạt | Nhãn hiệu chứng nhận | UBND thành phố Đà Lạt | - Xác lập quyền. - Quản lý và cấp quyền sử dụng | Năm 2015 |
6. | Dâu tây Đà Lạt | Nhãn hiệu chứng nhận | UBND thành phố Đà Lạt | - Xác lập quyền. - Quản lý và cấp quyền sử dụng | Năm 2016 |
7. | Bơ Di Linh | Nhãn hiệu chứng nhận | UBND huyện Di Linh | - Xác lập quyền. - Quản lý và cấp quyền sử dụng | Năm 2016 |
8. | Chè Cầu Đất Đà Lạt | Nhãn hiệu chứng nhận | UBND thành phố Đà Lạt | - Xác lập quyền. - Quản lý và cấp quyền sử dụng | Năm 2016 |
9. | Cá Lăng nha Cát Tiên | Nhãn hiệu chứng nhận | UBND huyện Cát Tiên | - Xác lập quyền. - Quản lý sử dụng nhãn hiệu | Năm 2017 |
10. | Hồng ăn trái Đà Lạt | Nhãn hiệu chứng nhận | UBND thành phố Đà Lạt | - Xác lập quyền. - Quản lý và cấp quyền sử dụng | Năm 2017 |
11. | Tơ tằm Lâm Hà | Nhãn hiệu tập thể | Hợp tác xã/Tổ hợp tác | - Xác lập quyền. - Quản lý sử dụng nhãn hiệu | Năm 2017 |
12. | Thổ cẩm Lộc Tân | Nhãn hiệu tập thể | Hợp tác xã/Tổ hợp tác | - Xác lập quyền. - Quản lý sử dụng nhãn hiệu | Năm 2018 |
13. | Thổ cẩm B Nơr C | Nhãn hiệu tập thể | Hợp tác xã/Tổ hợp tác | - Xác lập quyền. - Quản lý sử dụng nhãn hiệu | Năm 2018 |
14. | Rượu Đạ tẻh | Nhãn hiệu tập thể | Hợp tác xã/Tổ hợp tác | - Xác lập quyền. - Quản lý sử dụng nhãn hiệu | Năm 2019 |
15. | Nấm Bảo Lộc | Nhãn hiệu tập thể | Hợp tác xã/Tổ hợp tác | - Xác lập quyền. - Quản lý sử dụng nhãn hiệu | Năm 2019 |
16. | Bơ Bảo Lộc | Nhãn hiệu tập thể | Hợp tác xã/Tổ hợp tác | - Xác lập quyền. - Quản lý sử dụng nhãn hiệu | Năm 2020 |
17. | Măng cụt Bảo Lộc | Nhãn hiệu tập thể | Hợp tác xã/Tổ hợp tác | - Xác lập quyền. - Quản lý sử dụng nhãn hiệu | Năm 2020 |
DANH MỤC CÁC SẢN PHẨM CỦA TỈNH ĐÃ THỰC HIỆN ĐĂNG KÝ XÁC LẬP QUYỀN NHÃN HIỆU NĂM 2014
STT | Tên nhãn hiệu | Loại hình nhãn hiệu | Chủ nhãn hiệu | Công việc thực hiện | Thời gian thực hiện |
1 | Rau Đà Lạt | Nhãn hiệu chứng nhận | UBND thành phố Đà Lạt | - Cấp quyền sử dụng nhãn hiệu. - Đào tạo, tập huấn. - Tuyên truyền quảng bá, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường. - Đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài. - Tổ chức sản xuất. | 2014 - 2020 |
2 | Hoa Đà Lạt | Nhãn hiệu chứng nhận | UBND thành phố Đà Lạt | - Cấp quyền sử dụng nhãn hiệu. - Đào tạo, tập huấn. - Tuyên truyền quảng bá, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường. - Đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài. - Tổ chức sản xuất. | 2014 - 2020 |
3 | Trà B’Lao | Nhãn hiệu chứng nhận | UBND thành phố Bảo Lộc | - Cấp quyền sử dụng nhãn hiệu. - Đào tạo, tập huấn. - Tuyên truyền quảng bá, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường. - Đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài. - Tổ chức sản xuất. | 2014 - 2020 |
4 | Dứa Cayenne Đơn Dương | Nhãn hiệu chứng nhận | UBND huyện Đơn Dương | - Cấp quyền sử dụng nhãn hiệu. - Đào tạo, tập huấn. - Tuyên truyền quảng bá, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường. - Tổ chức sản xuất. | 2014 - 2020 |
5 | Cà phê Di Linh | Nhãn hiệu chứng nhận | UBND huyện Di Linh | - Cấp quyền sử dụng nhãn hiệu. - Đào tạo, tập huấn. - Tuyên truyền quảng bá, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường. - Đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài. - Tổ chức sản xuất. | 2014 - 2020 |
6 | Cà phê Arabica Lang Biang | Nhãn hiệu chứng nhận | UBND huyện Lạc Dương | - Cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu. - Cấp quyền sử dụng nhãn hiệu. - Đào tạo, tập huấn. - Tuyên truyền quảng bá, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường. - Đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài. - Tổ chức sản xuất. | 2014 - 2020 |
7 | Lúa, gạo Cát Tiên | Nhãn hiệu tập thể | UBND huyện Cát Tiên | - Cấp quyền sử dụng nhãn hiệu. - Đào tạo, tập huấn. - Tuyên truyền quảng bá, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường. - Tổ chức sản xuất. | 2014 - 2020 |
8 | Diệp hạ châu Cát Tiên | Nhãn hiệu chứng nhận | UBND huyện Cát Tiên | - Cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu . - Cấp quyền sử dụng nhãn hiệu. - Đào tạo, tập huấn. - Tuyên truyền quảng bá, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường. - Tổ chức sản xuất. | 2014 - 2020 |
9 | Cồng chiêng Langbiang | Nhãn hiệu tập thể | Câu lạc bộ Cồng chiêng Langbian | - Cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu. - Quản lý sử dụng nhãn hiệu. - Đào tạo, tập huấn. - Tuyên truyền quảng bá. - Duy trì và phát triển hoạt động tổ chức. | 2014 - 2020 |
10 | Rượu cần Langbiang | Nhãn hiệu tập thể | Tổ hợp tác sản xuất và kinh doanh Rượu cần Langbiang | - Quản lý sử dụng nhãn hiệu. - Đào tạo, tập huấn. - Tuyên truyền quảng bá, mở rộng thị trường. - Duy trì và phát triển chất lượng và hoạt động. | 2014 - 2020 |
11 | Chuối Laba | Nhãn hiệu tập thể | Chi hội sản xuất và kinh doanh Chuối La Ba | - Quản lý sử dụng nhãn hiệu. - Đào tạo, tập huấn. - Tuyên truyền quảng bá, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường. - Đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài. - Tổ chức sản xuất. | 2014 - 2020 |
13 | Mây, tre đan Mađaguil | Nhãn hiệu tập thể | Tổ hợp tác sản xuất và kinh doanh Mây, tre đan Mađaguil | - Cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu. - Quản lý sử dụng nhãn hiệu. - Đào tạo, tập huấn. - Tuyên truyền quảng bá, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường. - Đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài. - Tổ chức sản xuất. | 2014 - 2020 |
13 | Cá nước lạnh Đà Lạt | Nhãn hiệu tập thể | Hiệp hội cá nước lạnh Lâm Đồng | - Quản lý sử dụng nhãn hiệu. - Đào tạo, tập huấn. - Tuyên truyền quảng bá, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường. - Tổ chức sản xuất. | 2014 - 2020 |
14 | Rượu cát quế Bảo Lâm | Nhãn hiệu tập thể | Hợp tác xã/Tổ hợp tác | - Cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu. - Quản lý sử dụng nhãn hiệu. - Đào tạo, tập huấn. - Tuyên truyền quảng bá, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường. - Tổ chức sản xuất. | 2014 - 2020 |
15 | Bánh tráng Lạc Lâm | Nhãn hiệu tập thể | Tổ hợp tác sản xuất bánh tráng Lạc Lâm | - Quản lý sử dụng nhãn hiệu. - Đào tạo, tập huấn. - Tuyên truyền quảng bá, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường. - Tổ chức sản xuất. | 2014 - 2020 |
16 | Nấm Đơn Dương | Nhãn hiệu tập thể | Tổ hợp tác sản xuất | - Quản lý sử dụng nhãn hiệu. - Đào tạo, tập huấn. - Tuyên truyền quảng bá, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường. - Tổ chức sản xuất. | 2014 - 2020 |
- 1Quyết định 282/2014/QĐ-UBND sửa đổi Quy chế hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh kèm theo Quyết định 74/2009/QĐ-UBND
- 2Quyết định 1300/QĐ-UBND năm 2014 thay đổi đối tượng thụ hưởng tại Đề án hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2013-2015
- 3Quyết định 2025/QĐ-UBND năm 2014 về Đề án xây dựng, phát triển và quảng bá thương hiệu đối với sản phẩm, hàng hóa đặc sản của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2014-2020
- 4Quyết định 2375/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu tư vấn lập Quy hoạch chế biến rượu, nước trái cây đặc trưng tỉnh Lâm Đồng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030
- 5Quyết định 2468/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Đề án Tìm kiếm thị trường tiêu thụ nội địa và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm hàng hóa của Cao Bằng đặc biệt là sản phẩm từ lĩnh vực nông, lâm nghiệp giai đoạn 2017-2020
- 6Chỉ thị 21/CT-UBND năm 2021 về tăng cường công tác quản lý, duy trì và phát triển thương hiệu các sản phẩm chủ lực của tỉnh trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 1Luật Sở hữu trí tuệ 2005
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009
- 4Quyết định 282/2014/QĐ-UBND sửa đổi Quy chế hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh kèm theo Quyết định 74/2009/QĐ-UBND
- 5Quyết định 1300/QĐ-UBND năm 2014 thay đổi đối tượng thụ hưởng tại Đề án hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2013-2015
- 6Quyết định 2025/QĐ-UBND năm 2014 về Đề án xây dựng, phát triển và quảng bá thương hiệu đối với sản phẩm, hàng hóa đặc sản của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2014-2020
- 7Quyết định 2375/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu tư vấn lập Quy hoạch chế biến rượu, nước trái cây đặc trưng tỉnh Lâm Đồng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030
- 8Quyết định 2468/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Đề án Tìm kiếm thị trường tiêu thụ nội địa và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm hàng hóa của Cao Bằng đặc biệt là sản phẩm từ lĩnh vực nông, lâm nghiệp giai đoạn 2017-2020
- 9Chỉ thị 21/CT-UBND năm 2021 về tăng cường công tác quản lý, duy trì và phát triển thương hiệu các sản phẩm chủ lực của tỉnh trên địa bàn tỉnh Sơn La
Quyết định 2556/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Kế hoạch phát triển thương hiệu các sản phẩm đặc trưng thế mạnh tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020
- Số hiệu: 2556/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 25/11/2014
- Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng
- Người ký: Trần Ngọc Liêm
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra