Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ YÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 563/QĐ-UBND

Phú Yên, ngày 20 tháng 3 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CHO SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP ƯU TIÊN VÀ SẢN PHẨM TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP ĐẶC TRƯNG CỦA TỈNH PHÚ YÊN ĐẾN NĂM 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ YÊN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ các Quyết định của UBND tỉnh Phú Yên: Số 1787/2009/QĐ-UBND ngày 28/9/2009 về việc công bố danh mục các ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn của tỉnh Phú Yên đến năm 2010, định hướng đến năm 2020; số Quyết định số 03/2014/QĐ-UBND ngày 12/01/2014 về việc sửa đổi danh mục các ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn của tỉnh Phú Yên đến năm 2010, định hướng đến năm 2020;

Căn cứ Chương trình hành động số 01/CTr-UBND ngày 15/01/2016 của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 07/01/2016 của Chính phủ về những nhiệm vụ chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2016;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương Phú Yên tại Tờ trình số 133/TTr- SCT ngày 05/12/2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển thương hiệu cho sản phẩm công nghiệp ưu tiên và sản phẩm tiểu thủ công nghiệp đặc trưng của tỉnh Phú Yên đến năm 2020 với các nội dung cụ thể như sau:

I. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU THỰC HIỆN:

1. Quan điểm, định hướng:

- Xây dựng Đề án phát triển thương hiệu cho một số sản phẩm công nghiệp ưu tiên và sản phẩm tiểu thủ công nghiệp đặc trưng của tỉnh nhằm tạo lập, nâng cao sức cạnh tranh cho các thương hiệu sản phẩm sản xuất tại Phú Yên trên thị trường trong nước và quốc tế trong điều kiện hội nhập sâu rộng hiện nay.

- Xây dựng và phát triển thương hiệu phẩm công nghiệp nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao giá trị, khả năng cạnh tranh cho sản phẩm.

- Xây dựng Đề án với nội dung thiết thực, khả thi, phù hợp với định hướng phát triển công nghiệp của tỉnh, ưu tiên cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của tỉnh. Đồng thời nâng cao nhận thức cũng như sự chủ động, sáng tạo của doanh nghiệp trong xây dựng và phát triển thương hiệu.

- Từng bước phát triển thương hiệu của các sản phẩm tỉnh Phú Yên gắn với Chương trình thương hiệu quốc gia.

2. Mục tiêu:

a) Mục tiêu chung: Tăng cường sự nhận biết của các nhà phân phối và tiêu dùng trong và ngoài nước đối với sản phẩm có chất lượng, thương hiệu của tỉnh Phú Yên; nâng cao nhận thức, hướng dẫn, trang bị kiến thức, tư vấn xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu của doanh nghiệp nhằm gia tăng hiệu quả, giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo sự tin cậy về chất lượng đối với sản phẩm hàng hóa trên thị trường trong nước và nước ngoài và hướng đến sản phẩm mang thương hiệu quốc gia.

b) Mục tiêu cụ thể: Phấn đấu đến năm 2020 hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng, đăng ký từ 20 - 30 nhãn hiệu; xây dựng 05 - 10 sản phẩm đặc trưng của tỉnh đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp, trong đó có 01 - 02 sản phẩm tham gia vào chương trình thương hiệu quốc gia.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:

1. Nhiệm vụ thực hiện:

1.1. Tuyên truyền, phổ biến kiến thức:

a) Nội dung:

- Tuyên truyền, phổ biến kiến thức về sở hữu trí tuệ trên các phương tiện thông tin đại chúng (thực hiện các phóng sự, chuyên mục về xây dựng và phát triển thương hiệu trên báo, đài,…).

- Tổ chức các cuộc hội nghị, hội thảo đào tạo, tập huấn, hướng dẫn về sở hữu trí tuệ, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, mã số, mã vạch; về xây dựng, quản lý và phát triển thương hiệu; tập huấn các kỹ năng xây dựng hệ thống quản lý chất lượng, phát triển sản phẩm, thiết kế mẫu mã bao bì,…(Mỗi năm tổ chức 01 - 02 hội thảo, lớp tập huấn).

b) Đơn vị chủ trì: Sở Công Thương.

c) Đơn vị phối hợp: Sở Khoa học và Công nghệ; các hiệp hội và sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố liên quan, cơ quan báo, đài địa phương.

d) Thời gian thực hiện: Giai đoạn 2017 - 2020.

1.2. Hỗ trợ xây dựng thương hiệu:

a) Nội dung:

- Hỗ trợ tư vấn, hướng dẫn thủ tục về đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; Hỗ trợ doanh nghiệp đăng ký xây dựng thương hiệu như: chi phí thiết kế nhận diện thương hiệu (logo, slogan, bao bì, biển, nhãn mác, …) (từ 20 - 30 sản phẩm).

- Hỗ trợ cho doanh nghiệp xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu (04 doanh nghiệp).

- Hỗ trợ các đơn vị quảng bá thương hiệu trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên cổng thông tin điện tử của tỉnh và các sở, ban, ngành có liên quan.

- Hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh tham gia chương trình xúc tiến thương mại của tỉnh.

b) Đơn vị chủ trì: Sở Công Thương, Sở Khoa học và Công nghệ, cơ quan xúc tiến thương mại.

c) Đơn vị phối hợp: Các hiệp hội và UBND các huyện, thị xã, thành phố.

d) Thời gian thực hiện: 2017 - 2020.

1.3. Hỗ trợ phát triển thương hiệu:

a) Nội dung chính:

- Ban hành chính sách khuyến khích phát triển thương hiệu cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh: Đối tượng tham gia chương trình, xây dựng các tiêu chí để doanh nghiệp tham gia chương trình, các bước tham gia và các chính sách hỗ trợ.

- Triển khai thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thương hiệu:

+ Lựa chọn một số thương hiệu có triển vọng phát triển trong tương lai, tập trung ở các nhóm sản phẩm có tiềm năng, thế mạnh của tỉnh như: Sản phẩm dược, thủy sản chế biến, sản phẩm may mặc, phân bón … để hỗ trợ đạt thương hiệu quốc gia.

+ Hỗ trợ phát triển thị trường trong nước như: Kết nối cung cầu, liên kết sản xuất và tiêu thụ, giới thiệu đối tác để tìm kiếm bạn hàng, mở rộng thị trường tiêu thụ.

+ Hỗ trợ phát triển một số thị trường nước ngoài trọng điểm theo các Hiệp định thương mại tự do được ký kết.

b) Đơn vị chủ trì: Sở Công Thương.

c) Đơn vị phối hợp: Sở Khoa học và Công nghệ, các hiệp hội, sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan.

d) Thời gian thực hiện: Giai đoạn 2017 - 2020.

2. Giải pháp thực hiện:

2.1. Tăng cường vai trò của cơ quan quản lý nhà nước:

a) Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền:

- Vận động xây dựng và phát triển thương hiệu bằng nhiều hình thức như: Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về thương hiệu, tuyên truyền, hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu cho một số sản phẩm công nghiệp của tỉnh, hướng tới việc tạo nên những thương hiệu mạnh cho các sản phẩm chủ lực của tỉnh tham gia chương trình thương hiệu quốc gia.

- Phát hành tờ rơi, tài liệu với thông tin về tầm quan trọng và lợi ích của thương hiệu, các địa chỉ để tìm kiếm thông tin và hỗ trợ xây dựng, bảo vệ thương hiệu.

b) Thực hiện công tác hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu cho một số sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp:

- Hỗ trợ tư vấn, hướng dẫn các thủ tục về đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; xây dựng kế hoạch phát triển thương hiệu, nhằm tạo sự khác biệt để thu hút sự quan tâm của khách hàng.

- Hướng dẫn các đơn vị lập kế hoạch xây dựng, khai thác, quản lý, bảo vệ thương hiệu phù hợp với sự phát triển của đơn vị; cung cấp thông tin về nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng để giúp cho các đơn vị xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh.

- Nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ của các cơ quan thực thi sở hữu trí tuệ thông qua việc cung cấp kiến thức chuyên môn nghiệp vụ về sở hữu trí tuệ nhằm nâng cao hiệu quả của công tác phòng ngừa, xử lý các hành vi xâm hại quyền sở hữu trí tuệ.

- Đẩy mạnh hoạt động phát huy sáng kiến, đổi mới công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm gắn với cải tiến bao bì, mẫu mã.

- Tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến thương mại, hỗ trợ các đơn vị, tham gia các hoạt động quảng bá, xúc tiến thông qua các hội chợ, triển lãm, hội nghị kết nối cung cầu, giao thương trong và ngoài nước để các đơn vị có cơ hội giới thiệu sản phẩm đến với khách hàng.

2.2. Tăng cường vai trò trợ giúp của các hội, hiệp hội trong tỉnh:

Phát huy vai trò của hội, hiệp hội để làm cầu nối giữa nhà nước, chuyên gia với doanh nghiệp và ngược lại, nhằm cung cấp thông tin kịp thời tạo điều kiện hỗ trợ, bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu. Đồng thời, xây dựng câu lạc bộ về thương hiệu để tạo điều kiện cho doanh nghiệp trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm những cách làm thương hiệu hiệu quả.

2.3. Tăng cường vai trò của doanh nghiệp để nâng cao chất lượng sản phẩm, đầu tư cho xây dựng và phát triển thương hiệu:

- Nghiên cứu để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm; chủ động tiếp cận thông tin tiến bộ khoa học công nghệ, các giải pháp kỹ thuật mới trong sản xuất, chế biến để tạo ra sản phẩm tốt có chất lượng cao.

- Quan tâm đúng mức đến xây dựng và phát triển thương hiệu như: Có bộ phận thực hiện công tác về sở hữu trí tuệ, xây dựng thương hiệu, dành kinh phí đáng kể cho công tác hoạt động xây dựng nhãn hiện, chiến lược, kế hoạch phát triển thương hiệu, marketting,…

- Tích cực tham gia các chương trình hội nghị, hội thảo, tập huấn bồi dưỡng kiến thức về xây dựng, phát triển thương hiệu, hội nhập kinh tế quốc tế, thương mại điện tử,… do các cơ quan quản lý nhà nước, hội doanh nghiệp tổ chức, trong đó người đứng đầu đơn vị, doanh nghiệp phải là đối tượng đầu tiên cập nhật kiến thức để có đủ thông tin, định hướng phát triển phù hợp cho phát triển thương hiệu.

- Tích cực phối hợp và tranh thủ hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức để xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm cũng như doanh nghiệp.

2.4. Lựa chọn các sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đặc trưng của tỉnh để xây dựng, phát triển và quảng bá thương hiệu.

(Chi tiết theo Phụ lục 1 đính kèm)

III. NGUỒN KINH PHÍ:

Dự kiến tổng nguồn kinh phí để thực hiện Đề án là: 2.490 triệu đồng (Hai tỷ bốn trăm chín mươi triệu); trong đó:

- Dự kiến nguồn kinh phí ngân sách tỉnh cấp là: 1.330 triệu đồng (Một tỷ ba trăm ba chục triệu);

- Dự kiến nguồn kinh phí đối ứng của các doanh nghiệp: 1.160 triệu đồng (Một tỷ một trăm sáu mươi triệu).

(Chi tiết theo Phụ lục 2 đính kèm)

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Sở Công Thương:

- Xây dựng kế hoạch hoạt động hàng năm theo chức năng nhiệm vụ được giao để triển khai Đề án. Căn cứ các nhiệm vụ của Đề án, chủ trì phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan lập dự toán kinh phí kế hoạch năm gửi Sở Tài chính tổng hợp trình UBND tỉnh phê duyệt.

- Chủ trì, phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan triển khai thực hiện Đề án. Theo dõi, kiểm tra, giám sát thực hiện, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan được giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện, hàng năm tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.

- Phối hợp với các sở, ngành hỗ trợ các đơn vị thông qua việc đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại địa phương, mở rộng thị trường ra các tỉnh, thành khác góp phần giải quyết đầu ra cho sản phẩm.

- Chủ trì phối hợp với các lực lượng tăng cường kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với hàng hóa lưu thông trên thị trường và các hành vi gian lận thương mại.

2. Sở Khoa học và Công nghệ:

- Rà soát và cụ thể hóa hệ thống chính sách, pháp luật, các đề án, chương trình liên quan đến việc xác lập, quản lý và khai thác quyền sở hữu trí tuệ để đề xuất cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới phù hợp với mục tiêu và giải pháp đề ra trong Đề án.

- Đẩy mạnh hoạt động phát huy sáng kiến, đổi mới công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm.

- Tư vấn hướng dẫn các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh trong việc tạo dựng, xác lập quyền, khai thác và bảo vệ tài sản sở hữu trí tuệ; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về sở hữu trí tuệ.

- Xây dựng kế hoạch triển khai Đề án trong phạm vi nhiệm vụ được giao.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

Phối hợp Sở Tài chính cân đối ngân sách hàng năm tham mưu UBND tỉnh phân bổ nguồn ngân sách tỉnh đảm bảo kinh phí hàng năm cho thực hiện các nhiệm vụ thuộc Đề án.

4. Sở Tài chính:

Chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, hàng năm căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách.

5. UBND các huyện, thị xã, thành phố:

Hỗ trợ tuyên truyền, vận động các đơn vị, doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn tích cực tham gia chương trình phát triển thương hiệu cho doanh nghiệp sản xuất công nghiệp của địa phương.

6. Các hội, hiệp hội trên địa bàn tỉnh:

Phối hợp với các đơn vị có liên quan vận động doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tham gia các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và phát triển thương hiệu.

7. Các cơ quan thông tin đại chúng địa phương (Báo Phú Yên, Đài Phát thanh và Truyền hình Phú Yên, Cổng thông tin điện tử tỉnh…):

Phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện tuyên truyền, phổ biến kiến thức về sở hữu trí tuệ thông qua các phóng sự, chuyên mục về sở hữu trí tuệ nói chung và phát triển thương hiệu nói riêng.

Điều 2. Giao Giám đốc Sở Công Thương có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan liên quan trên địa bàn tỉnh tổ chức triển khai theo đúng chức năng, nhiệm vụ đã phân công cụ thể.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở: Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Khoa học và Công nghệ; Trưởng ban Ban quản lý khu kinh tế; Chủ tịch các hội và hiệp hội trên địa bàn tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Tổng Biên tập Báo Phú Yên; Giám đốc Đài Phát thanh và Truyền hình Phú Yên; Thủ trưởng các đơn vị liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Hữu Thế

 

PHỤ LỤC 1

DANH MỤC MỘT SỐ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP ƯU TIÊN, SẢN PHẨM TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH PHÚ YÊN XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN, QUẢNG BÁ THƯƠNG HIỆU ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Quyết định số:563/QĐ-UBND ngày 20/3/2017 của UBND tỉnh)

I. SẢN PHẨM THUỘC NGÀNH CÔNG NGHIỆP ƯU TIÊN CỦA TỈNH (Theo Quyết định Số: 03/2014/QĐ-UBND ngày 22/01/2014 của UBND tỉnh Phú Yên về việc sửa đổi danh mục các ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn của tỉnh Phú Yên đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 được ban hành kèm theo Quyết định 1787/2009/QĐ-UBND ngày 28/9/2009 của UBND tỉnh):

- Nhóm ngành dệt may, nguyên phụ liệu

- Nhóm ngành chế biến nông, lâm, thủy hải sản

- Nhóm ngành hóa chất (phân bón, phân hữu cơ vi sinh)

II. CÁC SẢN PHẨM TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP ĐẶC TRƯNG CỦA TỈNH (Đã đạt giải bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh, khu vực và quốc gia trong 5 năm qua)

- Các sản phẩm cà phê

- Các sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ từ gỗ

- Các sản phẩm mỹ nghệ từ đá thiên nhiên, vỏ ốc

- Các sản phẩm bò khô đặc sản

- Các sản phẩm nước mắm,

- Các sản phẩm chế biến từ hải sản ăn liền

III. MỘT SỐ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP, TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP QUAN TRỌNG CÓ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN THÀNH THƯƠNG HIỆU QUỐC GIA

- Các sản phẩm dược

- Các sản phẩm phân bón

- Sản phẩm chế biến thủy sản: cá ngừ đại dương

 

PHỤ LỤC 2

DỰ TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN GIAI ĐOẠN 2017 - 2020
(Kèm theo Quyết định số: 563/QĐ-UBND ngày 20/3/2017 của UBND tỉnh)

ĐVT: Triệu đồng

STT

Nội dung thực hiện

Giải trình cơ sở pháp lý cho các nội dung thực hiện

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Dự kiến kinh phí

Tổng cộng

Ghi chú

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

SL

KP

SL

KP

SL

KP

SL

KP

SL

KP

 

NS

DN

 

NS

DN

 

NS

DN

 

NS

DN

 

NS

DN

I

CÔNG TÁC THÔNG TIN, TUYÊN TRUYỀN

06

80

 

06

80

 

06

80

 

06

80

 

24

320

 

 

1

Tổ chức các Hội thảo, tập huấn, hướng dẫn về sở hữu trí tuệ, đăng ký nhãn hiệu, mã số, mã vạch, xây dựng và phát triển thương hiệu; tập huấn các kỹ năng xây dựng, hệ thống, quản lý chất lượng, phát triển sản phẩm, thiết kế bao bì, đóng gói,…

Kinh phí thuê, trang trí Hội trường, nước uống, VPP, photo tài liệu,… theo Thông tư 97/2010/ TT-BTC của Bộ Tài Chính (mỗi năm tổ chức từ 1 -2 hội thảo, tập huấn)

Sở Công Thương

Sở Khoa học và Công nghệ, các hiệp hội và Sở, ban ngành, UBND các huyện, TX, TP

02

40

 

02

40

 

02

40

 

02

40

 

08

160

 

 

2

Xây dựng và triển khai chương trình truyền hình “Giới thiệu các sản phẩm đặc trưng Phú Yên” trên đài phát thanh và truyền hình Phú Yên

Xây dựng và giới thiệu các phóng sự giới thiệu các sản phẩm của tỉnh, theo thời lượng từ 10 - 15 phút/lần phát sóng (định kỳ 01 quý/lần)

Sở Công Thương

Đài phát thanh và truyền hình Phú Yên, Sở KHĐT, Hội doanh nghiệp tỉnh, các DN và các đơn vị liên quan

04

40

 

04

40

 

04

40

 

04

40

 

16

160

 

 

II

HỖ TRỢ XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU

06

210

290

06

210

290

06

210

290

06

210

290

24

840

1.160

 

1

Hỗ trợ doanh nghiệp đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, chi phí thiết kế nhận diện thương hiệu.

Lựa chọn 5-10 sản phẩm/năm để hỗ trợ (dự kiến 35 triệu đồng/sản phẩm)

Sở Công Thương

Sở Khoa học và Công nghệ, các hiệp hội và Sở, ban ngành, UBND các huyện, TX, TP

05

175

225

05

175

225

05 1

75

225

05

175

225

20

700

900

 

 

2

Hỗ trợ chi phí tư vấn cho doanh nghiệp xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu

Lựa chọn 1 đơn vị/năm để hỗ trợ (dự kiến 35 triệu đồng/đơn vị)

Sở Công Thương

Sở Khoa học và Công nghệ, các hiệp hội và Sở, ban ngành, UBND các huyện, TX, TP

01

35

65

01

35

65

01

35

65

01

35

65

04

140

260

 

3

Hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tham gia chương trình xúc tiến thương mại

Hỗ trợ giới thiệu sản phẩm tại các hội chợ triển lãm và tham gia các phiên chợ hàng Việt về nông thôn; tìm kiếm thị trường thông qua việc tham gia hội nghị giao thương, kết nối cung cầu; liên kết sản xuất và tiêu thụ, giới thiệu đối tác cho các đơn vị tìm kiếm bạn hàng, mở rộng thị trường

Sở Công Thương

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lồng ghép kinh phí thực hiện CT XT TM hàng năm

III

HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU

01

30

 

02

80

 

01

30

 

01

30

 

05

170

 

 

1

Xây dựng chính sách hỗ trợ phát triển thương hiệu cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh

Xây dựng các tiêu chí, các chính sách hỗ trợ để DN tham gia chương trình

Sở Công Thương

Sở Khoa học và Công nghệ, các Hiệp hội và Sở, ban ngành, UBND các huyện, TX, TP

 

 

 

01

50

 

 

 

 

 

 

 

01

50

 

 

2

Tổ chức khảo sát, lựa chọn một số thương hiệu có triển vọng phát triển để hỗ trợ đạt chuẩn thương hiệu quốc gia

Mỗi năm tổ chức 01 đợt khảo sát. Tập trung ở các nhóm sản phẩm: sản phẩm dược, thủy sản chế biến, dệt may, phân bón, …

Sở Công Thương

Các hiệp hội, hội DN tỉnh, các DN và các đơn vị có liên quan

01

30

 

01

30

 

01

30

 

01

30

 

04

120

 

 

 

TỔNG CỘNG

 

 

 

13

320

290

14

370

290

13 3

20

290

13

320

290

53

1.330

1.160

 

TỔNG CỘNG: 2.490 triệu đồng (Hai tỷ bốn trăm chín mươi triệu đồng)

* Ghi chú: Chi phí nêu trên được tính toán tại thời điểm xây dựng Đề án. Trong quá trình thực hiện, các chi phí này sẽ được tính toán theo thực tế phù hợp với quy định của pháp luật.

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 563/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển thương hiệu cho sản phẩm công nghiệp ưu tiên và sản phẩm tiểu thủ công nghiệp đặc trưng của tỉnh Phú Yên đến năm 2020

  • Số hiệu: 563/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 20/03/2017
  • Nơi ban hành: Tỉnh Phú Yên
  • Người ký: Trần Hữu Thế
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản