Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2025/QĐ-UBND | Bà Rịa-Vũng Tàu, ngày 23 tháng 9 năm 2014 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Khoa học và công nghệ ngày 18 tháng 6 năm 2013;
Căn cứ Luật Sở hữu trí tuệ ngày 29 tháng 11 năm 2005, được sửa đổi bổ sung theo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ ngày 19 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Kế hoạch hành động số 83/KH-TU ngày 09 tháng 12 năm 2013 của Tỉnh ủy Bà Rịa-Vũng Tàu về việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tại Tờ trình số 61/TTr-SKHCN ngày 16 tháng 9 năm 2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này đề án xây dựng, phát triển và quảng bá thương hiệu đối với các sản phẩm, hàng hóa đặc sản của tình Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2014-2020.
Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Công thương, Thông tin và Truyền thông, Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Liên Minh các Hợp tác xã, Báo Bà Rịa - Vũng Tàu, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
| KT.CHỦ TỊCH |
XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN VÀ QUẢNG BÁ THƯƠNG HIỆU ĐỐI VỚI CÁC SẢN PHẨM, HÀNG HÓA ĐẶC SẢN CỦA TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU GIAI ĐOẠN 2014-2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2025/QĐ-UBND ngày 23 tháng 9 năm 2014 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)
I. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH XÂY DỰNG CÁC THƯƠNG HIỆU SẢN PHẨM, HÀNG HÓA ĐẶC SẢN CỦA TỈNH
Trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hiện có khoảng 10 nghề truyền thống, trong đó nghề bánh tráng An Ngãi và bún Long Kiên đã được công nhận nghề truyền thống. Ngoài các sản phẩm của làng nghề, sản phẩm nông nghiệp của tỉnh cũng khá đa dạng, với hơn 8.600 ha diện tích trồng cây ăn trái, trong đó có nhiều loại nông sản có “tiếng” như nhãn xuồng cơm vàng, mãng cầu ta, bưởi da xanh Sông Xoài,...về ẩm thực, một số món ăn đã đi vào tiềm thức không chỉ người dân tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu mà còn được nhiều du khách khi ghé thăm thưởng thức như bánh khọt Vũng Tàu, bánh canh Long Hương, bánh hỏi An Nhứt...
Tuy nhiên, hiện nay hầu hết các sản phẩm truyền thống, sản phẩm nông nghiệp vẫn chưa được đăng ký chỉ dẫn địa lý, bảo hộ nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận. Một số làng nghề, nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh còn phát triển theo hình thức tự phát, quy mô nhỏ lẻ, chủ yếu theo hộ gia đình, chưa được tập hợp, quản lý và duy trì phát triển; nguồn giống cây trồng, vật nuôi có lúc, có nơi thiếu sự kiểm soát và định hướng, công nghệ thu hoạch, chế biến, bảo quản sau thu hoạch còn thủ công thô sơ; ứng dụng khoa học trong sản xuất và chế biến nông sản chưa nhiều dẫn đến chất lượng thiếu đồng nhất, thiếu ổn định. Điều này sẽ ảnh hưởng đến uy tín của sản phẩm, dẫn đến thương hiệu đặc sản của địa phương khó bền vững.
Trong thời gian qua, Bà Rịa - Vũng Tàu đã xây dựng thành công thương hiệu cho nhãn hiệu tập thể “Nhãn xuồng cơm vàng Bà Rịa - Vũng Tàu”, “Mãng cầu ta Bà Rịa - Vũng Tàu”, nhãn hiệu chứng nhận “Muối Bà Rịa”, một số các nông sản khác đang trong quá trình xây dựng dự án, cụ thể là:
Stt | Tên sản phẩm | Hình thức xây dựng thương hiệu | Tình trạng bảo hộ | Đơn vị chủ sở hữu/ Đơn vị chủ trì | |||
1. | Nhãn xuồng cơm vàng Bà Rịa - Vũng Tàu | Nhãn hiệu tập thể | Đã cấp văn bằng (đang triển khai dự án bảo hộ chỉ dẫn địa lý) | Chi cục Phát triển nông thôn | |||
2. | Mãng cầu ta Bà Rịa-Vũng Tàu | Nhãn hiệu tập thể | Đã cấp văn bằng (đang triển khai dự án bảo hộ chỉ dẫn địa lý) | Chi cục Phát triển nông thôn | |||
3. | Muối Bà Rịa | Nhãn hiệu chứng nhận | Đã cấp văn bằng | Chi cục Phát triển nông thôn |
| ||
4. | Hồ tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu | Nhãn hiệu chứng nhận | Đang chờ cấp văn bằng (đang triển khai dự án bảo hộ chỉ dẫn địa lý) | Chi cục Phát triển nông thôn |
| ||
5. | Bánh khọt Vũng Tàu | Nhãn hiệu tập thể | Đang xây dựng | Sở Khoa học và Công nghệ |
| ||
6. | Bún Long Kiên | Nhãn hiệu chứng nhận | Đang xây dựng dự án | Chi cục Phát triển nông thôn |
| ||
7. | Bánh tráng An Ngãi | Nhãn hiệu chứng nhận | Đang xây dựng dự án | Chi cục Phát triển nông thôn |
| ||
8. | Hào Long Sơn | Nhãn hiệu chứng nhận | Đang xây dựng dự án | Chi cục Phát triển nông thôn |
| ||
Thực tế cho thấy, việc xây dựng thương hiệu cùng với chất lượng sản phẩm được đảm bảo đã góp phần đưa nhãn xuồng cơm vàng, mãng cầu ta có chỗ đứng trên thị trường trong môi trường cạnh tranh có rất nhiều sản phẩm nhập ngoại cũng như của các tỉnh, thành khác. Khi đã có thương hiệu và chỗ đứng trên thị trường, người trồng nhãn xuồng cơm vàng, mãng cầu ta trên địa bàn tỉnh sẽ thu lợi lớn khi bán cây giống, đồng thời việc xây dựng thành công thương hiệu sẽ giúp nhân dân trong vùng tập trung mở rộng diện tích, đầu tư nhân lực vào sản xuất sạch, nhằm tạo ra sản phẩm hàng hóa chất lượng và hiệu quả, mở ra hướng phát triển kinh tế hàng hóa mũi nhọn của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
II. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU ĐỐI VỚI CÁC SẢN PHẨM, HÀNG HÓA ĐẶC SẢN CỦA TỈNH
Đặc sản địa phương cũng là các sản phẩm hàng hóa và do vậy, cũng chịu ảnh hưởng bởi các quy luật cạnh tranh và cung cầu. Muốn tồn tại và phát triển được thì hàng hóa đặc sản địa phương cần phải được tạo lập bảo tồn, nâng cao giá trị trên thị trường, và không cách nào khác hơn là xây dựng thương hiệu. Hiện nay, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ngày càng trở nên quan trọng trong việc thúc đẩy sự sáng tạo, phát triển nền kinh tế, xã hội, văn hóa và trở thành điều kiện tiên quyết trong hội nhập quốc tế của mỗi quốc gia, mỗi địa phương. Nhận thấy tầm quan trọng và giá trị thương hiệu của sản phẩm, lãnh đạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã chủ trương chỉ đạo tăng cường hơn nữa việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cũng như xây dựng, phát triển và quảng bá thương hiệu các sản phẩm, hàng hóa đặc sản của tỉnh. Đây là việc làm cần thiết, không những đem lại nguồn lợi lớn về kinh tế, mà còn góp phần duy trì, bảo vệ danh tiếng đối với hàng hóa, sản phẩm đặc sản của địa phương.
Việc đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu cho các sản phẩm đặc sản không chỉ đem lại nguồn lợi lớn về kinh tế cho người dân ở địa phương, mà còn bảo vệ danh tiếng của sản phẩm, tránh bị lạm dụng hoặc giả mạo, giúp người tiêu dùng nhận biết và lựa chọn đúng sản phẩm; từ đó khuyến khích sản xuất phát triển, doanh thu tăng lên, giải quyết việc làm, duy trì giá trị truyền thống của các làng nghề, đời sống người dân được ổn định, phát triển du lịch địa phương. Tuy nhiên, để có thể duy trì những thuận lợi này đòi hỏi cần có sự tham gia tích cực từ các tổ chức như các tổ chức hội nghề nghiệp, hiệp hội và các cơ quan quản lý tại địa phương, phải làm sao để cho người dân hiểu được vai trò quan trọng của việc xây dựng thương hiệu, đăng ký nhãn hiệu; đồng thời, chính họ phải được nâng cao kiến thức về nông nghiệp nông thôn, về quy trình canh tác, chọn giống, bảo quản, tiếp thị sản phẩm, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Vì vậy, để các sản phẩm của làng nghề truyền thống, các sản phẩm đặc sản đến được với đông đảo người tiêu dùng, không chỉ với người địa phương mà cả với du khách trong và ngoài nước, ngoài sự chỉ đạo, quan tâm của lãnh đạo các cấp, các ngành, thì việc xây dựng đề án phát triển và quảng bá thương hiệu các sản phẩm, hàng hóa đặc sản của tỉnh là yêu cầu cấp bách để góp phần phát triển sản xuất, nâng cao giá trị các sản phẩm đặc sản nhằm chống lại các hành vi sử dụng địa danh gây tổn hại đến danh tiếng, uy tín vốn có của sản phẩm và để duy trì thị trường đã có, phát triển thị trường mới cho sản phẩm, từ đó góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa của tỉnh.
1. Mục tiêu
Nâng cao nhận thức cho các cá nhân, tổ chức về sở hữu trí tuệ, tạo dựng quản lý và phát triển thương hiệu bao gồm chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể nhằm phát triển sản xuất, kinh doanh đối với sản phẩm, hàng hóa đặc sản của tỉnh.
Tập trung xác lập, khai thác, quản lý, bảo vệ và phát triển quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý; hình thành các thương hiệu sản phẩm, hàng hóa đặc sản của tỉnh có khả năng cạnh tranh cao, bảo đảm chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của thị trường trong và ngoài nước, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Đến năm 2020, về cơ bản hầu hết các sản phẩm, hàng hóa đặc sản của tỉnh được xây dựng và phát triển thương hiệu.
2. Nội dung thực hiện
a) Xác lập quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm đặc sản tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- Xây dựng quy hoạch vùng sản xuất, vùng nguyên liệu mang nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý;
- Xác định phạm vi địa lý bảo hộ của sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý;
- Phân tích các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm và xây dựng tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý;
- Phân tích, đánh giá chất lượng đặc thù của sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý;
- Xác định mối liên hệ giữa đặc thù của chất lượng sản phẩm với các điều kiện tự nhiên, con người vùng sản xuất sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý;
- Xây dựng cơ sở khoa học và các tài liệu, hồ sơ cần thiết để xác lập quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý.
b) Quản lý, khai thác và phát triển quyền sở hữu trí tuệ của nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm đặc sản.
- Xây dựng các quy trình khai thác, chế biến và bảo quản sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý;
- Xây dựng và tổ chức áp dụng mô hình quản lý, khai thác nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý; xây dựng hệ thống văn bản làm cơ sở cho công tác quản lý; xây dựng và vận hành quy trình, quy định, tiêu chuẩn;
- Tổ chức đào tạo, tập huấn về mô hình quản lý, các công cụ quản lý;
- Áp dụng các kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ mới để quản lý, nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm được bảo hộ nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý;
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức về sở hữu trí tuệ trên các phương tiện thông tin đại chúng; xây dựng tài liệu hướng dẫn xây dựng, quản lý, phát triển và bảo vệ thương hiệu các sản phẩm đặc sản của địa phương;
- Tổ chức các buổi hội thảo, các lớp tập huấn về tạo lập, quản lý và phát triển thương hiệu tại các địa bàn vùng sản xuất kinh doanh sản phẩm đặc sản.
c) Đẩy mạnh hoạt động quảng bá và xúc tiến thương mại cho các sản phẩm đặc sản
- Xây dựng các phương tiện, công cụ nhằm quảng bá, phát triển thương hiệu các sản phẩm đặc sản của tỉnh cho các tổ chức sử dụng, quản lý, khai thác nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý;
- Nghiên cứu thị trường, ngành hàng và hỗ trợ phát triển hoạt động quảng bá, tham gia các hội chợ, triển lãm;
- Giới thiệu và bán các đặc sản tại các địa phương trong tỉnh và tại một số tỉnh, thành phố trong cả nước.
3. Danh mục các sản phẩm, hàng hóa đặc sản của tỉnh để xây dựng, phát triển và quảng bá thương hiệu
- Nhãn hiệu tập thể: 12 sản phẩm.
- Nhãn hiệu chứng nhận: 02 sản phẩm.
- Chỉ dẫn địa lý: 01 sản phẩm.
Stt | Tên sản phẩm, hàng hóa đặc sản để thực hiện dự án xây dựng, phát triển và quảng bá thương hiệu | Cơ quan chủ trì quản lý triển khai thực hiện | Thời gian thực hiện | |
I | Nhãn hiệu tập thể |
|
| |
1 | Thanh long Bông Trang | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | 2014-2017 | |
2 | Bưởi da xanh Sông Xoài | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | 2014-2017 | |
3 | Quýt đường Xuyên Mộc | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | 2014-2017 | |
4 | Chả cá Phước Hải | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | 2014-2017 | |
5 | Bánh hỏi An Nhứt | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | 2017-2020 | |
6 | Măm Ruốc Bà Rịa - Vũng Tàu | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | 2017-2020 | |
7 | Bánh canh Long Hương | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | 2017-2020 | |
8 | Bánh tét bắp Đất Đỏ | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | 2017-2020 | |
9 | Mắm bằm Hòa Long | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | 2017-2020 | |
10 | Rượu Hòa Long | Sở Khoa học và Công nghệ | 2014-2017 | |
11 | Cá Chỉ vàng Vũng Tàu | Sở Khoa học và Công nghệ | 2014-2017 | |
12 | Sò ốc Mỹ nghệ Vũng Tàu | Sở Khoa học và Công nghệ | 2014-2017 | |
II | Nhãn hiệu chứng nhận |
|
| |
13 | Cá thu một nắng Côn Đảo | Sở Khoa học và Công nghệ | 2014-2017 | |
14 | Mực một nắng Côn Đảo | Sở Khoa học và Công nghệ | 2014-2017 | |
III | Chỉ dẫn địa lý |
|
| |
15 | Muối Bà Rịa | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | 2014-2017 | |
4. Nguồn kinh phí
- Các dự án do Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện: bố trí từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ hàng năm do Sở Khoa học và Công nghệ làm đầu mối quản lý.
- Các dự án do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện: bố trí trong kinh phí chương trình dự án của tỉnh hàng năm.
1. Sở Khoa học và Công nghệ
- Đối với danh mục sản phẩm, hàng hóa được giao chủ trì quản lý triển khai dự án xây dựng, phát triển và quảng bá thương hiệu: chịu trách nhiệm triển khai thực hiện các nội dung công việc (tổ chức tuyển chọn đơn vị tư vấn thực hiện dự án, thẩm định kinh phí, hợp đồng thực hiện,...) theo quy định hiện hành về quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước;
- Xây dựng kế hoạch và kinh phí thực hiện dự án, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt;
- Thực hiện lập dự toán, quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí theo quy định hiện hành.
- Hỗ trợ các tổ chức sử dụng nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý ứng dụng công nghệ và các tiêu chuẩn tiên tiến trong sản xuất, kinh doanh;
- Theo dõi, kiểm tra, tổng hợp tình hình, kết quả thực hiện đề án và định kỳ hàng năm báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh;
- Tổng hợp, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh, bổ sung danh mục sản phẩm, hàng hóa đặc sản cần xây dựng thương hiệu.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Đối với danh mục sản phẩm, hàng hóa được giao chủ trì quản lý triển khai dự án xây dựng, phát triển và quảng bá thương hiệu: xây dựng kế hoạch và kinh phí thực hiện dự án trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện dự án theo quy định;
- Thực hiện lập dự toán, quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí theo quy định hiện hành;
- Gắn kết quy hoạch phát triển nghề và làng nghề với quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu, vùng sản xuất cho các sản phẩm, hàng hóa đặc sản và quy hoạch xây dựng nông thôn mới;
- Xây dựng tài liệu, tập huấn hướng dẫn kỹ thuật và hỗ trợ áp dụng tiêu chuẩn, công nghệ tiên tiến trong sản xuất, thu hoạch, bảo quản đặc sản của địa phương;
- Hỗ trợ thành lập các Hội, Hiệp hội nghề nghiệp để tổ chức xây dựng và quản lý thương hiệu có hiệu quả;
- Hàng năm báo cáo kết quả thực hiện và kịp thời đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh, bổ sung danh mục sản phẩm, hàng hóa đặc sản cần xây dựng thương hiệu.
3. Sở Tài chính
Trên cơ sở các dự án đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, Sở Tài chính tổng hợp bố trí dự toán kinh phí ngân sách hàng năm báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh giao dự toán cho Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
4. Sở Công thương
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố xây dựng và triển khai Kế hoạch nhằm tăng cường, đẩy mạnh hoạt động quảng bá thương hiệu cho các sản phẩm, hàng hóa đặc sản; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại trong và ngoài nước, hỗ trợ mạng lưới tiêu thụ cho các sản phẩm đặc sản;
- Kịp thời đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh, bổ sung danh mục sản phẩm, hàng hóa đặc sản cần xây dựng thương hiệu.
5. Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Đài Phát thanh và Truyền hình, Báo Bà Rịa - Vũng Tàu
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố xây dựng và triển khai Kế hoạch nhằm tăng cường, đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền về sở hữu trí tuệ; quảng bá, phát triển thương hiệu các sản phẩm, hàng hóa đặc sản của tỉnh trên các phương tiện thông tin đại chúng.
6. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Phối hợp thực hiện quy hoạch vùng sản xuất, vùng nguyên liệu phù hợp với quy hoạch tổng thể của địa phương;
- Hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm, hàng hóa đặc sản theo quy mô của địa phương;
- Phối hợp với các ngành trong việc gắn kết với xây dựng làng nghề, làng nghề truyền thống để phát huy thương hiệu của các sản phẩm đặc sản;
- Hỗ trợ, phối hợp tổ chức, thành lập các hội nghề nghiệp, tổ hợp tác để đăng ký và quản lý các nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm đặc sản;
- Kịp thời đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh, bổ sung danh mục sản phẩm, hàng hóa đặc sản cần xây dựng thương hiệu.
7. Liên minh các hợp tác xã
- Phối hợp với các địa phương hình thành các tổ chức kinh tế hợp tác và các hợp tác xã, củng cố nâng cao chất lượng các hợp tác xã đang hoạt động để tham gia đề án đạt kết quả;
- Kịp thời đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh, bổ sung danh mục sản phẩm, hàng hóa đặc sản cần xây dựng thương hiệu.
8. Các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội
- Tích cực tham gia tuyên truyền, phối hợp thực hiện và kiểm tra, giám sát đề án;
- Kịp thời đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh, bổ sung danh mục sản phẩm, hàng hóa đặc sản cần xây dựng thương hiệu./.
| KT.CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 74/2009/QĐ-UBND ban hành Quy chế hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh do Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh ban hành
- 2Quyết định 1746/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Chiến lược phát triển thương hiệu đặc sản tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020
- 3Nghị quyết 17/2007/NQ-HĐND quy định về mặt hàng, địa bàn, đối tượng, mức hỗ trợ, đơn vị cung ứng mặt hàng chính sách và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa được sản xuất tại địa phương giai đoạn 2008-2010 do tỉnh Hà Giang ban hành
- 4Nghị quyết 34/NQ-HĐND năm 2010 bãi bỏ Nghị quyết 17/2007/HĐND và 21/2008/NQ-HĐND quy định mặt hàng, địa bàn, đối tượng, mức hỗ trợ, đơn vị cung ứng các mặt hàng chính sách và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa được sản xuất tại địa phương giai đoạn 2008 - 2010 do tỉnh Hà Giang ban hành
- 5Quyết định 1490/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt dự án xây dựng và quảng bá thương hiệu Hồ tiêu tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2 và 3
- 6Quyết định 1300/QĐ-UBND năm 2014 thay đổi đối tượng thụ hưởng tại Đề án hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2013-2015
- 7Quyết định 2556/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Kế hoạch phát triển thương hiệu các sản phẩm đặc trưng thế mạnh tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020
- 8Kế hoạch 86/KH-UBND thực hiện Chiến lược phát triển thương hiệu đặc sản Thừa Thiên Huế năm 2017
- 9Kế hoạch 5117/KH-UBND năm 2017 về hành động phát triển và quảng bá thương hiệu “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành” giai đoạn 2017-2020 do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 10Quyết định 134/QĐ-UBND năm 2018 về Đề án xây dựng, quản lý và quảng bá thương hiệu cho một số sản phẩm nông nghiệp và làng nghề tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2018-2020
- 11Kế hoạch 2074/KH-UBND năm 2018 thực hiện Đề án: Tìm kiếm thị trường tiêu thụ nội địa và xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm hàng hóa của Cao Bằng đặc biệt là sản phẩm từ lĩnh vực nông lâm nghiệp giai đoạn 2017-2020
- 12Kế hoạch 08/KH-UBND năm 2021 về phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm đặc sản tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025
- 1Luật Sở hữu trí tuệ 2005
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009
- 4Quyết định 74/2009/QĐ-UBND ban hành Quy chế hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh do Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh ban hành
- 5Luật khoa học và công nghệ năm 2013
- 6Quyết định 1746/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Chiến lược phát triển thương hiệu đặc sản tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020
- 7Nghị quyết 17/2007/NQ-HĐND quy định về mặt hàng, địa bàn, đối tượng, mức hỗ trợ, đơn vị cung ứng mặt hàng chính sách và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa được sản xuất tại địa phương giai đoạn 2008-2010 do tỉnh Hà Giang ban hành
- 8Nghị quyết 34/NQ-HĐND năm 2010 bãi bỏ Nghị quyết 17/2007/HĐND và 21/2008/NQ-HĐND quy định mặt hàng, địa bàn, đối tượng, mức hỗ trợ, đơn vị cung ứng các mặt hàng chính sách và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa được sản xuất tại địa phương giai đoạn 2008 - 2010 do tỉnh Hà Giang ban hành
- 9Quyết định 1490/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt dự án xây dựng và quảng bá thương hiệu Hồ tiêu tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2 và 3
- 10Quyết định 1300/QĐ-UBND năm 2014 thay đổi đối tượng thụ hưởng tại Đề án hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2013-2015
- 11Quyết định 2556/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Kế hoạch phát triển thương hiệu các sản phẩm đặc trưng thế mạnh tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020
- 12Kế hoạch 86/KH-UBND thực hiện Chiến lược phát triển thương hiệu đặc sản Thừa Thiên Huế năm 2017
- 13Kế hoạch 5117/KH-UBND năm 2017 về hành động phát triển và quảng bá thương hiệu “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành” giai đoạn 2017-2020 do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 14Quyết định 134/QĐ-UBND năm 2018 về Đề án xây dựng, quản lý và quảng bá thương hiệu cho một số sản phẩm nông nghiệp và làng nghề tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2018-2020
- 15Kế hoạch 2074/KH-UBND năm 2018 thực hiện Đề án: Tìm kiếm thị trường tiêu thụ nội địa và xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm hàng hóa của Cao Bằng đặc biệt là sản phẩm từ lĩnh vực nông lâm nghiệp giai đoạn 2017-2020
- 16Kế hoạch 08/KH-UBND năm 2021 về phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm đặc sản tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025
Quyết định 2025/QĐ-UBND năm 2014 về Đề án xây dựng, phát triển và quảng bá thương hiệu đối với sản phẩm, hàng hóa đặc sản của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2014-2020
- Số hiệu: 2025/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 23/09/2014
- Nơi ban hành: Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- Người ký: Lê Thanh Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra