Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 202/KH-UBND | Hà Nội, ngày 07 tháng 11 năm 2016 |
KẾ HOẠCH
THÍ ĐIỂM XÂY DỰNG NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU (LOGO), BIỂN CHỈ DẪN VÀ SẢN PHẨM LƯU NIỆM DU LỊCH HÀ NỘI
Thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 26/6/2016 của Thành ủy Hà Nội về phát triển du lịch Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo; Kế hoạch số 02/KH-UBND ngày 05/01/2016 của UBND Thành phố về phát triển du lịch Hà Nội năm 2016; Xét đề nghị của Sở Du lịch tại Tờ trình số 59/TTr-SDL ngày 21/10/2016; UBND Thành phố ban hành Kế hoạch thí điểm xây dựng nhận diện thương hiệu (logo), biển chỉ dẫn và sản phẩm lưu niệm du lịch Hà Nội, cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Lập hồ sơ nghiên cứu xây dựng bộ chỉ dẫn du lịch thông qua việc thiết kế đồng bộ hệ thống cung cấp thông tin tại chỗ cho du lịch Hà Nội; xây dựng nhận diện thương hiệu làng nghề Hà Nội và logo cho làng gốm Bát Tràng và làng lụa Vạn Phúc, đồng thời lựa chọn thiết kế một số mẫu sản phẩm lưu niệm đặc trưng của 2 làng nghề nhằm:
- Định vị hình ảnh du lịch Hà Nội đối với du khách trong nước và quốc tế.
- Định vị hình ảnh cho làng nghề thủ công nói chung và hai làng nghề Vạn Phúc và Bát Tràng nói riêng.
- Xây dựng các sản phẩm hàng lưu niệm mang đặc trưng của từng làng nghề và điểm du lịch trên địa bàn Hà Nội để tạo sức hấp dẫn của điểm đến.
- Đem lại sự thuận tiện cho du khách khi tìm đường đến các điểm du lịch trong thành phố Hà Nội.
2. Yêu cầu
- Phương án thiết kế cơ sở hệ thống biển chỉ dẫn đồng bộ, nội dung thể hiện bằng 3 ngôn ngữ (Việt, Anh, Pháp); sử dụng vật liệu có khả năng chịu được mưa nắng, kết cấu bền vững bảo đảm sử dụng lâu dài.
- Giải pháp nhận diện thương hiệu làng nghề và phương án thiết kế logo cho 2 làng gốm Bát Tràng và lụa Vạn Phúc mang đặc tính chung của làng nghề Hà Nội và đảm bảo đặc trưng nghề nghiệp riêng của 2 làng.
- Các mẫu logo, mẫu hàng lưu niệm sau khi thiết kế được tổ chức lấy ý kiến các chuyên gia. Khi được đưa vào sử dụng chính thức sẽ đăng ký bản quyền theo quy định pháp luật.
II. ĐƠN VỊ CHỦ TRÌ, THỰC HIỆN
1. Đơn vị chủ trì: Sở Du lịch.
2. Đơn vị tư vấn thực hiện: Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.
3. Đơn vị phối hợp: Các Sở: Văn hóa và Thể thao, Công Thương, Giao thông vận tải, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ, Quy hoạch - Kiến trúc; UBND các quận: Hoàn Kiếm, Tây Hồ, Ba Đình, Đống Đa, Hà Đông, UBND huyện Gia Lâm và chính quyền địa phương có liên quan phạm vi nghiên cứu thí điểm.
III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU THÍ ĐIỂM
1. Các điểm du lịch thuộc quận nội thành (20 điểm)
- Địa bàn quận Hoàn Kiếm: Khu phố cổ Hà Nội; Nhà di sản 87 Mã Mây; Đền Ngọc Sơn, Hồ Hoàn Kiếm; Đền Bạch Mã; Nhà thờ Lớn; Nhà hát Lớn; Bảo tàng Lịch sử Quốc gia; Tượng đài Lý Thái Tổ; Cầu Long Biên.
- Địa bàn quận Đống Đa: Văn Miếu - Quốc Tử Giám; Đền Kim Liên; di tích gò Đống Đa.
- Địa bàn quận Ba Đình: Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long (bao gồm cả khu khảo cổ học 18 Hoàng Diệu); Quảng trường Ba Đình và Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch; Công viên Bách Thảo; Đền Voi Phục; Đền Quán Thánh.
- Địa bàn quận Tây Hồ: Chùa Trấn Quốc; Phủ Tây Hồ.
2. Làng nghề (02 làng): làng gốm sứ Bát Tràng (huyện Gia Lâm) và làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông).
IV. NỘI DUNG THÍ ĐIỂM
1. Xây dựng giải pháp nhận diện thương hiệu làng nghề Hà Nội và phương án thiết kế logo, biển chỉ dẫn, sản phẩm lưu niệm du lịch cho làng gốm sứ Bát Tràng và làng lụa Vạn Phúc.
a) Xây dựng nhận diện thương hiệu làng nghề
- Khảo sát một số làng cổ và làng nghề trên địa bàn Hà Nội.
- Nghiên cứu làng gốm Bát Tràng và làng lụa Vạn Phúc.
- Đề xuất giải pháp nhận diện thương hiệu làng nghề Hà Nội.
- Xây dựng phương án thiết kế logo của làng gốm sứ Bát Tràng và làng lụa Vạn Phúc.
b) Xây dựng hệ thống chỉ dẫn
- Nghiên cứu chỉ dẫn điểm vào làng gốm sứ Bát Tràng và làng lụa Vạn Phúc, đề xuất sơ đồ chỉ dẫn của 02 làng, trên đó có vị trí chỉ dẫn vào làng, vị trí các điểm quan trọng trong làng, vị trí sơ đồ làng.
- Đề xuất ý kiến về biển thông tin các di tích quan trọng trong làng gốm sứ Bát Tràng và làng lụa Vạn Phúc.
c) Các sản phẩm du lịch
- Cung cấp ví dụ về ứng dụng logo Bát Tràng và Vạn Phúc trên một số sản phẩm.
- Đề xuất phương án thiết kế 20 mẫu sản phẩm lưu niệm du lịch cho mỗi làng (làng gốm sứ Bát Tràng và làng lụa Vạn Phúc).
2. Xây dựng hệ thống biển chỉ dẫn du lịch nội thành Hà Nội
a) Với các loại biển thông tin tại điểm tham quan
- Khảo sát các di tích và điểm đến du lịch.
- Nghiên cứu, phân loại các điểm du lịch quan trọng ở nội thành.
- Xây dựng nội dung biển thông tin của một số điểm du lịch quan trọng thí điểm ở nội thành.
- Xây dựng phương án thiết kế các loại hình biển thông tin.
- Xác định vị trí của các biển thông tin thí điểm.
- Nghiên cứu vật liệu, kỹ thuật, phương án sản xuất, phương án lắp đặt biển.
b) Với các loại biển chỉ hướng
- Nghiên cứu các di tích và điểm tham quan quan trọng trong nội thành.
- Nghiên cứu hiện trạng biển du lịch ở nội thành.
- Đề xuất các loại hình chỉ dẫn du lịch ở nội thành và vị trí trên sơ đồ.
- Xây dựng phương án thiết kế cơ sở biển chỉ hướng du lịch.
c) Với các loại biển khu vực
- Nghiên cứu chỉ dẫn khu vực du lịch đặc trưng của Hà Nội, thí điểm khu phố cổ.
- Nghiên cứu, đề xuất về nhu cầu chỉ dẫn khu vực.
- Đề xuất phương án thiết kế chỉ dẫn du lịch cho khu vực thí điểm.
3. Tổ chức nghiên cứu sản xuất thí điểm biển thông tin, chỉ hướng
- Tổ chức soạn thảo nội dung, sưu tầm/thực hiện sơ đồ, hình ảnh chất lượng cao cho các biển sản xuất thí điểm.
- Tổ chức lên trang đồ họa cho các biển chỉ dẫn thông tin, chỉ hướng.
- Tổ chức nghiên cứu, khảo sát tìm mẫu vật liệu, kỹ thuật và sản xuất, thi công lắp đặt biển.
- Tổ chức sản xuất mẫu thử nghiệm cho 5 loại: Biển thông tin cho điểm tham quan; Biển cho thực vật; Biển chỉ dẫn chỉ hướng; Cột chỉ dẫn đơn giản; Một ký hiệu nhận diện khu vực phố cổ.
- Lập hồ sơ kỹ thuật sản xuất.
4. Sản phẩm nghiên cứu thí điểm
a) Các kết quả nghiên cứu cho làng nghề Hà Nội
- Nhận diện thương hiệu chung cho làng nghề Hà Nội (PDF).
- Logo và qui chuẩn đồ họa làng gốm Bát Tràng và lụa Vạn Phúc (PDF): logo, kiểu chữ, ứng dụng logo trên phong bì, danh thiếp, và trên một số sản phẩm của làng nghề.
- Thiết kế biển chỉ dẫn vào 02 làng gốm Bát Tràng và lụa Vạn Phúc và xác định địa điểm đặt biển (PDF).
- Thiết kế sơ đồ làng gốm Bát Tràng và lụa Vạn Phúc trên đó thể hiện các điểm tham quan quan trọng về du lịch, điểm vào làng, điểm bố trí sơ đồ tham quan trong làng (PDF).
- Thiết kế tờ rơi cho làng gốm Bát Tràng và lụa Vạn Phúc (PDF).
- Thiết kế mẫu sản phẩm lưu niệm của làng gốm Bát Tràng và lụa Vạn Phúc. Mỗi làng có 20 mẫu (PDF, ảnh 3D).
- Hồ sơ tư liệu nghiên cứu, khảo sát hiện trạng về một số điểm tham quan quan trọng trong làng gốm Bát Tràng và lụa Vạn Phúc.
b) Hệ thống biển chỉ dẫn Du lịch Hà Nội
- Thiết kế loại hình pano thông tin tại điểm tham quan (PDF): định dạng bài viết, ngôn ngữ, hình ảnh, màu sắc, thiết kế (design), chất liệu, kỹ thuật thực hiện.
- Thiết kế sơ đồ vị trí các điểm tham quan quan trọng nội thành (PDF).
- Thiết kế sơ đồ du lịch phố cổ (PDF).
- Thiết kế sơ đồ đề xuất vị trí các biển chỉ hướng du lịch quan trọng trong nội thành Hà Nội (PDF).
- Thiết kế mẫu chỉ dẫn đặc thù của khu phố cổ (PDF, ảnh 3D).
- Thiết kế mẫu đặc thù tham quan thực vật (PDF, ảnh 3D).
- Thiết kế các loại chỉ dẫn, chỉ hướng du lịch (PDF, ảnh 3D): thiết kế đồ họa, màu sắc, xác định ngôn ngữ; thiết kế (design), chất liệu, kỹ thuật sản xuất.
- Tổ chức thực hiện nội dung (PDF): Bài viết 3 ngôn ngữ (Việt, Anh, Pháp), hình ảnh, hình vẽ của pa nô thông tin tùy theo thiết kế cho 20 điểm thí điểm.
- Đề xuất các vị trí đặt quầy thông tin du lịch.
- Hồ sơ tư liệu nghiên cứu các điểm tham quan nội thành (tối thiểu 100 điểm).
- Hồ sơ hiện trạng chỉ dẫn du lịch tại các điểm quan trọng ở nội thành.
5. Tổ chức lấy ý kiến và báo cáo UBND Thành phố phê duyệt
Tổ chức lấy ý kiến các chuyên gia về thiết kế của Các mẫu logo, mẫu hàng lưu niệm, mẫu các loại hình chỉ dẫn du lịch; trước khi báo cáo UBND Thành phố phê duyệt toàn bộ sản phẩm nghiên cứu.
6. Đăng ký bản quyền
Sở Du lịch tổ chức đăng ký bản quyền theo quy định đối với các sản phẩm nghiên cứu thí điểm (các mẫu logo; mẫu hàng lưu niệm; mẫu các loại hình chỉ dẫn du lịch) khi được UBND Thành phố phê duyệt làm chính thức.
7. Tổ chức sản xuất thí điểm các mẫu: sản xuất thí điểm 05 mẫu biển chỉ dẫn du lịch đã được UBND Thành phố duyệt và tổ chức lắp đặt tại địa điểm theo yêu cầu của UBND Thành phố (nếu có).
8. Tổ chức sản xuất, lắp đặt các loại biển chỉ dẫn thông tin cho 20 điểm du lịch và 2 làng nghề thuộc phạm vi thí điểm.
Cụ thể thực hiện theo phương án dự toán chi tiết được UBND Thành phố phê duyệt (thực hiện trong kế hoạch năm 2017).
V. KINH PHÍ
Kinh phí thực hiện Kế hoạch do ngân sách Thành phố đảm bảo.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Phân công thực hiện
a) Sở Du lịch
- Chủ trì, phối hợp các Sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, thị xã thuộc Thành phố và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch.
- Ký hợp đồng tư vấn với Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam để thực hiện nội dung kế hoạch thí điểm.
- Kiểm tra, đôn đốc, tổng hợp, báo cáo tiến độ, kết quả thực hiện, đề xuất UBND Thành phố giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.
- Tổ chức công tác thẩm định và thanh quyết toán kinh phí thực hiện kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.
b) Sở Tài chính
Bố trí kinh phí, hướng dẫn Sở Du lịch và các đơn vị thực hiện xây dựng dự toán chi tiết, sử dụng và thực hiện thủ tục thanh quyết toán kinh phí theo quy định.
c) Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam: Đơn vị tư vấn, phối hợp Sở Du lịch thực hiện toàn bộ nội dung Kế hoạch.
d) Các Sở, ngành, đơn vị liên quan: Văn hóa và Thể thao, Công Thương, Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ, Quy hoạch Kiến trúc, UBND các quận: Hoàn Kiếm, Tây Hồ, Ba Đình, Đống Đa, Hà Đông, UBND huyện Gia Lâm và chính quyền địa phương liên quan phạm vi nghiên cứu thí điểm có trách nhiệm phối hợp Sở Du lịch và Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam triển khai Kế hoạch theo chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực quản lý được giao.
2. Tiến độ thực hiện
- Tháng 11/2016: Báo cáo kết quả nghiên cứu; tổ chức lấy ý kiến các chuyên gia và báo cáo UBND Thành phố xem xét phê duyệt.
- Tháng 12/2016:
+ Bàn giao sản phẩm là tài liệu kết quả nghiên cứu thuộc nội dung kế hoạch; tổ chức đăng ký bản quyền các sản phẩm mẫu đã được phê duyệt;
+ Tổ chức sản xuất và lắp đặt thí điểm các mẫu chỉ dẫn du lịch đã được duyệt (05 mẫu) tại một số điểm trên địa bàn Thành phố.
- Quý I/2017: Tổ chức sản xuất, lắp đặt biển chỉ dẫn thông tin cho 20 điểm du lịch và 2 làng nghề thuộc phạm vi thí điểm (trên cơ sở lập dự toán riêng được UBND Thành phố phê duyệt)./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 1611/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt kinh phí lập Đề án Chiến lược xây dựng thương hiệu du lịch Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn 2030
- 2Quyết định 851/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa, tạo ra sản phẩm có thương hiệu, sức cạnh tranh trên thị trường; tập trung trồng rừng gắn với công nghiệp chế biến gỗ để nâng cao giá trị kinh tế rừng tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2016-2020
- 3Quyết định 2488/QĐ-UBND năm 2016 công bố danh mục Quyết định công bố thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của ngành Công Thương đã hết hiệu lực thi hành do tỉnh Tiền Giang ban hành
- 4Quyết định 1986/QĐ-UBND năm 2017 điều chỉnh tên gọi và phê duyệt Đề án Xây dựng thương hiệu du lịch Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn 2030 do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 5Quyết định 2638/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Đề án thí điểm nhận diện sản phẩm khoai tây Đà Lạt do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 6Quyết định 2468/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Đề án Tìm kiếm thị trường tiêu thụ nội địa và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm hàng hóa của Cao Bằng đặc biệt là sản phẩm từ lĩnh vực nông, lâm nghiệp giai đoạn 2017-2020
- 7Quyết định 419/QĐ-UBND năm 2021 về Quy chế quản lý và sử dụng Bộ nhận diện thương hiệu tỉnh Đắk Lắk
- 8Kế hoạch 135/KH-UBND năm 2022 về thiết kế, hoàn thiện và phát triển hệ thống nhận diện thương hiệu thành phố Cần Thơ giai đoạn 2022-2024
- 1Quyết định 1611/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt kinh phí lập Đề án Chiến lược xây dựng thương hiệu du lịch Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn 2030
- 2Quyết định 851/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa, tạo ra sản phẩm có thương hiệu, sức cạnh tranh trên thị trường; tập trung trồng rừng gắn với công nghiệp chế biến gỗ để nâng cao giá trị kinh tế rừng tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2016-2020
- 3Kế hoạch 02/KH-UBND Phát triển Du lịch thành phố Hà Nội năm 2016
- 4Quyết định 2488/QĐ-UBND năm 2016 công bố danh mục Quyết định công bố thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của ngành Công Thương đã hết hiệu lực thi hành do tỉnh Tiền Giang ban hành
- 5Quyết định 1986/QĐ-UBND năm 2017 điều chỉnh tên gọi và phê duyệt Đề án Xây dựng thương hiệu du lịch Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn 2030 do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 6Quyết định 2638/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Đề án thí điểm nhận diện sản phẩm khoai tây Đà Lạt do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 7Quyết định 2468/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Đề án Tìm kiếm thị trường tiêu thụ nội địa và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm hàng hóa của Cao Bằng đặc biệt là sản phẩm từ lĩnh vực nông, lâm nghiệp giai đoạn 2017-2020
- 8Quyết định 419/QĐ-UBND năm 2021 về Quy chế quản lý và sử dụng Bộ nhận diện thương hiệu tỉnh Đắk Lắk
- 9Kế hoạch 135/KH-UBND năm 2022 về thiết kế, hoàn thiện và phát triển hệ thống nhận diện thương hiệu thành phố Cần Thơ giai đoạn 2022-2024
Kế hoạch 202/KH-UBND năm 2016 thí điểm xây dựng nhận diện thương hiệu (logo), biển chỉ dẫn và sản phẩm lưu niệm du lịch Hà Nội
- Số hiệu: 202/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 07/11/2016
- Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
- Người ký: Nguyễn Đức Chung
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra