Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2480/QĐ-UBND | Đồng Nai, ngày 20 tháng 7 năm 2018 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 23/2014/TTLT-BTP-BNV ngày 22/12/2014 của Bộ Tư pháp và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 80/TTr-STP ngày 14/6/2018,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 với những nội dung sau đây:
Đơn vị sự nghiệp công lập do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập theo quy định của pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Sở Tư pháp.
1. Quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp phải tuân thủ và phù hợp yêu cầu về đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập theo quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
2. Thống nhất, đồng bộ và phân bổ hợp lý giữa các lĩnh vực, phù hợp với yêu cầu phát triển của tỉnh và của ngành.
3. Sử dụng hiệu quả nguồn lực của Nhà nước, tăng cường thực hiện tự chủ của các đơn vị sự nghiệp, đẩy mạnh xã hội hóa dịch vụ công; tiếp tục củng cố, đầu tư cơ sở vật chất các hoạt động dịch vụ sự nghiệp công, đồng thời thực hiện các chính sách thúc đẩy xã hội hóa nhằm thu hút tối đa nguồn lực của xã hội tham gia phát triển các dịch vụ sự nghiệp công.
4. Sắp xếp, kiện toàn bộ máy tinh gọn, cơ cấu lại đội ngũ viên chức bảo đảm chất lượng và xác định vị trí việc làm phù hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động; bảo đảm tính đặc thù của từng lĩnh vực, có tính kế thừa, phát huy tối đa cơ sở vật chất kỹ thuật và đội ngũ viên chức hiện có, không làm ảnh hưởng đến hoạt động cung cấp dịch vụ công về tư pháp.
5. Đẩy mạnh chuyển đổi cơ chế hoạt động các đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng tự chủ, tự bảo đảm chi phí hoạt động trên cơ sở đẩy mạnh việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, nhân sự.
6. Quy hoạch mang tính mở, có sự cập nhật, điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế trong từng thời kỳ.
1. Mục tiêu chung
a) Bảo đảm tổ chức bộ máy tinh gọn, đồng bộ, tạo đột phá trong quản lý, từng bước xóa bỏ sự can thiệp và bao cấp của Nhà nước đối với hoạt động của đơn vị sự nghiệp, nâng cao chất lượng dịch vụ sự nghiệp công về tư pháp.
b) Tăng cường phân cấp và thực hiện trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao hơn cho các đơn vị sự nghiệp công lập đồng bộ cả về tổ chức thực hiện nhiệm vụ, nhân lực, tài chính có tính đến đặc điểm từng loại hình đơn vị, khả năng, nhu cầu thị trường và trình độ quản lý nhằm thúc đẩy các đơn vị sự nghiệp công phát triển lành mạnh, bền vững.
c) Nâng cao số lượng, chất lượng dịch vụ công, đáp ứng tốt nhu cầu của các tổ chức, cá nhân.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Về mạng lưới các đơn vị sự nghiệp: Thực hiện rà soát, sắp xếp, kiện toàn các đơn vị sự nghiệp đảm bảo phù hợp với danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước của ngành Tư pháp, đảm bảo tinh gọn, đồng bộ, thống nhất; thực hiện tách bạch chức năng quản lý nhà nước và chức năng cung cấp dịch vụ công; thực hiện vận dụng cơ chế tài chính doanh nghiệp đối với những đơn vị sự nghiệp đủ điều kiện theo quy định.
b) Về thực hiện cơ chế tự chủ: Các đơn vị tăng dần mức độ tự chủ hàng năm phù hợp với lộ trình dịch vụ sự nghiệp công.
- Giai đoạn năm 2018 - 2020:
+ Giải thể đơn vị sự nghiệp hoạt động không hiệu quả: Phòng Công chứng số 02.
+ Chuyển đổi các đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo chi thường xuyên 03 Phòng Công chứng thuộc Sở (Phòng Công chứng số 1, 3, 4) vào năm 2018.
+ Chuyển mô hình hoạt động từ Phòng công chứng sang Văn phòng công chứng đối với 02 trong tổng số 03 Phòng công chứng thuộc Sở năm 2019 - 2020.
+ Chuyển đổi loại hình hoạt động của Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản sang loại hình Công ty hợp danh theo Luật Đấu giá tài sản và các quy định có liên quan vào năm 2020.
+ Sắp xếp, kiện toàn cơ cấu tổ chức bộ máy, thực hiện đúng chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh về tinh giản biên chế nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng hoạt động, giữ nguyên mô hình đơn vị sự nghiệp công lập do nhà nước đảm bảo toàn bộ kinh phí chi thường xuyên: Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước.
- Định hướng giai đoạn 2021 - 2025: Giữ ổn định các đơn vị sự nghiệp công lập như giai đoạn năm 2018 - 2020.
1. Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước
1.1. Giai đoạn 2018 - 2020: Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Đồng Nai thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017; Nghị định số 144/2017/NĐ-CP ngày 15/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý.
Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Đồng Nai là đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện cơ chế tự chủ về tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính thuộc loại do nhà nước bảo đảm chi thường xuyên theo Nghị định số 141/2016/NĐ-CP.
1.2. Giai đoạn 2021 - 2025: Tiếp tục là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Tư pháp, thực hiện cơ chế tự chủ về tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính thuộc loại do nhà nước bảo đảm chi thường xuyên theo Nghị định số 141/2016/NĐ-CP.
2. Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản
Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản tỉnh Đồng Nai là tổ chức duy nhất của Nhà nước ở cấp tỉnh thực hiện chức năng đấu giá tài sản theo Luật đấu giá tài sản năm 2016, có chức năng, nhiệm vụ tiếp nhận và thực hiện đấu giá các loại tài sản mà pháp luật quy định phải thông qua đấu giá như tài sản là quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai; tài sản thi hành án dân sự; tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu sung quỹ nhà nước; tài sản là hàng dự trữ quốc gia; ...
Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản thực hiện cơ chế tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tự chủ tài chính thuộc loại hình tự bảo đảm chi thường xuyên theo Nghị định số 141/2016/NĐ-CP hoặc xây dựng Đề án đến năm 2020 sẽ chuyển đổi mô hình hoạt động của Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản sang loại hình Công ty hợp danh theo Luật Đấu giá tài sản và các quy định có liên quan.
3. Phòng Công chứng số 1, 3, 4
Phòng Công chứng số 1, 3, 4 là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Tư pháp, có chức năng thực hiện việc chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch bằng văn bản mà theo văn bản của pháp luật, tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng; Nhận lưu giữ di chúc; Chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản theo quy định của pháp luật về chứng thực.
- Phòng Công chứng số 1, 3, 4 thực hiện cơ chế tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tự chủ về tài chính thuộc loại tự bảo đảm chi thường xuyên theo Nghị định số 141/2016/NĐ-CP vào năm 2018.
- Nghiên cứu, xin chủ trương và triển khai thực hiện xã hội hóa, chuyển đổi mô hình hoạt động từ Phòng Công chứng số 1, số 4 sang Văn phòng Công chứng theo quy định của pháp luật trong giai đoạn 2018 - 2020.
4. Phòng Công chứng số 2
Tổ chức sắp xếp, xử lý về tài sản, cơ sở vật chất, nhân sự theo Quyết định số 1485/QĐ-UBND ngày 03/5/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh về giải thể Phòng công chứng số 2 (huyện Định Quán) trong năm 2018.
V. Một số giải pháp thực hiện quy hoạch
1. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách
1.1. Triển khai các cơ chế, chính sách để phát triển đơn vị sự nghiệp công lập, tạo điều kiện thuận lợi để đơn vị cùng phát triển ổn định, bền vững; đảm bảo lợi ích của từng cá nhân, tập thể và của nhà nước.
1.2. Gắn quyền hạn với trách nhiệm của tập thể và cá nhân người đứng đầu đơn vị; gắn phân cấp nhiệm vụ với phân cấp quản lý về tổ chức, nhân sự, tài chính và bảo đảm các điều kiện vật chất khác. Trao quyền tự chủ và trách nhiệm; đảm bảo các quyền sở hữu trong các đơn vị sự nghiệp theo quy định pháp luật.
1.3. Thực hiện đổi mới mô hình hoạt động từ mô hình hiện nay sang mô hình thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ công.
1.4. Tách chức năng quản lý nhà nước và chức năng cung cấp dịch vụ công trong lĩnh vực Tư pháp.
2. Nhóm giải pháp về tổ chức, hoạt động của đơn vị
2.1. Tiếp tục duy trì các đơn vị sự nghiệp phù hợp, tinh gọn, hiệu quả nhằm cung cấp các dịch vụ công cho tổ chức và công dân trong lĩnh vực Tư pháp.
2.2. Quy định rõ thẩm quyền và trách nhiệm của người đứng đầu trong quản lý và điều hành đơn vị sự nghiệp; quy định và thực hiện cơ chế giám sát, kiểm tra trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập trong việc thực hiện thẩm quyền.
2.3. Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật; đồng thời, phát huy dân chủ ở cơ sở để giám sát công việc quản lý; phát huy vai trò của các đoàn thể, tổ chức quần chúng trong việc giám sát hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.
2.4. Đẩy mạnh thực hiện cơ chế tự chủ, chuyển đổi hoạt động theo mô hình doanh nghiệp.
3. Nhóm giải pháp về phát triển nhân lực
3.1. Xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thực hiện Đề án vị trí việc làm của các đơn vị sự nghiệp công sau khi Đề án được phê duyệt.
3.2. Đẩy mạnh việc phát triển đội ngũ công chức, viên chức có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao. Tập trung tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức nhằm nâng cao chất lượng, đảm bảo nguồn nhân lực thực hiện các dịch vụ công trong ngành Tư pháp.
4. Nhóm giải pháp về tài chính, cơ sở vật chất
4.1. Đảm bảo chi ngân sách hàng năm cho các đơn vị sự nghiệp nhằm tạo tiền đề cho các đơn vị tự chủ, tự chịu trách nhiệm để sớm thực hiện xã hội hóa theo quy định của pháp luật.
4.2. Đẩy nhanh tiến trình thực hiện tự chủ và thực hiện xã hội hóa các đơn vị sự nghiệp đủ điều kiện theo quy định.
4.3. Thay đổi cơ bản phương thức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động.
4.4. Tổ chức triển khai thực hiện danh mục dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước theo Quyết định số 4452/QĐ-UBND ngày 13/12/2017 của UBND tỉnh.
1. Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp: Tổ chức xây dựng Đề án vị trí việc làm tạo cơ sở tổ chức thực hiện.
2. Sở Tư pháp
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Quy hoạch này. Định kỳ kiểm tra, đánh giá báo cáo tình hình, kết quả thực hiện Quy hoạch với Ủy ban nhân dân tỉnh; rà soát, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh Quy hoạch cho phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của địa phương.
b) Căn cứ Quy hoạch được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, xây dựng phương án giao quyền tự chủ về tài chính giai đoạn 2018 - 2020 gửi Sở Tài chính thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt theo quy định.
3. Sở Tài chính
a) Tham mưu, trình Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí dự toán ngân sách theo quy định của Nhà nước; đảm bảo hoạt động cho các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Tư pháp theo quy định của pháp luật hiện hành.
b) Hướng dẫn Sở Tư pháp xây dựng phương án giao quyền tự chủ về tài chính trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt theo quy định.
4. Sở Nội vụ: Chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp tham mưu UBND tỉnh phê duyệt vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc của đơn vị sự nghiệp công chưa được giao quyền tự chủ (đơn vị sự nghiệp do nhà nước bảo đảm toàn bộ hoặc một phần chi thường xuyên) trực thuộc Sở Tư pháp.
5. Các cơ quan, đơn vị có liên quan: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Sở Tư pháp trong quá trình tổ chức thực hiện Quy hoạch.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Tài chính, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa và Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 11/2014/QĐ-UBND về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế, quản lý và sử dụng viên chức đối với đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp, tỉnh Bình Định
- 2Quyết định 2853/2015/QĐ-UBND về Quy định tiêu chuẩn, điều kiện chức danh lãnh đạo phòng chuyên môn, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp; Trưởng phòng, Phó trưởng phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện tại thành phố Hải Phòng
- 3Quyết định 2167/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp tỉnh An Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 4Quyết định 469/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực Khoa học và Công nghệ trên địa bàn tỉnh Kon Tum đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030
- 5Quyết định 1568/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 6Quyết định 2218/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực công thương trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2018-2020, tầm nhìn đền năm 2030
- 7Quyết định 1039/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt quy trình nội bộ trong giải quyết thủ tục hành chính thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Sở Tư pháp tỉnh Trà Vinh
- 8Quyết định 879/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp, tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 9Quyết định 943/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp thành phố Đà Nẵng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
- 1Quyết định 11/2014/QĐ-UBND về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế, quản lý và sử dụng viên chức đối với đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp, tỉnh Bình Định
- 2Thông tư liên tịch 23/2014/TTLT-BTP-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh do Bộ trưởng Bộ Tư pháp - Bộ Nội vụ ban hành
- 3Nghị định 16/2015/NĐ-CP Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập
- 4Luật đấu giá tài sản 2016
- 5Luật ngân sách nhà nước 2015
- 6Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 7Luật Trợ giúp pháp lý 2017
- 8Nghị định 141/2016/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác
- 9Quyết định 2853/2015/QĐ-UBND về Quy định tiêu chuẩn, điều kiện chức danh lãnh đạo phòng chuyên môn, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp; Trưởng phòng, Phó trưởng phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện tại thành phố Hải Phòng
- 10Quyết định 2167/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp tỉnh An Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 11Nghị định 144/2017/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Trợ giúp pháp lý
- 12Quyết định 469/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực Khoa học và Công nghệ trên địa bàn tỉnh Kon Tum đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030
- 13Quyết định 1568/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 14Quyết định 2218/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực công thương trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2018-2020, tầm nhìn đền năm 2030
- 15Quyết định 1039/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt quy trình nội bộ trong giải quyết thủ tục hành chính thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Sở Tư pháp tỉnh Trà Vinh
- 16Quyết định 879/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp, tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 17Quyết định 943/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp thành phố Đà Nẵng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
Quyết định 2480/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, định hướng đến năm 2025
- Số hiệu: 2480/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 20/07/2018
- Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Nai
- Người ký: Đinh Quốc Thái
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra