Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 238/QĐ-UBND

Sơn La, ngày 08 tháng 02 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TỈNH SƠN LA, GIAI ĐOẠN 2017 - 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; Luật Công nghệ thông tin năm 2006; Luật An toàn thông tin mạng năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước; Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 về đảm bảo an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ;

Căn cứ Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 15/4/2015 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế; Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử; Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, giai đoạn 2016 - 2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số: 53/TTr-STTTT ngày 16/01/2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước tỉnh Sơn La, giai đoạn 2017 - 2020.

Điều 2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 


Nơi nhận:
- Cục Tin học hóa - Bộ TTTT;
- Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các Phó chủ tịch UBND tỉnh;
- Ban Chỉ đạo ƯDCNTT tỉnh;
- Các sở, ban, ngành của tỉnh;
- UBND huyện, thành phố;
- Công báo Sơn La;
- Cổng TTĐT tỉnh Sơn La;
- Lưu: VT.VX.NQ, 42 bản.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ
CHỦ TỊCH




Phạm Văn Thủy

 

 

KẾ HOẠCH

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TỈNH SƠN LA, GIAI ĐOẠN 2017 - 2020
(ban hành kèm theo Quyết định số: 238/QĐ-UBND ngày 02 tháng 02 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La)

I. HIỆN TRẠNG ỨNG DỤNG CNTT TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC

1. Môi trường pháp lý

- Quyết định số 3308/QĐ-UBND ngày 30/12/2013 của UBND tỉnh Sơn La phê duyệt Quy hoạch phát triển Bưu chính Viễn thông và Công nghệ thông tin tỉnh Sơn La đến năm 2020;

- Quyết định số 3179/QĐ-UBND ngày 15/12/2010 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước tỉnh Sơn La giai đoạn 2011-2015;

- Quyết định số 2637/QĐ-UBND ngày 11/11/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quy chế quản lý, sử dụng và cung cấp thông tin trên Cổng thông tin điện tử tỉnh Sơn La;

- Quyết định số 1212/QĐ-UBND ngày 19/6/2013 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch cung cấp dịch vụ Công trực tuyến của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020;

- Quyết định 2554/QĐ-UBND ngày 31/10/2013 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước tỉnh Sơn La năm 2014;

- Quyết định số 07/2014/QĐ-UBND ngày 05/6/2014 của UBND tỉnh ban hành Quy chế quản lý, sử dụng hệ thống thư điện tử trong hoạt động của các cơ quan nhà nước tỉnh Sơn La;

- Quyết định số 05/2016/QĐ-UBND ngày 07/3/2016 của UBND tỉnh ban hành Quy chế quản lý, vận hành sử dụng phần mềm Quản lý văn bản và điều hành trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Sơn La;

- Quyết định số 37/2016/QĐ-UBND ngày 15/11/2016 của UBND tỉnh ban hành quy chế đảm bảo an toàn thông tin mạng trong hoạt động ứng dụng CNTT của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Sơn La;

- Quyết định số 563/QĐ-UBND ngày 13/3/2015 của UBND tỉnh ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị (khóa XI) về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế;

- Kế hoạch số 144/KH-UBND ngày 17/12/2015 của UBND tỉnh về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Sơn La năm 2015-2016;

- Kế hoạch hành động số 57/KH-UBND ngày 27/4/2016 của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử;

- Kế hoạch số 83/KH-UBND ngày 17/6/2016 của UBND tỉnh về cung cấp dịch vụ công trực tuyến của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Sơn La năm 2016;

- Quyết định số 1952/QĐ-UBND , ngày 12/8/2016 của UBND tỉnh ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020.

2. Hạ tầng kỹ thuật

Mạng viễn thông, Internet tiếp tục được quan tâm đầu tư, 100% các huyện, thành phố được kết nối thông tin quang, có tổng số 168 điểm truy nhập băng rộng xDSL, 107 điểm truy nhập băng rộng FTTx, 393 điểm truy nhập băng rộng 3G, cung cấp các dịch vụ Internet băng rộng tốc độ cao (Mytv, Next Tv, One TV, FTTH, ADSL, USB 3G, D-Com 3G…) phục vụ 181/204 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh, tổng số thuê bao internet hiện có 52.926 thuê bao, đạt mật độ 4,46 máy/100 dân; toàn tỉnh hiện có 1.233 trạm thông tin di động, cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển viễn thông, CNTT của tỉnh.

Tính đến hết năm 2016, tỷ lệ máy tính/cán bộ, công chức cấp tỉnh, huyện của tỉnh Sơn La là 3.524/7.100; có 19/19 sở, ban, ngành có mạng LAN nội bộ kết nối Internet.

Về hạ tầng bảo đảm an toàn, an ninh thông tin: Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông đã được đầu tư thiết bị định tuyến (Router) và Firewall đảm bảo an toàn dữ liệu cho hệ thống Cổng thông tin điện tử của tỉnh.

Tại các sở, ban, ngành, UBND các huyện có sử dụng các phần mềm diệt virus (Kaspersky, BKAV, CMC...) trong hệ thống máy tính nội bộ.

Tuy nhiên, hiện nay mạng diện rộng (WAN) để kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan hành chính nhà nước trong tỉnh chưa được đầu tư xây dựng do vậy vẫn sử dụng cùng mạng Internet nên chưa đảm bảo an toàn khi trao đổi thông tin dữ liệu. Hệ thống mạng truyền dữ liệu chuyên dùng chưa được Viễn thông Sơn La triển khai đến các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố trong tỉnh. Các chương trình phần mềm như hệ điều hành, chương trình soạn thảo văn bản, phần mềm diệt virus...hầu hết là sử dụng các phần mềm miễn phí.

3. Ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước

Ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước cấp tỉnh, các huyện, thành phố đã được quan tâm triển khai thực hiện và đã đạt được một số kết quả nhất định, góp phần quan trọng trong nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ chính trị, thúc đẩy tiến trình cải cách hành chính.

Hệ thống Quản lý văn bản và điều hành dùng chung VNPT-iOffice được chính thức triển khai trong các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Sơn La từ 01/4/2016. Tính đến hết năm 2016, hệ thống Quản lý văn bản và điều hành liên thông tỉnh Sơn La đã khai báo cho 4.858 người dùng thuộc HĐND tỉnh, UBND tỉnh, 30 cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh, 154 đơn vị sự nghiệp trực thuộc các cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh, 192 xã, phường, thị trấn, đã trao đổi được 465.706 văn bản qua môi trường mạng giữa các cơ quan, đơn vị.

Năm 2016, tỉnh đã triển khai hệ thống phần mềm Khám chữa bệnh và thanh toán BHYT (VNPT HIS) cho Bảo hiểm xã hội tỉnh và 19 cơ sở của ngành Y tế.

Phát triển các ứng dụng Công nghệ cao (nhất là lĩnh vực ứng dụng CNTT) theo Quyết định số 66/2014/QĐ-TTg được quan tâm phát triển trên địa bàn tỉnh, các Công nghệ hệ quản trị cơ sở dữ liệu, phần mềm nền tảng tiên tiến được sử dụng tại Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh. Các hệ thống thông tin hiện nay đã sử dụng các Công nghệ ảo hóa và tính toán đám mây; việc đảm bảo an ninh, an toàn mạng và bảo mật thông tin ở mức cao bước đầu được quan tâm chú trọng. Đặc biệt, ứng dụng công nghệ cao trong phát triển nông nghiệp đang được tỉnh quan tâm, chỉ đạo để phát triển trong một số mô hình sản xuất như điều khiển quá trình tưới nước tự động, phân tích đo lường các chỉ số...

Một số cơ quan, đơn vị thuộc lĩnh vực tài chính, ngân hàng, kho bạc, thuế, kế hoạch và đầu tư, xây dựng, tài nguyên và môi trường, khoa học và công nghệ, y tế, giáo dục, nông nghiệp, tư pháp, nội vụ, thanh tra, giao thông, đã xây dựng và triển khai được các phần mềm chuyên ngành tương ứng phục vụ quản lý và điều hành. Cơ sở dữ liệu thông tin đất đai, cán bộ công chức, quản lý lý lịch tư pháp, hộ tịch, quản lý ngân sách, tài sản nhà nước, quản lý đơn thư khiếu nại và giải quyết tố cáo đã được quan tâm xây dựng.

Tuy nhiên, các chương trình phần mềm ứng dụng còn độc lập riêng lẻ chưa tạo được môi trường làm việc qua mạng trong nội bộ cơ quan, cũng như giữa các cơ quan với nhau. Hệ thống Thư điện tử công vụ của tỉnh được xây dựng từ năm 2006, đã cấp được 2.023 tài khoản cho cán bộ công chức cấp tỉnh và huyện. Hiện nay, hệ thống Thư điện tử đã hỏng do máy chủ hỏng, công nghệ xây dựng phần mềm quá cũ.

4. Ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp

Cổng thông tin điện tử của tỉnh và Cổng thành viên của các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố hoạt động thường xuyên, cung cấp thông tin về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội nhất là các chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước có liên quan đến người dân và doanh nghiệp.

Ứng dụng CNTT tại bộ phận một cửa hiện đại: Sở Nội vụ, Sở Tài nguyên và Môi trường và 12 huyện, thành phố đã bước đầu đưa phần mềm một cửa điện tử dùng chung vào khai thác sử dụng tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính của cơ quan, đơn vị mình.

Tuy nhiên, việc triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 phục vụ người dân và doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn do các đơn vị chưa được cấp kinh phí, vì vậy không đạt được tiến độ theo Kế hoạch số 83/KH-UBND ngày 17/6/2016 của UBND tỉnh.

5. Nguồn nhân lực ứng dụng CNTT

Để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước, tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo ứng dụng CNTT của tỉnh; cơ quan chuyên môn giúp việc cho UBND tỉnh là Sở Thông tin và Truyền thông, phòng Văn hóa thông tin giúp UBND các huyện, thành phố về lĩnh vực CNTT.

Trình độ, kỹ năng ứng dụng CNTT của các cán bộ chuyên trách về CNTT tại cấp tỉnh đã được đảm bảo, có thể tiếp cận tốt với các công nghệ, các ứng dụng mới.

Trình độ tin học và khả năng ứng dụng về CNTT của các cán bộ, công chức tại các cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện đã được cải thiện rõ rệt, đa số các cán bộ công chức đã biết ứng dụng CNTT có hiệu quả vào công tác chuyên môn nghiệp vụ của mình.

Tuy nhiên, một số các cơ quan, đơn vị chưa chủ động phân công cán bộ lãnh đạo phụ trách chỉ đạo công tác triển khai ứng dụng CNTT và chưa bố trí cán bộ chuyên trách CNTT. Tại cấp xã, cá biệt vẫn còn một số cán bộ chưa có điều kiện tiếp cận với ứng dụng CNTT, vẫn sử dụng văn bản giấy trong xử lý công việc.

6. Đánh giá chung

6.1. Kết quả đạt được

Nhìn chung, việc triển khai và ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước đã có những chuyển biến tích cực, góp phần cải cách hành chính, nâng cao chất lượng và hiệu quả trong xử lý công việc của các cơ quan nhà nước; việc cung cấp thông tin phục vụ người dân và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh từng bước được nâng cao; triển khai đồng bộ ứng dụng phần mềm một cửa điện tử tại bộ phận một cửa của UBND các huyện, thành phố.

6.2. Khó khăn, hạn chế và nguyên nhân

- Kinh phí đầu tư cho ứng dụng CNTT còn hạn chế và phân tán, chưa tập trung, đồng bộ.

- Hạ tầng kỹ thuật CNTT mới đáp ứng được yêu cầu về triển khai một số ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước, vấn đề bảo mật an toàn, an ninh thông tin vẫn còn chưa được quan tâm đầu tư đúng mức.

- Các máy chủ đặt tại các cơ quan, đơn vị thường xuyên gặp sự cố hư hỏng, chưa được sửa chữa khắc phục kịp thời; các máy tính tại các cơ quan đơn vị đa phần chưa được cài đặt phần mềm diệt virus có bản quyền và kết nối trực tiếp với Internet, chưa triển khai sử dụng đường truyền dữ liệu chuyên dùng, chưa có trục liên thông kết nối giữa các cơ quan tỉnh, huyện, xã, vì vậy không đảm bảo được an toàn thông tin mạng, chưa hình thành mạng tin học diện rộng của UBND tỉnh Sơn La.

- Việc triển khai các ứng dụng CNTT theo ngành dọc (do các cơ quan trung ương triển khai) tại địa phương chưa có sự phối hợp một cách tổng thể.

- Thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ban, ngành chức năng và các cơ quan, đơn vị trong xây dựng các chương trình, dự án ứng dụng CNTT và hệ thống thông tin, dẫn tới đầu tư phân tán, trùng lắp, không đảm bảo tính thống nhất về mặt khoa học, kỹ thuật, công nghệ, ảnh hưởng đến quá trình tích hợp dữ liệu, kết nối liên thông, hiệu quả đầu tư không cao, gây khó khăn trong việc thống kê, đánh giá chất lượng ứng dụng và phát triển CNTT.

- Còn 26 xã vùng sâu, vùng xa chưa có kết nối Internet, gây khó khăn trong việc ứng dụng CNTT trong giải quyết công việc.

- Một bộ phận cán bộ, công chức chưa nhận thức đầy đủ về sự cần thiết và vai trò quan trọng của ứng dụng CNTT trong xử lý công việc chuyên môn; Người đứng đầu một số cơ quan chưa có quyết tâm cao để đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động của đơn vị.

7. Kinh phí triển khai các dự án ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước giai đoạn 2011-2016: 32.430 triệu đồng, vốn ngân sách nhà nước.

II. MỤC TIÊU ỨNG DỤNG CNTT TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC, GIAI ĐOẠN 2017-2020

1. Mục tiêu tổng quát

- Xây dựng hệ thống mạng thông tin diện rộng của UBND tỉnh đồng bộ từ tỉnh đến xã. Cung cấp các dịch vụ công cơ bản trực tuyến mức độ 3, 4, đáp ứng nhu cầu thực tế, phục vụ người dân và doanh nghiệp mọi lúc, mọi nơi, dựa trên nhiều phương tiện khác nhau.

- Ứng dụng CNTT gắn với cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo điều hành của cơ quan nhà nước.

- Phát triển hạ tầng kỹ thuật, các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu, tạo nền tảng phát triển Chính quyền điện tử; đảm bảo an toàn, an ninh thông tin và đảm bảo nguồn nhân lực thực hiện các nhiệm vụ CNTT. Tích hợp, kết nối các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu, tạo lập môi trường chia sẻ thông tin qua mạng rộng khắp giữa các cơ quan trên cơ sở Kiến trúc Chính quyền điện tử cấp tỉnh.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước

- Năm 2017-2018: Xây dựng và mở rộng hệ thống Thư điện tử cho 100% cán bộ, công chức, viên chức tại các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố và 100% cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn. Tiếp tục triển khai sử dụng có hiệu quả hệ thống Quản lý văn bản và điều hành đến toàn bộ các cơ quan, đơn vị cấp xã, phường, thị trấn để phục vụ quản lý điều hành, một cách đồng bộ giữa các cấp và các cơ quan, đơn vị, phấn đấu 80% các văn bản chỉ đạo, điều hành được cập nhật, xử lý và thực hiện qua hệ thống.

- Đến năm 2018, khoảng 80% cơ quan nhà nước cấp tỉnh xây dựng từ 1 - 2 hệ thống thông tin quản lý và tác nghiệp chuyên ngành phục vụ hoạt động của các đơn vị. Đến năm 2020, mỗi đơn vị xây dựng 2 - 5 hệ thống.

- Đến năm 2020, xây dựng 5 cơ sở dữ liệu chuyên ngành của tỉnh, các cơ sở dữ liệu này được tích hợp, sử dụng, chia sẻ cùng với các cơ sở dữ liệu quốc gia có liên quan.

- Đến năm 2020, 100% các hệ thống thông tin trọng yếu của tỉnh được trang bị các giải pháp đảm bảo an toàn thông tin mạng.

2.2. Ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp

- Cung cấp đầy đủ thông tin trên Cổng/Trang thông tin điện tử của tất cả các cơ quan nhà nước theo quy định tại Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên Cổng/Trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước.

- Năm 2017, cung cấp 39% số dịch vụ công mức độ 3 (có thể điền và gửi trực tuyến các mu đơn, hồ sơ) trên Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh, phục vụ người dân và doanh nghiệp. Đến năm 2020, cung cấp 30% dịch vụ công mức độ 3 và 7% dịch vụ công mức độ 4 (trả kết quả và thanh toán trực tuyến).

- Đến năm 2020, 100% các cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh, các huyện, thành phố triển khai ứng dụng CNTT vào bộ phận một cửa phục vụ người dân và doanh nghiệp.

III. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Hạ tầng kỹ thuật

1.1. Xây dựng Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Sơn La, Phiên bản 1.0.

1.2. Xây dựng Mạng chuyên dùng tỉnh Sơn La kết nối tới tất cả các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh, cấp huyện.

1.3. Nâng cấp Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh đủ mạnh để quản lý tập trung các hệ thống cơ sở dữ liệu của tỉnh: Tập trung xây dựng hệ thống máy chủ ứng dụng (Application server), hệ thống máy chủ quản lý thư điện tử (Mail server), hệ thống máy chủ chứa cơ sở dữ liệu (Database server), hệ thống an toàn thông tin, bảo mật dữ liệu, hệ thống an ninh mạng, phòng chống truy cập trái phép,...

1.4. Nâng cấp, hoàn thiện hạ tầng kĩ thuật tại các đơn vị cấp tỉnh bao gồm: Nâng cấp, bổ sung máy chủ, trang bị các thiết bị bảo mật, định tuyến dữ liệu cho các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố theo các đặc thù cụ thể của mỗi cơ quan, đơn vị.

1.5. Xây dựng và hoàn thiện nền tảng chia sẻ, tích hợp dùng chung (LGSP) cấp tỉnh, kết nối với nền tảng chia sẻ, tích hợp dùng chung Chính phủ (NGSP).

1.6. Triển khai sử dụng chữ ký số và chứng thư số để tích hợp và sử dụng hệ thống thư điện tử, gửi nhận văn bản, đảm bảo an toàn cơ sở dữ liệu và các dịch vụ công mức độ 3, 4 trong các giao dịch G2G, G2C, G2B, B2B, B2C, C2C.

2. Ứng dụng CNTT trong nội bộ các cơ quan nhà nước

2.1. Xây dựng hệ thống Thư điện tử của tỉnh đảm bảo 100% cán bộ, công chức, viên chức trong tỉnh đều có hộp thư riêng, sử dụng thư điện tử để trao đổi công việc.

2.2. Tiếp tục triển khai có hiệu quả phần mềm Quản lý văn bản và điều hành đến toàn bộ các đơn vị sự nghiệp; cấp xã, phường, thị trấn.

2.3. Xây dựng mới, nâng cấp và hoàn thiện các ứng dụng CNTT trong các hoạt động nghiệp vụ, đáp ứng nhu cầu tại mỗi cơ quan, cụ thể:

- Ứng dụng quản lý thông tin kinh tế - xã hội; cấp Giấy chứng nhận đầu tư; hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp; các dự án quy hoạch và các dự án đầu tư; đấu thầu qua mạng;

- Ứng dụng quản lý lao động và việc làm;

- Ứng dụng quản lý tài nguyên nước, khoáng sản;

- Ứng dụng quản lý tài nguyên năng lượng; Các tổ chức và hoạt động điện lực, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp;

- Ứng dụng quản lý mạng lưới bưu chính, viễn thông của tỉnh; quản lý đối với các nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo bằng tin nhắn, nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo bằng thư điện tử và nhà cung cấp dịch vụ nhắn tin qua mạng Internet;

- Ứng dụng quản lý các đề tài khoa học, các công trình nghiên cứu và tài liệu khoa học, phát minh khoa học; quản lý khoa học và công nghệ, sở hữu công nghiệp, tiêu chuẩn đo lường chất lượng; quản lý hoạt động đăng ký hỗ trợ kinh phí cho doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ;

- Ứng dụng hỗ trợ giảng dạy; xây dựng ngân hàng đề thi và kiểm tra;

- Ứng dụng quản lý dịch bệnh, phương pháp phòng chống dịch bệnh; Hỗ trợ phân tích, chuẩn đoán và điều trị trong y tế; quản lý dược liệu, tài liệu phương pháp sử dụng, hồ sơ kê khai giá thuốc;

- Ứng dụng quản lý mạng lưới giao thông, phương tiện giao thông thủy nội địa;

- Ứng dụng quản lý về nông nghiệp và các thông tin khoa học kỹ thuật phục vụ khuyến nông, khuyến lâm;

- Ứng dụng quản lý thông tin di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, bảo tàng, các hoạt động văn hóa, lễ hội; quản lý thông tin về du lịch; quản lý các hộ gia đình.

3. Ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp

3.1. Duy trì và phát triển Cổng thông tin điện tử thành Cổng giao tiếp điện tử theo mô hình Chính quyền điện tử, với các chức năng cung cấp các dịch vụ công đảm bảo phục vụ người dân và doanh nghiệp.

3.2. Cung cấp các dịch vụ công trực tuyến cho người dân và doanh nghiệp:

- Năm 2017 triển khai xây dựng Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh, tích hợp dịch vụ công trực tuyến của các cơ quan, đơn vị; tiếp tục triển khai thực hiện cung cấp 39 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 theo Kế hoạch số 83/KH-UBND ngày 17/6/2016 của UBND tỉnh.

- Năm 2018-2020 cung cấp thêm các dịch vụ công mức 3, 4 bao gồm:

+ Dịch vụ cấp tỉnh:

. Thủ tục đăng ký điều chỉnh nội dung đăng ký kinh doanh trong giấy chứng nhận đầu tư;

. Cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;

. Cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

. Cấp lại, gia hạn, bổ sung giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc;

. Cấp giấy phép, gia hạn hoạt động giới thiệu việc làm cho các doanh nghiệp;

. Đăng ký dịch vụ Internet công cộng.

+ Dịch vụ cấp huyện, thành phố:

. Đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể và HTX kinh doanh;

. Cấp giấy khai sinh;

. Cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Cung cấp các dịch vụ công mức độ 4, bao gồm:

+ Dịch vụ cấp tỉnh:

. Cấp giấy phép xây dựng;

. Cấp giấy chứng nhận đầu tư;

. Cấp chứng chỉ nghề buôn bán thuốc bảo vệ thực vật;

. Cấp, đổi giấy phép kinh doanh vận tải;

. Cấp giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề y tế tư nhân;

. Cấp phép khoáng sản;

. Cấp giấy phép thực hiện quảng cáo.

+ Dịch vụ cấp huyện, thành phố:

. Đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh;

. Cấp phép xây dựng nhà ở riêng lẻ;

. Cấp phép về vệ sinh an toàn thực phẩm.

3.3. Triển khai ứng dụng CNTT hiệu quả, toàn diện tại bộ phận một cửa, một cửa liên thông theo hướng bảo đảm khả năng kết nối giữa các hệ thống thông tin tại bộ phận một cửa với Cổng thông tin điện tử tỉnh Sơn La, tạo điều kiện cung cấp các dịch vụ công trực tuyến cho người dân và doanh nghiệp qua mạng Internet, bảo đảm tính liên thông giữa các đơn vị trong quy trình xử lý thủ tục, bảo đảm tin học hoá tối đa các hoạt động trong quy trình thủ tục hành chính.

4. Xây dựng, hoàn thiện các Hệ thống thông tin, CSDL chuyên ngành

4.1. Triển khai các cơ sở dữ liệu quốc gia

Phối hợp triển khai xây dựng CSDL quốc gia đất đai, CSDL quốc gia về hộ tịch, CSDL quốc gia về tài sản nhà nước theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính.

4.2. Xây dựng các cơ sở dữ liệu chuyên ngành của tỉnh

Các hệ thống cơ sở dữ liệu ưu tiên triển khai, bao gồm:

- CSDL Xây dựng;

- CSDL Lao động - Thương binh và Xã hội;

- CSDL Di tích lịch sử, văn hóa;

- CSDL Thông tin và truyền thông;

- CSDL Tài nguyên nước.

5. Nguồn nhân lực cho ứng dụng CNTT

5.1. UBND huyện, thành phố bố trí tối thiểu 01 cán bộ chuyên trách về CNTT; các xã, phường, thị trấn bố trí 01 cán bộ kiêm nhiệm làm công tác quản trị mạng.

5.2. Đào tạo đội ngũ cán bộ phụ trách CNTT: Phối hợp với các đơn vị đào tạo chuyên sâu tổ chức đào tạo cho các cán bộ chuyên trách về CNTT: Mỗi năm tổ chức mở 5 lớp (30-35 người/lớp) đào tạo kiến thức nâng cao về quản trị mạng và bảo đảm an toàn thông tin cho cán bộ CNTT chuyên trách tại các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố và các đơn vị sự nghiệp, các xã, phường, thị trấn thuộc tỉnh.

5.3. Tuyên truyền nâng cao nhận thức, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp sử dụng hiệu quả dịch vụ công trực tuyến: Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, thông qua các hội nghị, hội thảo và các hình thức khác nhằm nâng cao hiểu biết, nhận thức của cán bộ, công chức, người dân và doanh nghiệp về các lợi ích trong việc ứng dụng CNTT tiến tới xây dựng Chính quyền điện tử.

IV. GIẢI PHÁP

1. Giải pháp tài chính

- Hằng năm, trên cơ sở Kế hoạch ứng dụng CNTT của các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố, Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu trình UBND tỉnh, HĐND tỉnh bố trí các nguồn kinh phí: Bổ sung từ ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương và các nguồn kinh phí khác để thực hiện việc ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước. Việc quản lý nguồn kinh phí bố trí từ ngân sách được thực hiện theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước, quy định của Chính phủ và hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương.

- Các cơ quan, đơn vị chủ động xây dựng kế hoạch, nguồn kinh phí đảm bảo cho việc ứng dụng và phát triển CNTT tại đơn vị được phù hợp với yêu cầu triển khai nhiệm vụ hàng năm.

- Sử dụng nguồn kinh phí ngân sách nhà nước chi sự nghiệp khoa học công nghệ cho công tác ứng dụng CNTT để phát triển Chính quyền điện tử.

- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, chuyển giao các ứng dụng CNTT phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước.

2. Giải pháp triển khai

- Gắn việc ứng dụng CNTT với đẩy mạnh cải cách hành chính.

- Gắn trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan đơn vị trong việc ứng dụng và phát triển CNTT; lập Kế hoạch ứng dụng CNTT hằng năm cho cơ quan, đơn vị và tổ chức triển khai có hiệu quả Kế hoạch.

- Ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng tuyển dụng cán bộ chuyên trách, cán bộ quản trị mạng máy tính trong các cơ quan, đơn vị từ cấp huyện trở lên.

- Triển khai thí điểm mô hình ứng dụng công nghệ thông tin điển hình tại các cấp, sau đó phổ biến nhân rộng.

- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng thông qua các cuộc họp, hội nghị và các hình thức khác nhằm nâng cao hiểu biết, nhận thức của cán bộ, công chức, người dân và doanh nghiệp về các lợi ích trong việc xây dựng Chính quyền điện tử, thúc đẩy cải cách hành chính, phát triển kinh tế - xã hội.

3. Giải pháp tổ chức

- Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý CNTT, nhất là các huyện, thành phố; xã, phường, thị trấn.

- Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo việc ứng dụng và phát triển CNTT, tạo bước chuyển biến tích cực trong lề lối làm việc, gắn việc ứng dụng CNTT với đẩy mạnh cải cách hành chính trên cơ sở áp dụng thống nhất hệ thống thông tin điều hành tác nghiệp; tăng cường sử dụng các thông tin, tài liệu điện tử, hội nghị từ xa, giảm bớt văn bản giấy tờ, các cuộc họp, hội nghị tập trung.

4. Giải pháp về môi trường pháp lý

- Xây dựng và áp dụng Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Sơn La, làm cơ sở xây dựng, triển khai Kế hoạch ứng dụng CNTT theo lộ trình, bảo đảm sự kết nối, liên thông, chia sẻ, tái sử dụng cơ sở hạ tầng thông tin.

- Xây dựng các chính sách thu hút, phối hợp với doanh nghiệp trong công tác triển khai các ứng dụng CNTT của cơ quan nhà nước. Phát triển các hình thức thuê, khoán trong triển khai ứng dụng CNTT.

- Xây dựng các cơ chế, chính sách thu hút nguồn nhân lực cho ứng dụng CNTT; chính sách hỗ trợ cán bộ làm CNTT, đội ngũ giám sát, cảnh báo, ứng cứu sự cố, phòng chống tấn công, đảm bảo an toàn mạng của cơ quan nhà nước.

- Xây dựng các quy định về an toàn, an ninh thông tin trong các hoạt động ứng dụng CNTT của cơ quan nhà nước.

V. LỘ TRÌNH THỰC HIỆN

1. Năm 2017-2018

- Xây dựng Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Sơn La, Phiên bản 1.0.

- Xây dựng và triển khai hệ thống Thư điện tử tỉnh Sơn La đến cấp xã, phường, thị trấn.

- Tích cực triển khai có hiệu quả hệ thống Quản lý văn bản và điều hành tới các đơn vị sự nghiệp, các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh, đảm bảo an toàn, an ninh, tính pháp lý của các văn bản trao đổi.

- Xây dựng Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh; tiếp tục triển khai các dịch vụ công trực tuyến mức 3 theo Kế hoạch số 83/KH-UBND ngày 17/6/2016 của UBND tỉnh.

- Nâng cấp Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh; hệ thống máy chủ ứng dụng (Application server), hệ thống máy chủ quản lý thư điện tử (Mail server), hệ thống máy chủ chứa cơ sở dữ liệu (Database server).

- Xây dựng mạng truyền số liệu chuyên dùng kết nối tới tất cả các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh, cấp huyện.

- Đầu tư hạ tầng CNTT (bổ sung, thay thế máy tính, kết nối Internet tốc độ cao) tại cơ quan cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã, phường, thị trấn.

- Xây dựng nền tảng chia sẻ, tích hợp dùng chung cấp tỉnh (LGSP).

- Xây dựng và hoàn thiện các ứng dụng quản lý thuộc các chuyên ngành: Kế hoạch và đầu tư, Y tế, Tài nguyên và môi trường, Thông tin và Truyền thông, Khoa học và Công nghệ.

- Xây dựng các CSDL chuyên ngành.

- Triển khai sử dụng hệ thống thông tin chữ ký số và chứng thực chữ ký số phục vụ cho các hệ thống thông tin.

- Đào tạo nguồn nhân lực CNTT; đào tạo, tập huấn về khung Kiến trúc Chính phủ điện tử, kiến trúc Chính quyền điện tử cấp tỉnh và đánh giá hiệu quả đầu tư ứng dụng CNTT.

- Tập huấn cho cán bộ, công chức về ứng dụng CNTT và an toàn thông tin.

- Tuyên truyền, phổ biến cho người dân và doanh nghiệp kỹ năng sử dụng dịch vụ công trực tuyến.

2. Năm 2019-2020

- Hoàn thiện Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh.

- Hoàn thiện mạng truyền số liệu chuyên dùng.

- Tiếp tục đầu tư hạ tầng CNTT (bổ sung, thay thế máy tính, kết nối Internet tốc độ cao) tại các xã, phường, thị trấn.

- Xây dựng dịch vụ công mức 4 tại các sở, ban, ngành, bao gồm: Cấp giấy phép xây dựng; Cấp giấy chứng nhận đầu tư; Cấp chứng chỉ nghề buôn bán thuốc bảo vệ thực vật; Cấp, đổi giấy phép kinh doanh vận tải; Cấp giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề y tế tư nhân; Cấp phép khoáng sản; Cấp giấy phép thực hiện quảng cáo và 02 dịch vụ công mức 4 tại UBND các huyện, thành phố, bao gồm: Đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh; Cấp phép xây dựng nhà ở riêng lẻ; Cấp phép vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Xây dựng và hoàn thiện các ứng dụng quản lý thuộc các chuyên ngành: Lao động - Thương binh và Xã hội; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Công thương; Giáo dục và Đào tạo; Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

- Tiếp tục hoàn thiện các CSDL chuyên ngành.

- Đào tạo nguồn nhân lực CNTT.

- Tuyên truyền, phổ biến cho người dân và doanh nghiệp kỹ năng sử dụng dịch vụ công trực tuyến.

VI. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí khác bảo đảm cho việc triển khai, thực hiện các nội dung của Kế hoạch.

VII. DANH MỤC CÁC DỰ ÁN, NHIỆM VỤ

Chi tiết theo Phụ lục kèm theo.

VIII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ban Chỉ đạo ứng dụng CNTT của tỉnh

- Tham mưu với UBND tỉnh trong chỉ đạo triển khai các chương trình, dự án về CNTT trong các cơ quan hành chính nhà nước, các tổ chức đoàn thể chính trị của tỉnh tránh chồng chéo, lãng phí.

- Chỉ đạo, giám sát việc triển khai tổ chức thực hiện Kế hoạch.

2. Sở Thông tin và Truyền thông

- Chịu trách nhiệm tham mưu với UBND xây dựng, ban hành, chỉ đạo Kế hoạch ứng dụng CNTT hàng năm của tỉnh và tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả kế hoạch.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan trong công tác xây dựng, thẩm định, triển khai các dự án về CNTT.

- Tổng hợp báo cáo và đánh giá mức độ ứng dụng CNTT, tiến độ thực hiện Kế hoạch ứng dụng CNTT của các sở, ban, ngành, UBND huyện, thành phố, tham mưu và báo cáo UBND tỉnh chỉ đạo kịp thời.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Tài chính bảo đảm ưu tiên bố trí kinh phí đầu tư để thực hiện các nhiệm vụ về ứng dụng, phát triển CNTT. Chủ trì trong việc huy động kinh phí từ các nguồn viện trợ, tài trợ và các nguồn đầu tư khác cho các dự án CNTT phục vụ hoạt động của các cơ quan nhà nước.

4. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Thông tin và Truyền thông căn cứ khả năng ngân sách địa phương và các nguồn vốn khác cân đối, tham mưu cho UBND tỉnh bố trí kinh phí sự nghiệp CNTT hàng năm trong hoạt động của các cơ quan nhà nước tỉnh Sơn La giai đoạn 2017-2020. Tổng hợp tình hình cấp phát, quyết toán kinh phí thực hiện Kế hoạch, báo cáo UBND tỉnh.

5. Sở Nội vụ: Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố hàng năm hướng dẫn việc đăng ký chỉ tiêu, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức làm về CNTT trình cấp có thẩm quyền xem xét. Hướng dẫn xây dựng vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức chuyên trách về CNTT trong các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố.

6. Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố

- Xây dựng Kế hoạch hàng năm về ứng dụng CNTT tại cơ quan, đơn vị, gửi Sở Thông tin và Truyền thông tổng hợp.

- Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố có trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo hoạt động ứng dụng CNTT thuộc phạm vi quản lý; tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các dự án được giao trong Kế hoạch hàng năm.

7. Chế độ báo cáo: Định kỳ hàng năm (trước ngày 20/12), các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố tổng hợp, báo cáo tình hình triển khai thực hiện việc ứng dụng CNTT tại cơ quan, đơn vị gửi Sở Thông tin và Truyền thông tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh./.

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC CHI PHÍ VÀ CÁC DỰ ÁN CHO ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CNTT TRONG CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TỈNH SƠN LA, GIAI ĐOẠN 2017-2020
(kèm theo Quyết định số: 238/QĐ-UBND ngày 08/02/2017 của UBND tỉnh Sơn La)

stt

Tên nhiệm vụ

Mục tiêu

Thời gian thực hiện

Tổng mức đầu tư (triệu đồng)

Hình thức đầu tư

Nguồn vốn

Cơ quan chủ trì

Ghi chú

I

Hạ tầng kỹ thuật

 

 

84.838

 

 

 

 

1

Xây dựng Kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Sơn La

Đảm bảo cơ sở hạ tầng phục vụ cho các ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước tỉnh Sơn La

2016-2017

638

Nhà nước đầu tư

Vốn thu khác ngân sách tỉnh năm 2016

Sở Thông tin và Truyền thông

QĐ số 1059/QĐ-UBND ngày 04/5/2016

2

Xây dựng Mạng truyền số liệu chuyên dùng tới các kết nối tới tất cả các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh, cấp huyện.

2018-2019

8.200

Nhà nước đầu tư

Vốn bổ sung cân đối ngân sách tỉnh

Sở Thông tin và Truyền thông

QĐ số 2395/QĐ-UBND ngày 20/10/2015

3

Nâng cấp Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh Sơn La; đảm bảo an toàn, an ninh thông tin tại Trung tâm tích hợp dữ liệu (trang bị hệ thống sao lưu dữ liệu; trang bị phần cứng/phần mềm bảo mật)

2017-2020

50.000

Nhà nước đầu tư

Vốn đầu tư phát triển Trung ương hỗ trợ

Sở Thông tin và Truyền thông

Công văn số 2985/UBND-KGVX ngày 15/9/2016 của UBND tỉnh về đăng ký thực hiện chương trình mục tiêu về CNTT giai đoạn 2016-2020)

4

Nâng cấp, hoàn thiện hạ tầng kĩ thuật tại các đơn vị cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã

2017-2020

6.000

Nhà nước đầu tư

Ngân sách tỉnh

Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, UBND các xã phường, thị trấn.

 

5

Xây dựng nền tảng chia sẻ, tích hợp dùng chung cấp tỉnh (LGSP)

2017-2018

15.000

Nhà nước đầu tư

Đầu tư phát triển Trung ương hỗ trợ, vốn ngân sách tỉnh

Sở Thông tin và Truyền thông

Thuộc dự án: Nâng cấp trung tâm tích hợp dữ liệu và các hệ thống thông tin tỉnh Sơn La

6

Triển khai sử dụng chữ ký số và chứng thư số cho cán bộ, công chức, viên chức để tích hợp và sử dụng hệ thống thư điện tử, gửi nhận văn bản điện tử, đảm bảo an toàn cơ sở dữ liệu và các dịch vụ công

2017-2020

5.000

Nhà nước đầu tư

Nguồn vốn sự nghiệp của tỉnh

Sở Thông tin và Truyền thông

 

II

Ứng dụng CNTT trong nội bộ các CQNN

 

 

121.800

 

 

 

 

1

Xây dựng, mở rộng hệ thống Thư điện tử tỉnh Sơn La đến cấp xã, phường, thị trấn;

Đảm bảo các sở, ban, ngành, huyện, thành phố cung cấp thông tin nhanh chóng cho lãnh đạo HĐND, UBND tỉnh và phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành trong cơ quan

2017-2018

1.800

Nhà nước đầu tư

Ngân sách tỉnh

Sở Thông tin và Truyền thông

 

2

Dự án xây dựng, nâng cấp và hoàn thiện các ứng dụng CNTT chuyên ngành, bao gồm:

2017-2020

15.000

 

Ngân sách tỉnh

 

 

2.1

Quản lý thông tin kinh tế xã hội; Các dự án quy hoạch và các dự án đầu tư, đấu thầu qua mạng

 

 

 

 

Sở Kế hoạch và Đầu tư

 

2.2

Quản lý lao động & việc làm

 

 

 

 

Sở Lao động - Thương binh và xã hội

 

2.3

Quản lý tài nguyên nước, đất đai, khoáng sản

 

 

 

 

Sở Tài nguyên và Môi trường

 

2.4

Quản lý tài nguyên năng lượng, hoạt động điện lực; vật liệu nổ công nghiệp

 

 

 

 

Sở Công thương

 

2.5

Quản lý Bưu chính, Viễn thông; Quản lý đối với các nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo bằng tin nhắn; nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo bằng thư điện tử và nhà cung cấp dịch vụ nhắn tin qua mạng Internet

 

 

 

 

Sở Thông tin và Truyền thông

 

2.6

Quản lý các đề tài khoa học, các công trình nghiên cứu và tài liệu khoa học, phát minh khoa học; Quản lý khoa học và công nghệ, sở hữu công nghiệp, tiêu chuẩn đo lường chất lượng; quản lý hoạt động đăng ký hỗ trợ kinh phí cho doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ;

 

 

 

 

Sở Khoa học và Công nghệ

 

2.7

Ứng dụng hỗ trợ giảng dạy; xây dựng ngân hàng đề thi và kiểm tra

 

 

 

 

Sở Giáo dục và Đào tạo

 

2.8

Quản lý, phòng chống dịch bệnh; chuẩn đoán và điều trị y tế; hồ sơ kê khai thuốc

 

 

 

 

Sở Y tế

 

2.9

Quản lý mạng lưới giao thông, phương tiện giao thông thủy nội địa

 

 

 

 

Sở Giao thông vận tải

 

2.10

Quản lý nông nghiệp; khoa học kỹ thuật phục vụ khuyến nông, khuyến lâm

 

 

 

 

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

 

2.11

Quản lý thông tin di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, bảo tàng, các hoạt động văn hóa, lễ hội; quản lý thông tin về du lịch; Quản lý các hộ gia đình

 

 

 

 

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

 

3

Xây dựng các cơ sở dữ liệu

Đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin cho các hệ thống thông tin quốc gia và của tỉnh

 

 

 

 

 

 

3.1

Triển khai CSDL hộ tịch trên địa bàn tỉnh Sơn La

2017-2020

 

Nhà nước đầu tư

Ngân sách tỉnh

Sở Tư pháp

Kế hoạch số 121/KH-UBND này 16/9/2016 của UBND tỉnh

3.2

Triển khai Xây dựng Cơ sở dữ liệu đất đai

2017-2022

90,000

Nhà nước đầu tư

Ngân sách tỉnh

Sở Tài nguyên và Môi trường

Quyết định số 2762/QĐ-UBND ngày 18/11/2016 của UBND tỉnh

3.3

Xây dựng các Cơ sở dữ liệu chuyên ngành

2017-2020

5.000

 

 

Sở Thông tin và Truyền thông

Thuộc dự án: Nâng cấp trung tâm tích hợp dữ liệu và các hệ thống thông tin tỉnh Sơn La

 

CSDL chuyên ngành xây dựng

 

 

 

 

 

 

 

CSDL Lao động- TB&XH

 

 

 

 

 

 

 

CSDL di tích lịch sử - văn hóa

 

 

 

 

 

 

 

CSDL chuyên ngành thông tin và truyền thông

 

 

 

 

 

 

 

CSDL Tài nguyên nước

 

 

 

 

 

 

4

Dự án triển khai ứng dụng CNTT tại bộ phận 1 cửa trong các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Sơn La

Đẩy mạnh ứng dụng CNTT tại bộ phận 1 cửa cung cấp thông tin cho các hệ thống quốc gia

2017-2020

10.000

Nhà nước đầu tư

Ngân sách tỉnh

Sở Nội vụ

 

III

Ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp

 

 

34.000

 

 

 

 

1

Duy trì và phát triển Cổng thông tin điện tử thành Cổng giao tiếp điện tử theo mô hình Chính quyền điện tử

 

2017-2020

2.000

Nhà nước đầu tư

Nguồn vốn sự nghiệp của tỉnh

Sở Thông tin và Truyền thông

 

2

Xây dựng Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh

 

2017-2018

2.000

Nhà nước đầu tư

Nguồn vốn sự nghiệp của tỉnh

Sở Thông tin và Truyền thông

 

3

Xây dựng các dịch vụ công trực tuyến mức 3, cụ thể:

Cung cấp các dịch vụ công trực tuyến mức độ cao giúp người dân và doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, công sức khi làm việc với các cơ quan nhà nước

2017-2018

20.000

Nhà nước đầu tư

Nguồn vốn sự nghiệp của tỉnh

 

 

3.1

Tại các sở ban, ngành

 

 

 

 

Các sở, ban, ngành

 

3.1.1

Thủ tục đăng ký điều chỉnh nội dung đăng ký kinh doanh trong giấy chứng nhận đầu tư

 

 

 

 

 

 

3.1.2

Cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh

 

 

 

 

 

 

3.1.3

Cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

 

 

 

 

 

 

3.1.4

Cấp lại, gia hạn, bổ sung giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc

 

 

 

 

 

 

3.1.5

Cấp giấy phép, gia hạn hoạt động giới thiệu việc làm cho các doanh nghiệp

 

 

 

 

 

 

3.1.6

Đăng ký dịch vụ internet công cộng

 

 

 

 

 

 

3.2

Tại UBND các huyện, thành phố

 

 

 

 

UBND huyện, thành phố

 

3.2.1

Đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể và HTX kinh doanh

 

 

 

 

 

 

3.2.2

Cấp giấy khai sinh

 

 

 

 

 

 

3.2.3

Cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

 

 

 

 

 

 

4

Xây dựng các dịch vụ công trực tuyến mức 4, cụ thể:

2019-2020

10.000

Nhà nước đầu tư

Nguồn vốn sự nghiệp của tỉnh

 

 

4.1

Tại các sở, ban, ngành

 

 

 

 

Các sở, ban, ngành

 

4.1.1

Cấp giấy phép xây dựng

 

 

 

 

 

 

4.1.2

Cấp giấy chứng nhận đầu tư

 

 

 

 

 

 

4.1.3

Cấp chứng chỉ nghề buôn bán thuốc bảo vệ thực vật

 

 

 

 

 

 

4.1.4

Cấp, đổi giấy phép kinh doanh vận tải

 

 

 

 

 

 

4.1.5

Cấp giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề y tế tư nhân

 

 

 

 

 

 

4.1.6

Cấp phép khoáng sản

 

 

 

 

 

 

4.1.7

Cấp giấy phép thực hiện quảng cáo

 

 

 

 

 

 

4.2

Tại UBND huyện, thành phố

 

 

 

 

UBND các huyện, thành phố

 

4.2.1

Đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh

 

 

 

 

 

 

4.2.2

Cấp phép xây dựng nhà ở riêng lẻ

 

 

 

 

 

 

4.2.3

Cấp phép vệ sinh an toàn thực phẩm

 

 

 

 

 

 

IV

Đào tạo cán bộ, công chức

 

2017-2020

800

Nhà nước đầu tư

 

 

 

1

Đào tạo đội ngũ cán bộ phụ trách CNTT

Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin tại địa phương; Nâng cao nhận thức sử dụng dịch vụ công trực tuyến cho người dân và doanh nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

Đào tạo cán bộ chuyên trách CNTT của các cơ quan, đơn vị (4 năm x 5 lớp/năm)

 

400

 

Nguồn vốn sự nghiệp của tỉnh

Sở Thông tin và Truyền thông

 

2

Tuyên truyền, phổ cập kỹ năng sử dụng dịch vụ công trực tuyến cho người dân và doanh nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

Tổ chức hội nghị tuyên truyền, phổ biến cho người dân và doanh nghiệp kỹ năng sử dụng dịch vụ công trực tuyến (4 năm x 2 hội nghị/năm)

 

400

 

Nguồn vốn sự nghiệp của tỉnh

Sở Thông tin và Truyền thông

 

 

TỔNG CỘNG

 

 

241.438

 

 

 

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 238/QĐ-UBND năm 2017 về Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước tỉnh Sơn La giai đoạn 2017-2020

  • Số hiệu: 238/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 08/02/2017
  • Nơi ban hành: Tỉnh Sơn La
  • Người ký: Phạm Văn Thủy
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản