Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ YÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2394/QĐ-UBND

Phú Yên, ngày 10 tháng 9 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA UBND TỈNH PHÚ YÊN THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ XII CỦA ĐẢNG, NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ TỈNH PHÚ YÊN LẦN THỨ XVI VỀ VĂN HÓA, GIA ĐÌNH, THỂ DỤC, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Phú Yên lần thứ XVI;

Căn cứ Chương trình hành động của Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, ban hành theo Quyết định số 2244/QĐ-BVHTTDL ngày 27 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Tại Tờ trình số: 2189/TTr-SVHTTDL ngày 05/9/2016),

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Chương trình hành động của UBND tỉnh Phú Yên thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Phú Yên lần thứ XVI về văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch”.

Điều 2. Giao Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Quyết định này.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Tài chính, Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ VH,TT&DL;
- Thường trực Tỉnh ủy (b/c);
- Thường trực HĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch, các Phó CT UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành (th/hiện);
- UBND các huyện, TX, TP (th/hiện);
- Chánh VP, các Phó VP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, TH, KGVX(4).

CHỦ TỊCH




Hoàng Văn Trà

 

CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG

CỦA UBND TỈNH PHÚ YÊN THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ XII CỦA ĐẢNG, NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ TỈNH PHÚ YÊN LẦN THỨ XVI VỀ VĂN HÓA, GIA ĐÌNH, THỂ DỤC, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
(Ban hành theo Quyết định số 2394/QĐ-UBND ngày 10/9/2016 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên)

Phần 1

MỤC TIÊU CHUNG

Đẩy mạnh việc thực hiện nhiệm vụ phát triển văn hóa, gia đình, thể dục thể thao và du lịch theo phương hướng, mục tiêu đã được xác định tại các văn kiện của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Phú Yên lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015-2020.

- Tập trung xây dựng văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội; xây dựng con người Phú Yên phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phù hợp với bối cảnh phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Chú trọng xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế. Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động văn hóa, nghiên cứu và từng bước xây dựng phát triển công nghiệp văn hóa đi đôi với xây dựng, hoàn thiện thị trường văn hóa. Đầu tư phát triển văn hóa tương xứng với tăng trưởng kinh tế. Nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước đối với lĩnh vực văn hóa.

- Chú trọng bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, di tích lịch sử - văn hóa, danh thắng và các loại hình nghệ thuật tiêu biểu của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn tỉnh. Nâng cao mức hưởng thụ văn hóa nhân dân, từng bước thu hẹp khoảng cách về hưởng thụ văn hóa giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng miền và giai tầng xã hội. Phát huy các giá trị, nhân tố tích cực trong văn hóa tôn giáo, tín ngưỡng. Chăm lo phát triển đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa, nghệ thuật.

- Tỷ lệ gia đình được công nhận gia đình văn hóa đến năm 2020 trên 95%; tỷ lệ thôn, buôn, khu phố văn hóa đạt 85%; tỷ lệ cơ quan, đơn vị văn hóa đạt 97%.

- Phát triển mạnh phong trào thể dục thể thao quần chúng; chú trọng phát triển một số môn thể thao thành tích cao có thế mạnh và một số môn thể thao trọng điểm. Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động văn hóa, thể dục thể thao. Phấn đấu đến năm 2020, có 30% dân số tham gia luyện tập thể dục thể thao thường xuyên; 70% thôn buôn, khu phố có nhà văn hóa và khu thể thao đạt tiêu chuẩn.

- Phấn đấu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng. Phát triển đồng thời du lịch biển đảo, du lịch văn hóa và du lịch sinh thái. Tăng cường liên kết với các tỉnh trong khu vực duyên hải miền Trung, Tây Nguyên trong phát triển du lịch, phát triển các sản phẩm du lịch có thế mạnh. Phấn đấu trong 5 năm, thu hút hơn 7 triệu khách du lịch đến Phú Yên, trong đó khoảng 1 triệu khách du lịch quốc tế.

Phần 2

NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

I. VĂN HÓA, GIA ĐÌNH

Tiếp tục quán triệt và tổ chức thực hiện hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp được xác định tại Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 BCH Trung ương Đảng (khóa XI); Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa X) về “Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới”; Chương trình hành động của Tỉnh ủy, Kế hoạch của UBND tỉnh về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”.

1. Bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa

* Về Bảo tàng:

- Triển khai và hoàn thành trưng bày Bảo tàng tỉnh giai đoạn 2 theo thiết kế trưng bày đã được phê duyệt;

- Tổ chức sưu tầm, bổ sung hiện vật, tài liệu cho bảo tàng bằng nhiều hình thức khác nhau, kể cả mua hiện vật, tài liệu quý hiếm; ứng dụng hợp lý, hiệu quả các thành tựu khoa học - kỹ thuật và công nghệ mới trong trưng bày, bảo quản tài liệu, hiện vật; ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý và thông tin tư liệu bảo tàng;

- Hoàn thành phê duyệt Quy hoạch khảo cổ của tỉnh làm cơ sở cho việc quản lý, bảo tồn di tích khảo cổ tại địa phương, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

* Về Di tích:

- Tập trung đầu tư, tôn tạo các di tích quốc gia và di tích cấp tỉnh. Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động bảo tồn di tích, tạo cơ chế huy động các nguồn lực xã hội cho việc tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích; kịp thời ngăn chặn tình trạng lấn chiếm, xâm hại làm ảnh hưởng môi trường cảnh quan, mất cắp cổ vật; tạo môi trường văn hóa lành mạnh tại các di tích;

- Tiếp tục nghiên cứu, lập Hồ sơ khoa học Đàn đá, Kèn đá Tuy An và một số hiện vật khác và các di tích có đủ tiêu chí quy định trình cấp có thẩm quyền xem xét công nhận Di vật, Bảo vật Quốc gia, di tích cấp quốc gia, di tích cấp tỉnh;

- Hoàn thành việc cắm mốc di tích theo quy định của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa.

* Về văn hóa phi vật thể:

- Tiếp tục điều tra, sưu tầm, nghiên cứu, phổ biến các giá trị văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh, trên cơ sở đó lựa chọn một số di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu lập Hồ sơ khoa học trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia như: Lễ hội cầu ngư, Sử thi, Nghi lễ cúng mừng sức khỏe, Lễ cúng bến nước của người Ê Đê, Lễ cưới của người Chăm Phú Yên….

- Phấn đấu đến năm 2020 đạt 30 - 40% số di sản văn hóa phi vật thể được kiểm kê khoa học và tư liệu hóa. Tiếp tục điều tra, sưu tầm, lưu trữ, bảo quản, biên dịch và giới thiệu di sản Hán - Nôm hiện có trên địa bàn tỉnh; xây dựng chính sách khuyến khích hoạt động nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản, truyền dạy và giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể; xây dựng chính sách đãi ngộ, tôn vinh đối với nghệ nhân, nghệ sĩ nắm giữ và có công truyền dạy, phổ biến văn hóa phi vật thể;

- Phối hợp các tỉnh Nam Trung Bộ triển khai xây dựng Hồ sơ khoa học “Nghệ thuật Bài chòi” trình UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại. Kết hợp hài hòa giữa bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa với các hoạt động phát triển kinh tế, du lịch bền vững.

2. Xây dựng con người, lối sống văn hóa, đời sống văn hóa và môi trường văn hóa

- Xây dựng Kế hoạch dài hạn và hàng năm về xây dựng và phát triển văn hóa con người Phú Yên; xây dựng lối sống, nếp sống văn hóa; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư và nơi công cộng;

- Xây dựng và ban hành hệ giá trị chuẩn về đạo đức, lối sống của con người Phú Yên trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế;

- Tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; thông qua phong trào xây dựng nếp sống văn hóa trong gia đình, khu dân cư, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học; xây dựng con người Phú Yên phát triển toàn diện về trí tuệ, phẩm chất đạo đức, lối sống; coi trọng văn hóa trong lãnh đạo, quản lý, văn hóa trong kinh doanh, văn hóa trong ứng xử, làm cho giá trị văn hóa tốt đẹp thấm sâu vào mọi mặt của đời sống xã hội;

- Tiếp tục hướng dẫn, quy định, tiêu chí về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, để cán bộ, nhân dân trong tỉnh thực hiện;

- Phấn đấu đến năm 2020 có 95% gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa; 85% thôn, buôn, khu phố và 97% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt danh hiệu văn hóa. Thành lập từ 350 đến 400 Câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững; 80-100 nhóm phòng, chống bạo lực gia đình; trên 80% số hộ gia đình được tiếp cận thông tin về phòng, chống bạo lực gia đình;

- Tăng cường công tác quản lý lễ hội; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục trong các tầng lớp nhân dân về đạo đức, lối sống tốt đẹp, ý thức chấp hành pháp luật, phép ứng xử văn hóa trong gia đình, cộng đồng dân cư và nơi công cộng; phối hợp tốt trong việc quản lý lĩnh vực tín ngưỡng;

- Tiếp tục xây dựng và phát triển phong trào văn nghệ quần chúng trong các cơ quan, đơn vị, trường học gắn với việc xây dựng cơ quan văn hóa, gia đình văn hóa; thôn, buôn, khu phố văn hóa; tạo điều kiện để quần chúng tham gia sáng tạo, hưởng thụ, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa; thường xuyên phối hợp với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ quần chúng, đồng thời tham gia các hoạt động văn nghệ quần chúng do Trung ương, khu vực tổ chức;

- Tăng cường công tác kiểm tra việc thi hành pháp luật về quảng cáo; tổ chức triển khai và thực hiện hiệu quả quy hoạch quảng cáo ngoài trời đã được UBND tỉnh phê duyệt; thường xuyên kiểm tra việc thực hiện quy hoạch quảng cáo ngoài trời ở các địa phương, đơn vị trên địa bàn tỉnh;

- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ văn hóa cơ sở, đến năm 2020 có 100% cán bộ làm công tác văn hóa cơ sở được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ theo hướng hiện đại, khoa học và hội nhập quốc tế;

- Phấn đấu 80% xã (phường, thị trấn) có đội nghệ thuật quần chúng được tổ chức hoạt động, định kỳ 3 năm/lần tổ chức Hội diễn nghệ thuật quần chúng toàn tỉnh;

- Tổ chức hội nghị tuyên dương gia đình văn hóa tiêu biểu, định kỳ 5 năm/lần cấp tỉnh và huyện (thị xã, thành phố); cấp xã (phường, thị trấn) 05 năm/2lần.

3. Xây dựng văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

- Tập trung khôi phục, bảo tồn các thành tố văn hóa của tộc người (ngôn ngữ, chữ viết, trang phục, kiến trúc, phong tục tập quán, nghề thủ công truyền thống) và các lễ hội truyền thống tiêu biểu vùng đồng bào dân tộc thiểu số (Lễ cúng bến nước; Lễ bỏ mả; Lễ cúng cầu an; Lễ mừng sức khỏe, Lễ cưới,…). xây dựng điểm vui chơi giải trí cho trẻ em khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa;

- Tăng cường công tác xây dựng đời sống văn hóa và xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh vùng đồng bào dân tộc thiểu số, gắn kết chặt chẽ giữa hoạt động xây dựng đời sống văn hóa với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với từng địa phương, từng dân tộc;

- Xây dựng Câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ dân gian cho các dân tộc thiểu số sống trên địa bàn tỉnh: 03 Câu lạc bộ/năm; bảo tồn và phát triển mô hình nghề truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số: 03 mô hình/năm;

- Mở lớp truyền dạy nâng cao năng lực bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống cho các nghệ nhân, người có uy tín trong cộng đồng các dân tộc: 01 lớp/năm;

- Tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ văn hóa các xã miền núi, xã đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang, ven biển, hải đảo: 01 lớp/năm;

- Tiếp tục đầu tư xây dựng làng văn hóa - du lịch ở buôn Lê Diêm (thị trấn Hai Riêng, huyện Sông Hinh), thôn Xí Thoại (xã Xuân Lãnh huyện Đồng Xuân), thôn Hòa Ngãi (xã Sơn Định, huyện Sơn Hòa) thành điểm du lịch văn hóa cộng đồng để phục vụ khách du lịch, góp phần nâng cao đời sống tinh thần, tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc, miền núi;

- Định kỳ 3 năm/lần tổ chức Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc cấp tỉnh, tích cực mở rộng các hoạt động giao lưu văn hóa mang tính cộng đồng (theo quy mô khu vực, toàn quốc, dân tộc…): 1 năm/lần để quảng bá hình ảnh đất nước, con người Phú Yên với du khách trong và ngoài nước; đăng cai tổ chức Ngày hội giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch dân tộc Chăm tại Phú Yên vào năm 2019.

4. Phát triển văn học, nghệ thuật

- Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 16 tháng 6 năm 2008 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục xây dựng và phát phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới”, Nghị quyết số 33-NQ/TW về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”;

- Triển khai đầy đủ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về văn học - nghệ thuật; xây dựng cơ chế, chính sách phát triển thị trường văn học nghệ thuật trên địa bàn tỉnh; xây dựng cơ chế đặc thù từ nguồn ngân sách Nhà nước để đầu tư cơ sở vật chất, phát triển nguồn nhân lực, thực hiện chế độ đặt hàng sáng tác tác phẩm văn học - nghệ thuật phục vụ nhiệm vụ chính trị; hỗ trợ cho bảo tồn và phát huy truyền thống của dân tộc;

- Tổ chức Trại sáng tác văn học - nghệ thuật nhằm phát động, khích lệ phong trào sáng tác ở địa phương để có những sản phẩm tốt phục vụ các nhiệm vụ chính trị, nâng cao đời sống tinh thần nhân dân;

- Xây dựng chế độ đãi ngộ xứng đáng đối với cán bộ, nghệ sĩ có thành tích, có nhiều đóng góp trong sự nghiệp phát triển văn học - nghệ thuật, những người hoạt động có chuyên sâu và chuyên môn cao;

- Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan. Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác ngăn ngừa và phòng chống vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động văn học - nghệ thuật;

- Tổ chức các hoạt động giao lưu, hợp tác quốc tế trong phát triển văn hóa- nghệ thuật theo Kế hoạch triển khai chiến lược văn hóa đối ngoại của tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- Tiến hành thành lập Hội Văn học - Nghệ thuật ở các huyện, thị, thành phố trong tỉnh; bảo đảm 100% các huyện, thị xã, thành phố có ấn phẩm mừng Đảng, mừng Xuân trong dịp Tết cổ truyền dân tộc và một số sự kiện chính trị quan trọng của địa phương.

5. Hoàn thiện thể chế và hệ thống thiết chế văn hóa

- Tổ chức thực hiện Quy hoạch phát triển văn hóa tỉnh Phú Yên đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 nhằm hoạch định nội dung, phương pháp, cách thức để thực mục tiêu phát triển văn hóa của tỉnh trong tình hình mới;

- Triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 2164/QĐ-TTg ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở giai đoạn 2013 - 2020, định hướng đến năm 2030; Đề án nâng cao hiệu quả hoạt động các thiết chế văn hóa, thể thao ở nông thôn (Quyết định số 2563/QĐ-BVHTTDL ngày 3 tháng 8 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch).

- Về cơ chế quản lý: Từng bước chuyển đổi và phấn đấu đạt 10% thiết chế văn hóa, thể thao ở nông thôn vận hành theo cơ chế quản lý tự chủ và vận dụng cơ chế tài chính theo quy định tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ; 50% thiết chế vận dụng chính sách xã hội hóa trong toàn bộ hoạt động hoặc một phần hoạt động. Riêng các xã miền núi, xã đặc biệt khó khăn phấn đấu 5% thiết chế văn hóa, thể thao chuyển đổi hình thức quản lý theo cơ chế tự chủ; 30% thiết chế vận dụng chính sách xã hội hóa trong toàn bộ hoạt động hoặc một phần hoạt động.

- Về tổ chức hoạt động thu hút người dân sinh hoạt:

+ Đối với vùng đồng bằng và ven biển: Tổ chức hoạt động thu hút 25% tổng số dân đến sinh hoạt thường xuyên, trong đó đầu tư trang thiết bị và dành tối thiểu 30% thời gian sử dụng trong năm để tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí cho trẻ em;

+ Đối với miền núi, vùng sâu, vùng xa: Tổ chức các hoạt động thu hút 25% tổng số dân đến sinh hoạt thường xuyên, trong đó đầu tư trang thiết bị và dành tối thiểu 30% thời gian sử dụng trong năm để tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí cho trẻ em;

+ Cấp huyện: 100% số đơn vị có Trung tâm văn hóa - Thể thao; 30% số đơn vị hành chính cấp huyện có Nhà thiếu nhi (hoặc Cung thiếu nhi); 10% số đơn vị hành chính cấp huyện có Nhà văn hóa lao động;

+ Khu chế xuất, Khu công nghiệp: 100% Khu công nghiệp, Khu chế xuất có quy hoạch quỹ đất để xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao phục vụ công nhân, người lao động. Ưu tiên đầu tư xây dựng Trung tâm Văn hóa - Thể thao phục vụ công nhân, người lao động tại Khu kinh tế Nam Phú Yên;

- Phấn đấu 50% số thôn, xã có hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao đáp ứng tiêu chí về xây dựng nông thôn mới theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

6. Hoạt động thư viện và văn hóa đọc

- Tích cực phát triển hệ thống thư viện và phòng đọc sách ở xã, thôn nhằm thực hiện tốt chương trình xây dựng nông thôn mới; khôi phục và phát huy hoạt động Bưu điện - văn hóa xã ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động thư viện, khuyến khích thư viện tư nhân hoạt động phục vụ cộng đồng theo quy định của pháp luật;

- Tổ chức khai thác hiệu quả các điểm truy cập Internet công cộng thuộc Dự án “Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy nhập internet công cộng tại Việt Nam (BMGF-VN)” và hệ thống máy tính đã trang bị cho các thư viện công cộng, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong thư viện, tạo điều kiện cho người đọc tiếp cận nguồn lực thông tin trong và ngoài thư viện;

- Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, vốn tài liệu và nguồn nhân lực thông tin ở thư viện công cộng để đáp ứng nhu cầu thông tin, học tập, nghiên cứu và giải trí của người sử dụng;

- Nghiên cứu phát triển các dịch vụ thư viện, chú trọng các dịch vụ có giá trị gia tăng; tích cực luân chuyển sách phục vụ cán bộ, nhân dân và học sinh;

- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, viên chức có kiến thức và khả năng quản lý thư viện hiện đại;

- Phấn đấu đến năm 2020: đạt 1,2 - 1,5 bản sách/người; 100% thư viện huyện, thị xã có trụ sở độc lập, có trang thiết bị hiện đại, được ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động thư viện; 100% cơ sở giáo dục tại các cấp học có thư viện với vốn tài liệu phù hợp cho từng cấp học; 50% thư viện trong cấp học phổ thông đạt chuẩn về thư viện trường phổ thông theo quy định; xây dựng chương trình phối hợp giữa các ngành trong việc bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng đọc sách, tuyên truyền giới thiệu sách cũng như các hoạt động liên quan đến phát triển văn hóa đọc trong nhà trường và cộng đồng.

7. Giao lưu và hội nhập văn hóa

- Phát triển những loại hình, mô hình, phương thức hoạt động văn hóa đối ngoại đa dạng, hiệu quả để giới thiệu, quảng bá bản sắc văn hóa Phú Yên ra thế giới thông qua các hoạt động giao lưu văn hóa, nghệ thuật, tích cực tổ chức và tham gia hoạt động Ngày Văn hóa, Tuần Văn hóa Việt Nam, Lễ hội Văn hóa - Du lịch, Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch, các hoạt động xúc tiến, quảng bá văn hóa - du lịch với các tổ chức, địa phương nước ngoài trong khu vực và thế giới, nhất là các địa phương đã thiết lập quan hệ với tỉnh hoặc gần gũi về địa lý như các nước thuộc khối ASEAN, các nước trong khu vực, Đông Bắc Á và Châu Âu… nhằm thúc đẩy các quan hệ hợp tác đi vào chiều sâu, hiệu quả;

- Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ công tác văn hóa đối ngoại; đẩy mạnh hợp tác với các nước để đào tạo, bồi dưỡng tài năng văn hóa, nghệ thuật và cán bộ chuyên môn trình độ cao;

- Tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, địa phương của các nước, các tổ chức quốc tế, các cơ quan văn hóa, du lịch nước ngoài giới thiệu đất nước, con người, văn hóa, du lịch tại Phú Yên;

- Tăng cường tổ chức các hoạt động văn hóa đối ngoại theo hình thức xã hội hóa với sự tham gia của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, đồng thời tạo điều kiện cho công chúng trong tỉnh được tiếp cận với các nền văn hóa, nghệ thuật đa dạng của thế giới.

8. Phát triển các ngành công nghiệp văn hóa

- Phát triển các ngành công nghiệp văn hóa trên cơ sở huy động, sử dụng hợp lý các nguồn lực văn hóa, nguồn vốn trí tuệ, năng lực sáng tạo, kết hợp với công nghệ hiện đại nhằm tạo ra nhiều sản phẩm và dịch vụ văn hóa đa dạng, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ, tiêu dùng văn hóa của nhân dân và xuất khẩu, xây dựng một số sản phẩm văn hóa mang thương hiệu quốc gia. Phấn đấu tăng doanh thu của các ngành công nghiệp văn hóa và tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội;

- Kiểm tra và tổ chức thực hiện tốt các quy định bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan để tạo môi trường cho doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh, nâng cao đạo đức kinh doanh, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả phù hợp với thông lệ quốc tế.

a) Về điện ảnh

Đầu tư, cải tạo, nâng cấp rạp chiếu phim Hưng Đạo; từng bước hiện đại hóa trang thiết bị chiếu phim của rạp theo Quyết định số 88/QĐ-TTg ngày 9/1/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Quy hoạch và kế hoạch nâng cấp, xây mới các công trình văn hóa (nhà hát, rạp chiếu phim, nhà triển lãm văn học nghệ thuật) giai đoạn 2012-2020”; đầu tư phương tiện, trang thiết bị cho các đội chiếu phim lưu động, nâng cao chất lượng chiếu phim phục vụ đồng bào miền núi, vùng sâu, vùng xa gắn với tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tổ chức phục vụ các đối tượng thuộc diện chính sách khác theo “Chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa” của Chính phủ (Quyết định 170 ngày 14/8/2003).

b) Về nghệ thuật biểu diễn

- Phát triển nghệ thuật biểu diễn theo hướng ưu tiên đầu tư cho việc gìn giữ và phát huy các loại hình nghệ thuật truyền thống mang bản sắc địa phương đang có nguy cơ mai một như: Hát tuồng, dân ca bài chòi; khuyến khích và tạo điều kiện cho các đơn vị nghệ thuật truyền thống ngoài công lập hoạt động;

- Bảo tồn và phát huy nghệ thuật truyền thống dân tộc kết hợp với các loại hình nghệ thuật đương đại nhằm tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng cao. Khuyến khích thành lập các doanh nghiệp nghệ thuật, ưu tiên các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực biểu diễn, tổ chức sự kiện;

- Đầu tư xây dựng Nhà hát Ca múa nhạc Dân gian Sao Biển có cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, có đội ngũ cán bộ, diễn viên chất lượng cao, trở thành đơn vị nghệ thuật mạnh của khu vực và cả nước, tạo điều kiện tiến tới tự chủ tài chính hoạt động vào năm 2020;

- Xây dựng và thực hiện cơ chế, chính sách hỗ trợ các Đoàn nghệ thuật ngoài công lập; các Câu lạc bộ dân ca - bài chòi; Câu lạc bộ đàn - hát cải lương; Câu lạc bộ tuồng … nhằm tạo điều kiện cho đội ngũ nghệ sĩ cống hiến, phục vụ nhân dân và bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa;

- Xây dựng Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng những tài năng văn hóa, nghệ thuật, tập trung một số lĩnh vực mà tỉnh Phú Yên đang thiếu như: Đạo diễn, sáng tác âm nhạc, tổ chức sự kiện, tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ ….

c) Về mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm

- Xây dựng Kế hoạch đưa mỹ thuật và nhiếp ảnh của tỉnh theo kịp với một số địa phương phát triển và ngang tầm với khu vực; đầu tư, hỗ trợ cho hoạt động sáng tạo các tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh để có những tác phẩm chất lượng cao phục vụ đời sống văn hóa tinh thần và tham gia trưng bày triển lãm ở khu vực và toàn quốc;

- Định kỳ tổ chức các cuộc triển lãm ở tỉnh và đăng cai tổ chức triển lãm khu vực, toàn quốc. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động mỹ thuật, nhiếp ảnh mang tính chất xã hội hóa, đẩy mạnh phong trào mỹ thuật, nhiếp ảnh cơ sở;

- Tổ chức, triển khai việc giảng dạy mỹ thuật trong các trường tiểu học, trung học cơ sở. Tiếp tục thực hiện đề án “Giải thưởng Mỹ thuật thiếu nhi Việt Nam tỉnh Phú Yên”;

- Tổ chức đào tạo đội ngũ họa sĩ, nhà điêu khắc, nhà thiết kế mỹ thuật công nghiệp, mỹ thuật ứng dụng có trình độ chuyên môn cao, có tính chuyên nghiệp. Phát triển đội ngũ nghiên cứu, phê bình, thẩm định mỹ thuật có trình độ tương đương trong khu vực; đào tạo đội ngũ sáng tác nhiếp ảnh có trình độ chuyên môn cao, có khả năng ứng dụng công nghệ hiện đại;

- Lập dự án xây dựng Nhà triển lãm văn học nghệ thuật theo Quyết định số 88/QĐ-TTg ngày 09/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ, tạo điều kiện để các sản phẩm, dịch vụ văn hóa tham gia các triển lãm, hội chợ có uy tín của khu vực và quốc tế.

d) Về quảng cáo

- Triển khai thực hiện hiệu quả Quy hoạch quảng cáo ngoài trời trên địa bàn tỉnh Phú Yên đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030 nhằm tạo điều kiện để hoạt động quảng cáo phát triển; đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động quảng cáo ngoài trời; xây dựng cơ chế quản lý hoạt động quảng cáo ngoài trời giữa Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch với các sở, ngành liên quan;

- Từng bước ứng dụng công nghệ hiện đại trong hoạt động quảng cáo;

- Đào tạo nguồn nhân lực về quảng cáo; tạo điều kiện phát triển các công ty nghiên cứu chuyên sâu về marketing và quảng cáo.

9. Xây dựng gia đình bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc

Tập trung thực hiện Kế hoạch số 66/KH-UBND, ngày 14/9/2012 của UBND tỉnh Phú Yên V/v thực hiện Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 trên địa bàn tỉnh Phú Yên và Kế hoạch số 61/KH-UBND , ngày 09/5/2016 của UBND tỉnh Phú Yên V/v triển khai thực hiện Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn 2030 trên địa bàn tỉnh Phú Yên nhằm “Xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, thực sự là tổ ấm của mỗi người, là tế bào lành mạnh của xã hội”;

- Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục đạo đức lối sống trong gia đình, thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW gắn với chủ đề công tác gia đình “Xây dựng nhân cách người Việt Nam từ giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình” và Nghị quyết 113/2015/QH13 “Phát huy vai trò của gia đình, cộng đồng và xã hội trong việc xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, tiến bộ phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”; Kế hoạch số 114/KH-UBND , ngày 03/8/2016 của UBND tỉnh Phú Yên V/v triển khai thực hiện Quyết định số 1028/QĐ-TTg , ngày 08/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình giáo dục đời sống gia đình đến năm 2020;

- Hoàn thiện các chỉ số, chỉ báo thu nhập số liệu về gia đình, bạo lực gia đình (Ban hành theo Thông tư số 23/TT-BVHTTDL ngày 30/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) kịp thời, chính xác phục vụ cho hoạch định chính sách về gia đình.

II. THỂ DỤC, THỂ THAO

1. Đẩy mạnh việc triển khai Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 13-CTr/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục, thể thao đến năm 2020”.

2. Tiếp tục hoàn thiện thể chế về TDTT đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới, phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và xu thế hội nhập quốc tế.

3. Mở rộng và nâng cao chất lượng phong trào TDTT cho mọi người, trọng tâm là cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”. Phấn đấu số người tập thể dục thể thao thường xuyên đạt 30% dân số; số gia đình tập luyện thể dục thể thao đạt 24% số hộ; tỷ lệ học sinh tham gia tập luyện TDTT ngoại khóa thường xuyên ở các cấp: tiểu học đạt 60%, trung học cơ sở đạt 70%, trung học phổ thông đạt 80%; tỷ lệ cán bộ, chiến sĩ tập luyện TDTT thường xuyên đạt 100%; tỷ lệ cán bộ, chiến sĩ đạt tiêu chuẩn rèn luyện thể lực đạt 95%.

4. Phát triển thể thao thành tích cao, phấn đấu có huy chương vàng và xếp hạng ở khoảng giữa so với các tỉnh, thành phố, ngành trong toàn quốc tại Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ VIII (năm 2018) đạt ít nhất 02 huy chương vàng và tăng ít nhất 5 bậc trong bảng xếp hạng so Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ VII. Đội bóng đá nam của tỉnh trụ hạng Nhất quốc gia; các môn võ Taekwondo, Vovinam, Pencatsilat, võ Cổ truyền nằm tốp 10 đội mạnh ở các giải cấp quốc gia. Đóng góp nhiều lượt vận động viên vào các đội tuyển và tuyển trẻ quốc gia; tập trung đào tạo vận động viên các môn võ thuật, điền kinh để đạt thành tích tốt ở các giải quốc tế va Sea Games.

5. Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, huấn luyện viên TDTT.

6. Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ về TDTT.

7. Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động TDTT; phát huy vai trò của các Liên đoàn.

III. DU LỊCH

Tiếp tục quán triệt và tổ chức thực hiện hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp được xác định trong Chương trình hành động số 05/CTr/TU ngày 26/4/2016 của Tỉnh ủy, Kế hoạch số 119/KH-UBND ngày 12/8/2016 của UBND tỉnh thực hiện Chương trình hành động của Tỉnh ủy về đầu tư phát triển đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh giai đoạn 2016 - 2020 với mục tiêu: Phấn đấu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, tạo động lực đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp; Từng bước xây dựng thương hiệu du lịch: “Phú Yên - Điểm đến hấp dẫn và thân thiện”;

- Lượt khách du lịch tăng bình quân trên 17 %/năm, trong đó khách quốc tế tăng trên 60%/năm. Phấn đấu trong 5 năm thu hút hơn 7.000.000 lượt khách du lịch đến tỉnh, trong đó khoảng 1.000.000 lượt khách quốc tế. Đến năm 2020, tiếp đón hơn 2.000.000 lượt khách, trong đó có khoảng 490.000 lượt khách quốc tế. Ngày lưu trú bình quân từ khoảng từ 1,8 - 2,5 ngày;

- Thu nhập du lịch tăng bình quân trên 29,5%/năm. Đến năm 2020 đạt khoảng 3.100 tỷ đồng. Chi tiêu bình quân khách quốc tế: 65 - 70 USD/người/ngày, khách nội địa: 43 - 45 USD/người/ngày;

- Phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch: Đến năm 2020, có trên 250 cơ sở lưu trú du lịch với 5.800 buồng, trong đó có khoảng 12 khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 - 5 sao, công suất sử dụng buồng trung bình năm đạt 50 - 60%;

- Nguồn nhân lực du lịch: Đến năm 2020, số lao động trực tiếp trong lĩnh vực du lịch khoảng 8.000 người, tăng bình quân 17%/năm; bảo đảm có từ 70 - 80 % lao động được bồi dưỡng, đào tạo về nghiệp vụ chuyên ngành.

1. Tập trung lập quy hoạch và đầu tư kết cấu hạ tầng làm cơ sở kêu gọi đầu tư phát triển du lịch

- Tiếp tục quán triệt và tổ chức thực hiện các Chiến lược và Quy hoạch phát triển du lịch của Việt Nam, phát triển du lịch vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; các chương trình hành động, Nghị quyết, Quyết định của tỉnh về quy hoạch và kế hoạch phát triển du lịch;

- Phối hợp Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sớm trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch khu du lịch quốc gia vịnh Xuân Đài trong năm 2016, làm cơ sở xúc tiến đầu tư;

- Phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải hoàn thành dự án Hầm đường bộ Đèo Cả, Hầm đường bộ Đèo Cù Mông; đẩy nhanh tiến độ nâng cấp Quốc lộ 25, Quốc lộ 29; kiến nghị tăng tần suất bay các chuyến bay từ Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đến Phú Yên, mở thêm các tuyến bay mới từ Phú Yên đi Cần Thơ, Đà Nẵng và hướng tới một số nước; đề xuất cải tạo, nâng cấp ga đường sắt Tuy Hoà;

- Tập trung đầu tư trục giao thông ven biển, đoạn Bắc cầu An Hải đến Quốc lộ 1 (tại Gành Đỏ); đầu tư nâng cấp tuyến đường từ Quốc lộ 1 đến bãi biển Từ Nham; từ Quốc lộ 1 đến Nhất Tự Sơn; Quốc lộ 1 đến Vũng La. Huy động nhiều nguồn vốn đầu tư nâng cấp các tuyến đường đến các khu di tích, danh thắng mang nét độc đáo riêng và một số tuyến đường đến các khu vực có tiềm năng phát triển du lịch nhưng hạ tầng giao thông chưa phát triển như: Long Thủy, Phú Thường, Bãi Bàng, Bãi Ôm, Từ Nham, Bãi Nồm…

- Xúc tiến, kêu gọi đầu tư xây dựng bến tàu du lịch, cầu phao nổi tại khu vực vịnh Xuân Đài, đầm Cù Mông, đầm Ô Loan, sông Chùa, Vũng Rô, hòn Lao Mái Nhà, hòn Chùa, hòn Nưa… để phát triển du lịch biển đảo; đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, cảnh quan tại khu vực bãi biển TP.Tuy Hòa;

- Lập danh mục các dự án ưu tiên kêu gọi vốn đầu tư du lịch ngoài ngân sách giai đoạn 2016 - 2020, trong đó tập trung kêu gọi các dự án đầu tư sản phẩm du lịch cao cấp (du lịch tàu biển, du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, du lịch golf, vui chơi có thưởng…); khu vui chơi giải trí và các dịch vụ du lịch tắm biển, thể thao trên biển, trên cát… Ưu tiên kêu gọi đầu tư, hỗ trợ đầu tư tại khu danh thắng gành Đá Đĩa - Bãi Bàng thành Khu du lịch gắn với di sản văn hóa Đá để làm điểm nhấn thu hút khách và kích thích đầu tư phát triển các khu vực khác;

- Tạo điều kiện nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư, thông báo cho phép lập dự án đầu tư; kịp thời rà soát và kiên quyết thu hồi những dự án không triển khai để cấp cho nhà đầu tư khác có tiềm lực mạnh, có tâm huyết và có thị trường du lịch ổn định.

2. Đầu tư hạ tầng và cơ sở vật chất thiết yếu tại các khu di tích, điểm du lịch

- Đối với các di tích đã được công nhận di tích cấp quốc gia, cấp tỉnh, theo phân cấp quản lý, tiến hành khoanh vùng bảo vệ, cắm mốc ranh giới, lập quy hoạch chi tiết phân khu chức năng, đầu tư hạ tầng giao thông, hệ thống điện nước, nhà vệ sinh đạt chuẩn, bãi đậu xe để kêu gọi thu hút đầu tư các dịch vụ tại các di tích danh thắng;

- Tiếp tục đầu tư hệ thống wifi công cộng, điện, nước, trồng cây xanh, nâng cấp nhà vệ sinh để đạt chuẩn phục vụ du lịch tại một số khu di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh: khu di tích gành Đá Đĩa, Khu di tích Tàu Không số Vũng Rô, núi Nhạn, Khu Di tích Nhà thờ Bác Hồ, Khu di tích địa đạo Gò Thì Thùng…

3. Thực hiện các chương trình, dự án đầu tư để hình thành và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch chủ yếu; hình thành một số sản phẩm mang tính đặc trưng của Phú Yên

- Huy động nhiều nguồn lực đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch chủ yếu, hình thành một số sản phẩm du lịch mang tính đặc trưng của Phú Yên tại gành Đá Đĩa, đầm Ô Loan, Hải Đăng nằm trên Mũi Đại Lãnh, Đèo Cả - Vũng Rô, Tháp Nhạn - núi Nhạn, núi Chóp Chài, vịnh Xuân Đài… và gắn liền với những địa danh này là những lễ hội, làng nghề, ẩm thực đặc trưng;

- Hỗ trợ đầu tư các điểm tham quan du lịch làng nghề và các phòng trưng bày gắn với khu, điểm du lịch, làng nghề; khuyến khích sản xuất những mặt hàng lưu niệm, đặc sản của địa phương có thương hiệu, tiện lợi trong việc giới thiệu và mua sắm của khách du lịch;

- Đầu tư xây dựng điểm du lịch văn hóa tại các khu di tích, khu, điểm du lịch gắn với hoạt động biểu diễn nghệ thuật dân gian như: Hò bá trạo, dân ca bài chòi, hò khoan, hát tuồng, hô bài chòi; biểu diễn nhạc cụ dân tộc: đàn đá, trống đôi-cồng ba-chiêng năm…; nâng cao chất lượng các lễ hội truyền thống đặc trưng như: Hội thơ Nguyên Tiêu núi Nhạn, Lễ hội Cầu Ngư, Hội đua ngựa gò Thì Thùng...; phát triển các loại hình du lịch tâm linh, du lịch thể thao trên biển, trên cát…

- Thực hiện tốt các nhiệm vụ xây dựng TP. Tuy Hòa trở thành đô thị xanh, sạch, đẹp, thân thiện và từng bước hiện đại, là điểm đến trên tuyến hành trình du lịch Bắc - Nam và là trung tâm điều chuyển khách đến các điểm du lịch trong và ngoài tỉnh.

4. Đầu tư hình thành các khu, tuyến, điểm du lịch địa phương (theo Luật Du lịch) và kết nối hình thành các tuyến du lịch với địa phương khác

- Tiếp tục quảng bá và đầu tư khai thác có hiệu quả các tuyến du lịch và các điểm du lịch địa phương đã được công nhận: Tuyến du lịch phía Bắc (Tháp Nhạn - đầm Ô Loan - Khu di tích thành An Thổ - Nhà thờ Mằng Lăng - gành Đá Đĩa); tuyến du lịch phía Nam (Tháp Nhạn - Bãi Môn - Mũi Điện - Vũng Rô- núi Đá Bia);

- Tiếp tục đầu tư hạ tầng, kêu gọi đầu tư phát triển dịch vụ để hình thành một số tuyến du lịch địa phương;

- Tuyến du lịch theo chuyên đề: khám phá biển đảo, lặn ngắm san hô; tham quan các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể về đá; du lịch làng nghề, du lịch cộng đồng, du lịch tâm linh, du lịch bằng đi xe đạp, xe ngựa tham quan làng quê Phú Yên..;

- Chủ động liên kết với các tỉnh trong khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên để xây dựng các tuyến nối liền giữa miền biển, đảo với các tỉnh Tây Nguyên; kết nối tour với các địa phương khác như Khánh Hoà, Bình Định; liên kết với các đơn vị lữ hành ở hai trung tâm có nguồn khách du lịch lớn là Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh để đưa khách về Phú Yên;

- Hình thành các tuyến du lịch liên tỉnh, vùng: Tuyến đường bộ kết hợp đường hàng không;

- Khuyến khích phát triển lữ hành quốc tế, đa dạng các hình thức du lịch lữ hành nội địa; liên kết, mở rộng mối quan hệ với các tổ chức kinh tế, các đại lý du lịch nhằm thu hút khách về Phú Yên.

5. Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư, quảng bá du lịch, xây dựng thương hiệu “Phú Yên - Điểm đến hấp dẫn và thân thiện”

- Xây dựng Chiến lược marketing du lịch Phú Yên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; đẩy mạnh quảng bá Phú Yên trên các phương tiện thông tin truyền thông trong và ngoài nước; quảng bá trực quan tại khu vực trung tâm nhà ga, sân bay, trên phương tiện giao thông công cộng…

- Thường xuyên tổ chức các đoàn doanh nghiệp lữ hành, đoàn báo chí trong và ngoài nước về Phú Yên khảo sát sản phẩm du lịch, quảng bá điểm đến nhằm thu hút khách đến Phú Yên;

- Phát hành các ấn phẩm, tài liệu quảng bá du lịch; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, trong đó chú trọng quảng bá, xúc tiến trên các trang thông tin điện tử, trang mạng xã hội, Internet…; nâng cấp website du lịch Phú Yên;

- Xây dựng chương trình xúc tiến, quảng bá trên các phương tiện truyền thông; xây dựng chuyên mục du lịch Phú Yên trên Đài Phát thanh và Truyền hình Phú Yên, Báo Phú Yên, Báo Phú Yên điện tử, Tạp chí Du lịch…; tăng cường công tác quảng bá du lịch trực quan tại sân bay, nhà ga, bến tàu và tại các của ngõ vào TP.Tuy Hòa;

- Thường xuyên tổ chức hội nghị, hội thảo, diễn đàn chuyên đề về xúc tiến đầu tư, quảng bá du lịch; tích cực tổ chức và tham gia các sự kiện du lịch, văn hóa và thể thao lớn trong và ngoài nước; liên kết xây dựng thương hiệu và xúc tiến quảng bá điểm đến tại các thị trường du lịch có tiềm năng trong nước và nước ngoài; xây dựng các kiot thông tin du lịch để hỗ trợ du khách;

- Nâng cao năng lực hoạt động của cơ quan xúc tiến đầu tư, thông tin xúc tiến, quảng bá du lịch với sự tham gia tích cực của Hiệp hội du lịch Phú Yên và các doanh nghiệp; ưu tiên đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước và huy động các nguồn lực xã hội cho công tác xúc tiến đầu tư, quảng bá du lịch.

6. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch

- Điều tra, đánh giá nguồn nhân lực du lịch của tỉnh hiện nay và xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực du lịch của tỉnh giai đoạn 2016 - 2020 và dành kinh phí thỏa đáng từ ngân sách tỉnh, cùng với sự tham gia của các doanh nghiệp để đào tạo nguồn nhân lực du lịch;

- Ưu tiên phát triển nguồn nhân lực tại chỗ, đồng thời thu hút nguồn nhân lực bên ngoài, nhất là sinh viên tốt nghiệp các trường du lịch có chuyên môn, tay nghề giỏi về nghiệp vụ chuyên ngành lễ tân, buồng, bàn, bar, bếp, an ninh khách sạn; chú trọng hình thành lực lượng thuyết minh viên, hướng dẫn viên du lịch người địa phương; đào tạo các kỹ năng cần thiết cho người dân tham gia hoạt động du lịch cộng đồng;

- Tạo điều kiện để các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh liên kết với các trường đào tạo chuyên ngành du lịch tổ chức các lớp đào tạo cán bộ quản lý và nhân viên phục vụ chuyên ngành du lịch có chất lượng cao;

- Tăng cường công tác đào tạo cán bộ quản lý Nhà nước về du lịch cấp tỉnh, huyện; bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực quản lý, chuyên môn nghiệp vụ và ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành du lịch.

Phần 3

GIẢI PHÁP

I. VĂN HÓA, GIA ĐÌNH

1. Tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng; nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước của các cấp chính quyền đối với việc xây dựng con người và văn hóa; bảo đảm định hướng chính trị đi đôi với vận dụng đúng đắn những quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước vào tình hình thực tế địa phương; phát huy tính năng động, sáng tạo của hệ thống chính trị trong sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, con người Phú Yên.

2. Đổi mới, nâng cao năng lực hướng dẫn, kiểm tra các hoạt động văn hóa; phân cấp, quy định cụ thể trách nhiệm và thẩm quyền của các cấp; thực hiện cải cách hành chính trên lĩnh vực văn hóa; thực hiện các biện pháp đồng bộ, chủ động đấu tranh phòng, chống sản phẩm văn hóa độc hại; tổ chức các hoạt động thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, đưa các hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa đúng quy định của pháp luật; phát huy vai trò giám sát của hệ thống chính trị, cộng đồng dân cư đối với công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa.

3. Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động văn hóa; có chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội tham gia đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa, thương hiệu sản phẩm; tổ chức các hoạt động văn hóa, sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch.

4. Triển khai và thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chính sách hiện có, tạo điều kiện cho đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ phát huy, cống hiến trí tuệ, năng lực. Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ sáng tạo và phổ biến tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí, sưu tầm văn hóa dân gian.

5. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý, chuyên môn có đủ trình độ, năng lực và phẩm chất để đảm đương công việc; xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức và chuyên gia trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật vững vàng về chính trị, tư tưởng, tinh thông về nghiệp vụ, có khả năng quản lý Nhà nước; chăm lo đào tạo đội ngũ cán bộ kế cận; chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa trong các dân tộc thiểu số.

6. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các hoạt động văn hóa, hệ thống thiết chế văn hóa công cộng; đầu tư tu bổ, tôn tạo các di tích đã được xếp hạng.

7. Tiếp tục triển khai thực hiện tốt phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, tập trung nâng cao các cuộc vận động; kiện toàn, củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Chỉ đạo các cấp và Ban vận động các khu dân cư, nâng cao chất lượng danh hiệu gia đình văn hóa, thôn, buôn, khu phố văn hóa; cơ quan, doanh nghiệp văn hóa. Gắn phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” với thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

8. Nâng mức đầu tư cho văn hóa theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 9 (khóa XI), bảo đảm đầu tư cho văn hóa ngang bằng với đầu tư kinh tế; huy động nguồn vốn đầu tư phát triển văn hóa từ nguồn vốn Nhà nước, nguồn vốn quốc tế, vốn cộng đồng; thực hiện có hiệu quả việc lồng ghép giữa các chương trình, dự án trong chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

9. Nhân rộng các mô hình tốt và tiếp tục xây dựng các mô hình mới về gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình; tăng cường chia sẻ thông tin, bài học kinh nghiệm, các sáng kiến hay, mô hình có hiệu quả về xây dựng gia đình hạnh phúc bền vững, phòng, chống bạo lực gia đình; thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, nhằm động viên và khuyến khích mọi cá nhân, gia đình, tập thể và cộng đồng dân cư tích cực hưởng ứng; tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục đạo đức lối sống gia đình Việt Nam trong cộng đồng dân cư.

II. THỂ DỤC, THỂ THAO

1. Triển khai thực hiện các Nghị quyết và Chương trình hành động:

- Triển khai thực hiện các Nghị quyết của Đảng, các chiến lược, quy hoạch của Chính phủ về phát triển TDTT;

- Thực hiện Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 13-CTr/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục, thể thao đến năm 2020”;

- Góp ý xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung Luật TDTT và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật;

- Tham mưu cho UBND tỉnh sửa đổi chính sách, chế độ đối với VĐV, huấn luyện viên.

2. Mở rộng và nâng cao chất lượng phong trào TDTT cho mọi người:

- Đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” trong các đối tượng, địa bàn, gắn với triển khai phong trào xây dựng “Gia đình văn hóa” và phong trào xây dựng “Nông thôn mới”;

- Nâng cao chất lượng giáo dục thể chất và thể thao trường học, xây dựng và triển khai chương trình phối hợp phát triển TDTT với Sở Giáo dục Đào tạo, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, các ngành đoàn thể ở tỉnh, chương trình phòng chống đuối nước cho trẻ em.

3. Phát triển thể thao thành tích cao:

- Đổi mới cơ chế tổ chức và quản lý thể thao thành tích cao ở các môn có đủ điều kiện theo hướng chuyên nghiệp, trong đó chú trọng đổi mới hệ thống thi đấu, quản lý vận động viên; hoàn thiện chính sách cho huấn luyện viên, vận động viên;

- Phát triển lực lượng vận động viên và huấn luyện viên đỉnh cao, nâng cao thành tích các môn thể thao Olympic trọng điểm và một số môn thể thao tỉnh Phú Yên có thế mạnh để tham dự các giải vô địch quốc gia, quốc tế và Đại hội TDTT;

- Từng bước hiện đại hóa trung tâm Huấn luyện và thi đấu TDTT tỉnh và các cơ sở nghiên cứu khoa học, y học TDTT.

- Tổ chức thành công Đại hội TDTT tỉnh.

- Tích cực triển khai các biện pháp phòng, chống tiêu cực trong hoạt động thể thao.

4. Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động TDTT:

- Kiện toàn và phát huy vai trò của các Liên đoàn, tạo cơ chế thuận lợi phát triển các Hội TDTT, các trung tâm, câu lạc bộ TDTT ngoài công lập và các doanh nghiệp tổ chức hoạt động TDTT;

- Nghiên cứu phát triển kinh tế thể thao; xây dựng cơ chế chính sách đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, dịch vụ TDTT; sử dụng có hiệu quả các công trình TDTT công lập.

III. DU LỊCH

1. Về huy động nguồn vốn đầu tư phát triển du lịch

- Tập trung nguồn vốn ngân sách Nhà nư­­ớc đầu t­­ư theo hư­­ớng có trọng tâm, trọng điểm làm cơ sở thu hút các dự án đầu tư phát triển du lịch; ưu tiên đầu tư­­ phát triển kết cấu hạ tầng đến các khu du lịch, điểm du lịch quốc gia, các di tích danh thắng và đầu tư kết cấu hạ tầng thiết yếu tại một số khu du lịch, di tích danh thắng cấp quốc gia;

- Tăng cường xã hội hóa đầu tư phát triển du lịch; thu hút nhiều hình thức đầu tư, chú trọng đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP); tổ chức các hội nghị xúc tiến đầu tư, kêu gọi vốn đầu tư trực tiếp (FDI), liên doanh với nước ngoài;

- Tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), nguồn vốn ADB, vốn của các tổ chức phi chính phủ để hỗ trợ bảo vệ môi trường, đào tạo nguồn nhân lực du lịch, giải quyết việc làm...; huy động vốn đầu tư của các doanh nghiệp, các tổ chức hoạt động du lịch và của cộng đồng trong công tác đầu t­­ư bảo vệ, tôn tạo di tích, thắng cảnh, tổ chức lễ hội, hoạt động văn hóa dân gian, các làng nghề phục vụ du lịch;

- Ưu tiên thu hút dự án đầu tư du lịch lớn, nhà đầu tư có tiềm lực mạnh về vốn, kinh nghiệm, thị trường nguồn khách để tạo sản phẩm du lịch đặc trưng có khả năng cạnh tranh trong khu vực.

2. Về cơ chế chính sách

- Tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 92/NQ-CP ngày 08/12/2014 của Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới; cụ thể hóa các cơ chế, chính sách ưu đãi theo các quyết định của Chính phủ;

- Có cơ chế đặc thù về thủ tục đầu tư đối với các nhà đầu tư du lịch thật sự có tiềm lực, có quyết tâm đầu tư. Trước hết tập trung cải thiện chính sách ưu đãi đầu tư hấp dẫn, xúc tiến đầu tư, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ cung cấp thông tin, đào tạo nguồn nhân lực, cải cách thủ tục hành chính...

- Có chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất trưng bày sản phẩm lưu niệm, đặc sản; đầu tư phương tiện vận chuyển khách du lịch; xây dựng cầu tàu du lịch, thuyền vận chuyển khách du lịch; chính sách ưu đãi, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển loại hình du lịch sinh thái, khai thác các giá trị di sản văn hóa, văn hóa ẩm thực, làng nghề gắn với phát triển du lịch;

- Thực hiện tốt cơ chế chính sách giải quyết các vấn đề an sinh xã hội cho các đối tượng ăn xin, bán hàng rong tại các khu di tích, điểm du lịch.

3. Về công tác quản lý Nhà nước

- Tiếp tục quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, tập trung khắc phục yếu kém thúc đẩy phát triển du lịch; về tăng cường công tác quản lý môi trường du lịch, bảo đảm an ninh, an toàn cho khách du lịch…; các chỉ thị, quyết định của Tỉnh ủy, UBND tỉnh về tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, xây dựng môi trường du lịch văn minh, thân thiện;

- Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, sự chỉ đạo, điều hành của các cấp chính quyền, sự tham gia tích cực của đoàn thể và các tầng lớp nhân dân trong hoạt động du lịch; kiện toàn bộ máy tổ chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về du lịch cấp tỉnh, huyện; bố trí, sắp xếp biên chế phụ trách lĩnh vực du lịch phù hợp; phát huy vai trò của Ban Chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh và Hiệp hội Du lịch tỉnh trong phát triển du lịch;

- Làm tốt công tác quản lý đầu tư, đánh giá năng lực các nhà đầu tư trước khi cấp phép đầu tư; quản lý các dự án sau khi đã cấp giấy phép đầu tư; Định kỳ đánh giá việc thực hiện các dự án đầu tư, kịp thời giải quyết các vướng mắc cho nhà đầu tư và các doanh nghiệp;

- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý di tích, danh thắng, quản lý hoạt động du lịch, bảo vệ môi trường du lịch; công tác phối hợp quản lý hoạt động du lịch tại các khu, điểm du lịch. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động kinh doanh du lịch; bảo đảm vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, niêm yết giá…; kịp thời chấn chỉnh, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm;

- Tăng cường công tác bảo đảm an ninh trật tự an toàn cho du khách; bố trí lực lượng cứu hộ trên biển, lực lượng làm vệ sinh môi trường, lực lượng bảo vệ an ninh trật tự.

4. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về phát triển du lịch:

- Triển khai, quán triệt và thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Bộ Quy tắc ứng xử trong hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh với chủ đề “Phú Yên - Hấp dẫn và Thân thiện” (ban hành kèm theo Quyết định số 981/QĐ-UBND ngày 12/5/2016 của UBND tỉnh);

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức của các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và các tầng lớp nhân dân về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của đầu tư phát triển du lịch đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh;

- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, các quy định của Nhà nước về du lịch đến đội ngũ lao động trong ngành du lịch, các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch và người dân.

Phần 4

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Trên cơ sở những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu trong chương trình hành động này, căn cứ chức năng, nhiệm vụ đã được phân công, Thủ trưởng các sở, ban, ngành của tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng Kế hoạch hành động của cơ quan, đơn vị, địa phương mình theo Kế hoạch 5 năm 2016-2021, cụ thể hóa bằng các nhiệm vụ cụ thể. Xây dựng, rà soát, sửa đổi bổ sung các quy hoạch, chính sách, chương trình theo phân công của Chủ tịch UBND tỉnh.

2. Giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ động, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện Chương trình hành động này; định kỳ 6 tháng, hàng năm sơ kết, tổng kết đánh giá và báo cáo UBND tỉnh để có biện pháp chỉ đạo kịp thời.

3. Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện nghiêm túc Chương trình hành động này; định kỳ 6 tháng, hàng năm gửi báo cáo về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.

Yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện./.

 

PHỤ LỤC

CÁC VĂN BẢN, ĐỀ ÁN THỰC HIỆN

TT

TÊN ĐỀ ÁN

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Thời gian hoàn thành

Ghi chú

1

Đề án: Nâng cao hiệu quả hoạt động các thiết chế văn hóa nông thôn

 Sở VHTTDL

UBND các huyện, thị xã, thành phố

2017

 

2

Đề án: Khôi phục và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống, ngành nghề thủ công truyền thống của đồng bào DTTS gắn với phát triển du lịch

Sở VHTTDL (Phòng DSVH)

Phòng QLVH.

2017

 

3

Đề án: Sưu tầm, nghiên cứu, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS Phú Yên

Sở VHTTDL (Phòng DSVH)

Phòng QLVH, Phòng VHTT các huyện, thị xã, TP và Phòng, ban, đơn vị liên quan.

2017

 

4

Đề án: Xây dựng chính sách hỗ trợ, đãi ngộ nghệ nhân, nghệ sĩ, người có công trong việc sưu tầm, truyền dạy, phổ biến di sản văn hóa truyền thống

Sở VHTTDL (Phòng DSVH)

Phòng QLVH, Phòng TC-PC.

2018

 

5

Đề án: Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ các Đoàn nghệ thuật, Câu lạc bộ nghệ thuật truyền thống ngoài công lập

Sở VHTTDL (Phòng QLVH)

Phòng TC-PC; Phòng Kế hoạch - Tài chính.

2018