Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2468/QĐ-UBND | Cao Bằng, ngày 21 tháng 12 năm 2017 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 23/QĐ-TTg ngày 6 tháng 01 năm 2010 của chính phủ về phê duyệt đề án phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010-2015 và định hướng đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn; Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;
Căn cứ Chương trình số 08-CTr/TU ngày 29/4/2016 của Tỉnh ủy Cao Bằng về Tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Nghị quyết số 58/2016/NQ-HĐND ngày 05/8/2016 của HĐND tỉnh ban hành chính sách đặc thù hỗ trợ doanh nghiệp, HTX đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng;
Căn cứ kết luận cuộc họp Thường trực Tỉnh ủy Cao Bằng tại Thông báo số 243-TB/TU ngày 01 tháng 12 năm 2017;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương,
QUYẾT ĐỊNH:
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
TÌM KIẾM THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ NỘI ĐỊA VÀ XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CHO CÁC SẢN PHẨM HÀNG HÓA CỦA CAO BẰNG ĐẶC BIỆT LÀ CÁC SẢN PHẨM TỪ LĨNH VỰC NÔNG, LÂM NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2017-2020
(Kèm theo Quyết định số 2468/QĐ-UBND ngày 21/12/2017 của UBND tỉnh)
THỰC TRẠNG VÀ SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Cao Bằng là tỉnh miền núi, vùng cao, biên giới, là tỉnh có đường biên giới tiếp giáp với Trung Quốc dài nhất cả nước. Diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh là trên 6.703km2, trong đó diện tích đất nông nghiệp 109.330 ha. Hiện nay, việc sản xuất tiêu thụ và xây dựng thương hiệu các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh còn một số hạn chế như: số lượng và chất lượng hàng hóa chưa ổn định, sản lượng thiếu trong khi nhu cầu tiêu thụ ở trong tỉnh và các tỉnh lân cận cao. Về hạ tầng cơ sở nhất là đường giao thông còn khó khăn, hình thức, mẫu mã sản phẩm kém hấp dẫn khó cạnh tranh được với hàng trong nước cùng chủng loại; Chưa xác định được các mặt hàng nông sản mang tính đặc trưng của tỉnh để ưu tiên đầu tư và phát triển mạnh thị trường tiêu thụ; Chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa người sản xuất và doanh nghiệp, hợp tác xã. Về xây dựng thương hiệu nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm nông nghiệp còn rất hạn chế.
Những năm qua, Nhà nước đã hỗ trợ các nguồn vốn đầu tư cho các dự án phát triển các sản phẩm chủ lực của tỉnh trong giai đoạn từ năm 2011-2015 là khoảng 60 tỷ đồng cho sản xuất hàng hóa của một số sản phẩm chủ lực như: Trúc sào, thuốc lá, phát triển đàn bò, tinh bột sắn, mía đường thông qua các nguồn vốn như: Chương trình 30a, chương trình phát triển và bảo vệ rừng, chương trình khoa học...nhưng hiệu quả mang lại chưa cao.
Tính đến năm 2017 một số sản phẩm được đầu tư, phát triển khá hiệu quả và thị trường tiêu thụ ổn định, đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh như:
- Lạp sườn: Theo thống kê trên địa bàn thành phố có khoảng 10 cơ sở chế biến với năng suất hằng năm đạt gần 500 tấn;
- Miến dong: Phát triển tập trung tại 02 huyện Nguyên Bình, Hòa An và Thành phố Cao Bằng với năng suất bình quân hằng năm đạt trên 1.000 tấn;
- Các sản phẩm gạo nếp ong của huyện Trùng Khánh, nếp Hương của huyện Bảo Lạc, nếp pì pất của huyện Hòa An cũng đang được khôi phục và phát triển bởi Liên Hiệp Hội khoa học tỉnh phối hợp với Văn phòng Điều phối chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới và Công ty TNHH Công nghệ sinh học Ngân Hà. Năm 2017 huyện Trùng Khánh đã sản xuất 200 ha nếp ong với sản lượng khoảng 800 tấn, Nếp hương Xuân Trường huyện Bảo Lạc diện tích gần 30 ha, sản lượng trên 100 tấn, nếp pì pất được sản xuất tại Vĩnh Quang, Hưng Đạo thành phố Cao Bằng và Đức Long huyện Hòa An với diện tích trên 80 ha sản lượng 300 tấn. Tổng sản lượng cả ba loại gạo khoảng 1.200 tấn, giá bán từ 18.000 đồng-20.000 đồng/kg.
- Quả Lê Cao Bằng: Theo kết quả điều tra của đề tài nghiên cứu “khai thác và phát triển bền vững nguồn gen lê Đông Khê, Nguyên Bình và Bảo Lạc” của Trung tâm nghiên cứu thuộc Viện nghiên cứu rau quả Gia Lâm Hà Nội. Diện tích lê toàn tỉnh 131,81 ha, trong đó 82,24 ha đang thu hoạch, năng suất trung bình 3,81 tấn/ha, sản lượng khoảng 260 tấn, giá bán từ 60.000 đến 150.000 đồng/kg thu nhập trên 12 tỷ đồng/năm;
- Sản phẩm Thạch đen: Sản phẩm thạch đen được chế biến từ cây thạch đen trồng tại 5 xã của huyện Thạch An với diện tích 300ha, sản lượng khoảng 1.800 tấn lá thạch/năm, giá bán khoảng 20.000-26.000 đồng/kg cây thạch. Hiện nay, sản phẩm thạch đen đã có mặt trên thị trường trong tỉnh và siêu thị các tỉnh thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, ngày càng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
- Sản Phẩm Rau: Theo số liệu thống kê năm 2016, tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp tỉnh Cao Bằng 109.330 ha; trong đó diện tích sản xuất rau, đậu các loại 4.452 ha, bằng 4% so với diện tích đất nông nghiệp; tập trung chủ yếu ở vụ Đông và Đông - Xuân, năng suất rau bình quân đạt 10-15 tấn/ha/vụ, sản lượng rau ước đạt 80.000 tấn/năm, phân bố ở 13 huyện và thành phố, đáp ứng được khoảng 55-60% nhu cầu tiêu dùng, còn lại là rau được vận chuyển từ các địa phương khác và Trung Quốc.
- Sản phẩm Lâm sản: Theo kết quả kiểm kê rừng tỉnh Cao Bằng được phê duyệt tại Quyết định số 349/QĐ-UBND ngày 21/3/2016 thì diện tích một số loài cây hiện nay đang có như cây Hồi 2.342,06 ha tại các huyện Thạch An, Trà Lĩnh, Bảo Lạc, sản lượng khoảng 3.000 tấn, giá bán bình quân 15.000 đồng/kg; Cây Quế 243,8 ha tại huyện Nguyên Bình, Thạch An và một số cây dược liệu phân tán trong tự nhiên. Tuy nhiên, năng suất, sản lượng, giá trị còn thấp diện tích manh mún, nhỏ lẻ chưa bền vững, chưa tạo thành vùng nguyên liệu tập trung và phát huy hết tiềm năng về rừng và đất đai của địa phương.
* Về quy trình sản xuất và ứng dụng khoa học kỹ thuật: Phần lớn các sản phẩm này được chế biến thô, một số sản phẩm đã được hỗ trợ từ nguồn khoa học công nghệ và nguồn khác cho quy trình sản xuất như: Phát triển vùng nguyên liệu sản xuất chè chất lượng cao tại huyện Nguyên Bình được hỗ trợ 2,27 tỷ đồng từ nguồn vốn của Bộ Khoa học Công nghệ cho dự án trồng và chế biến chè; nghiên cứu bảo tồn, phục tráng giống lúa nếp hương Bảo Lạc và Pì Pất Cao Bằng hỗ trợ 600 triệu đồng, lúa nếp đặc sản huyện Trùng Khánh hỗ trợ 450 triệu đồng...
2. Về việc liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm:
Trên địa bàn tỉnh đã triển khai một số mô hình liên kết 4 nhà bước đầu có hiệu quả nhất định, thông qua hợp đồng, doanh nghiệp mua được sản phẩm có chất lượng, nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định để chế biến và tiêu thụ. Thực tế đã có những mô hình liên kết hiệu quả như sau:
- Việc cung ứng vật tư nông nghiệp và tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cổ phần Mía đường Cao Bằng tại vùng mía nguyên liệu trên địa bàn các huyện;
- Đối với sản phẩm thuốc lá: việc cung ứng vật tư nông nghiệp và tiêu thụ sản phẩm thuốc lá vàng của Viện kỹ thuật Thuốc lá tại các huyện;
- Đối với các sản phẩm gạo nếp hương, pì pất, nếp ong: được Liên hiệp các Hội khoa học tỉnh phối hợp với Văn phòng Điều phối chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới và Công ty TNHH CNSH Ngân Hà xây dựng mô hình liên kết 4 nhà triển khai đối với giống lúa nếp hương tại huyện Bảo lạc, nếp ong tại huyện Trùng Khánh, gạo pì pất tại huyện Hòa An và thành phố. Hiện nay, Công ty TNHH CNSH Ngân Hà đã hỗ trợ hoàn thành thủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, lô gô, nhãn mác, bao bì, chuẩn bị kho, máy sát, phương tiện vận chuyển và bao tiêu toàn bộ sản phẩm.
- Năm 2017, Sở Công Thương được UBND tỉnh giao nhiệm vụ thực hiện Dự án xây dựng mô hình thí điểm (doanh nghiệp/liên hiệp hợp tác xã - Hợp tác xã - nông dân) tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp “Mô hình chuỗi liên kết phát triển thị trường sản xuất và tiêu thụ miến dong và Dự án xây dựng mô hình thí điểm (doanh nghiệp - hộ kinh doanh - nông dân) tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp “Mô hình chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm gừng trâu".
Về việc liên kết tiêu thụ sản phẩm miến dong: Miến dong Nguyên Bình đã được Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể vào ngày 11 tháng 02 năm 2017, bước đầu có sự liên kết giữa người sản xuất và dịch vụ cung cấp đầu vào, đầu ra đạt được kết quả nhất định. Công ty TNHH Nông lâm nghiệp Đức Chung ký biên bản ghi nhớ bao tiêu sản phẩm với huyện Hà Quảng và đang xúc tiến ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với các hộ dân, đã tìm ra hướng sản xuất hàng hóa giúp người nông dân nâng cao hiệu quả sản xuất, xóa đói giảm nghèo.
3. Thực trạng về thị trường tiêu thụ nội địa
Trong những năm qua, thông qua các hoạt động: Khuyến công, xúc tiến thương mại đã giúp cho các cơ sở doanh nghiệp quảng bá sản phẩm và tiếp cận thị trường, tổ chức cho cho các doanh nghiệp tham gia các hội chợ trong và ngoài tỉnh qua đó giúp cho doanh nghiệp tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm.
Theo thống kê một số sản phẩm tiêu thụ thực tế bình quân hằng năm cụ thể như sau: Miến Dong 800 tấn; Lạp sườn 350 tấn; Mía 15.200 tấn; gạo 400 tấn; Chiếu trúc 125.000 cái, tinh bột sắn 5.000 tấn; Thuốc lá 5.000 tấn, Quýt 400 tấn, chè sạch 5 tấn, cây thạch đen 1.800 tấn...Một số sản phẩm có thị trường ổn định và có khả năng cạnh tranh với giá cả ổn định như: Sản phẩm lạp sườn có 01 đơn vị là Hợp tác xã Tâm Hòa có thương hiệu đã đi vào thị trường các tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Hà Giang và các siêu thị lớn tại thành phố Hà Nội như Aeon, BigC, Vincom, Hapromart... đơn vị đã ký được gần 10 hợp đồng tiêu thụ sản phẩm và trong các cửa hàng tiện ích, cửa hàng thực phẩm sạch, các đại lý bán buôn, bán lẻ trong toàn quốc. Đến năm 2016, sản phẩm miến dong đã có thương hiệu tập thể miến dong Nguyên Bình, tiêu thụ trên thị trường trong và ngoài tỉnh;
Đối với sản phẩm gạo nếp ong Trùng Khánh, đã được Công ty TNHH Công nghệ sinh học (CNSH) Ngân Hà hỗ trợ hoàn thành thủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, lô gô, nhãn mác, bao bì, chuẩn bị kho, máy sát, phương tiện vận chuyển, sản lượng 40 tấn/mô hình và bao tiêu toàn bộ sản phẩm. Sản phẩm trúc thị trường ổn định chủ yếu thị trường trong nước và xuất khẩu; Sản phẩm quýt Trà Lĩnh tiêu thụ ổn định trên thị trường trong tỉnh đã được công bố nhãn hiệu tập thể; Sản phẩm chè sạch Phja Đén chất lượng cao thị trường tiêu thụ trong nước; Sản phẩm thạch đen đã có mặt trên thị trường trong tỉnh và các thành phố lớn. Các sản phẩm rau, hà thủ ô chủ yếu tiêu thụ thị trường trong tỉnh, sản phẩm Hồi tiêu thụ trong tỉnh và một số thương nhân tiêu thụ qua tỉnh Lạng Sơn, Trung Quốc...
Từ tháng 7/2017, Sở Nông nghiệp-PTNT đã hỗ trợ cho Hợp tác xã Thạch Bình thuộc liên minh Hợp tác xã tỉnh thuê 01 cửa hàng giới thiệu các sản phẩm nông sản tại thành phố Hà Nội (Kinh phí hỗ trợ thuộc dự án VE036) sản phẩm tiêu thụ tốt đáp ứng một phần nhu cầu của người dân thành phố Hà Nội. Ban điều phối dự án CSCP đã ký kết hợp đồng tiêu thụ các sản phẩm miến dong và gừng trâu với một số doanh nghiệp tại thành phố Hà Nội và tỉnh Vĩnh Phúc.
4. Thực trạng về đăng ký nhãn hiệu hàng hóa cho các sản phẩm
Trong giai đoạn 2011-2016, bằng nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ, Sở Khoa học và Công nghệ đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh đầu tư xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu một số sản phẩm của địa phương; hỗ trợ đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm và xác lập quyền sở hữu công nghiệp cho các Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Cao Bằng và hỗ trợ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật đối với một số sản phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp.
* Số liệu đăng ký sở hữu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Cao Bằng (từ năm 2010-2016):
- Số đơn đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) là: 82 đơn;
- Số chứng nhận được cấp là: 46 giấy chứng nhận;
Trong đó có các nhãn hiệu được đăng ký mang tên địa danh cụ thể như sau:
+ Xây dựng chỉ dẫn địa lý “Trùng Khánh” cho sản phẩm hạt dẻ của huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng;
+ Xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể “Miến dong Nguyên Bình” dùng cho sản phẩm miến dong của huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng;
+ Dự án Xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể “Quýt Trà Lĩnh” cho sản phẩm quýt của huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng.
+ Dự án Xây dựng chỉ dẫn địa lý “Trúc sào Cao Bằng” cho sản phẩm cây trúc sào tỉnh Cao Bằng (đang thực hiện từ 2016 - 2018 chưa được cấp giấy chứng nhận)
* Giai đoạn 2012 - 2016, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Cao Bằng đã hỗ trợ kinh phí cho các cơ sở, doanh nghiệp đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp "SHCN" đối với các sản phẩm hàng hóa trên địa bàn tỉnh cụ thể như sau:
- Hỗ trợ theo Nghị quyết số 09/2009/NQ-HĐND ngày 17/7/2009 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ban hành chính sách hỗ trợ đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm và xác lập quyền sở hữu công nghiệp cho các Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
- Hỗ trợ theo Nghị quyết số 30/2014/NQ-HĐND ngày 11/12/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh về cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và xác lập quyền sở hữu công nghiệp cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Cao Bằng:
+ Tổng số hỗ trợ được 10 doanh nghiệp đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp với tổng số tiền là 44.000.000đ (Bốn mươi tư triệu đồng chẵn). Trong đó hỗ trợ 01 nhãn hiệu tập thể (NHTT); 01 kiểu dáng công nghiệp và 08 nhãn hiệu hàng hóa trên địa bàn tỉnh.
+ Hỗ trợ đổi mới công nghệ: cho 04 doanh nghiệp với số tiền là 900.000.000đ
5. Công tác xúc tiến thương mại giai đoạn 2014-2016
Những năm qua, được sự quan tâm của UBND tỉnh và trực tiếp là Sở Công Thương đã tổ chức xúc tiến thương mại theo hướng chuyên nghiệp và hiệu quả, tận dụng tối đa mọi nguồn lực mang lại lợi ích thiết thực cho các doanh nghiệp như hỗ trợ cho các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, liên kết, mở rộng thị trường tiêu thụ và thúc đẩy các quan hệ thương mại.
Một số sản phẩm của địa phương được người tiêu dùng tin tưởng, ưa chuộng như: Sản phẩm Chiếu trúc, các sản phẩm từ trúc; miến dong Nguyên Bình, sản phẩm nông cụ, gia dụng cầm tay của làng rèn Phúc Sen; các sản phẩm thực phẩm chế biến: Lạp sườn, thịt xông khói; trà Giảo cổ lam...
* Công tác tổ chức và tham gia hội chợ triển lãm thương mại.
Những năm vừa qua, cơ quan chuyên môn đã chú trọng đến việc tổ chức các hội chợ triển lãm trong tỉnh, tổ chức cho các doanh nghiệp tham gia các hội chợ triển lãm trong nước và nước ngoài. Các Hội chợ trong tỉnh được đầu tư nâng cao chất lượng và quy mô tổ chức, thu hút đông đảo các doanh nghiệp tham gia, tạo "sân chơi" hấp dẫn của các doanh nghiệp và người tiêu dùng.
- Công tác tổ chức hội chợ triển lãm thương mại trên địa bàn tỉnh: Từ năm 2014 đến năm 2016, đã phối hợp tổ chức thành công 47 kỳ hội chợ trong tỉnh, trung bình 16 hội chợ/năm.
- Công tác tham gia và hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia hội chợ triển lãm: Năm 2015: 06 hội chợ, tại Hà Giang, Bắc Giang, Lạng Sơn, Hà Nội, Lạng Sơn, Quảng Ninh; Năm 2016: 05 hội chợ, tại Tuyên Quang, Thái Nguyên, Hà Nội (02 kỳ), Lạng Sơn.
6. Những hạn chế và nguyên nhân
- Hình thức liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản cho bà con nông dân thông qua hợp đồng giữa các Doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác trên địa bàn tỉnh còn ít, chưa chặt chẽ giữa bốn nhà như Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Quy mô của hợp tác xã, tổ hợp tác còn nhỏ, vốn ít, mạng lưới kinh doanh hẹp, trình độ quản lý còn hạn chế; chưa phát huy nhân rộng các mô hình dự án liên kết bốn nhà đã thực hiện thành công.
- Quy mô sản xuất nhỏ, quy trình sản xuất chưa hiện đại dẫn đến số lượng và chất lượng hàng hóa không ổn định, sản lượng thiếu trong khi nhu cầu tiêu thụ ở trong tỉnh và các tỉnh lân cận cao.
- Các sản phẩm đặc trưng chủ yếu tập trung tại các huyện xa trung tâm khó khăn trong các khâu vận tải, chưa có kho bãi, bảo quản sau thu hoạch, hình thức mẫu mã sản phẩm chưa đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng, dẫn đến hàng hóa trong tỉnh không cạnh tranh được với hàng hóa ngoài tỉnh;
- Các sản phẩm nông sản chủ yếu là do các HTX, doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ hoặc các hộ kinh doanh nhỏ lẻ thực hiện nên dễ "tổn thương" hoặc hàng hóa bị tồn kho không tiêu thụ được, hoặc thua lỗ, phá sản trước các thông tin, dư luận nhưng ảnh hưởng lớn như: sản phẩm sử dụng các chất cấm để bảo quản thu, hái, lưu giữ; sản xuất không theo quy trình, mất vệ sinh an toàn thực phẩm, thực phẩm "bẩn"...
Xuất phát từ thực tiễn sản xuất, tiêu thụ và xây dựng thương hiệu các sản phẩm nông nghiệp trong thời gian qua, vấn đề đặt ra trong giai đoạn tới cần lựa chọn ra các sản phẩm đặc trưng của tỉnh và đầu tư các nguồn lực cho sản xuất, tìm kiếm thị trường tiêu thụ nội địa và xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm đặc trưng và chỉ có như vậy sản phẩm đặc trưng của tỉnh mới đủ khả năng cung cấp thị trường trong tỉnh, cạnh tranh với các tỉnh, thành trong nước và hướng tới nghiên cứu có xuất khẩu.
II. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Để góp phần thực hiện các mục tiêu xóa đói giảm nghèo đề ra, trong những năm qua, tỉnh đã tập trung đầu tư, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa có giá trị cao đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng, cung ứng cho thị trường và làm nguyên liệu đầu vào cho ngành công nghiệp chế biến, nâng cao thu nhập cho người nông dân và tăng doanh thu cho ngân sách Nhà nước.
Một số sản phẩm của tỉnh như: Cây Trúc sào, Miến Dong, gạo nếp Pì pất, Thuốc lá, lê, cây quýt, hồi, quế, rau các loại...đã được quan tâm đầu tư phát triển đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, nhiều sản phẩm nông sản chưa trở thành hàng hóa, sản xuất nông nghiệp chưa gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm. Công tác dự báo thị trường còn yếu và thiếu. Phần lớn các sản phẩm nông nghiệp được chế biến thô, công nghệ chế biến thủ công; khoa học kỹ thuật chưa tạo ra đột phá trong sản xuất nông nghiệp. Việc gắn kết giữa nhà khoa học, doanh nghiệp, Hợp tác xã với nông dân còn hạn chế chưa chặt chẽ.
Khắc phục những hạn chế về tiêu thụ sản phẩm trong thời gian qua, nhằm tìm kiếm đầu ra cho các sản phẩm đặc trưng từ lĩnh vực nông nghiệp trong thời gian tới, tỉnh Cao Bằng cần có tập trung các nguồn lực về vốn, về hệ thống hạ tầng kỹ thuật nhất là hệ thống giao thông, khoa học kỹ thuật, công tác quản lý nhà nước tìm ra các sản phẩm đặc trưng của tỉnh đảm bảo chất lượng về mẫu mã, quy cách, chủng loại, đăng ký nhãn hiệu, xây dựng quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể, xây dựng chỉ dẫn địa lý, đăng ký chất lượng sản phẩm...đảm bảo cho các sản phẩm đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài tỉnh.
Do đó, việc xây dựng Đề án “Tìm kiếm thị trường tiêu thụ nội địa và xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm hàng hóa của Cao Bằng đặc biệt là các sản phẩm từ lĩnh vực nông, lâm nghiệp giai đoạn 2017-2020” là cần thiết.
III. CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
- Quyết định số 23/QĐ-TTg ngày 6 tháng 01 năm 2010 của chính phủ về phê duyệt đề án phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010-2015 và định hướng đến năm 2020;
- Quyết định 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn; Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;
- Quyết định số 19/2014/QĐ-UBND ngày 30/7/2014 của UBND tỉnh Cao Bằng về việc ban hành quy chế xây dựng và quản lý thực hiện chương trình xúc tiến thương mại tỉnh Cao Bằng;
- Quyết định số 18/2015/QĐ-UBND ngày 08/7/2015 của UBND tỉnh về việc ban hành quy chế quản lý khuyến công và quy định mức hỗ trợ các hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh;
- Quyết định số 09/2015/QĐ-UBND ngày 01/4/2015 của UBND tỉnh Ban hành Quy định hỗ trợ đầu tư đổi mới công nghệ, chuyển giao công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và xác lập quyền sở hữu công nghiệp cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh;
- Chương trình số 08-CTr/TU ngày 29/4/2016 của Tỉnh ủy Cao Bằng về Tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;
- Nghị quyết số 58/2016/NQ-HĐND ngày 05/8/2016 của HĐND tỉnh ban hành chính sách đặc thù hỗ trợ doanh nghiệp, HTX đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng;
- Căn cứ số liệu theo dõi tổng hợp và báo cáo các năm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ và số liệu điều tra, khảo sát của Sở Công Thương.
MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Mục tiêu tổng quát (mục tiêu chung)
Từ việc nghiên cứu xác định các sản phẩm có tiềm năng, lợi thế của tỉnh, nhất là các sản phẩm đặc trưng trong lĩnh vực nông nghiệp, đề ra những nhiệm vụ giải pháp hiệu quả để phát triển các sản phẩm có thương hiệu hàng hóa riêng của tỉnh Cao Bằng, đảm bảo số lượng, chất lượng theo đúng tiêu chuẩn trong nước và quốc tế, dần đáp ứng được thị trường tiêu thụ trong và ngoài tỉnh giai đoạn 2017-2020.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Xác định các nhóm sản phẩm tiêu thụ cụ thể như sau:
- Các sản phẩm Rau an toàn;
- Cây ăn quả: Quả lê, Quýt;
- Nhóm sản phẩm lâm sản: Quế, Hồi, Gáo vàng;
- Nhóm sản phẩm chế biến nông lâm sản: Miến dong, lạp sườn, gạo nếp đặc sản, thạch đen;
- Cây dược liệu: Hà thủ ô, bạch cập.
2.2. Về Thị trường tiêu thụ:
* Đối với sản phẩm rau an toàn: Trong giai đoạn từ 2017-2020 tiêu thụ chủ yếu tại thị trường trong tỉnh, lựa chọn một số sản phẩm đặc hữu mang đi tiêu thụ một số thị trường ngoài tỉnh.
* Đối với sản phẩm quế: phối hợp với doanh nghiệp các tỉnh Lạng Sơn, Yên Bái để kết hợp tìm đầu ra cho các sản phẩm, tận dụng sản phẩm chính là vỏ và các phụ phẩm như lá, vỏ vụn từ cành và gỗ để chiết xuất bột, tinh dầu.
* Đối với cây Hồi, vận động Doanh nghiệp triển khai, xây dựng 01 cơ sở sản xuất, chế biến tinh dầu hồi để đảm bảo đầu ra cho sản phẩm tại địa phương đồng thời phối hợp với doanh nghiệp các tỉnh Lạng Sơn, thương nhân Trung Quốc để tiêu thụ sản phẩm.
* Đối với cây Gáo vàng, Bạch Cập, Hà Thủ Ô và các cây dược liệu khác, vận động doanh nghiệp xây dựng cơ sở chế biến và liên hệ với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, chế biến dược liệu trong và ngoài tỉnh, thông qua các hợp tác xã để phát triển thương hiệu, quảng bá sản phẩm qua các cửa hàng trưng bày sản phẩm, nhà thuốc, Hội Đông y, cơ sở chế biến dược liệu, để tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm.
- Nhóm sản phẩm chế biến nông lâm sản: Miến dong, lạp sườn, gạo nếp đặc sản, thạch đen:
+ Giai đoạn từ năm 2017-2020 xác định thị trường tiêu thụ tiềm năng và thực tế trước tiên là 53 vạn dân tỉnh Cao Bằng và khách đến công tác, du lịch tại tỉnh Cao Bằng; Đối với một số sản phẩm đặc hữu của tỉnh tiếp tục mở rộng thị trường các tỉnh, thành phố trong nước và thị trường Trung Quốc;
+ Giai đoạn sau năm 2020 tiếp tục nghiên cứu, phát triển ra các tỉnh lân cận và các tỉnh thành lớn trong cả nước (Thái Nguyên, Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng) và ngoài nước.
Trong quá trình thực hiện, tiếp tục rà soát, lựa chọn bổ sung thêm một số sản phẩm đặc trưng phát triển tốt đưa vào tiêu thụ thị trường trong và ngoài tỉnh.
2.3. Xây dựng Thương hiệu (Xây dựng chỉ dẫn địa lý; Xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm) bao gồm:
- Sản phẩm Hà thủ ô;
- Lựa chọn 2 đến 3 sản phẩm rau an toàn;
- Sản phẩm Thạch đen;
- Sản phẩm chế biến từ Gạo nếp;
- Sản phẩm từ cây Quế;
II. NHIỆM VỤ VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Nhiệm vụ
a) Xây dựng thương hiệu
- Tuyên truyền, phổ biến kiến thức về sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh bằng nhiều hình thức như tập huấn, viết báo, tin, phóng sự truyền hình...các quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ; đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, phát triển tài sản trí tuệ. Tra cứu thông tin về sở hữu trí tuệ;
- Tiếp tục hỗ trợ cho việc đăng ký Sở hữu công nghiệp cho các sản phẩm đã được cấp Giấy chứng nhận theo quy định;
- Hỗ trợ về thủ tục đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm chủ lực của tỉnh như: Gạo nếp hương của huyện Bảo Lạc; Nếp Ong, Vịt cỏ của huyện Trùng Khánh; Thạch đen và Lê Đông Khê của huyện Thạch An, Hà thủ ô, Quế...
- Giấy chứng nhận VietGAP, chứng nhận đủ điều kiện An toàn thực phẩm; truy suất nguồn gốc sản phẩm.
b) Thúc đẩy mô hình liên kết tổ chức sản xuất, chế biến tiêu thụ nông sản.
- Phối hợp, liên kết với các Đề án thuộc Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2016-2020 để phát huy hiệu quả những kết quả của các đề án làm tiền đề cho việc phân phối, lưu thông và xây dựng thương hiệu sản phẩm.
- Hỗ trợ tập huấn quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn, tổ chức Hội nghị khách hàng, tìm kiếm thị trường đối tác, tổ chức Hội nghị ký kết hợp đồng; Hỗ trợ chứng nhận sản phẩm an toàn, Hỗ trợ bao bì, nhãn mác sản phẩm cho doanh nghiệp (Hỗ trợ sau đầu tư).
c) Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại
- Quảng bá sản phẩm trên thông tin điện tử; Quảng bá và cập nhật thường xuyên thông tin thị trường các sản phẩm cùng loại trên sàn giao dịch điện tử, Cổng thông tin điện tử của tỉnh, trang Website của Sở Công Thương, bản tin...
- Tạo điều kiện cho doanh nghiệp, HTX tham gia quảng bá sản phẩm tại các Hội chợ trong và ngoài tỉnh, diễn đàn thương mại, xúc tiến đầu tư.
- Tổ chức Hội thảo đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển chế biến, xúc tiến thương mại trên địa bàn tỉnh.
d) Khảo sát thị trường, dự báo thị trường
Tiến hành khảo sát thị trường ngay trong tỉnh (cả 13 huyện, thành phố - khoảng 53 vạn dân của tỉnh Cao Bằng, khách du lịch, thăm quan, Đoàn công tác và tại một số tỉnh lân cận và thành phố lớn khu vực phía Bắc.
đ) Xác nhận chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn và chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho các sản phẩm.
e) Xây dựng hệ thống kho và cửa hàng bảo quản giới thiệu sản phẩm
Dự kiến xây dựng 01 kho và Bố trí 01 đến 02 cửa hàng giới thiệu tại Trung tâm thành phố Cao Bằng đồng thời là nơi trung chuyển sản phẩm đi tiêu thụ trong và ngoài tỉnh.
2. Các giải pháp chủ yếu
a) Xây dựng vùng nguyên liệu, mặt bằng nhà máy, cơ sở sản xuất
Phát triển vùng nguyên liệu theo quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và theo các Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2016 - 2020 đảm bảo đủ nguyên liệu cho cơ sở chế biến đạt công suất thiết kế; có chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng (thủy lợi, đường giao thông,...) cho vùng nguyên liệu tập trung và chính sách, giải pháp cụ thể hỗ trợ người sản xuất nguyên liệu để phát triển sản xuất.
Thực hiện hiệu quả công tác quy hoạch quản lý và sử dụng đất ở các địa phương, quy hoạch xây dựng để các doanh nghiệp, HTX có mặt bằng xây dựng nhà máy, cơ sở sản xuất, văn phòng, nhà ở cho công nhân, người lao động.
b) Khoa học công nghệ và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật
Thực hiện triển khai hiệu quả Nghị quyết số 30/2014/NQ-HĐND ngày 11/12/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh về cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và xác lập quyền sở hữu công nghiệp cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Cao Bằng và Quyết định số 09/2015/QĐ-UBND ngày 01/4/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Thực hiện chính sách huy động vốn từ các nguồn vốn hợp pháp khác cùng với nguồn hỗ trợ của Nhà nước để đầu tư xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng (cải tạo đồng ruộng, giao thông, thủy lợi...) cho vùng nguyên liệu tập trung, tăng năng suất, chất lượng và giảm chi phí vận chuyển, giải quyết thiếu lao động có chuyên môn cao.
c) Về thị trường tiêu thụ và xúc tiến thương mại
- Hỗ trợ và hướng dẫn các doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm; phối hợp với các huyện tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, xây dựng và quản lý chất lượng hàng hóa, hướng dẫn các doanh nghiệp đăng ký và bảo vệ thương hiệu hàng hóa. Kiện toàn và mở rộng hệ thống thông tin của ngành công thương, bao gồm thông tin về sản xuất, thị trường...để giúp cơ sở và người sản xuất đầu tư phát triển sản xuất theo nhu cầu thị trường.
- Cung cấp các nguồn hỗ trợ tài chính dạng tín dụng để nâng cao năng lực tiếp cận thị trường trực tiếp cho các nhà sản xuất; Xây dựng hiệp hội và cơ chế xếp loại đơn vị sản xuất có sự tham gia; thúc đẩy các sáng tạo cộng đồng; Chắp nối đa dạng các thị trường (nội địa và xuất khẩu).
- Tổ chức 03 Hội nghị thương mại và xúc tiến đầu tư với các doanh nghiệp địa phương và địa bàn lân cận để kêu gọi đầu tư và ký kết các hợp đồng phân phối tiêu thụ sản phẩm.
+ Nội dung: Chia sẻ chiến lược/cam kết/chính sách hỗ trợ phát triển ngành hàng nông sản của tỉnh; kêu gọi các đầu tư hỗ trợ đầu vào sản xuất, xây dựng hạ tầng kỹ thuật và tiêu thụ sản phẩm.
+ Đối tượng: Các doanh nghiệp kinh doanh nông sản trong tỉnh Cao Bằng và tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Hà Giang, Hà Nội...
- Thiết lập hệ thống phân phối chính thức tại tỉnh và tại một số thị trường lớn như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh khác.
Ký kết hợp đồng hỗ trợ đầu tư và cung cấp sản phẩm với 04 cửa hàng phân phối/giới thiệu sản phẩm chính thức tại tỉnh (thị trấn Tĩnh Túc, thị trấn Nguyên Bình, xã Nguyễn Huệ huyện Hòa An và Thành phố Cao Bằng) và 02 đại lý tại Hà Nội, 01 tại TP HCM và một số tỉnh khác được thiết lập để giới thiệu và phân phối Miến dong đảm bảo chất lượng đến người tiêu dùng, qua đó tăng thị phần Miến dong và Gạo nếp đặc sản Cao Bằng trên thị trường.
- Tham gia hội chợ thương mại để giới thiệu sản phẩm và tìm kiếm cơ hội kêu gọi đầu tư, ký kết các hợp đồng tiêu thụ.
Hỗ trợ cho 05 HTX/cơ sở chế biến miến của huyện Nguyên Bình và 01 HTX của huyện Hòa An tham gia 02 hội chợ thương mại vùng và 03 hội chợ quốc gia để giới thiệu sản phẩm Miến dong Phia Đén, Tĩnh Túc và Án Lại huyện Hòa An để tìm kiếm cơ hội kêu gọi đầu tư, ký kết hợp đồng tiêu thụ.
Hỗ trợ cho 01-02 doanh nghiệp đầu tư máy móc thiết bị chế biến sản phẩm gạo nếp đặc sản và tham gia các Hội chợ thương mại để quảng cáo sản phẩm.
d) Về chính sách
Triển khai Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn và quy định tại các văn bản pháp luật về liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản phù hợp với quy định của pháp luật và điều kiện thực tế của tỉnh Cao Bằng.
Tiếp tục phối hợp, lồng ghép với các hỗ trợ của dự án CSSP “Dự án hỗ trợ kinh doanh với nông hộ” ưu tiên đầu tư hỗ trợ cho các sản phẩm chủ lực có hiệu quả. Tiếp tục hỗ trợ từ các chương trình Khuyến công, khuyến nông, sự nghiệp khoa học cho các hộ, cơ sở chế biến và doanh nghiệp.
Tuyên truyền Nghị quyết số 58/2016/NQ-HĐND ngày 05/8/2016 của HĐND tỉnh ban hành chính sách đặc thù hỗ trợ doanh nghiệp, HTX đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
Ưu tiên các chính sách hỗ trợ nhằm phát huy tiềm lực về đất đai, tài chính, khoa học kỹ thuật, phát triển thị trường nguồn nhân lực thúc đẩy sự liên kết phối hợp giữa nhà quản lý - nhà khoa học - nhà doanh nghiệp - nông dân để tham gia chặt chẽ và hiệu quả vào lộ trình xây dựng thương hiệu.
Tăng cường các chính sách tích tụ đất nông nghiệp, cơ chế tạo quỹ đất công, đất sạch để phục vụ công tác thiết lập các vùng sản xuất nông nghiệp, tăng tính hiệu quả trong liên kết vùng.
đ) Về công tác thông tin, tuyên truyền, quảng bá giới thiệu sản phẩm
- Xây dựng các chương trình chuyên đề, chuyên mục về tiêu thụ sản phẩm nội địa và xây dựng thương hiệu để thông qua tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về nâng cao chất lượng của sản phẩm. Biên soạn và in ấn các tờ rơi tuyên truyền về kỹ thuật sản xuất; kỹ thuật sử dụng thuốc bảo vệ thực vật....
- Phối hợp với các dự án đang triển khai trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, như dự án hỗ trợ kinh doanh cho nông hộ tỉnh Cao Bằng "CSSSP", "VIE/036" để phát triển các nhóm nông dân "đồng sở thích" đưa thông tin, quảng bá, liên kết các chuỗi sản phẩm giá trị đang được các dự án hỗ trợ thực hiện;
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tiếp cận công tác tuyên truyền, quảng bá “phi truyền thống” như giới thiệu xây dựng các trang Website giới thiệu sản phẩm, liên kết các trang điện tử bán hàng trực tuyến qua mạng, các trang mạng xã hội (Facebook-liên kết và xuất hiện liên tục) và các ứng dụng công nghệ hiện đại khác làm phong phú, đa dạng công tác quảng bá và có cách tiếp cận, giới thiệu mới, hấp dẫn, thuận lợi người tiêu dùng trong tỉnh và trên cả nước...
3. Hiệu quả của Đề án
Tìm kiếm được thị trường tiêu thụ ổn định cho các cơ sở sản xuất hướng tới nghiên cứu xuất khẩu, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, nâng cao giá trị sản phẩm giữ gìn bản sắc và phát triển sản phẩm truyền thống của địa phương, giải quyết việc làm và thu nhập cho lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng doanh thu, tăng nguồn thu ngân sách cho tỉnh, góp phần thực hiện quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn đến năm 2020.
Xây dựng thương hiệu sản phẩm sẽ tạo uy tín nhằm duy trì mở rộng và giữ thị trường một cách minh bạch văn minh, chống cạnh tranh không lành mạnh. Thương hiệu giúp xác định rõ nguồn gốc xuất xứ, thuộc tính của sản phẩm, giúp khách hàng tin tưởng vào chất lượng sản phẩm, giảm rủi ro khi quyết định mua sản phẩm, giúp phân phối sản phẩm dễ dàng hơn, tạo dựng hình ảnh doanh nghiệp, thu hút vốn đầu tư. Khi sản phẩm được cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể phải đáp ứng các điều kiện như: Diện tích, phương pháp canh tác, đất đai, khí hậu, chất lượng sản phẩm... đặc biệt là sản phẩm đó phải tồn tại ở địa phương từ 20-30 năm.
Huy động tối đa các nguồn kinh phí của các doanh nghiệp (xã hội hóa), lồng ghép các nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu Quốc gia, các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn và nguồn của tổ chức phi Chính phủ, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn huy động được để tổ chức thực hiện.
1. Tổng vốn dự kiến thực hiện đề án: 15.204 triệu đồng, trong đó:
- Nguồn ngân sách: 4.568 triệu đồng (NS trung ương: 1.750 triệu đồng; NS địa phương 2.818 triệu đồng)
- Nguồn đóng góp của doanh nghiệp, nguồn khác: 10.636 triệu đồng
Phân theo nguồn vốn cho các hoạt động như sau:
1.1. Nguồn vốn hỗ trợ từ hoạt động xúc tiến thương mại: 166 triệu đồng (nguồn ngân sách địa phương).
1.2. Nguồn vốn hỗ trợ từ kinh phí sự nghiệp khoa học cho xây dựng thương hiệu: 1.060 triệu đồng (Ngân sách địa phương).
1.3. Nguồn hỗ trợ từ kinh phí khuyến công: 1.618 triệu đồng (trong đó: 750 triệu đồng (Ngân sách trung ương); 832 triệu đồng (Ngân sách địa phương) và 36 triệu đồng (Nguồn doanh nghiệp)
1.4. Kinh phí hỗ trợ thúc đẩy liên kết tổ chức sản xuất, chế biến tiêu thụ sản phẩm: 560 triệu (nguồn ngân sách địa phương) và nguồn dự án mô hình thí điểm đối với 2 sản phẩm miến dong và gừng trâu là 1.000 triệu đồng (thuộc nguồn ngân sách Trung ương)
1.5. Nguồn vốn hỗ trợ quảng bá, khảo sát thị trường, đầu tư hạ tầng xây dựng kho dự trữ bảo quản sản phẩm đúng tiêu chuẩn: 10.600 triệu đồng (Nguồn vốn ngân sách 200 triệu đồng, nguồn vốn doanh nghiệp 10.400 triệu đồng).
Hằng năm, căn cứ kế hoạch của Đề án các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch chi tiết để triển khai thực hiện hiệu quả, trên cơ sở giao nhiệm vụ như sau:
1. Ban chỉ đạo thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới
Trực tiếp chỉ đạo thực hiện Đề án, chỉ đạo đôn đốc các Sở, ngành nghiên cứu, đề xuất với UBND tỉnh phương hướng, giải pháp để giải quyết những vấn đề quan trọng, hỗ trợ thực hiện Đề án: Tìm kiếm thị trường tiêu thụ nội địa và xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm hàng hóa của Cao Bằng đặc biệt là các sản phẩm từ lĩnh vực nông nghiệp giai đoạn 2017-2020.
2. Sở Công Thương
- Phối hợp với các Sở, Ngành và địa phương liên quan triển khai thực hiện theo các nội dung của Đề án này.
- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan khảo sát thực tế, nghiên cứu thiết kế hoặc thuê tư vấn thiết kế các kho bảo quản sản phẩm tại các huyện, thành phố; xem xét, đề xuất các hạng mục cần ngân sách nhà nước hỗ trợ.
- Chủ trì, phối hợp với đơn vị chức năng tổ chức các Hội chợ cấp tỉnh, huyện và tham gia Hội chợ ngoài tỉnh, Hội chợ cấp vùng, tham gia Hội nghị kết nối cung cầu tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tìm kiếm đối tác đầu tư, mở rộng thị trường kết nối cung cầu với các tỉnh bạn.
- Chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND các địa phương thực hiện tốt công tác xúc tiến thương mại, công tác khuyến công, tổ chức kết nối chuỗi sản xuất, cung ứng, tiêu thụ sản phẩm cho thị trường trên địa bàn tỉnh và ngoài tỉnh (Lập dự toán kinh phí và triển khai thực hiện theo phụ lục số I, II, V; Kinh phí từ nguồn Xúc tiến thương mại, Khuyến công và kinh phí thúc đẩy liên kết tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm);
- Phối hợp với các ngành có liên quan kiểm tra, kiểm soát đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh nhằm phát hiện và xử lý vi phạm về VSATTP trên địa bàn các huyện, thành phố. Kiểm tra việc thực hiện sở hữu trí tuệ nhãn, mác, hạn sử dụng, nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa của các cơ sở sản xuất kinh doanh, hiện tượng kinh doanh hàng quá hạn sử dụng, hàng kém chất lượng, không đảm bảo VSATTP....
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì phối hợp với các ngành và địa phương triển khai thực hiện các quy hoạch, chương trình, dự án về phát triển nông nghiệp đã được phê duyệt, tạo nguồn cung các sản phẩm hàng hóa sạch, an toàn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.
- Kiểm tra, quản lý an toàn các sản phẩm trong suốt quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản... Cấp giấy chứng nhận/xác nhận nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm.
- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền và cung cấp thông tin về kỹ thuật sản xuất: Giống, phân bón, kỹ thuật chăm sóc, thu hoạch...cho người sản xuất và chế biến. Phối hợp với Sở Công Thương và các đơn vị liên quan tổ chức kết nối hình thành chuỗi sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm ổn định, bền vững.
4. Sở Khoa học và Công nghệ
Tư vấn, hướng dẫn các thủ tục đăng ký SHCN và hỗ trợ đầu tư đổi mới công nghệ, chuyển giao công nghệ, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm và xác lập quyền SHCN cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Các dự án thuộc Chương trình của tỉnh và dự án thuộc Chương trình nông thôn miền núi (nếu có) đối với các sản phẩm chủ lực của tỉnh (Lập dự toán và thực hiện theo phụ lục số III - Kinh phí hỗ trợ từ nguồn Sự nghiệp khoa học công nghệ).
5. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tư, kêu gọi các doanh nghiệp, nhà đầu tư tìm hiểu nghiên cứu, đề xuất thực hiện đầu tư xây dựng các dự án, danh mục dự án kêu gọi đầu tư của tỉnh vào lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Cao Bằng;
- Chủ trì thẩm định các chương trình thuộc Đề án được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách. Tổng hợp nhu cầu vốn đề nghị ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư xây dựng kho bảo quản sản phẩm theo lộ trình của Đề án, trình UBND tỉnh phê duyệt.
- Tham mưu cho UBND tỉnh phân bổ nguồn vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng cơ sở hạ tầng, siêu thị, xúc tiến thương mại, khuyến công, xây dựng thương hiệu...;
6. Sở Tài chính
Tham mưu việc thẩm định đơn giá cho thuê đất nhanh chóng, thuận lợi để các doanh nghiệp, hợp tác xã có điều kiện để triển khai các hạng mục của dự án;
Căn cứ khả năng cân đối ngân sách địa phương phối hợp với các Sở, ngành liên quan báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét hỗ trợ một phần kinh phí thực hiện Đề án.
7. Sở Y tế
- Chủ trì tổ chức thanh tra, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) thuộc phạm vi quản lý; phối hợp với các sở ngành liên quan trong công tác thanh tra, kiểm tra VSATTP theo kế hoạch định kỳ hoặc đột xuất.
8. Liên minh HTX tỉnh
- Tuyên truyền, giới thiệu, tập hợp các đơn vị thành viên (HTX và các doanh nghiệp vừa và nhỏ) liên kết, phát triển sản xuất các sản phẩm nông sản đặc trưng;
- Nghiên cứu, tham mưu Trung tâm Giới thiệu sản phẩm đặc sản đặc trưng và các sản phẩm của các đơn vị thành viên để khuyến khích, kêu gọi phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trên địa bàn.
8. Trách nhiệm của UBND các huyện, thành phố
8.1. UBND thành phố Cao Bằng
- Phối hợp với Sở Công Thương và các sở, ngành liên quan tổ chức xây dựng các chợ đầu mối, các điểm bán hàng bảo đảm VSATTP trên địa bàn thành phố;
- Tổ chức, phối hợp với các ngành liên quan trong công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về VSATTP tại vùng sản xuất chế biến và tại các chợ Trung tâm;
8.2. UBND các huyện
- Phối hợp với Sở Công Thương huy động các nguồn lực xã hội hóa trong việc xây dựng các kho dự trữ bảo quản sản phẩm đúng tiêu chuẩn;
- Thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về ATTP, vệ sinh môi trường; triển khai thực hiện các giải pháp hỗ trợ đẩy mạnh sản xuất, chế biến các sản phẩm sạch, an toàn để cung cấp cho thị trường trên địa bàn tỉnh.
9. Trách nhiệm của các sở, ban ngành liên quan
Chủ động phối hợp tuyên truyền, vận động, triển khai thực hiện tốt có hiệu quả các nội dung của Đề án, góp phần thực hiện tốt mục tiêu của Đề án.
10. Trách nhiệm của các Doanh nghiệp, Hợp tác xã
Triển khai liên kết sản xuất, phân phối và tiêu thụ sản phẩm, đề xuất các dự án để thực hiện có hiệu quả (theo phụ lục số IV về lập dự toán kinh phí đầu tư xây dựng các kho bảo quản sản phẩm đúng tiêu chuẩn của Đề án).
10. Chế độ báo cáo
Căn cứ trách nhiệm của từng đơn vị, các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố định kỳ báo cáo 6 tháng, năm trước ngày 15/12 về kết quả triển khai thực hiện các nhiệm vụ được phân công, gửi về UBND tỉnh (qua Sở Công Thương tổng hợp). Sở Công Thương tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện Đề án hằng năm, hoàn thành báo cáo và tham mưu, đề xuất giải pháp thực hiện gửi UBND tỉnh.
Trong quá trình triển khai thực hiện, các đơn vị theo chức năng nhiệm vụ chủ động thực hiện và phối hợp tốt để triển khai đề án có hiệu quả nếu có vướng mắc hoặc cần sửa đổi, bổ sung Đề án, các cơ quan báo cáo về UBND tỉnh (qua Sở Công Thương tổng hợp) để xem xét, quyết định theo thẩm quyền./.
I. Kinh phí từ hoạt động xúc tiến thương mại
TT | Nội dung | Địa điểm | Quy mô | ĐVT | Số lượng | Đơn giá | Thành tiền | Nguồn vốn |
1 | Xây dựng các ấn phẩm | TTXTTM | 2-4 SP/3 năm | Ấn phẩm | 2 | 33 | 66 | Ngân sách địa phương |
2 | Thông tin tuyên truyền | TTXTTM | Trên Trang Website/ năm | Trang Website | 2 | 50 | 100 | Ngân sách địa phương |
| Tổng cộng |
|
|
|
|
| 166 |
|
II. Kinh phí từ hoạt động Khuyến công
ĐVT: Triệu đồng
STT | Nội dung | Địa điểm | Quy mô | ĐVT | Số lượng | Đơn giá | Kinh phí | Nguồn kinh phí |
1 | Hỗ trợ cho DN tham gia Hội chợ trong tỉnh | TP Cao Bằng | Chợ/ năm | Gian hàng | 04 | 6 | 24 | Xã hội hóa |
2 | Hỗ trợ cho DN Tham gia Hội chợ ngoài tỉnh | Các tỉnh | 1 chợ/ năm | '' | 04 | 6 | 24 | Ngân sách 50% Vốn doanh nghiệp 50% |
3 | Hỗ trợ đăng ký thương hiệu cho 2-4 SP/3 năm | TPCB | 2-4 SP/ 3 năm | Sản phẩm | 2 | 35 | 70 | Ngân sách địa phương |
4 | Hỗ trợ thiết bị cho chế biến miến dong | Các cơ sở SX, HTX | 3 dây chuyền/3 năm | Dây chuyền (rửa, nghiền bột, ép miến) | 3 | 200 | 600 | 50% Ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương 50% |
5 | Hỗ trợ thiết bị chế biến gạo nếp đặc sản | Các cơ sở, doanh nghiệp | 3 | Máy (xay sát, đóng gói, bao bì..) | 3 | 300 | 900 | 50% Ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương 50% |
| Tổng cộng |
|
|
|
|
| 1.618 | NS trung ương 750 tr đồng, NS địa phương 832 tr.đ, nguồn khác 36 tr đồng |
III. Kinh phí hỗ trợ từ nguồn Sự nghiệp khoa học công nghệ
ĐVT: Triệu đồng
STT | Nội dung | Địa điểm | Quy mô | ĐVT | Số lượng | Đơn giá | Kinh phí | Nguồn Kinh phí |
1 | Nhãn hiệu hàng hóa | TP Cao Bằng |
| Nhãn hiệu | 2 | 4 | 8 | NS địa phương |
2 | Kiểu dáng công nghiệp | '' |
| '' | 2 | 6 | 12 | '' |
3 | Nhãn hiệu tập thể | '' |
| '' | 2 | 20 | 40 | '' |
4 | Nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý | '' |
| Dự án | 02 | 500 | 1.000 | '' |
| Tổng cộng |
|
|
| 25 |
| 1.060 |
|
IV. Kinh phí đầu tư xây dựng các kho bảo quản sản phẩm đúng tiêu chuẩn
Đơn vị tính: triệu đồng
STT | Nội dung | Địa điểm | Quy mô | ĐVT | Số lượng | Đơn giá | Kinh phí | Nguồn kinh phí |
1 | Xây dựng cửa hàng, kho dự trữ bảo quản sản phẩm Miến dong và gạo nếp đảm bảo tiêu chuẩn: 01 kho | Thành phố Cao Bằng | 300m2/kho | m2 | 300 | 2 | 600 | Nguồn vốn doanh nghiệp và vốn khác |
2 | Xây dựng dự án thu mua, chế biến nông sản đặc sản của Trùng Khánh (gạo nếp Ong, khẩu Pjấng...) | Một số huyện; các xã của huyện Trùng Khánh |
|
|
|
| 10.000 | Nguồn vốn doanh nghiệp và vốn khác |
V. Kinh phí thúc đẩy liên kết tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm
ĐVT: Triệu đồng
STT | Nội dung | Địa điểm | Quy mô | ĐVT | Số lượng | Đơn giá | Kinh phí | Nguồn kinh phí |
1 | Tổ chức khảo sát thị trường ngoài tỉnh | Các tỉnh trong nước | 10 người/ chuyến | Chuyến | 02 | 80 | 160 | NS địa phương |
2 | Tổ chức Hội nghị tập huấn quy trình sản xuất và chế biến sản phẩm Miến dong và Gạo nếp | Các huyện và TP Cao Bằng | 30 người/hội nghị | Hội nghị | 10 | 25 | 250 | '' |
3 | Tổ chức Hội nghị khách hàng | TP Cao Bằng | 50 người/hội nghị | Hội nghị | 03 | 50 | 150 | '' |
4 | Xây dựng mô hình thí điểm tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp sản phẩm miến dong và gừng trâu. | TP Cao Bằng | DN - HTX - ND DN - Hộ KD- ND | Mô hình | 02 | 500 | 1.000 | NSĐP: 560 triệu; NSTW: 1.000 triệu đồng |
| Tổng cộng |
|
|
|
|
| 1.560 |
|
- 1Quyết định 2556/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Kế hoạch phát triển thương hiệu các sản phẩm đặc trưng thế mạnh tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020
- 2Quyết định 1208/QĐ-UBND phê duyệt kế hoạch chi tiết năm 2015 dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 3Kế hoạch 202/KH-UBND năm 2016 thí điểm xây dựng nhận diện thương hiệu (logo), biển chỉ dẫn và sản phẩm lưu niệm du lịch Hà Nội
- 4Quyết định 563/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển thương hiệu cho sản phẩm công nghiệp ưu tiên và sản phẩm tiểu thủ công nghiệp đặc trưng của tỉnh Phú Yên đến năm 2020
- 5Quyết định 134/QĐ-UBND năm 2018 về Đề án xây dựng, quản lý và quảng bá thương hiệu cho một số sản phẩm nông nghiệp và làng nghề tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2018-2020
- 6Nghị quyết 143/2018/NQ-HĐND quy định về chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 1Quyết định 23/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Đề án “Phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010 – 2015 và định hướng đến năm 2020" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 899/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 62/2013/QĐ-TTg chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 19/2014/QĐ-UBND về Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại tỉnh Cao Bằng
- 5Quyết định 2556/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Kế hoạch phát triển thương hiệu các sản phẩm đặc trưng thế mạnh tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020
- 6Nghị quyết 30/2014/NQ-HĐND về cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm và xác lập quyền sở hữu công nghiệp cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 7Nghị quyết 09/2009/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và xác lập quyền sở hữu công nghiệp cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 8Quyết định 09/2015/QĐ-UBND Quy định hỗ trợ đầu tư đổi mới công nghệ, chuyển giao công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và xác lập quyền sở hữu công nghiệp cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 9Quyết định 1208/QĐ-UBND phê duyệt kế hoạch chi tiết năm 2015 dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 10Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 11Quyết định 18/2015/QĐ-UBND về Quy chế quản lý kinh phí khuyến công và quy định mức hỗ trợ các hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 12Nghị quyết 58/2016/NQ-HĐND về chính sách đặc thù hỗ trợ doanh nghiệp, Hợp tác xã đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 13Kế hoạch 202/KH-UBND năm 2016 thí điểm xây dựng nhận diện thương hiệu (logo), biển chỉ dẫn và sản phẩm lưu niệm du lịch Hà Nội
- 14Quyết định 563/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển thương hiệu cho sản phẩm công nghiệp ưu tiên và sản phẩm tiểu thủ công nghiệp đặc trưng của tỉnh Phú Yên đến năm 2020
- 15Quyết định 134/QĐ-UBND năm 2018 về Đề án xây dựng, quản lý và quảng bá thương hiệu cho một số sản phẩm nông nghiệp và làng nghề tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2018-2020
- 16Nghị quyết 143/2018/NQ-HĐND quy định về chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
Quyết định 2468/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Đề án Tìm kiếm thị trường tiêu thụ nội địa và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm hàng hóa của Cao Bằng đặc biệt là sản phẩm từ lĩnh vực nông, lâm nghiệp giai đoạn 2017-2020
- Số hiệu: 2468/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 21/12/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Cao Bằng
- Người ký: Hoàng Xuân Ánh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra