Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 25/2008/QĐ-UBND | Thủ Dầu Một, ngày 07 tháng 7 năm 2008 |
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn số 34/2007/PL- UBTVQH11 ngày 20/4/2007 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội;
Căn cứ Nghị quyết liên tịch số 09/2008/NQLT-CP-UBTWMTTQVN ngày 17 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ - Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về việc hướng dẫn thi hành các Điều 11, Điều 14, Điều 16, Điều 22 và Điều 26 của Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn;
Căn cứ Quyết định số 13/2002/QĐ-BNV ngày 06 tháng 12 năm 2002 của Bộ Nội vụ về Quy chế tổ chức và hoạt động của thôn và tổ dân phố;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 849/TTr-SNV ngày 30 tháng 6 năm 2008,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này thay thế Chương IV và Chương V Quy định ban hành theo Quyết định số 241/2003/QĐ-UB ngày 29/9/2003 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương về việc ban hành Quy định về tổ chức và hoạt động ấp, khu phố và có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
VỀ QUY TRÌNH BẦU CỬ, MIỄN NHIỆM, BÃI NHIỆM TRƯỞNG ẤP, TRƯỞNG KHU PHỐ, TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 25/2008/QĐ-UBND ngày 07 tháng 7 năm 2008 của UBND tỉnh)
CÔNG TÁC CHUẨN BỊ BẦU CỬ TRƯỞNG ẤP, TRƯỞNG KHU PHỐ
Chậm nhất 20 ngày trước ngày bầu cử, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) ra quyết định công bố ngày bầu cử Trưởng ấp, Trưởng khu phố; chủ trì, phối hợp với Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp xây dựng kế hoạch bầu cử, hướng dẫn nghiệp vụ tổ chức công tác bầu cử Trưởng ấp, Trưởng khu phố.
Điều 2. Tổ chức, phổ biến, triển khai kế hoạch bầu cử
Chậm nhất 18 ngày trước ngày bầu cử, Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã chủ trì, phối hợp với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã tổ chức hội nghị triển khai công tác bầu cử ở các ấp, khu phố:
1. Thành phần tham gia hội nghị gồm:
- Trưởng ấp, Trưởng khu phố (hoặc Trưởng ấp, Trưởng khu phố lâm thời);
- Bí thư Chi bộ ấp, khu phố;
- Trưởng ban công tác Mặt trận Tổ quốc ấp, khu phố;
- Trưởng các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội, các Tổ trưởng tổ dân phố, Tổ an ninh tự quản… ở ấp, khu phố.
2. Nội dung hội nghị:
- Công bố quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã về ngày bầu cử;
- Phổ biến kế hoạch bầu cử, trách nhiệm của các thành phần tham gia công tác bầu cử và các điều kiện đảm bảo công tác bầu cử;
- Hội nghị thảo luận, quán triệt và kết luận việc triển khai công tác.
HIỆP THƯƠNG GIỚI THIỆU ỨNG CỬ TRƯỞNG ẤP, TRƯỞNG KHU PHỐ
Điều 3. Hội nghị hiệp thương giới thiệu người ra ứng cử
Bước 1. Hội nghị Ban Công tác Mặt trận ấp, khu phố (Hiệp thương lần 1)
Chậm nhất 15 ngày trước ngày bầu cử, Trưởng Ban Công tác Mặt trận ấp, khu phố tổ chức Hội nghị Ban Công tác dự kiến danh sách người ứng cử Trưởng ấp, Trưởng khu phố báo cáo với Chi ủy Chi bộ ấp, khu phố để thống nhất người ra ứng cử (từ 01- 02 người); sau đó tổ chức Hội nghị hiệp thương giới thiệu người ra ứng cử.
a) Giới thiệu tiêu chuẩn Trưởng ấp, Trưởng khu phố, kế hoạch bầu cử Trưởng ấp, Trưởng khu phố dự kiến giới thiệu người ra ứng cử Trưởng ấp, Trưởng khu phố (dư ít nhất 01 người so với số được bầu cử).
b) Thành phần tham dự Hội nghị hiệp thương
Do Trưởng Ban Công tác Mặt trận chủ trì với sự tham gia của toàn bộ thành viên Ban Công tác Mặt trận ấp, khu phố.
c) Nội dung, thủ tục, trình tự
- Giới thiệu mục đích, yêu cầu hội nghị, đọc quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã công bố ngày bầu cử;
- Giới thiệu tiêu chuẩn Trưởng ấp, Trưởng khu phố;
- Giới thiệu dự kiến người ứng cử;
- Hội nghị thảo luận;
- Chủ trì hội nghị kết luận hội nghị;
- Hội nghị lập biên bản, ghi rõ số người được triệu tập, số người dự, nội dung hội nghị, ý kiến phát biểu thảo luận của hội nghị.
Bước 2. Hội nghị cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình thảo luận danh sách người ứng cử Trưởng ấp, Trưởng khu phố do Hội nghị Ban Công tác Mặt trận ấp, khu phố đã thảo luận, có ý kiến (Hiệp thương lần 2).
Chậm nhất 12 ngày trước ngày bầu cử, Ban Công tác Mặt trận ấp, khu phố chủ trì, phối hợp với Trưởng ấp, Trưởng khu phố đương nhiệm (hoặc lâm thời) tổ chức Hội nghị nhân dân.
a) Thành phần hội nghị: Trưởng Ban Công tác Mặt trận ấp, khu phố chủ trì, thành viên Ban Công tác Mặt trận ấp, khu phố. Trưởng ấp, Trưởng khu phố đương nhiệm (hoặc lâm thời); cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình.
Các ấp, khu phố có thể tổ chức họp toàn thể cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình (người đại diện hộ gia đình phải đủ 18 tuổi và có quyền công dân). Hội nghị chỉ tiến hành khi có trên 50% tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình tham dự.
Trường hợp ấp, khu phố quá đông cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình thì có thể tổ chức thành nhiều cuộc họp nhỏ theo dạng liên gia hoặc liên tổ dân phố, tổ an ninh tự quản nhưng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình các cuộc họp cộng lại phải đạt trên 50% tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình tham dự.
b) Nội dung, thủ tục, trình tự
- Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu;
- Giới thiệu thư ký hội nghị (được đa số người dự hội nghị tán thành biểu quyết bằng cách giơ tay);
- Công bố ngày bầu cử;
- Giới thiệu tiêu chuẩn Trưởng ấp, Trưởng khu phố;
- Giới thiệu dự kiến danh sách ứng cử Trưởng ấp, Trưởng khu phố được thống nhất ở Bước 1;
- Hội nghị thảo luận danh sách ứng cử hoặc giới thiệu thêm người ứng cử;
- Hội nghị thảo luận và biểu quyết thành phần cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình tham gia bầu cử;
- Kết luận hội nghị;
Tại hội nghị này, người được cử tri đề cử phải thể hiện ý kiến của mình về việc chấp thuận hay không chấp thuận sự đề cử của cử tri. Người được đề cử không chấp thuận ứng cử nhưng cử tri vẫn đề cử thì chủ tọa hội nghị yêu cầu thư ký ghi nhận vào biên bản hội nghị để trình Hội nghị Ban Công tác Mặt trận xem xét giải quyết trong Bước 3;
Đối với người tự ứng cử được tham dự hội nghị này và phải trình bày quan điểm, nội dung công việc sẽ thực hiện trong thời gian tới nếu được cử tri tín nhiệm giới thiệu và bầu cử vào chức danh Trưởng ấp, Trưởng khu phố; người được đề cử hay tự ứng cử đều phải làm đơn xin ứng cử và lý lịch cá nhân có xác nhận của chính quyền nơi cư trú cho Ban Công tác Mặt trận trước khi Ban Công tác Mặt trận tổ chức Hội nghị hiệp thương lần thứ 3.
Bước 3. Hội nghị Ban Công tác Mặt trận ấp, khu phố (Hiệp thương lần thứ 3) Chậm nhất 10 ngày trước ngày bầu cử, Ban Công tác Mặt trận ấp, khu phố tổ
chức Hội nghị Ban công tác Mặt trận ấp, khu phố.
a) Thành phần như Hội nghị hiệp thương lần 1.
b) Nội dung, thủ tục, trình tự:
- Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu;
- Giới thiệu thư ký hội nghị (được đa số người dự hội nghị tán thành biểu quyết bằng cách giơ tay);
- Ban Công tác Mặt trận báo cáo tình hình thảo luận, biểu quyết của Hội nghị nhân dân, diễn biến nhân sự được đề cử, ứng cử, tự ứng cử chức danh Trưởng ấp, Trưởng khu phố cho toàn thể thành viên Ban Công tác Mặt trận ấp, khu phố;
- Hội nghị thảo luận và biểu quyết danh sách ứng cử Trưởng ấp, Trưởng khu phố (phải đạt số lượng trong danh sách ứng cử ít nhất là 02 người để cử tri lựa chọn khi bầu cử);
- Chủ tọa hội nghị kết luận hội nghị.
Chậm nhất 10 ngày trước ngày bầu cử, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã ra quyết định thành lập Tổ bầu cử; Tổ bầu cử có không quá 7 thành viên do Trưởng ban công tác Mặt trận làm tổ trưởng (trường hợp Trưởng Ban Công tác Mặt trận ấp, khu phố tham gia ứng cử thì Phó Trưởng Ban Công tác Mặt trận làm tổ trưởng), thư ký và các thành viên khác hoặc đại diện một số tổ chức chính trị xã hội và đại diện cử tri ấp, khu phố.
Quyết định về nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ bầu cử và danh sách Tổ bầu cử phải được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã công bố cho nhân dân trong ấp, khu phố chậm nhất 7 ngày trước ngày bầu cử.
Trường hợp cử tri đông có thể lập thêm 01 hoặc 02 tổ bầu cử để làm nhiệm vụ bầu cử. Các Tổ bầu cử này thực hiện nhiệm vụ trong cùng một ngày (tổ chức khai mạc và kết thúc cuộc bầu cử cùng một thời điểm theo quy định).
Ngoài ra, Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm in ấn, phát hành phiếu bầu cử, khẩu hiệu tuyên truyền (nếu có), thùng phiếu và các vật dụng khác cho Tổ bầu cử chậm nhất 02 ngày trước ngày bầu cử. Danh sách ứng cử viên trong phiếu bầu cử phải trùng với danh sách được công bố rộng rãi trong nhân dân, được xếp theo A, B, C…
Điều 5. Niêm yết danh sách cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình
Chậm nhất 07 ngày trước ngày bầu cử, Trưởng ấp, Trưởng khu phố đương nhiệm hoặc lâm thời niêm yết danh sách cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình tại trụ sở Văn phòng ấp, khu phố hoặc tại các nơi công cộng của ấp, khu phố. Danh sách cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình phải có đóng dấu của Uỷ ban nhân dân cấp xã ở góc trái phía trên danh sách cử tri.
Điều 6. Niêm yết danh sách ứng cử viên
Danh sách những người ứng cử Trưởng ấp, Trưởng khu phố được niêm yết công khai 7 ngày trước ngày tổ chức bầu cử tại Văn phòng ấp, khu phố và nơi công cộng ở ấp, khu phố.
1. Chuẩn bị địa điểm bầu cử
Tổ trưởng tổ bầu cử phối hợp cùng Trưởng ấp, Trưởng khu phố đương nhiệm chọn địa điểm bầu cử. Địa điểm được chọn phải báo cáo về Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã biết để có ý kiến thống nhất. Trường hợp không thống nhất thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã phải có ý kiến bằng văn bản đồng thời thông báo và phối hợp với Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã chọn địa điểm bầu cử theo sự thống nhất giữa Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã và Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã. Trưởng ấp, Trưởng khu phố, Tổ trưởng tổ bầu cử và các thành viên khác phải chấp hành theo chỉ đạo thống nhất nêu trên.
2. Tổ bầu cử họp phân công trách nhiệm
Trang trí phòng bỏ phiếu, quản lý phiếu bầu cử, con dấu (nếu có); phối hợp cùng lực lượng dân phòng, dân quân địa phương bảo vệ địa điểm bầu cử, đảm bảo an toàn trước, trong và sau bầu cử.
3. Tiếp nhận các cơ sở vật chất và tổ chức bầu cử
Tổ bầu cử tiếp nhận thùng phiếu, phiếu bầu cử, biên bản kiểm phiếu và các vật dụng khác do Uỷ ban nhân dân cấp xã chuyển giao trước ngày bầu cử 01 ngày để phục vụ việc tổ chức bầu cử Trưởng ấp, Trưởng khu phố vào ngày bầu cử đã ấn định.
Theo luật định, việc bỏ phiếu bắt đầu từ lúc 7 giờ đến 19 giờ cùng ngày. Tùy tình hình địa phương, tổ bầu cử có thể quyết định cho bắt đầu việc bỏ phiếu sớm hơn nhưng không được trước 5 giờ sáng. Nếu nơi nào đến 19 giờ mà vẫn còn cử tri đang bỏ phiếu thì có thể kết thúc muộn hơn nhưng không được quá 22 giờ cùng ngày; Thông báo cho cử tri biết thời gian, địa điểm bỏ phiếu.
Cần tính toán sắp xếp và vận động các tổ dân phố bố trí cử tri đi bỏ phiếu vào những giờ khác nhau để tránh tình trạng có lúc quá đông, có lúc không có ai đi bỏ phiếu, nhưng không nên gò ép gây hiểu lầm là bắt buộc, mất dân chủ; Tổ bầu cử nào có đủ 100% số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình đi bầu thì Tổ bầu cử (có thể) kết thúc bỏ phiếu.
1. Tổ chức Lễ khai mạc bầu cử
Bắt đầu tổ chức 6 giờ 45 phút để đúng 7 giờ bắt đầu bỏ phiếu; Chương trình Lễ khai mạc bầu cử:
- Chào cờ;
- Tổ trưởng tổ bầu cử đọc lời khai mạc; đọc nội quy phòng bỏ phiếu;
- Giới thiệu nhân viên Tổ bầu cử;
- Giới thiệu số đại biểu được bầu, số ứng cử viên và danh sách trích ngang các ứng cử đã được công bố;
- Cử 02 nhân viên mang 02 thùng phiếu (chính, phụ) ra trước mặt cử tri để cử tri xem và xác định trong các thùng phiếu không có gì cả;
- Mời đại diện 2 cử tri không phải là người ứng cử mở nắp thùng phiếu cho mọi người xem rồi niêm phong lại;
- Sau khi cử tri kiểm tra và niêm phong xong thì các nhân viên mang thùng phiếu vào vị trí cũ.
2. Quy trình bầu cử
- Sau khi làm Lễ khai mạc xong, Tổ bầu cử mời cử tri đi bỏ phiếu;
- Cử tri xuất trình thẻ cử tri hoặc thư mời đi bầu cử (tùy từng địa phương chọn loại giấy tờ phù hợp) để nhân viên Tổ bầu cử dò danh sách cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình. Sau đó cử tri đi đến bàn phát phiếu bầu cử nhận phiếu bầu cử;
- Nhận phiếu xong, cử tri vào buồng gạch phiếu để chọn lựa ứng cử viên, gạch bỏ những ứng cử viên không bầu chọn; số lượng chọn lựa có thể bằng hoặc nhỏ hơn số đại biểu được bầu của ấp, khu phố;
- Sau khi chọn lựa xong, cử tri bỏ phiếu bầu cử vào thùng phiếu;
- Bỏ phiếu vào thùng phiếu xong, cử tri trả thẻ cử tri hoặc giấy mời đi bầu cử hoặc loại giấy tờ khác phù hợp mà địa phương đã chọn cho nhân viên Tổ bầu cử để lưu giữ và kiểm tra; đến đây quy trình đi bầu cử của cử tri đã xong.
Việc kiểm phiếu được tiến hành ngay sau khi kết thúc cuộc bỏ phiếu:
a) Trước khi mở thùng phiếu, Tổ bầu cử mời 02 cử tri biết chữ và không ứng cử chứng kiến việc mở thùng phiếu và kiểm phiếu;
b) Lập biên bản xác định số phiếu bầu cử không sử dụng;
c) Đếm và phân loại phiếu bầu cử đã sử dụng (có trong thùng phiếu);
d) Phiếu bầu cử không hợp lệ để riêng (không kiểm loại này);
đ) Kiểm phiếu bầu cử hợp lệ;
e) Lập biên bản kiểm phiếu, xác định kết quả bầu cử của từng ứng cử viên.
Điều 10. Xác định phiếu hợp lệ, phiếu không hợp lệ
1. Các phiếu sau đây là phiếu hợp lệ
- Phiếu bầu cử do Tổ bầu cử phát ra;
- Phiếu có đóng dấu của Uỷ ban nhân dân cấp xã;
- Phiếu có số người được chọn không quá số người được bầu cử.
2. Các phiếu sau đây là phiếu không hợp lệ
- Phiếu bầu cử không do Tổ bầu cử phát ra;
- Phiếu không có dấu của Uỷ ban nhân dân cấp xã;
- Phiếu có số người được chọn quá số người được ấn định;
- Phiếu gạch hết tên ứng cử viên;
- Phiếu có ghi tên người ngoài danh sách ứng cử viên hoặc các phiếu có các nội dung khác không đúng quy định của công tác bầu cử.
Điều 11. Báo cáo kết quả bầu cử
Tổ bầu cử báo cáo kết quả bầu cử về Uỷ ban nhân dân cấp xã ngay sau khi cuộc kiểm phiếu kết thúc: Biên bản kiểm phiếu, phiếu bầu cử đã sử dụng, không sử dụng, thùng phiếu, con dấu v.v…
Điều 12. Công nhận kết quả bầu cử
1. Trường hợp công nhận kết quả bầu cử Trưởng ấp, Trưởng khu phố
- Sau khi nhận được Biên bản kết quả kiểm phiếu và báo cáo kết quả bầu Trưởng ấp, Trưởng khu phố của Tổ bầu cử, chậm nhất không quá 5 ngày làm việc, Uỷ ban nhân dân cấp xã ra quyết định công nhận người trúng cử Trưởng ấp, Trưởng khu phố;
- Kết quả bầu cử chỉ có giá trị khi có ít nhất quá nửa số cử tri trong danh sách tham gia bỏ phiếu. Người trúng cử Trưởng ấp, Trưởng khu phố là người được quá nửa số phiếu bầu hợp lệ và được nhiều phiếu hơn;
- Trưởng ấp, Trưởng khu phố mới chính thức hoạt động khi có quyết định công nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã;
- Trưởng ấp, Trưởng khu phố đương nhiệm hoặc lâm thời bàn giao công việc cho Trưởng ấp, Trưởng khu phố mới sau 15 ngày kể từ ngày có quyết định công nhận của Uỷ ban nhân dân xã.
2. Các trường hợp khác (không bầu cử được Trưởng ấp, Trưởng khu phố)
- Trường hợp số phiếu của từng ứng cử viên đều bằng 50% số phiếu hợp lệ thì Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân và Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã họp thống nhất quyết định chọn 01 trong các ứng cử viên làm nhiệm vụ Trưởng ấp, Trưởng khu phố chính thức hoặc có thể tổ chức bầu cử lại;
- Trường hợp kết quả bầu cử không có người nào đạt trên 50% số phiếu bầu hợp lệ so với tổng số cử tri hoặc tổng số cử tri đại diện hộ gia đình trong toàn ấp, khu phố thì tiến hành bầu cử lại. Ngày bầu cử lại do Uỷ ban nhân dân cấp xã quyết định, nhưng chậm nhất không quá 15 ngày kể từ ngày tổ chức bầu cử lần đầu;
- Nếu bầu cử lần thứ hai mà vẫn không bầu cử được Trưởng ấp, Trưởng khu phố thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã quyết định cử Trưởng ấp, Trưởng khu phố lâm thời trong số những người ứng cử chính thức để hoạt động cho đến khi bầu cử được Trưởng ấp, Trưởng khu phố mới;
- Trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã quyết định cử Trưởng ấp, Trưởng khu phố lâm thời, Uỷ ban nhân dân cấp xã phải tổ chức bầu Trưởng ấp, Trưởng khu phố mới.
MIỄN NHIỆM, BÃI NHIỆM TRƯỞNG ẤP
Điều 13. Quy trình miễn nhiệm Trưởng ấp, Trưởng khu phố
1. Các trường hợp miễn nhiệm Trưởng ấp, Trưởng khu phố
Trưởng ấp, Trưởng khu phố có thể được miễn nhiệm chức danh Trưởng ấp, Trưởng khu phố do sức khỏe, do hoàn cảnh gia đình hoặc vì lý do khác.
2. Thủ tục, trình tự miễn nhiệm
a) Người xin miễn nhiệm phải có đơn, trong đó nêu rõ lý do của việc xin miễn nhiệm chức danh Trưởng ấp, Trưởng khu phố gửi Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã. Trường hợp Trưởng ấp, Trưởng khu phố được điều động làm công tác khác thì không cần có đơn xin miễn nhiệm.
b) Việc miễn nhiệm Trưởng ấp, Trưởng khu phố được thực hiện tại hội nghị cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình ở ấp, khu phố để bỏ phiếu miễn nhiệm.
Hội nghị miễn nhiệm Trưởng ấp, Trưởng khu phố được tiến hành khi có trên 50% tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong ấp, khu phố tham dự.
c) Trình tự hội nghị miễn nhiệm Trưởng ấp, Trưởng khu phố
- Trưởng ban công tác Mặt trận ấp, khu phố chủ trì hội nghị, nêu lý do, yêu cầu của hội nghị;
- Trưởng ấp, Trưởng khu phố trình bày lý do xin miễn nhiệm;
- Hội nghị thảo luận đánh giá quá trình hoạt động của Trưởng ấp, Trưởng khu phố;
- Hội nghị tiến hành biểu quyết. Việc biểu quyết được thực hiện bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín: phần này do hội nghị quyết định;
Trường hợp bỏ phiếu kín thì hội nghị cử Tổ kiểm phiếu từ 3-5 người để làm nhiệm vụ:
+ Phiếu miễn nhiệm phải ghi rõ họ và tên Trưởng ấp, Trưởng khu phố có đóng dấu Uỷ ban nhân dân cấp xã;
+ Cử tri đồng ý miễn nhiệm chức danh Trưởng ấp, Trưởng khu phố thì gạch ngang họ và tên người đó. Nếu không đồng ý miễn nhiệm thì để nguyên phiếu;
+ Trường hợp có trên 50% so với tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong toàn ấp, khu phố tán thành việc miễn nhiệm thì Trưởng ban công tác Mặt trận ấp, khu phố báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp xã xem xét miễn nhiệm.
d) Chậm nhất không quá 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo miễn nhiệm của Trưởng Ban Công tác Mặt trận ấp, khu phố. Uỷ ban nhân dân cấp xã phải xem xét, ra quyết định công nhận kết quả miễn nhiệm chức danh Trưởng ấp, Trưởng khu phố; Uỷ ban nhân dân cấp xã quyết định cử Trưởng ấp, Trưởng khu phố lâm thời để điều hành hoạt động của ấp, khu phố cho đến khi bầu được Trưởng ấp, Trưởng khu phố mới; trường hợp Uỷ ban nhân dân cấp xã không ra quyết định công nhận kết quả miễn nhiệm thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Việc bầu Trưởng ấp, Trưởng khu phố mới phải được tiến hành trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày Uỷ ban nhân dân cấp xã ra quyết định miễn nhiệm Trưởng ấp, Trưởng khu phố theo quy trình bầu cử Trưởng ấp, Trưởng khu phố mới được quy định tại bản Quy định này.
Điều 14. Quy trình bãi nhiệm Trưởng ấp, Trưởng khu phố
1. Các trường hợp bãi nhiệm
Khi Trưởng ấp, Trưởng khu phố không còn được nhân dân tín nhiệm, không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân, tham nhũng, lãng phí, không phục tùng sự chỉ đạo điều hành của Uỷ ban nhân dân cấp xã, vi phạm pháp luật và các quy định của cấp trên thì có thể bị cử tri bãi nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc của Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp hoặc có ít nhất một phần ba tổng số cử tri đại diện hộ gia đình trong ấp, khu phố kiến nghị. Trên cơ sở một trong các đề nghị đó, Uỷ ban nhân dân cấp xã ra quyết định tổ chức hội nghị cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong ấp, khu phố để xem xét bãi nhiệm Trưởng ấp, Trưởng khu phố; Hội nghị bãi nhiệm Trưởng ấp, Trưởng khu phố được tiến hành khi có trên 50% số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong ấp, khu phố tham dự.
2. Thủ tục, trình tự bãi nhiệm
a) Thành phần tham dự
- Đại diện Uỷ ban nhân dân cấp xã;
- Đại diện Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã; (đại diện Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã được tham dự, phát biểu ý kiến nhưng không được biểu quyết);
- Trưởng ấp, Trưởng khu phố bị xem xét đưa ra bãi nhiệm;
- Cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong ấp, khu phố.
b) Trình tự bãi nhiệm
- Trưởng Ban Công tác Mặt trận ấp, khu phố chủ trì hội nghị, nêu lý do, yêu cầu của hội nghị;
- Trưởng ấp, Trưởng khu phố đọc bản tự kiểm điểm trình bày rõ khuyết điểm, nguyên nhân khách quan, chủ quan và các biện pháp khắc phục;
Trường hợp Trưởng ấp, Trưởng khu phố không lập bản kiểm điểm thì trước khi tổ chức hội nghị nhân dân ở ấp, khu phố, Trưởng Ban Công tác Mặt trận ấp, khu phố xin ý kiến của cấp ủy Chi bộ ấp, khu phố, lập báo cáo sự việc gửi về Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã và Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã;
Sau khi có ý kiến chỉ đạo thống nhất của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã và Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã thì tại hội nghị nhân dân ấp, khu phố, Trưởng ban công tác Mặt trận ấp, khu phố trình bày các khuyết điểm của Trưởng ấp, Trưởng khu phố cho nhân dân trong ấp, khu phố biết để xem xét quyết định việc bãi nhiệm;
- Hội nghị thảo luận, đóng góp ý kiến;
- Hội nghị tiến hành biểu quyết. Việc biểu quyết được thực hiện bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín: phần này do hội nghị quyết định. Trường hợp bỏ phiếu kín thì hội nghị cử Tổ kiểm phiếu từ 3-5 người để làm nhiệm vụ:
+ Phiếu bãi nhiệm phải ghi rõ họ và tên Trưởng ấp, Trưởng khu phố, đóng dấu Uỷ ban nhân dân cấp xã;
+ Cử tri đồng ý bãi nhiệm chức danh Trưởng ấp, Trưởng khu phố thì gạch ngang họ và tên người đó. Nếu không đồng ý bãi nhiệm thì để nguyên phiếu;
+ Trường hợp có trên 50% so với tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong toàn ấp, khu phố tán thành việc bãi nhiệm thì Trưởng ban công tác Mặt trận ấp, khu phố lập biên bản, báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp xã xem xét bãi nhiệm.
c) Chậm nhất không quá 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả bãi nhiệm của Trưởng Ban Công tác Mặt trận ấp, khu phố, Uỷ ban nhân dân cấp xã phải xem xét ra quyết định công nhận kết quả bãi nhiệm chức danh Trưởng ấp, Trưởng khu phố. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã ra quyết định cử Trưởng ấp, Trưởng khu phố lâm thời để điều hành hoạt động của thôn, tổ dân phố cho đến khi bầu được Trưởng ấp, Trưởng khu phố mới; trường hợp Uỷ ban nhân dân cấp xã không ra quyết định công nhận kết quả bãi nhiệm thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Việc bầu Trưởng ấp, Trưởng khu phố mới phải được tiến hành trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày Uỷ ban nhân dân cấp xã ra quyết định bãi nhiệm Trưởng ấp, Trưởng khu phố theo quy trình bầu cử Trưởng ấp, Trưởng khu phố mới được quy định tại văn bản này.
Điều 15. Kinh phí tổ chức bầu cử, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng ấp, Trưởng khu phố
Kinh phí tổ chức bầu cử, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng ấp, Trưởng khu phố do ngân sách cấp xã đảm bảo thực hiện theo Luật Ngân sách Nhà nước đã ban hành.
Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp xã; Thủ trưởng các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh có trách nhiệm triển khai Quy định này;
Trong quá trình triển khai nếu có vướng mắc, đề nghị Uỷ ban nhân dân cấp huyện; các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể phản ánh về Uỷ ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Nội vụ) để Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, bổ sung, sửa đổi cho phù hợp./.
- 1Quyết định 69/2004/QĐ-UB về quy trình bầu cử, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng thôn, Trưởng bản, Trưởng khu phố, Tổ trưởng tổ dân phố do tỉnh Quảng Trị ban hành
- 2Quyết định 23/2010/QĐ-UBND về Quy trình bầu cử Trưởng ấp, Trưởng khu phố thành cuộc bầu cử riêng theo quy định tại Nghị quyết Liên tịch 09/2008/NQLT-CP-UBTWMTTQVN do tỉnh Tây Ninh ban hành
- 3Quyết định 07/2014/QĐ-UBND về về tổ chức và hoạt động của ấp, khu phố trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 4Hướng dẫn 807/SNV-XDCQ&CTTN năm 2017 quy trình, trình tự, hồ sơ đề nghị phê chuẩn việc thực hiện bầu cử, miễn nhiệm, bãi nhiệm chức danh của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang nhiệm kỳ 2016-2021
- 5Quyết định 470/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương trong kỳ hệ thống hóa 2014-2018
- 1Quyết định 241/2003/QĐ-UB về tổ chức và hoạt động của ấp, khu phố tỉnh Bình Dương
- 2Quyết định 07/2014/QĐ-UBND về về tổ chức và hoạt động của ấp, khu phố trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 3Quyết định 470/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương trong kỳ hệ thống hóa 2014-2018
- 1Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn năm 2007
- 2Quyết định 13/2002/QĐ-BNV về Quy chế tổ chức và hoạt động của thôn và tổ dân phố do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 3Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 4Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 5Nghị quyết liên tịch số 09/2008/NQLT-CP-UBTWMTTQVN về hướng dẫn thi hành các điều 11, điều 14, điều 16, điều 22 và điều 26 của Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn do Chính phủ - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ban hành
- 6Quyết định 69/2004/QĐ-UB về quy trình bầu cử, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng thôn, Trưởng bản, Trưởng khu phố, Tổ trưởng tổ dân phố do tỉnh Quảng Trị ban hành
- 7Quyết định 23/2010/QĐ-UBND về Quy trình bầu cử Trưởng ấp, Trưởng khu phố thành cuộc bầu cử riêng theo quy định tại Nghị quyết Liên tịch 09/2008/NQLT-CP-UBTWMTTQVN do tỉnh Tây Ninh ban hành
- 8Hướng dẫn 807/SNV-XDCQ&CTTN năm 2017 quy trình, trình tự, hồ sơ đề nghị phê chuẩn việc thực hiện bầu cử, miễn nhiệm, bãi nhiệm chức danh của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang nhiệm kỳ 2016-2021
Quyết định 25/2008/QĐ-UBND quy định về quy trình bầu cử, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng ấp, Trưởng khu phố trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- Số hiệu: 25/2008/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 07/07/2008
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Dương
- Người ký: Nguyễn Hoàng Sơn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra