Hệ thống pháp luật

BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CỘNG VÀ MÔI TRƯỜNG
TỔNG CỤC TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 23/TĐC-QĐ

Hà Nội, ngày 20 tháng 02 năm 1995

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH TẠM THỜI VỀ GHI NHÃN THỰC PHẨM BAO GÓI SẴN

TỔNG CỤC TRƯỞNG
TỔNG CỤC TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG

Căn cứ Pháp lệnh chất lượng hàng hóa ngày 27 tháng 12 năm 1990;

Căn cứ Nghị định số 327/HĐBT ngày 19 tháng 10 năm 1991 của Hội đồng Bộ trưởng quy định về việc thi hành Pháp lệnh Chất lượng hàng hóa;

Căn cứ Nghị định 22/HĐBT ngày 08 tháng 2 năm 1984 của Hội đồng Bộ trưởng quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng;

Theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban Tiêu chuẩn hóa Thực phẩm Việt Nam;

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản "Quy định tạm thời về ghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn".

Điều 2. Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm có trách nhiệm áp dụng Quy định tạm thời này.

Điều 3. Phòng Quản lý chất lượng thực phẩm, Thanh tra Tổng cục, các Trung tâm kỹ thuật Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm tổ chức hướng dẫn việc thực hiện Quy định tạm thời này trong phạm vi quản lý của mình.

Điều 4. Đối với hàng hóa là thực phẩm, Quy định tạm thời này được áp dụng thay thế điểm 2.3 của "Quy định về việc đăng ký chất lượng hàng hóa" ban hành kèm theo Quyết định 55/TĐC-QĐ ngày 02 tháng 03 năm 1994 của Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng.

Điều 5. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 01/07/1995.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ KHCN và MT (để b/c)
- Các Bộ, ngành có liên quan
- UBND các tỉnh, thành phố
Các đơn vị thuộc Tổng cục
- Chi cục TCĐLCL các tỉnh, TP
- Lưu Văn phòng và Pháp chế

TỔNG CỤC TRƯỞNG
TỔNG CỤC TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG




Nguyễn Hữu Thiện

 

QUY ĐỊNH TẠM THỜI

VỀ GHI NHÃN THỰC PHẨM BAO GÓI SẴN
(Ban hành kèm theo Quyết định của Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng số 23 TĐC/QĐ ngày 20 tháng 02 năm 1995)

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Quy định này áp dụng để ghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn được sản xuất, nhập khẩu để tiêu dùng trong nước.

Quy định này phù hợp với Codex Stan 1 - 1991.

1.2. Nhãn phải được ghi rõ ràng, trung thực để người tiêu dùng không hiểu sai lệch về bản chất của thực phẩm hoặc lầm lẫn giữa thực phẩm này và thực phẩm khác.

2. THUẬT NGỮ

Trong Quy định này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

- "Thực phẩm":

(Food)

Tất cả các chất đã hoặc chưa chế biến nhằm sử dụng cho con người bao gồm đồ ăn uống, nhai, ngậm, hút và tất cả các chất được sử dụng để sản xuất, chế biến hoặc xử lý thực phẩm, nhưng không bao gồm mỹ phẩm hoặc những chất chỉ được dùng như dược phẩm.

- "Nhãn":

(Label)

Thẻ, dấu hiệu, hình ảnh hoặc một hình thức mô tả được viết, in, ghi, khắc nổi, khắc chìm hoặc gắn vào bao bì thực phẩm.

- "Ghi nhãn":

(Labelling)

Dùng chữ viết hoặc hình ảnh để trình bày các nội dung của nhãn nhằm cung cấp các thông tin về bản chất sản phẩm đó

- "Nhãn hiệu hàng hóa":

(Trade mark)

Nhãn hiệu hàng hóa là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, cùng loại của các cơ sở sản xuất kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu hàng hóa có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. "Nhãn hiệu hàng hóa" không phải là nhãn sản phẩm (Nghị định 197/HĐBT ngày 14/12/1982 và Nghị định 84/HĐBT ngày 20/03/1990).

- "Bao bì":

(Container)

Vật chứa đựng dùng để chứa thực phẩm thành đơn vị lẻ để bán. Bao bì (bao gồm cả các lớp bọc) có thể phủ kín hoàn toàn hoặc một phần thực phẩm.

- "Bao gói sẵn":

(Prepackaged)

Việc bao gói trước thực phẩm trong bao bì và sẵn sàng để chào bán cho người tiêu dùng.

- "Thành phần":

(Ingredient)

Các chất có trong thực phẩm bao gồm cả phụ gia thực phẩm được sử dụng trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm và có mặt trong thành phẩm cho dù có thể ở dạng chuyển hóa.

- "Chất dinh dưỡng":

(Nutrient)

Các chất được tiêu dùng như một phần của thực phẩm nhằm:

a) Cung cấp năng lượng, hoặc

b) Cần thiết cho sự tăng trưởng, phát triển và duy trì sự sống, hoặc

c) Thiếu chất đó sẽ gây ra những biến đổi đặc trưng về sinh lý, sinh hóa.

- "Đường":

(Sugar)

Toàn bộ đường đơn hoặc đường đôi có trong thực phẩm

- "Xơ thực phẩm":

Chất liệu thực vật hoặc động vật có thể ăn được, không bị thủy phân bởi các men nội sinh trong hệ tiêu hóa của con người và được xác định bằng phương pháp thống nhất.

- "Axit béo bậc cao chưa bão hoà":

(Polyunsaturated fatty acid)

Các axit béo bậc cao có các liên kết đôi ngắt quãng theo dạng đồng phân cis-cis metylen.

- "Ghi nhãn chất dinh dưỡng":

(Nutrition labelling)

Việc mô tả nhằm thông tin cho người tiêu dùng các thuộc tính dinh dưỡng của thực phẩm. "Ghi nhãn chất dinh dưỡng" bao gồm 2 nội dung: Công bố chất dinh dưỡng và thông tin về chất dinh dưỡng bổ sung.

- "Công bố chất dinh dưỡng":

(Nutrition declaration)

Việc liệt kê hàm lượng các chất dinh dưỡng trên nhãn của thực phẩm.

- "Xác nhận":

(Claim)

Việc ghi nhãn nhằm khẳng định một thực phẩm có những chỉ tiêu chất lượng riêng biệt liên quan đến sự biến đổi về nguồn gốc, thuộc tính dinh dưỡng, bản chất tự nhiên, đặc điểm chế biến, thành phần cấu tạo của thực phẩm đó.

- "Xác nhận tính dinh dưỡng":

(Nutrition Claim)

Việc trình bày nhằm công bố, hoặc hàm ý rằng một thực phẩm có các thuộc tính dinh dưỡng đặc biệt bao gồm giá trị năng lượng, hàm lượng protein, chất béo, đường bột cũng như hàm lượng vitamin và chất khoáng. Tuy nhiên, xác nhận tính dinh dưỡng không chỉ giới hạn bởi các chỉ tiêu dinh dưỡng trên.

- "Phụ gia thực phẩm":

(Food Additive)

Các chất mà bản thân nó thông thường không được tiêu dùng như một thực phẩm hoặc như là một thành phần điển hình của thực phẩm cho dù nó có hoặc không có giá trị dinh dưỡng. Các chất này được thêm vào thực phẩm vì mục đích công nghệ trong khi sản xuất, chế biến, xử lý, bao gói, vận chuyển hoặc bảo quản để tạo ra kết quả mong muốn đối với một thực phẩm và chất đó trở thành một phần của thực phẩm hay ảnh hưởng đến những đặc tính của thực phẩm đó. Thuật ngữ này không bao gồm "Chất nhiễm bẩn" (Contaminants) hoặc những chất được thêm vào thực phẩm để duy trì hay cải thiện chất dinh dưỡng của thực phẩm.

- "Thời hạn sử dụng tốt nhất":

(Date of minimum durability, best before)

Thời hạn mà trong đó thực phẩm dưới các điều kiện bảo quản xác định vẫn duy trì đầy đủ các đặc trưng chất lượng vốn có và vẫn đảm bảo tính thương mại, sử dụng của thực phẩm.

3. NỘI DUNG GHI NHÃN BẮT BUỘC

Những nội dung sau đây phải được ghi trên nhãn của thực phẩm bao gói sẵn trừ khi có các quy định cụ thể khác trong các TCVN hoặc các quy định của Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng.

3.1. Tên của thực phẩm

3.1.1. Tên gọi của thực phẩm phải thể hiện bản chất xác thực của thực phẩm đó. Tên gọi phải cụ thể, không trừu tượng. Sử dụng tên gọi đã được xác định cho một thực phẩm cụ thể trong Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) hoặc văn bản pháp quy của Nhà nước. Trong trường hợp chưa quy định, sử dụng tên gọi của thực phẩm đã được xác định trong tiêu chuẩn Codex hoặc ISO. Có thể sử dụng tên thông dụng kèm theo một thuật ngữ miêu tả thích hợp để không gây nhầm lẫn hoặc lừa dối người tiêu dùng.

3.1.2. Phải ghi bên cạnh tên gọi của thực phẩm những từ ngữ hoặc nhóm chữ nhằm "xác nhận" về bản chất xác thực và tình trạng vật lý của thực phẩm bao gồm môi trường bao gói, kiểu và điều kiện xử lý thực phẩm (như sấy khô, cô đặc, hoàn nguyên, xông khói, chiếu xạ...). Các chi tiết về ghi nhãn để xác nhận các đặc tính của thực phẩm quy định tại PHỤ LỤC 1.

3.1.3. Đối với phụ gia thực phẩm, tên nhóm, tên gọi và hệ thống mã số quốc tế (International Numbering System-INS) của các chất phụ gia quy định tại PHỤ LỤC 2.

3.2. Liệt kê thành phần

3.2.1. Phải liệt kê các thành phần của thực phẩm trên nhãn trừ khi thực phẩm chỉ có một thành phần.

3.2.1.1. Thuật ngữ "thành phần" phải được ghi rõ với cỡ chữ lớn hơn và nét chữ đậm hơn phần liệt kê các thành phần có trong thực phẩm.

3.2.1.2. Tất cả các thành phần phải được liệt kê theo thứ tự giảm dần tính theo tỷ lệ khối lượng tại thời điểm sản xuất thực phẩm đó.

3.2.1.3. Khi một thành phần "phức hợp" gồm hai hoặc nhiều thành phần phụ thì cần ghi các "thành phần phụ" trong ngoặc đơn, theo thứ tự tỷ lệ khối lượng giảm dần và sát ngay với thành phần "phức hợp" đó. Nếu thành phần "phức hợp" có tên đã xác định mà chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ hơn 25% thực phẩm đó thì những "thành phần phụ" không nhất thiết phải ghi nhãn, trừ khi chúng là phụ gia thực phẩm.

3.2.1.4. Lượng nước thêm vào thực phẩm phải được ghi vào thành phần thực phẩm đó, ngoại trừ các dạng nước tạo nên một phần của thành phần như nước muối, siro hoặc canh thịt trong một thực phẩm hỗn hợp và đã ghi rõ trong bảng liệt kê các thành phần. Không ghi lượng nước thêm vào thực phẩm nhưng đã bị bay hơi trong quá trình chế biến. Đối với thực phẩm đã được rút nước hoặc cô đặc với mục đích chỉ thêm nước để "tái tạo" khi sử dụng, các thành phần có thể được liệt kê theo tỷ lệ khối lượng của sản phẩm được "tái tạo" nhưng cần ghi thêm "thành phần khi tái tạo theo chỉ dẫn ghi trên nhãn".

3.2.2. Phải sử dụng một tên gọi cụ thể đối với từng thành phần khi ghi nhãn theo 3.1 (tên gọi của thực phẩm) ngoài các trường hợp sau đây:

3.2.2.1. Sử dụng các tên nhóm sau đối với các thành phần thuộc các nhóm dưới đây và được hiểu là:

TÊN NHÓM

ĐƯỢC HIỂU LÀ

- "Dầu" cùng với thuật ngữ "thực vật" hoặc "động vật", có thể xác định thêm bằng thuật ngữ "hydro hóa" hoặc "hydro hóa một phần"

(Vegetable oil, animal oil, hydrogenated or partially - hydrogenate vegetable oil)

Dầu tinh luyện, trừ dầu oliu

- "Mỡ" kèm theo thuật ngữ "thực vật" hoặc "động vật"

(Vegetable fat, animal fat)

Mỡ tinh luyện, trừ mỡ lợn và mỡ bò

- "Tinh bột"

(Starch)

Các loại tinh bột, trừ tinh bột biến tính hóa học

- "Cá"

(Fish)

Các loài cá khi chúng là một thành phần của thực phẩm khác và việc ghi nhãn không ám chỉ một loài cá cụ thể nào.

- "Thịt gia cầm"

(Poultry meat)

Các loại thịt gia cầm khi chúng là một thành phần của thực phẩm khác và việc ghi nhãn không chỉ là một loại thịt gia cầm cụ thể nào.

- "Phó mát"

(Cheese)

Các loại pho mát khi pho mát hoặc hỗn hợp pho mát là thành phần của thực phẩm khác và việc ghi nhãn không ám chỉ một loại pho mát đơn chất hoặc hỗn hợp cụ thể nào.

- "Gia vị" hoặc "Hỗn hợp gia vị"

(Spice, spices or mixed spices)

Các gia vị hoặc chất chiết từ gia vị, được dùng riêng hoặc kết hợp không vượt quá 2% khối lượng của thực phẩm.

- "Gia vị thảo mộc" hoặc "Hỗn hợp gia vị thảo mộc"

(Herbs or mixed herbs)

Các gia vị thảo mộc khi dùng riêng hoặc kết hợp không vượt quá 2% khối lượng thực phẩm.

- "Gôm"

(Gum base)

Các chế phẩm của gôm được dùng trong sản xuất kẹo cao su

- "Đường"

(Sugar)

Các loại đường sacaroza

- "Destroza" hoặc "Glucoza"

(Dextrose or glucose)

Đường dextroza khan và đường dextroxa ngậm một phân tử nước.

- "Muối Casein"

(Caseinates)

Các loại muối cazein

- "Bơ Cacao"

(Cocoa butter)

Các loại bơ cacao, nén, ép, hoặc tinh chế

- "Quả tẩm đường"

(Crystallized fruit)

Các loại quả tẩm đường khi chúng không quá 10% khối lượng của thực phẩm đó.

3.2.2.2. Thành phần là các chất phụ gia được ghi trên nhãn theo một trong hai cách sau:

a) Tên nhóm và tên chất phụ gia.

b) Tên nhóm và mã số quốc tế của các chất phụ gia, mã số được đặt trong ngoặc đơn.

Thí dụ: Trong chế biến pho mát, khi dùng các chất tạo nhũ, natri poly phophat và dikali diphophat, có thể ghi nhãn các chất đó trong bảng thành phần của pho mát theo hai cách như sau:

a) Chất tạo nhũ: natri poly phophat và dikali diphophat hoặc

b) Chất tạo nhũ (452 i) và (450 iv)

Để ghi nhãn được ngắn gọn, ưu tiên sử dụng cách ghi thứ hai (sử dụng mã số quốc tế của các chất phụ gia).

3.2.2.3. Có thể ghi chung là "Hương liệu", "Chất tạo màu", "Chất tạo ngọt" đối với những chất phụ gia tạo hương, tạo màu, tạo ngọt tương ứng. Đối với các chất phụ gia trong nhóm "Tinh bột biến tính" có thể ghi tên nhóm "Tinh bột biến tính" thay cho tên cụ thể của các chất phụ gia nằm trong nhóm này.

Sau các từ "Hương liệu" hoặc "Chất tạo màu" cần ghi thêm “tự nhiên”, “nhân tạo” hay “tổng hợp”

Thí dụ:

Chất tạo màu nhân tạo: beta-apo-8’ axit carotenoic metyl hoặc etyl este.

Chất tạo màu nhân tạo (160f)

Đối với "Chất tạo ngọt" (không phải là đường) cần ghi rõ “tổng hợp” hoặc “nhân tạo”.

3.2.2.4. Một chất phụ gia được đưa vào thực phẩm thông qua nguyên liệu hoặc thành phần của chúng (được gọi là “Chất mang các chất phụ gia thực phẩm”) với một khối lượng cần khống chế hoặc một lượng đủ để thực hiện một chức năng công nghệ trong chế biến thực phẩm thì phải ghi vào bảng liệt kê các thành phần, ngược lại, với một lượng nhỏ hơn quy định (để thực hiện một chức năng công nghệ) thì không cần liệt kê trong bảng thành phần.

3.2.2.5. Các chất phụ gia dùng với mục đích chế biến thực phẩm phải ghi nhãn theo quy định tại PHỤ LỤC 3.

3.2.3. Ghi nhãn định lượng các thành phần:

a) Nếu việc ghi nhãn thực phẩm nhằm nhấn mạnh vào sự hiện diện của một hoặc nhiều thành phần đặc trưng có giá trị thì phải ghi tỷ lệ % thành phần theo khối lượng tại thời điểm sản xuất.

b) Nếu việc ghi nhãn thực phẩm nhằm nhấn mạnh đặc biệt hàm lượng thấp của một hoặc nhiều thành phần thì ghi tỷ lệ % thành phần đó theo khối lượng chứa trong thành phẩm.

3.2.4. Ghi nhãn đối với thực phẩm dùng cho chế độ ăn kiêng quy định tại PHỤ LỤC 4.

3.2.5. Ghi nhãn giá trị dinh dưỡng của các thành phần thực phẩm quy định tại PHỤ LỤC 5.

3.3. Hàm lượng tịnh và khối lượng ráo nước:

3.3.1. Hàm lượng tịnh phải được công bố trên nhãn ở nơi dễ thấy theo quy định sau:

a) Đối với thực phẩm sản xuất trong nước: theo đơn vị đo lường hợp pháp của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

b) Đối với thực phẩm xuất nhập khẩu: cho phép đơn vị đo lường quốc tế hoặc đơn vị đo lường Anh - Mỹ.

3.3.2. Hàm lượng tịnh phải được ghi như sau:

a) Theo đơn vị thể tích đối với thực phẩm dạng lỏng

b) Theo đơn vị khối lượng đối với thực phẩm dạng rắn

c) Theo đơn vị khối lượng hoặc thể tích đối với thực phẩm dạng sệt (nhớt)

3.3.3. Đối với thực phẩm được bao gói trong một môi trường chất lỏng, phải ghi khối lượng tịnh và khối lượng ráo nước. Môi trường chất lỏng có thể là nước, dung dịch đường hoặc muối, dấm hoặc nước ép rau, quả (trong rau quả đóng hộp). Các chất trên có thể được dùng riêng hoặc kết hợp.

3.4. Tên và địa chỉ

Phải ghi cả tên và địa chỉ cơ sở sản xuất và cơ sở đóng gói nếu hai cơ sở đó khác nhau.

3.5. Nước xuất xứ

3.5.1. Nước xuất xứ của thực phẩm phải được ghi trên nhãn theo quy định sau:

a) Thực phẩm sản xuất trong nước phải ghi rõ "Sản xuất tại Việt Nam"

b) Thực phẩm nhập khẩu phải ghi rõ tên nước sản xuất.

3.5.2. Thực phẩm tái chế tại một nước thứ hai làm thay đổi bản chất của thực phẩm đó, nước thứ hai được coi là nước xuất xứ để ghi nhãn.

3.6. Ký mã hiệu lô hàng:

Trên kiện hàng phải ghi rõ ký mã hiệu lô hàng để nhận biết về cơ sở sản xuất và lô hàng thực phẩm đó.

3.7. Số đăng ký chất lượng:

Đối với thực phẩm sản xuất để tiêu dùng trong nước nằm trong danh mục sản phẩm phải đăng ký chất lượng tại cơ quan có thẩm quyền, trên nhãn phải ghi số đăng ký chất lượng của sản phẩm. Cách ghi số đăng ký quy định tại điểm 2.5 Quyết định số 55/TĐC-QĐ ngày 02 tháng 03 năm 1994 của Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng quy định về việc đăng ký chất lượng hàng hóa.

3.8. Thời hạn sử dụng và hướng dẫn bảo quản:

3.8.1. Thời hạn sử dụng được ghi như sau:

a) Thời hạn sử dụng tốt nhất

b) Thời hạn phải được ghi rõ bằng cụm từ:

"Sử dụng tốt nhất trước...... [c) và d)]................" (Best before end...........)

c) Ghi thời hạn này phải bao gồm:

- Ngày, tháng và năm đối với các sản phẩm có thời hạn sử dụng tốt nhất không quá ba (03) tháng.

- Tháng và năm đối với các sản phẩm có thời hạn sử dụng tốt nhất trên ba tháng.

d) Ngày, tháng và năm phải được ghi theo dãy số không mã hóa, với 3 nhóm mỗi nhóm gồm hai chữ số cách nhau bằng dấu chấm để thể hiện ngày, tháng và năm.

Thí dụ:

- Với thực phẩm có thời hạn sử dụng dưới 03 tháng, ghi như sau: "Sử dụng tốt nhất trước ngày 30.06.94"

- Với thực phẩm có thời hạn sử dụng trên 03 tháng, ghi như sau: "Sử dụng tốt nhất trước 06.94"

Đối với sản phẩm nhập khẩu ghi nhãn bằng tiếng Anh, có thể ghi tháng bằng chữ.

đ) Phải ghi thời hạn ở nơi dễ thấy hoặc chỉ rõ nơi ghi thời hạn trên bao bì.

3.8.2. Danh mục thực phẩm bao gói sẵn phải ghi thời hạn sử dụng quy định trong PHỤ LỤC 6. Danh mục này được thay đổi theo yêu cầu quản lý chất lượng thực phẩm do Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng công bố.

3.8.3 Phải ghi nhãn các điều kiện bảo quản đặc biệt để duy trì chất lượng thực phẩm nếu hiệu lực về thời hạn sử dụng phụ thuộc vào việc bảo quản.

3.9. Hướng dẫn sử dụng:

Phải ghi hướng dẫn sử dụng đối với các sản phẩm cần hướng dẫn khi sử dụng kể cả cách "Tái tạo" sản phẩm (3.2.1.4) khi dùng để bảo đảm không gây sai sót trong sử dụng.

3.10. Thực phẩm chiếu xạ:

3.10.1. Thực phẩm đã được xử lý bằng các bức xạ ion phải ghi rõ bằng cụm từ "Thực phẩm qua chiếu xạ" ngay cạnh tên của thực phẩm. Khuyến khích việc sử dụng biểu tượng Quốc tế về chiếu xạ thực phẩm (hình vẽ) và được đặt ngay cạnh tên thực phẩm đó, có kích thước phù hợp với kích thước chung của nhãn nhưng có đường kính không nhỏ hơn chiều cao cỡ chữ của tên sản phẩm.

3.10.2. Khi một sản phẩm chiếu xạ được sử dụng như một phần của thực phẩm khác, phải ghi rõ trong bảng liệt kê các thành phần.

3.10.3. Khi sản phẩm chỉ có một thành phần và được chế biến từ một nguyên liệu chiếu xạ, nhãn của sản phẩm đó phải ghi rõ việc xử lý này.

4. NỘI DUNG GHI NHÃN KHUYẾN KHÍCH

4.1. Tất cả các thông tin bổ sung có thể trình bày trên nhãn nhưng không được mâu thuẫn với những yêu cầu bắt buộc của quy định này hoặc những yêu cầu liên quan đến việc xác nhận tại điểm 3.1.2 và Phụ lục 1 hoặc nguyên tắc ghi nhãn quy định tại điểm 1.2 của quy định này.

4.2. Cho phép ghi dấu hiệu phân hạng chất lượng sản phẩm trên nhãn, nhưng dấu hiệu đó phải dễ hiểu và không gây nhầm lẫn cho người sử dụng.

5. TRÌNH BÀY CÁC NỘI DUNG BẮT BUỘC GHI NHÃN

5.1. Yêu cầu chung:

5.1.1. Nhãn phải được in, dán, ghép..... sao cho không bị bong rơi khỏi bao bì

5.1.2. Nhãn phải ở vị trí dễ thấy, rõ ràng không nhoè, không bay màu, không tẩy xoá và dễ đọc đối với người tiêu dùng khi mua sắm hoặc sử dụng trong những điều kiện bình thường.

5.1.3. Khi các đơn vị bao gói được bọc lại thì mặt ngoài của lớp bọc phải mang thông tin cần thiết của nhãn hoặc lớp bọc phải làm bằng vật liệu có thể đọc được các nội dung nhãn bên trong lớp bọc đó.

5.1.4. Tên gọi và hàm lượng tịnh của thực phẩm phải ở nơi dễ thấy trên nhãn

5.2. Ngôn ngữ:

5.2.1. Với thực phẩm sản xuất và tiêu dùng trong nước, nhãn phải được ghi bằng tiếng Việt. Tùy theo trường hợp cụ thể, ngoài tiếng Việt, nhãn có thể được ghi thêm bằng tiếng nước ngoài.

5.2.2. Với thực phẩm nhập khẩu, nhãn phải được ghi bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh. Trong các trường hợp khác, phải sử dụng một nhãn phụ ghi những nội dung bắt buộc quy định tại điểm 3 bằng tiếng Việt.

5.2.3. Trường hợp ghi nhãn lại hoặc dùng một nhãn phụ thì những nội dung bắt buộc quy định tại điểm 3 phải được ghi đầy đủ và chính xác như nhãn gốc./.

 

PHỤ LỤC 1

XÁC NHẬN CÁC ĐẶC TÍNH CỦA THỰC PHẨM

Việc xác nhận các đặc tính của thực phẩm dựa trên hướng dẫn của FAO/WHO (CAC-GL 1-1991)

1. Nguyên tắc:

1.1. Không một thực phẩm nào được công bố các xác nhận không xác thực nhằm lừa dối hoặc có khả năng tạo ra một ấn tượng phóng đại đối với bất kỳ đặc tính nào của thực phẩm.

1.2. Những cơ sở kinh doanh sản xuất thực phẩm phải có khả năng chứng minh các xác nhận đã được công bố trên nhãn.

2. Không công bố các xác nhận sau:

2.1. Những xác nhận nhằm khẳng định rằng thực phẩm đó là nguồn cung cấp toàn bộ các chất dinh dưỡng chủ yếu (trừ trường hợp các sản phẩm đã được xác định đầy đủ trong một Tiêu chuẩn - Việt Nam TCVN - hoặc tiêu chuẩn Codex cụ thể hay do một cơ quan có thẩm quyền thừa nhận sản phẩm đó là nguồn cung cấp thoả đáng toàn bộ những chất dinh dưỡng chủ yếu).

2.2. Những xác nhận ngụ ý rằng một chế độ ăn uống cân đối bằng các thực phẩm thông thường không thể cung cấp thoả đáng toàn bộ các chất dinh dưỡng chủ yếu.

2.3. Những xác nhận không thể xác minh được.

2.4. Những xác nhận về tính thích hợp của một thực phẩm có công dụng ngăn ngừa, làm dịu, điều trị bệnh tật, rối loạn chức năng hoặc điều trị tình trạng sinh lý đặc biệt, trừ trường hợp đó là thực phẩm dành cho chế độ ăn kiêng đã được quy định trong các Tiêu chuẩn Việt Nam hoặc tiêu chuẩn Codex.

2.5. Những xác nhận có thể gây nghi vấn về tính an toàn hoặc gây mối lo ngại cho người tiêu dùng về thực phẩm tương tự khác.

2.6. Những xác nhận vô nghĩa về sự so sánh tương đối và tuyệt đối.

3. Xác nhận có điều kiện:

Những xác nhận sau đây phải chịu sự ràng buộc nhất định trong từng trường hợp cụ thể:

3.1. Xác nhận một thực phẩm có giá trị dinh dưỡng đặc biệt hoặc được gia tăng bằng cách bổ sung thêm các chất dinh dưỡng như Vitamin, các chất khoáng và các axit amin. Nếu việc bổ sung này dựa trên những nguyên tắc chung của Nhà nước về việc bổ sung chất dinh dưỡng chủ yếu vào các thực phẩm, thì việc xác nhận này phải tuân theo các văn bản pháp lý của cơ quan có thẩm quyền.

3.2. Xác nhận một thực phẩm có chất lượng đặc biệt bằng cách làm giảm hoặc loại bỏ một chất dinh dưỡng nào đó đều phải dựa trên việc nghiên cứu về tính dinh dưỡng và phải tuân thủ những quy định pháp lý của cơ quan có thẩm quyền.

3.3. Các thuật ngữ "tự nhiên", "tinh khiết"...., khi được sử dụng đều phải tuân thủ các quy định cụ thể và việc sử dụng những thuật ngữ này cần nhất quán theo những xác nhận bị cấm trong điểm 2 của phụ lục này.

3.4. Xác nhận một thực phẩm mang tính tôn giáo hoặc dùng để hành lễ khi thực phẩm đó phù hợp với những yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền về tôn giáo.

3.5. Có thể xác nhận để làm nổi bật sự không có hoặc không thêm những chất cụ thể vào thực phẩm, miễn là điều đó không gây hiểu lầm cho người tiêu dùng và chất đó phải đảm bảo:

a) Không là đối tượng thoả mãn các yêu cầu đặc biệt quy định trong tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), tiêu chuẩn Codex hoặc các quy định khác của Nhà nước.

b) Chất mà người tiêu dùng thường cho là có trong thực phẩm đó.

c) Là chất mà không được phép thay thế bằng chất khác tạo ra những tính chất tương đương của thực phẩm đó, trừ khi bản chất của chất thay thế đó được công bố rõ ở nơi dễ thấy trên bao bì.

d) Là chất được cho phép có hoặc được thêm vào trong thực phẩm.

3.6. Những xác nhận làm nổi bật sự không có hoặc không thêm một hoặc nhiều chất dinh dưỡng phải được xem như là xác nhận về tính dinh dưỡng và phải tuân thủ sự công bố bắt buộc về chất dinh dưỡng theo quy định trong Phụ lục 5 của Quy định ghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn.

 

PHỤ LỤC 2

NHÓM, TÊN GỌI VÀ MÃ SỐ CỦA CÁC CHẤT PHỤ GIA THỰC PHẨM

Việc phân nhóm, tên gọi và mã số của các chất phụ gia thực phẩm dựa trên Quy định quốc tế áp dụng cho các phụ gia thực phẩm đã được Ủy ban Codex thực phẩm quốc tế thông qua tại kỳ họp thứ 18 (tháng 8/1989) và bổ sung tại kỳ họp thứ 20 (tháng 07 năm 1993) chỉ áp dụng để ghi nhãn thành phần các chất phụ gia có trong thực phẩm hoặc ghi nhãn phụ gia thực phẩm.

1. Bảng phân nhóm, nhóm phụ và chức năng công nghệ của các chất phụ gia thực phẩm

Tên nhóm

Chức năng công nghệ

Tên nhóm phụ

1. Chất điều chỉnh độ chua

(Acidity regulator)

Làm thay đổi hoặc kiểm soát độ axit hoặc độ kiềm của thực phẩm

Axit, kiềm, chất đệm, chất điều chỉnh độ pH.

2. Axit

(Acid)

Làm tăng độ axit và tạo vị chua đối với thực phẩm

Chất điều hòa độ chua

3. Chất chống vón cục

(Anticaking agent)

Làm giảm khả năng kết dính của các phần tử thực phẩm

Chất chống vón cục, chất chống dính, chất làm rời.

4. Chất chống tạo bọt

(Antifoaming agent)

Ngăn cản hoặc làm giảm bọt

Chất chống tạo bọt

5. Chất chống oxy hóa

(Antioxidant)

Kéo dài thời gian sử dụng của thực phẩm chống lại sự hư hỏng do quá trình oxy hóa gây ra như sự ôi chua và biến màu của mỡ

Chất chống oxy, chất kích ứng chống oxy hóa, chất chêlat hóa.

6. Chất độn

(Bulking agent)

Một chất không phải nước hoặc không khí làm cho thực phẩm tăng lên về khối lượng nhưng không tạo thêm giá trị năng lượng có sẵn của thực phẩm.

Chất độn, chất làm đầy.

7. Chất tạo màu

(Colour)

Bổ sung hoặc khôi phục màu của một thực phẩm.

Chất tạo màu

8. Chất giữ màu

(Colour retention agent)

Làm ổn định, duy trì hoặc làm tăng màu sắc của một thực phẩm

Chất cố định màu, chất ổn định màu.

9. Chất tạo nhũ

(Emulsifier)

Tạo thành hoặc duy trì một hỗn hợp đồng nhất của hai hoặc nhiều pha không trộn lẫn được trong một thực phẩm (như dầu và nước)

Chất tạo nhũ, chất tạo đàn hồi, chất phân tán, chất hoạt động bề mặt, chất giảm sức căng bề mặt, chất làm ẩm.

10. Muối tạo nhũ

(Emulsifying salt)

Sắp đặt lại các protein của phomat khi sản xuất phomat để tránh sự phân lớp chất béo

Chất chêlat hóa

11. Chất làm cứng

(Firming agent)

Tạo hoặc giữ các mô của rau quả luôn cứng và dòn hoặc tác động với chất tạo keo để sinh ra hay củng cố một thể keo

Chất làm cứng

12. Chất xử lý bột

(Flour treatment agent)

Chất được pha vào bột để cải thiện chất lượng làm bánh hoặc màu sắc của bột

Chất tẩy trắng, chất xử lý bột nhào

13. Chất tăng hương vị

(Flavour enhancer)

Làm tăng hoặc khơi dậy hương vị có trong thực phẩm

Chất tăng hương vị, chất điều hương vị, chất thanh vị

14. Chất tạo bọt

(Foaming agent)

Tạo khả năng hình thành hoặc giữ một sự phân tán đồng nhất của một pha khí trong một thực phẩm ở dạng lỏng hoặc dạng đặc

Chất thông khí

15. Chất làm ẩm

(Humectant)

Bảo vệ thực phẩm khỏi bị khô do làm giảm tác dụng của môi trường khí quyển có độ ẩm thấp

Chất giữ nước/ẩm, chất làm ẩm

16. Chất tạo keo

(Gelling agent)

Tạo ra một kết cấu tốt cho thực phẩm thông qua sự hình thành một thể keo (gel)

Chất tạo keo

17. Chất làm bóng

(Glazing agent)

Một chất khi tiếp xúc với mặt ngoài của một thực phẩm sẽ làm bóng bề ngoài hoặc tạo ra một lớp bảo vệ cho thực phẩm đó

Chất phủ (bọc), chất làm bóng

18. Chất bảo quản

(Preservative)

Kéo dài thời gian sử dụng của một thực phẩm bằng cách chống lại sự hư hỏng do vi sinh vật gây ra

Chất chống khuẩn, chất chống nấm, chất kiểm soát vi sinh vật, chất khử trùng

19. Chất khí đẩy

(Propellant)

Một chất khí khác không khí đẩy một thực phẩm khỏi bao bì chứa thực phẩm đó

Chất khí thoát

20. Chất tạo xốp (bột nở)

(Raising agent)

Một chất hoặc hỗn hợp các chất sinh khí và làm tăng thể tích của bột nhào

Chất gây men, chất tạo xốp, bột nở.

21. Chất ổn định

(Stabilizer)

Tạo khả năng duy trì một sự phân tán đồng nhất của hai hoặc nhiều chất không trộn lẫn được trong thực phẩm

Chất kết dính, chất làm cứng, chất giữ nước/ẩm, chất ổn định

22. Chất tạo ngọt

(Sweetener)

Chất không phải là đường tạo vị ngọt cho thực phẩm

Chất làm ngọt, chất tạo ngọt nhân tạo, chất tạo ngọt có tính dinh dưỡng

23. Chất làm đặc

(Thickener)

Làm tăng độ nhớt của thực phẩm

Chất làm đặc, chất ổn định cấu trúc, chất tạo hình khối.

2. Hệ thống mã số Quốc tế đối với phụ gia thực phẩm:

Mã số

Tên gọi phụ gia thực phẩm

Chức năng công nghệ

100

CUCUMIN

(CURCUMINS)

(i) Cucumin

(Curcumin)

(ii) Tumeric

(Turmeric)

Tạo màu

101

RIBOFLAVIN

(RIBOFLAVINS)

(i) Riboflavin

(Riboflavin)

(ii) Natri Riboflavin 5’ phophat

(Riboflavin 5’ - phosphate sodium)

Tạo màu

140

CLOROPHYL

(CHLOROPHYLL)

Tạo màu

141

ĐỒNG CLOROPHYL

(COPPER CHLOROPHYLLS)

(i) Phức đồng clorophyl

(Chlorophyll copper complex)

(ii) Phức đồng clorophyl, các muối natri và kali.

(Chlorophyllin copper complex,
sodium and potassium salts)

Tạo màu

142

XANH LỤC S

(GREEN S)

Tạo màu

143

XANH LỤC BỀN VỮNG FCF

(FAST GREEN FCF)

Tạo màu

150a

CARAMEN I - Thuần

CARAMEL I - Plain)

Tạo màu

150b

CARAMEL II - Công nghệ sunphit Kiềm

(Caramel II - Caustic sulphite process)

Tạo màu

150c

CARAMEL III - Công nghệ amoniac

(CARAMEL III - Amonia process)

Tạo màu

150d

CARAMEL IV - Công nghệ amoni - sunphit

(CARAMEL IV - Amonia-suphite process)

Tạo màu

151

ĐEN BRILIAN PN

(BRILLIANT BLACK PN)

Tạo màu

152

ĐEN CACBON (hydrocacbon)

(CACBON BLACK - hydrocarbon)

Tạo màu

153

CACBON THỰC VẬT

(VEGETABLE CARBON)

Tạo màu

154

NÂU FK

(BROWN FK)

Tạo màu

155

NÂU HT

(BROWN HT)

Tạo màu

160a

CAROTEN

(CAROTENES)

(i) Bêta-caroten - tổng hợp

(Beta-carotene-synthetic)

(ii) Chất chiết tự nhiên

(Natural extracts)

Tạo màu

160b

CHẤT CHIẾT ANATO

(ANNATTO EXTRACTS)

Tạo màu

160c

PAPRIKA OLEOREXIN

(PAPRIKA OLEORESINS)

Tạo màu

160d

LYCOPEN

(LYCOPENE)

Tạo màu

160e

BETA-APO-CAROTENNOIC

(BETA-APO-CAROTENAL)

Tạo màu

160f

BETA-APO-8’-AXIT CAROTENOIC

METYL hoặc ETYL ESTE

(BETA-APO-8’-CAROTENOIC ACID,

METHYL OR ETHYL ESTER)

Tạo màu

161a

FLAVOXATIN

(FLAVOXATHIN)

Tạo màu

161b

LUTEIN

(LUTEIN)

Tạo màu

161c

KRYPTOXANTIN

(KRYPTOXATHIN)

Tạo màu

161d

RUBIXANTIN

(RUBIXANTHIN)

Tạo màu

161e

VIOLOXANTIN

(VIOLOXATHIN)

Tạo màu

161f

RODOXANTIN

(RHODOXATHIN)

Tạo màu

161g

CANTAXANTIN

(CANTHAXATHIN)

Tạo màu

162

ĐỎ CỦ CẢI

(BEET RED)

Tạo màu

163

ANTOXYANIN

(ANTHOCYANINS)

(i) Antoxyanin

(Anthocyanins)

(ii) Chất chiết Grap Skin

(Grape skin extract)

(iii) Chất chiết Blackurant

(Blackcurrant extract)

Tạo màu

164

SAFRON

(SAFFRON)

Tạo màu

166

“SANDALWOOD”

Tạo màu

170

CANXI CACBONAT

(CALCIUM CARBONATES)

(i) Canxi cacbonat

(Calcium carbonate)

(ii) Canxi hydro cacbonat

(Calcium hydrogen carbonate)

Tạo màu bề mặt, chống vón cục, ổn định

171

TITAN DIOXIT

(TITANIUM DIOXIDE)

Tạo màu

172

SẮT OXIT

(IRON OXIDE)

(i) Sắt oxit, đen

(Iron oxide, black)

(ii) Sắt oxit, đỏ

(Iron oxide, red)

(iii) Sắt oxit, vàng

(Iron oxide, yellow)

Tạo màu

173

NHÔM

(ALUMINIUM)

Tạo màu

174

BẠC

(SILVER)

Tạo màu

175

VÀNG

(GOLD)

Tạo màu

180

LITOL RUBIN BK

(LITHOL RUBINE BK)

Tạo màu

181

TANIN hạng thực phẩm

(TANNINS, FOOD GRADE)

Màu, tạo nhũ, ổn định, làm đông đặc

182

OCSIL

(ORCHIL)

Tạo màu

200

AXIT SOCBIC

(SORBIC ACID)

Bảo quản

201

NATRI SOCBAT

(SODIUM SORBATE)

Bảo quản

202

KALI SOCBAT

(POTASSIUM SORBATE)

Bảo quản

203

CANXI SOCBAT

(CALCIUM SORBATE)

Bảo quản

209

HEPTYL p-HYDROXYBENZOAT

(HEPTYL p-HYDROXYBENZOATE)

Bảo quản

210

AXIT BENZOIC

(BENZOIC ACID)

Bảo quản

211

NATRI BENZOAT

(SODIUM BENZOATE)

Bảo quản

212

KALI BENZOAT

(POTASSIUM BENZOATE)

Bảo quản

213

CANXI BENZOAT

(CALCIUM BENZOATE)

Bảo quản

214

ETYL-p-HYDROXYBENZOAT

(ETHYL p-HYDROXYBENZOATE)

Bảo quản

215

NATRI ETYL p-HYDROXYBENZOAT

(SODIUM ETHYL p-HYDROXYBENZOATE)

Bảo quản

216

PROPYL p-HYDROXYBENZOAT

(PROPYL p-HYDROXYBENZOATE)

Bảo quản

217

NATRI PROPYL p-HYDROZYBENZOAT

(SODIUM PROPYL p-HYDORXYBENZOATE)

Bảo quản

218

METYL p-HYDROXYBENZOAT

(METHYL p-HYDROXYBENZOATE)

Bảo quản

219

NATRI METYL p-HYDROXYBENZOAT

(SODIUM METHYL p-HYDORXYBENZOATE)

Bảo quản

220

SUNPHUA DIOXIT

(SULPHUR DIOXIDE)

Bảo quản, chống oxy hóa

221

NATRI SUNPHIT

(SODIUM SULPHITE)

Bảo quản, chống oxy hóa

222

NATRI HYDRO SUNPHIT

(SODIUM HYDROGEN SULPHITE)

Bảo quản, chống oxy hóa

223

NATRI METABISUNPHIT

(SODIUM METABISULPHITE)

Bảo quản, tẩy trắng, chống oxy hóa

224

KALI METABISUNPHIT

(POTASSIUM METABISULPHITE)

Bảo quản, chống oxy hóa

225

KALI SUNPHIT

(POTASSIUM SULPHITE)

Bảo quản, chống oxy hóa

226

CANXI SUNPHIT

(CALCIUM SULPHITE)

Bảo quản, chống oxy hóa

227

CANXI HYDRO SUNPHIT

(CALCIUM HYDROGEN SULPHITE)

Bảo quản, chống oxy hóa

228

KALI BISUNPHIT

(POTASSIUM BISULPHITE)

Bảo quản, chống oxy hóa

230

DIPHENYL

(DIPHENYL)

Bảo quản

231

OCTO-PHENYNPHENOL

(ORTHO-PHENYLPHENOL)

Bảo quản

232

NATRI O-PHENYNPHENOL

(SODIUM O-PHENYLPHENOL)

Bảo quản

233

TIABENDAZOL

(THIABENDAZOLE)

Bảo quản

234

NISIN

(NISIN)

Bảo quản

235

PIMARIXIN hoặc NATAMYXIN

(PIMARICIN or NATAMYCIN)

Bảo quản

236

AXIT FOCMIC

(FORMIC ACID)

Bảo quản

237

NATRI FOCMAT

(SODIUM FORMATE)

Bảo quản

238

CANXI FOCMAT

(CALCIUM FORMATE)

Bảo quản

239

HEXAMETYLEN TETRAMIN

(HEXAMETHYLENE TETRAMINE)

Bảo quản

240

FOCMANDEHYT

(FORMADEHYDE)

Bảo quản

241

GÔM GUAICUM

(GUM GUAICUM)

Bảo quản

242

DIMETYL DICABONAT

(DIMETHYL DICARBONATE)

Bảo quản

249

KALI NITRIT

(POTASSIUM NITRITE)

Bảo quản, giữ màu

250

NATRI NITRIT

(SODIUM NITRITE)

Bảo quản, giữ màu

251

NATRI NITRAT

(SODIUM NITRATE)

Bảo quản, giữ màu

252

KALI NITRAT

(POTASSIUM NITRATE)

Bảo quản, giữ màu

260

AXIT AXETIC BĂNG

(ACETIC ACID GLACIAL)

Bảo quản, điều chỉnh độ chua

261

KALI AXETAT

(POTASSIUM ACETATES)

(i) Kali axetat

(Potassium acetate)

(ii) Kali diaxetat

(Potassium diacetate)

Bảo quản, điều chỉnh độ chua

262

NATRI AXETAT

(SODIUM ACETATES)

(i) Natri axetat

(Sodium acetate)

(ii) Natri diaxetat

(Sodium diacetate)

Bảo quản, điều chỉnh độ chua chêlat hóa

263

CANXI AXETAT

(CALCIUM ACETATE)

Bảo quản, ổn định, điều chỉnh độ chua

 

264

AMONI AXETAT

(AMONIUM ACETATE)

Điều chỉnh độ chua

265

AXIT DEHYDROAXETIC

(DEHYDROACETIC ACID)

Bảo quản

266

NATRI DEHYDROAXETAT

(SODIUM DEHYDROACETATE)

Bảo quản

270

AXIT LACTIC (L-D, và DL-)

[LACTIC ACID (L-, D- and DL-)]

Điều chỉnh độ chua

280

AXIT PROPIONIC

(PROPIONIC ACID)

Bảo quản

281

NATRI PROPIONAT

(SODIUM PROPIONATE)

Bảo quản

282

CANXI PROPIONAT

(CALCIUM PROPIONATE)

Bảo quản

283

KALI PROPIONAT

(POTASSIUM PROPIONATE)

Bảo quản

290

CACBON DIOXIT

(CARBON DIOXIDE)

Tạo khí cacbonic, khí dùng bao gói

296

AXIT MALIC (DL-)

[MALIC ACID (DL-)]

Điều chỉnh độ chua

297

AXIT FUMARIC

(FUMARIC ACID)

Điều chỉnh độ chua

300

AXIT ASCOCBIC (L-)

[ASCORBIC ACID (L-)]

Chống oxy hóa

301

NATRI ASCOCBAT

(SODIUM ASCORBATE)

Chống oxy hóa

302

CANXI ASCOCBAT

(CALCIUM ASCORBATE)

Chống oxy hóa

303

KALI ASCOCBAT

(POTASSIUM ASCORBATE)

Chống oxy hóa

304

ASCOCBYL PALMITAT

(ASCORBYL PALMITATE)

Chống oxy hóa

305

ASCOCBYL STEARAT

(ASCORBYL STEARATE)

Chống oxy hóa

306

CHẤT CÔ ĐẶC HỖN HỢP TOCOPHEROL

(MIXED TOCOPHEROLS CONCENTRATE)

Chống oxy hóa

307

ANPHA-TOCOPHEROL

(ALPHA-TOCOPHEROL)

Chống oxy hóa

308

GAMA-TOCOPHEROL TỔNG HỢP

(SYNTHETIC GAMMA-TOCOPHEROL)

Chống oxy hóa

309

DENTA-TOCOPHEROL TỔNG HỢP

(SYNTHETIC DELTA-TOCOPHEROL)

Chống oxy hóa

310

PROPYL GALAT

(PROPYL GALLATE)

Chống oxy hóa

311

OCTYL GALAT

(OCTYL GALLATE)

Chống oxy hóa

312

DODECYL GALAT

(DODECYL GALLATE)

Chống oxy hóa

313

ETYL GALAT

(ETHYL GALLATE)

Chống oxy hóa

314

NHỰA GUAIAC

(GUAIAC RESIN)

Chống oxy hóa

315

AXIT ISOASCOCBIC (AXIT ERYTOCBIC)

(ISOASCORBIC ACID (ERYTHORBIC ACID)

Chống oxy hóa

316

NATRI ISOASCOCBAT

(SODIUM ISOASCORBATE)

Chống oxy hóa

317

KALI ISOASCOCBAT

(POTASIUM ISOASCORBATE)

Chống oxy hóa

318

CANXI ISOASCOCBAT

(CALCIUM ISOASCORBATE)

Chống oxy hóa

319

TECTIARY BUTYLHYDROKINON

(TERTIARY BUTYLHYDROQUINONE)

Chống oxy hóa

320

BUTYL HYDROXYANISOL

(BUTYLATED HYDROXYANISOLE)

Chống oxy hóa

321

BUTYL HYDROXYTOLUEN

(BUTYLATED HYDROXYTOLUENE)

Chống oxy hóa

322

LEXITIN

(LECITHINS)

Chống oxy hóa, tạo nhũ

323

ANOXOM

(ANOXOMER)

Chống oxy hóa, tạo nhũ

324

ETOXYKIN

(ETHOXY QUIN)

Chống oxy hóa, tạo nhũ

325

NATRI LACTAT

(SODIUM LACTATE)

Kích ứng chống oxy hóa, làm ẩm chất độn

326

KALI LACTAT

(POTASSIUM LACTATE)

Kích ứng chống oxy hóa, điều chỉnh độ chua

327

CANXI LACTAT

(CALCIUM LACTATE)

Điều chỉnh độ chua, xử lý bột

328

AMONI LACTAT

(AMONIUM LACTATE)

Điều chỉnh độ chua, xử lý bột

329

MAGIÊ LACTAT (DL-)

[MAGNESIUM LACTATE (DL-)]

Điều chỉnh độ chua, xử lý bột

330

AXIT XITRIC

(CITRIC ACID)

Điều chỉnh độ chua, chêlat hóa, chống oxy hóa

331

NATRI XITRAT

(SODIUM CITRATES)

(i) Natri dihydro xitrat

(Sodium dihydrogen citrate)

(ii) Dinatri monohydro xitrat

(Disodium monohydrogen citrate)

(iii) Trinatri xitrat

(Trisodium citrate)

Điều chỉnh độ chua, chêlat hóa, ổn định

332

KALI XITRAT

(POTASSIUM CITRATES)

(i) Kali dihydro xitrat

(Potassium dihydrogen citrate)

(ii) Trikali xitrat

(Tripotassium citrate)

Điều chỉnh độ chua, chêlat hóa, ổn định

333

CANXI XITRAT

(CALCIUM CITRATES)

Điều chỉnh độ chua, làm cứng, chêlat hóa

334

AXIT TACTRIC [ L (+)]

[TARTARIC ACID (L(+))]

Điều chỉnh độ chua, chêlat hóa, kích ứng chống oxy hóa

335

NATRI TACTRAT

(SODIUM TARTRATES)

(i) Mononatri tactrat

(Monosodium tartrate)

(ii) Dinatri tactrat

(Disodium tartrate)

Ổn định, chêlat hóa

336

KALI TACTRAT

(POTASSIUM TARTRATES)

(i) Monokali tactrat

(Monopotassium tactrate)

(ii) Dikali tactrat

(Dipotassium tartrate)

Ổn định, chêlat hóa

337

KALI NATRI TACTRAT

(POTASSIUM SODIUM TARTRATE)

Ổn định, chêlat hóa

338

AXIT OCTOPHOTPHORIC

(ORTHOPHOSPHORIC ACID)

Điều chỉnh độ chua, kích ứng chống oxy hóa

339

NATRI PHOPHAT

(SODIUM PHOSPHATES)

(i) Mononatri octophophat

(Monosodium orthophosphate)

(ii) Dinatri octophophat

(Disodium orthophosphate)

(iii) Trinatri octophophat

(Trisodium orthophosphate)

Điều chỉnh độ chua, chêlat hóa, ổn định, tạo nhũ, làm cứng, cải thiện cấu trúc, làm trương nở, chống vón cục, giữ nước

340

KALI PHOTPHAT

(POTASSIUM PHOSPHATES)

(i) Monokali octophotphat

(Monopotassium orthophostphate)

(ii) Dikali octophotphat

(Dipotassium orthophostphate)

(iii) Trikali octophotphat

(Tripotassium orthophostphate)

Điều chỉnh độ chua, chêlat hóa, ổn định, nhũ hóa, giữ nước

341

CANXI PHOTPHAT

(CALCIUM PHOSPHATES)

(i) Monocanxi octophotphat

(Monocalcium orthophostphate)

(ii) Dicanxi octophotphat

(Dicalcium orthophostphate)

(iii) Tricanxi octophotphat

(Tricalcium orthophostphate)

Điều chỉnh độ chua, xử lý bột, làm cứng, cải thiện cấu trúc, làm trương nở, chống vón cục, giữ nước

342

AMONI PHOTPHAT

(AMMONIUM PHOSPHATES)

(i) Monoammoni octophotphat

(Monoammonium orthophostphate)

(ii) Diamoni octophotphat

(Diammonium orthophostphate)

Điều chỉnh độ chua, xử lý bột

343

MAGIÊ PHOTPHAT

(MAGNESIUM PHOSPHATES)

(i) Monomagiê octophotphat

(Monomagnesium orthophostphate)

(ii) Dimagiê octophotphat

(Dimagnesium orthophostphate)

(iii) Trimagiê octophotphat

(Trimagnesium orthophostphate)

Điều chỉnh độ chua, chống vón cục

344

LEXITIN XITRAT

(LECITHIN CITRATE)

Bảo quản

345

MAGIÊ XITRAT

(MAGNESIUM CITRATE)

Điều chỉnh độ chua

349

AMONI MALAT

(AMMONIUM MALATE)

Điều chỉnh độ chua

350

NATRI MALAT

(SODIUM MALATES)

(i) Natri hydro malat

(Sodium hydrogen malate)

(ii) Natri malat

(Sodium malate)

Điều chỉnh độ chua, làm ẩm

351

KALI MALAT

(POTASSIUM MALATES)

(i) Kali hydro malat

(Potassium hydrogen malate)

(ii) Kali malat

(Potassium malate)

Điều chỉnh độ chua

352

CANXI MALAT

(CALCIUM MALATES)

(i) Canxi hydro malat

(Calcium hydrogen malate)

(ii) Canxi malat

(Calcium malate)

Điều chỉnh độ chua

353

AXIT METATACTARIC

(METATARTARIC ACID)

Điều chỉnh độ chua

354

CANXI TACTRAT

(CALCIUM TARTRATE)

Điều chỉnh độ chua

355

AXIT ADIPIC

(ADIPIC ACID)

Điều chỉnh độ chua

356

NATRI ADIPAT

(SODIUM ADIPATES)

Điều chỉnh độ chua

357

KALI ADIPAT

(POTASIUM ADIPATES)

Điều chỉnh độ chua

359

AMONI ADIPAT

(AMMONIUM ADIPATES)

Điều chỉnh độ chua

363

AXIT SUXINIC

(SUCCINIC ACID)

Điều chỉnh độ chua

365

NATRI FUMARAT

(SODIUM FUMARATES)

Điều chỉnh độ chua

366

KALI FUMARAT

(POTASSIUM FUMARATES)

Điều chỉnh độ chua

367

CANXI FUMARAT

(CALCIUM FUMARATES)

Điều chỉnh độ chua

368

AMONI FUMARAT

(AMMONIUM FURMARATES)

Điều chỉnh độ chua

370

1, 4 - HEPTONOLACTON

(1,4 - HEPTONOLACTONE)

Điều chỉnh độ chua, chêlat hóa

375

AXIT NICOTINIC

(NICOTINIC ACID)

Giữ màu

380

AMONI XITRAT

(AMMONIUM CITRATES)

Điều chỉnh độ chua

381

SẮT AMONI XITRAT

(FERRIC AMMONIUM CITRATE)

Chống vón cục

383

CANXI GLYXEROPHOPHAT

(CALCIUM GLYCEROPHOSPHATE)

Làm đặc, tạo keo,
ổn định

384

ISOPROPYL XITRAT

(ISOPROPYL CITRATES)

Chống oxy hóa, bảo quản, chêlat hóa

385

CANXI DINATRI ETYLEN DIAMIN-TETRA-AXETAT

(CALCIUM DISODIUM ETHYLENE-DIAMINE - TETRA - ACETATE)

Chống oxy hóa, bảo quản, chêlat hóa

386

DINATRI ETYLEN-DIAMIN-TETRA-AXETAT

(DISODIUM ETHYLENE-DIAMINE-TETRA-ACETATE)

Chống oxy hóa, bảo quản, chêlat hóa

387

OXYSTEARIN

(OXYSTEARIN)

Chống oxy hóa, bảo quản, chêlat hóa

388

AXIT TIODIPROPIONIC

(THIODIPROPIONIC ACID)

Chống oxy hóa

389

DILAURYL THIODIPROPIONAT

(DILAURYL TIODIPROPIONATE)

Chống oxy hóa

390

DISTEARYL TIODIPROPIONAT

(DISTEARYL THIODIPROPIONATE)

Chống oxy hóa

391

AXIT PHYTIC

(PHYTIC ACID)

Chống oxy hóa

399

CANXI LACTOBIONAT

(CALCIUM LACTOBIONATE)

ổn định

400

AXIT ANGINIC

(ALGINIC ACID)

Làm đông đặc,
 ổn định

401

NATRI ANGINAT

(SODIUM ALGINATE)

Làm đông đặc,
 ổn định, tạo keo

402

KALI ANGINAT

(POTASSIUM ALGINATE)

Làm đông đặc,
 ổn định

403

AMONI ANGINAT

(AMMONIUM ALGINATE)

Làm đông đặc,
 ổn định

404

CANXI ANGINAT

(CALCIUM ALGINATE)

Làm đông đặc, ổn định, tạo keo, chống tạo bọt

405

PROPYLEN GLYCOL ANGINAT

(PROPYLENE GLYCOL ALGINATE)

Làm đông đặc, tạo nhũ

406

AGA

(AGAR)

Làm đông đặc, tạo keo, ổn định

407

CARAGENAN VÀ CÁC MUỐI NATRI, KALI, NH4 (kể cả FUCXELARIN)

[CARRAGENNAN AND ITS NA, K, NH4, SALTS (INCLUDES FURCELLARAN)]

Làm đông đặc, tạo keo, ổn định

408

MEN LÀM BÁNH GLYCAN

(BAKERS YEAST GLYCAN)

Làm đông đặc, tạo keo, ổn định

409

ARABINOGALACTAN

(ARABINOGALACTAN)

Làm đông đặc, tạo keo, ổn định

410

GÔM ĐẬU CAROB

(CAROB BEAN GUM)

Làm đông đặc, ổn định

411

GÔM YẾN MẠCH

(OAT GUM)

Làm đông đặc,
ổn định

412

GÔM GUAC

(GUAR GUM)

Làm đông đặc,
ổn định

413

GÔM TRAGACANT

(TRAGACANTH GUM)

Làm đông đặc,
ổn định, tạo nhũ

414

GÔM ARABIC (GÔM AKAXIA)

[GUM ARABIC (ACACIA GUM)]

Làm đông đặc,
ổn định

415

GÔM XANTAN

(XANTHAN GUM)

Làm đông đặc,
ổn định

416

GÔM KARAYA

(KARAYA GUM)

Làm đông đặc,
ổn định

417

GÔM TARA

(TARA GUM)

Làm đông đặc,
ổn định

418

GÔM GELAN

(GELLAN GUM)

Làm đông đặc,
ổn định, tạo keo

419

GÔM GATI

(GUM GHATTI)

Làm đông đặc,
ổn định, tạo nhũ

420

SOCBITOL SIRÔ SOCBITOL

(SORBITOL AND SORBITOL SYRUP)

Tạo ngọt, làm ẩm, chêlat hóa, cải thiện cấu trúc, tạo nhũ

421

MANITOL

(MANNITOL)

Tạo ngọt, chống vón

422

GLYXEROL

(GLYCEROL)

Làm ẩm, tạo khối

429

PEPTON

(PEPTONES)

Tạo nhũ

430

POLYOXYETYLEN (8) STEARAT

[POLYOXYETHYLENE (8) STEARATE]

Tạo nhũ

431

POLYOXYETYLEN (40) STEARAT

[POLYOXYETHYLENE (40) STEARATE]

Tạo nhũ

432

POLYOXYETYLEN (20) SOCBITAN MONOLAURAT

[POLYOXYETHYLENE (20) SORBITAN MONOLAURATE]

Tạo nhũ, khuyếch tán

433

POLYOXYETYLEN (20) SOCBITAN MONOOLEAT

[POLYOXYETHYLENE (20) SORBITAN MONOOLEATE]

Tạo nhũ, khuyếch tán

434

POLYOXYETYLEN (20) SOCBITAN MONOPANMITAT

[POLYOXYETHYLENE (20) SORBITAN MONOPALMITATE]

Tạo nhũ, khuyếch tán

435

POLYOXYETYLEN (20) SORBITAN MONOSTEARAT

[POLYOXYETHYLENE (20) SORBITAN MONOSTEARATE]

Tạo nhũ, khuyếch tán

436

POLYOXYETYL (20) SOCBITAN TRISTEARAT

[POLYOXYETHYLENE (20) SORBITAN TRISTEARATE]

Tạo nhũ, khuyếch tán

440

PECTIN

(PECTINS)

Làm đặc, ổn định, tạo keo

441

DẦU HẠT CẢI ĐÃ HYDRO HÓA VÀ GLYXERIN HÓA

(SUPERGLYCERINATED HYDROGENATED RAPESEED OIL)

Tạo nhũ

442

MUỐI AMONI CỦA AXIT PHOTPHATIDIC

(AMMONIUM SALTS OF PHOSPHATIDIC ACID)

Tạo nhũ

443

DẦU THỰC VẬT ĐÃ BRÔM HÓA

(BROMINATED VEGETABLE OIL)

Tạo nhũ, ổn định

444

SACARO AXETAT ISOBUTYRAT

(SUCROSE ACETATE ISIBUTYRATE)

Tạo nhũ, ổn định

445

ESTE GLYXEROL CỦA NHỰA CÂY

(GLYCEROL ESTERS OF WOOD ROSIN)

Tạo nhũ, ổn định

446

SUXI STEARIN

(SUCCISTEARIN)

Tạo nhũ

450

MUỐI DIPHOTPHAT

(DIPHOSPHATES)

(i) Dinatri diphotphat

(Disodium diphosphate)

(ii) Trinatri diphotphat

(Trisodium diphosphate)

(iii) Tetranatri diphotphat

(Tetrasodium diphosphate)

(iv) Dikali diphotphat

(Dipotassium diphosphate)

(v) Tetrakali diphotphat

(Tetrapotassium diphosphate)

(vi) Dicanxi diphotphat

(Dicalcium diphosphate)

(vii) Canxi dihydro diphotphat

(Calcium dihydrogen diphosphate)

(viii) Dimagiê diphotphat

(Dimagnesium diphosphate)

Tạo nhũ, ổn định, điều chỉnh độ chua, làm trương nở, chêlat hóa, giữ nước

451

MUỐI TRIPHOTPHAT

(TRIPHOSPHATES)

(i) Pentanatri triphotphat

(Pentasodium triphosphate)

(ii) Pentakali triphotphat

(Pentapotassium triphosphate)

Chêlat hóa, điều chỉnh độ chua, cải thiện cấu trúc

452

MUỐI POLYPHOTPHAT

(POLYPHOSPHATES)

(i) Natri polyphotphat

(Sodium polyphosphate)

(ii) Kali polyphotphat

(Potassium polyphosphate)

(iii) Natri canxi polyphotphat

(Sodium calcium polyphosphate)

(iv) Canxi polyphotphat

(Calcium polyphosphates)

(v) Amoni polyphotphat

(Ammonium polyphosphates)

Tạo nhũ, ổn định, chêlat hóa, cải thiện cấu trúc, giữ nước

459

BÊTA-XYCLODESTRIN (*)

(BETA-CYCLODEXTRIN)

ổn định, kết dính

460

XENLULO

(CELLULOSE)

(i) Xenlulo vị tinh thể

(Microcrystalline cellulose)

(ii) Bột Xenlulo

(Powdered cellulose)

Tạo nhũ, chống vón cục, cải thiện cấu trúc, khuyếch tán.

461

METYL XENLULO

(METHYL CELLULOSE)

Làm đặc tạo nhũ, ổn định

462

ETYL XENLULO

(ETHYL CELLULOSE)

Kết dính, độn

463

HYDROXYPROPYL XENLULO

(HYDROXYPROPYL CELLULOSE)

Làm đặc, ổn định, tạo nhũ

464

HYDROXYPROPYL METYL XENLULO

(HYDROXYPROPYL METHYL CELLULOSE)

Làm đặc, ổn định, tạo nhũ

465

METYL ETYL XENLULO

(METHYL ETHYL CELLULOSE)

Làm đặc, tạo nhũ, ổn định, tạo bọt

466

NATRI CACBONXYMETYL XENLULO

(SODIUM CARBOXYMETHYL CELLULOSE)

Làm đặc, ổn định

467

ETYL HYDROXY ETYL XENLULO

(ETHYL HYDROXYETHYL CELLULOSE)

Tạo nhũ, ổn định, làm đặc

468

CROTCARAMENLOT (*)

(CROSCARAMELLOSE)

ổn định, kết dính

470

CÁC MUỐI AXIT BÉO (Al, Ca, Na, Mg, K và NH4)

[SALTS OF FATTY ACIDS (with base Al, Ca, Na, Mg, K and NH4)]

Tạo nhũ, ổn định, chống vón cục

471

MONO- VÀ DI-GLYXERIT của các AXIT BÉO

MONO-AND DI-GLYCERIDES OF FATTY ACIDS)

Tạo nhũ, ổn định

472a

Các ESTE AXIT AXETIC và AXIT BÉO của GLYXEROL

(ACETIC AND FATTY ACID ESTERS OF GLYCEROL)

Nhũ hóa, ổn định, chêlat hóa

472b

Các ESTE AXIT LACTIC và AXIT BÉO của GLYXEROL

(LACTIC AND FATTY ACID ESTERS OF GLYCEROL)

Tạo nhũ, ổn định, chêlat hóa

472c

Các ESTE AXIT XITRIC và AXIT BÉO của GLYXEROL

(CITRIC AND FATTY ACID ESTERS OF GLYCEROL)

Tạo nhũ, ổn định, chêlat hóa

472d

Các ESTE AXIT TACTRIC của MONO và DIGLYXERIT của các AXIT BÉO

(TARTARIC ACID ESTERS OF MONO AND DI-GLYCERIDES OF FATTY ACIDS)

Tạo nhũ, ổn định, chêlat hóa

472e

Các ESTE AXIT DIAXETYLTACTARIC và AXIT BÉO của GLYXEROL

(DIACETYLTARTARIC AND FATTY ACID ESTERS OF GLYCEROL)

Tạo nhũ, ổn định, chêlat hóa

472f

Các ESTE hỗn hợp AXIT TACTARIC, AXIT AXETIC và AXIT BÉO của GLYXEROL

(MIXED TARTARIC, ACETIC AND FATTY ACID ESTERS OF GLYCEROL)

Tạo nhũ, ổn định, chêlat hóa

472g

Các MONOGLYXERIT đã SUCINYL hóa

(SUCCINYLATED MONOGLYCERIDES)

Tạo nhũ, ổn định, chêlat hóa

473

Các ESTE SACARO của các AXIT BÉO

(SUCROSE ESTERS OF FATTY ACIDS)

Tạo nhũ

474

SACARO GLYXERIT

(SUCROSEGLYCERIDES)

Tạo nhũ

475

Các ESTE POLYGLYXEROL của các AXIT BÉO

(POLYGLYCEROL ESTERS OF FATTY ACIDS)

Tạo nhũ

476

Các ESTE POLYGLYXEROL của AXIT RIXINOLEIC đã ESTE hóa

(POLYGLYCEROL ESTERS OF INTERESTERIFIED RICINOLEIC ACID)

Tạo nhũ

477

Các ESTE PROPYLEN GLYCOL của các AXIT BÉO

(PROPYLENE GLYCOL ESTERS OF FATTY ACIDS)

Tạo nhũ

478

Các ESTE của AXIT BÉO đã LACTYL hóa của GLYXEROL và PROPYLEN GLYCOL

(LACTYLATED FATTY ACID ESTERS OF GLYCEROL AND PROPYLENE GLYCOL)

Tạo nhũ

479

DẦU ĐẬU NÀNH đã oxy hóa bằng nhiệt với MONO và DI-GLYXERIT của các AXIT BÉO

(THERMALLY OXIDIZED SOYA BEAN OIL WITH MONO AND DI-GLYCERIDES OF FATTY ACIDS)

Tạo nhũ

480

DIOCTYL NATRI SUNPHOSUCINAT

(DIOCTYL SODIUM SULPHOSUCCINATE)

Tạo nhũ, làm ướt

481

NATRI LACTYLAT

(SODIUM LACTYLATE)

(i) Natri Stearoyl lactylat

(Sodium stearoyl lactylate)

(ii) Natri oleyl lactylat

(Sodium oleyl lactylate)

Tạo nhũ, ổn định

482

CANXI LACTYLAT

(CALCIUM LACTYLATE)

(i) Canxi Stearoyl lactylat

(Calcium stearoyl lactylate)

(ii) Canxi Oleyl lactylat

(Calcium oleyl lactylate)

Tạo nhũ, ổn định

483

STEARYL TACTRAT

(STEARYL TARTRATE)

Xử lý bột

484

STEARYL XITRAT

(STEATYL CITRATE)

Tạo nhũ, chêlat hóa

485

NATRI STEAROYL FUMARAT

(SODIUM STEAROYL FUMARATE)

Tạo nhũ

486

CANXI STEAROYL FUMARAT

(CALCIUM STEAROYL FUMARATE)

Tạo nhũ

487

NATRI LAURYSUNPHAT

(SODIUM LAURYLSULPHATE)

Tạo nhũ

488

MONO- và DIGLYXERIT đã ETOXY hóa

(ETHOXYLATED MONO- AND DI-GLYCERIES)

Tạo nhũ

489

ESTE của METYL GLUCOSIT và DẦU DỪA

(METHYL GLUCOSIDE COCONUT OIL ESTERS)

Tạo nhũ

491

SOCBITAN MONOSTEARAT

(SORBITAN MONOSTEARATE)

Tạo nhũ

492

SOCBITAN TRISTEARAT

(SORBITAN TRISTEARATE)

Tạo nhũ

493

SOCBITAN MONOLAURAT

(SORBITAN MONOLAURATE)

Tạo nhũ

494

SOCBITAN MONOOLEAT

(SORBITAN MONOOLEATE)

Tạo nhũ

495

SOCBITAN MONOPANMITAT

(SORBITAN MONOPALMITATE)

Tạo nhũ

496

SOCBITAN TRIOLEAT

(SORBITAN TRIOLEATE)

ổn định, tạo nhũ

500

Các muối NATRI CACBONAT

(SODIUM CARBONATES)

(i) Natri cacbonat

(Sodium carbonate)

(ii) Natri hydro cacbonat

(Sodium hydrogen carbonate)

(iii) Natri seskicacbonat

(Sodium sesquicarbonate)

Điều chỉnh độ chua, làm trương nở, chống vón cục

501

Các muối KALI CACBONAT

(POTASSIUM CARBONATES)

(i) Kali cacbonat

(Potassium carbonate)

(ii) Kali hydro cacbonat

(Potassium hydrogen carbonate)

Điều chỉnh độ chua, ổn định

503

Các muối AMONI CACBONAT

(AMMONIUM CARBONATES)

(i) Amoni cacbonat

(Ammonium carbonate)

(ii) Amoni hydro cacbonat

(Ammonium hydrogen carbonate)

Điều chỉnh độ chua, làm trương nở

504

Các muối MAGIÊ CACBONAT

(MAGNESIUM CARBONATES)

(i) Magiê cacbonat

(Magnesium carbonate)

(ii) Magiê hydro cacbonat

(Magnesium hydrogen carbonate)

Điều chỉnh độ chua, chống vón cục, giữ màu

505

SẮT II CACBONAT

(FERROUS CARBONATE)

Điều chỉnh độ chua

507

AXIT CLOHYDRIC

(HYDROCHLORIC ACID)

Điều chỉnh độ chua

508

KALI CLORUA

(POTASSIUM CHLORIDE)

Tạo keo

509

CANXI CLORUA

(CALCIUM CHLORIDE)

Làm cứng

510

AMONI CLORUA

(AMMONIUM CHLORIDE)

Xử lý bột

511

MAGIÊ CLORUA

(MAGNESIUM CHLORIDE)

Làm cứng

512

THIẾC CLORUA

(STANNOUS CHLORIDE)

Chống oxy hóa, giữ màu

513

AXIT SUNFURIC

(SULPHURIC ACID)

Điều chỉnh độ chua

514

NATRI SUNPHAT

(SODIUM SULPHATES)

Điều chỉnh độ chua

515

KALI SUNPHAT

(POTASSIUM SULPHATES)

Điều chỉnh độ chua

516

CANXI SUNPHAT

(CALCIUM SULPHATE)

Xử lý bột, chêlat hóa, làm cứng

517

AMONI SUNPHAT

(AMMONIUM SULPHATE)

Xử lý bột, ổn định

518

MAGIÊ SUNPHAT

(MAGNESIUM SULPHATE)

Làm cứng

519

ĐỒNG SUNPHAT

(CUPRIC SULPHATE)

Giữ màu, bảo quản

520

NHÔM SUNPHAT

(ALUMINIUM SULPHATE)

Làm cứng

521

NHÔM NATRI SUNPHAT

(ALUMINIUM SODIUM SULPHATE)

Làm cứng

522

NHÔM KALI SUNPHAT

(ALUMINIUM POTASSIUM SULPHATE)

Điều chỉnh độ chua, ổn định

523

NHÔM AMONI SUNPHAT

(ALUMINIUM AMMONIUM SULPHATE)

ổn định, làm cứng

524

NATRI HYDROXIT)

(SODIUM HYDROXIDE)

Điều chỉnh độ chua

525

KALI HYDROXIT

(POTASSIUM HYDROXIDE)

Điều chỉnh độ chua

526

CANXI HYDROXIT

(CALCIUM HYDROXIDE)

Điều chỉnh độ chua, làm cứng

527

AMONI HYDROXIT

(AMMONIUM HYDROXIDE)

Điều chỉnh độ chua

528

MAGIÊ HYDROXIT

(MAGNESIUM HYDROXIDE)

Điều chỉnh độ chua, giữ màu

529

CANXI OXIT

(CALCIUM OXIDE)

Điều chỉnh độ chua, xử lý bột

530

MAGIÊ OXIT

(MAGNESIUM OXIDE)

Chống vón cục

535

NATRI SẮT XYANUA

(SODIUM FEROCYANIDE)

Chống vón cục

536

KALI SẮT XYANUA

(POTASSIUM FEROCYANIDE)

Chống vón cục

537

SẮT II HEXAXYANOMANGANAT

(FERROUS HEXACYANOMANGANATE)

Chống vón cục

538

CANXI SẮT XYANUA

(CALCIUM FERROCYANIDE)

Chống vón cục

539

NATRI TIOSUNPHAT

(SODIUM THIOSULPHATE)

Chống vón cục, chêlat hóa

541

NATRI NHÔM PHOTPHAT

(SODIUM ALUMINIUM PHOSPHATE)

(i) Axit nhôm

(Acidic)

(ii) Bazơ

(Basic)

Điều chỉnh độ chua, tạo nhũ

542

BỘT XƯƠNG (chủ yếu CANXI PHOTPHAT)

[BONE PHOSPHATE (essentially Calcium phosphate, tribasic)]

Tạo nhũ, chống vón cục, giữ nước

550

NATRI SILICAT

(SODIUM SILICATES)

(i) Natri silicat

(Sodium silicate)

(ii) Natri metasilicat

(Sodium metasilicate)

Chống vón cục

551

SILIC DIOXIT Vô định hình

(SILICON DIOXIDE AMORPHOUS)

Chống vón cục

552

CANXI SILICAT

(CALCIUM SILICATE)

Chống vón cục

553

MAGIÊ SILICAT

(MAGNESIUM SILICATES)

(i) Magiê silicat

(Magnesium silicate)

(ii) Magiê trisilicat

(Magnesium trisilicate)

(iii) Bột tan

(Talc)

Chống vón cục, bột rắc

554

NATRI NHÔM SILICAT

(SODIUM ALUMINOSILICATE)

Chống vón cục

555

KALI NHÔM SILICAT

(POTASSIUM ALUMINIUM SILICATE)

Chống vón cục

556

CANXI NHÔM SILICAT

(CALCIUM ALUMINIUM SILICATE)

Chống vón cục

557

KẼM SILICAT

(ZINC SILICATE)

Chống vón cục

558

BENTONIT

(BENTONITE)

Chống vón cục

559

NHÔM SILICAT

(ALUMINIUM SILICATE)

Chống vón cục

560

KALI SILICAT

(POTASSIUM SILICATE)

Chống vón cục

570

CÁC AXIT BÉO

(FATTY ACIDS)

Ổn định bọt, làm bóng, chống tạo bọt

574

AXIT GLUCONIC (D-)

[GLUCONIC ACID (D-)]

Điều chỉnh độ chua, làm trương nở

575

GLUCONO DENTA-LACTON

(GLUCONO DELTA-LACTONE)

Điều chỉnh độ chua, làm trương nở

576

NATRI GLUCONAT

(SODIUM GLUCONATE)

Chêlat hóa

577

KALI GLUCONAT

(POTASSIUM GLUCONATE)

Chêlat hóa

578

CANXI GLUCONAT

(CALCIUM GLUCONATE)

Điều chỉnh độ chua, làm cứng

579

SẮT II GLUCONAT

(FERROUS GLUCONATE)

Giữ màu

580

MAGIÊ GLUCONAT

(MAGNESIUM GLUCONATE)

Điều chỉnh độ chua, làm cứng

585

SẮT II LACTAT

(FERROUS LACTATE)

Giữ màu

620

AXIT GLUTAMIC [L(+)-]

[GLUTAMIC ACID [L(+)-]

Tăng hương vị

621

MONONATRI GLUTAMAT

(MONOSODIUM GLUTAMATE)

Tăng hương vị

622

MONOKALI GLUTAMAT

(MONOPOTASSIUM GLUTAMATE)

Tăng hương vị

623

CANXI GLUTAMAT

(CALCIUM GLUTAMATE)

Tăng hương vị

624

MONOAMONI GLUTAMAT

(MONOAMMONIUM GLUTAMATE)

Tăng hương vị

625

MAGIÊ GLUTAMAT

(MAGNESIUM GLUTAMATE)

Tăng hương vị

626

AXIT GUANYLIC

(GUANYLIC ACID)

Tăng hương vị

627

DINATRI 5’-GUANYLAT

(DISODIUM 5’-GUANYLATE)

Tăng hương vị

628

DIKALI 5’-GUANYLAT

(DIPOTASSIUM 5’-GUANYLATE)

Tăng hương vị

629

CANXI 5’-GUANYLAT

(CALCIUM 5’-GUANYLATE)

Tăng hương vị

630

AXIT INOSINIC

(INOSINIC ACID)

Tăng hương vị

631

DINATRI 5’-INOSINAT

(DISODIUM 5’-ISOSINATE)

Tăng hương vị

632

KALI INOSINAT

(POTASSIUM INOSINATE)

Tăng hương vị

633

CANXI 5’-INOSINAT

(CALCIUM 5’-INOSINATE)

Tăng hương vị

634

CANXI 5’-RIBONUCLEOTIT

(CALCIUM 5’-RIBONUCLEOTIDES)

Tăng hương vị

635

DINATRI 5’-RIBONUCLEOTIT

(DISODIUM 5’-RIBONUCLEOTIDES)

Tăng hương vị

636

MANTOL

(MALTOL)

Tăng hương vị

637

ETYL MANTOL

(METHYL MALTOL)

Tăng hương vị

640

GLYXIN

(GLYCINE)

Tăng hương vị

641

L-LOXIN

(L-LEUCINE)

Tăng hương vị

642

LYXIN HYDROCLORUA (*)

(LYSIN HYDROCHLORIDE)

Tăng hương vị

900a

POLYDIMETYLSILOXAN

(POLYDIMETHYLSILOXANE)

Chống tạo bọt, tạo nhũ, chống vón cục

900b

METYLPHENYLPOLYSILOXAN

(METHYLPHENYLPOLYSILOXANE)

Chống tạo bọt

901

SÁP ONG TRẮNG VÀ VÀNG

(BEESWAX, WHITE AND YELLOW)

Làm bóng

902

SÁP CADELILA

(CANDELILLA WAX)

Làm bóng

903

SÁP CACNÔBA

(CARNAUBA WAX)

Làm bóng

904

SELAC

(SHELLAC)

Làm bóng

905a

DẦU KHOÁNG HẠNG THỰC PHẨM

(MINERAL OIL, FOOD GRADE)

Làm bóng, chống dính khuôn

905b

PETROLA

[PETROLATUM (PETROLEUM JELLY)]

Làm bóng, chống dính khuôn

905c

SÁP DẦU HOẢ

(PETROLEUM WAX)

(i) Sáp vi tinh thể (*)

Microcrystalline wax

(ii) Sáp paraphin (8)

Paraffin wax

Làm bóng, chống dính khuôn

906

GÔM BENZOIN

(BENZOIN GUM)

Làm bóng

908

SÁP CÁM GẠO

(RICE BRAN WAX)

Làm bóng

909

SÁP SPECMAXETI

(SPERMACETI WAX)

Làm bóng

910

SÁP ESTE

(WAX ESTERS)

Làm bóng

911

METYL ESTE của các AXIT BÉO

(METHYL ESTERS OF FATTY ACIDS)

Làm bóng

913

LANOLIN

(LANOLIN)

Làm bóng

915

Các ESTE GLYXEROL, METYL PENTA hoặc ERYTRYTOL ESTE CỦA COLOPHAN

(GLYCEROL-, METHYL- OR PENTA- ERITHRYTOL ESTERS OF COLOPHANE)

Làm bóng

916

CANXI IODAT

(CALCIUM IODATE)

Xử lý bột

917

KALI IODAT

(POTASSIUM IODATE)

Xử lý bột

918

CÁC NITƠ OXIT

(NITROGEN OXIDES)

Xử lý bột

919

NITROSYL CLORUA

(NITROSYL CHLORIDE)

Xử lý bột

920

L-XYSTEIN và các HYDROCLORUA các muối NATRI và KALI của nó

(L-CYSTEINE AND ITS HYDROCHLORIDES- SODIUM AND POTASSIUM SALTS)

Xử lý bột

921

L-SYSTIN và các HYDROCLORUA các muối NATRI và KALI của nó

(L-CYSTINE AND ITS HYDROCHLORIDES- SODIUM AND POTASSIUM SALTS)

Xử lý bột

922

KALI PESUNPHAT

(POTASSIUM PERSULPHATE)

Xử lý bột

923

AMONI PESUNPHAT

(AMMONIUM PERSULPHATE)

Xử lý bột

924a

KALI BROMAT

(POTASSIUM BROMATE)

Xử lý bột

924b

CANXI BROMAT

(CALCIUM BROMATE)

Xử lý bột

925

CLORIN

(CHLORINE)

Xử lý bột

926

CLORIN DIOXIT

(CHLORINE DIOXIDE)

Xử lý bột

927a

AZODICACBONAMIT

(AZODICARBONAMIDE)

Xử lý bột

927b

URÊ (CACBAMIT)

[URÊ (CARBAMIDE)]

Cải thiện cấu trúc

928

BENZOYL PEROXIT

(BENZOYL PEROXIDE)

Xử lý bột

929

AXETON PEROXIT

(ACETONE PEROXIDE)

Xử lý bột

930

CANXI PEROXIT

(CALCIUM PEROXIDE)

Xử lý bột

940

DICLORODIFLUOROMETAN

(DICHLORODIFLUOROMETHANE)

Khí đẩy, làm lạnh

941

NITƠ

(NITROGEN)

Khí đóng gói, làm lạnh

942

NITƠ OXIT

(NITROUS OXIDE)

Khí đẩy

943a

BUTAN

(BUTANE)

Khí đẩy

943b

ISOBUTAN

(ISOBUTANE)

Khí đẩy

944

PROPAN

(PROPANE)

Khí đẩy

945

CLOROPENTAFLUOROETAN

(CHLOROPENTAFLUOROETHANE)

Khí đẩy

946

OCTAFLUOROXYCLOBUTAN

(OCTAFLUOROCYCLOBUTANE)

Khí đẩy

950

KALI AXESUNFAM

(ACESULFAME POTASSIUM)

Tạo ngọt

951

ASPACTAM

(ASPARTAME)

Tạo ngọt, tăng hương vị

952

AXIT CYCLAMIC (và các muối Na, K, Ca)

[CYCLAMIC ACID (and Na, K, Ca salts)]

Tạo ngọt

953

ISOMAL (ISOMANTITOL)

[ISOMALT (ISOMALTITOL)]

Tạo ngọt, chống vón cục, độn, làm bóng

954

SACARIN (và các muối Na, K, Ca)

[SACCHARIN (and Na, K, Ca salts)]

Tạo ngọt

955

SACARO (TRICLOROGALACTOSACARO) (*)

[SUCRALOSE (TRICHLOROGALACTOSUCROSE)]

Tạo ngọt

957

TÔMATIN

(THAUMATIN)

Tạo ngọt, tăng hương vị

958

GLYXYRIZIN

(GLYCYRHIZIN)

Tạo ngọt, tăng hương vị

959

NEOHESPERIDIN DIHYSROXACON

(NEOHESPERIDINE DIHYDROCHALCONE)

Tạo ngọt

965

MANTITOL và SIRÔ MANTITOL

(MALTITOL AND MALTITOL SYRUP)

Tạo ngọt, ổn định, tạo nhũ

966

LACTITOL

(LACTITOL)

Tạo ngọt, cải thiện cấu trúc

967

XYLITOL

(XYLITOL)

Tạo ngọt, làm ẩm, ổn định, tạo nhũ, làm đông đặc

999

Chất chiết KILAIA

(QUILILAIA EXTRACTS)

Tạo bọt

1000

AXIT COLIC

(CHOLIC ACID)

Tạo nhũ

1001

Các muối và ESTE COLIN

(CHONINE SALTS AND ESTERS)

(i) Colin axetat

(Choline acetate)

(ii) Colin cacbonat

(Choline carbonate)

(iii) Colin clorua

(Choline chloride)

(iv) Colin xitrat

(Choline citrate)

(v) Colin tactrat

(Choline tartrate)

(vi) Colin lactat

(Choline lactate)

Tạo nhũ

1100

AMYLAZ

(AMYLASES)

Xử lý bột

1101

PROTEAZ

(PROTEASES)

(i) Proteaz

(Proteases)

(ii) Papain

(Papain)

(iii) Bromelain

(Bromelain)

(iv) Fixin

(Ficin)

Xử lý bột, ổn định, làm mềm, tăng hương vị

1102

GLUCOZ OXIDAZ

(GLUCOSE OXIDASE)

Chất chống oxy hóa

1103

INVETAZ

(INVERTASES)

ổn định

1104

LIPAZ

(LIPASES)

Tăng hương vị

1105

LYSOZYM

(LYSOZYME)

Bảo quản

1200

POLYDEXTROZ A và N

(POLYDEXTROSES A AND N)

Độn, ổn định, làm đặc, làm ẩm, cải thiện cấu trúc

1201

POLYVINYL PYROLYDON

(POLYVINYLPYRROLIDONE)

Định hình, ổn định, làm trong, khuyếch tán

1202

POLYVINYL POLYPYROLYDON

(POLYVINYLPOLYPYRROLIDONE)

Ổn định màu

1503

DẦU THẦU DẦU

(CASTOR OIL)

Chống dính khuôn

1505

TRIETYL XITRAT

(TRIETHYL CITRATE)

Ổn định bọt

1508

TRIAXETIN

(TRIACETIN)

Làm ẩm

1520

PROPYLEN GLYCOL

(PROPYLEN GLYCOL)

Làm ẩm, làm ướt, khuyếch tán

1521

POLYETYLEN GLYCOL

(POLYETHYLENE GLYCOL)

Chống tạo bọt

3. Danh mục bổ sung - tinh bột biến tính:

Mã số

Tên gọi

Chức năng
công nghệ

1400

DEXTRIN, TINH BỘT RANG TRẮNG VÀ VÀNG

(DEXTRINS, ROASTED STARCH WHITE AND YELLOW)

Ổn định, làm đông đặc, kết dính

1401

TINH BỘT ĐÃ XỬ LÝ AXIT

(ACID - TREATED STARCH)

Ổn định, làm đông đặc, kết dính

1402

TINH BỘT XỬ LÝ KIỀM

(ALKALINE TREATED STARCH)

Ổn định, làm đông đặc, kết dính

1403

TINH BỘT TẨY TRẮNG

(BLEACHED STARCH)

Ổn định, làm đông đặc, kết dính

1404

TINH BỘT ĐÃ OXY HÓA

(OXYDIZED STARCH)

Làm đông đặc, tạo nhũ, kế dính

1405

TINH BỘT ĐÃ XỬ LÝ MEN

(STARCHES, ENZYME - TREATED)

Làm đông đặc

1410

TINH BỘT ĐƠN PHOTPHAT

(MONOSTARCH PHOSPHATE)

Ổn định, làm đông đặc, kết dính

1411

TINH BỘT ĐÔI GLYXEROL

(DISTARCH GLYCEROL)

Ổn định, làm đông đặc, kết dính

1412

TINH BỘT ĐÔI PHOTPHAT đã được ESTE hóa với NATRI TRIMETAPHOTPHAT

(DISTARCH PHOSPHATE ESTERIFIED WITH SODIUM TRIMETASPHOSPHATE; ESTERIFIED WITH PHOSPHOROUS - OXYCHLORIDE)

ổn định, làm đông đặc, kết dính

1413

TINH BỘT ĐÔI PHOTPHAT đã được PHOTPHAT hóa

(PHOSPHATE DISTARCH PHOSPHATE)

Ổn định, làm đông đặc, kết dính

1414

TINH BỘT ĐÔI đã AXETYL hóa

(AXETYLATE DISTARCH PHOSPHATE)

Tạo nhũ, làm đông đặc

1420

TINH BỘT AXETAT đã ESTE hóa với ANHYDRIT AXETIC

(STARCH ACETATE ESTERIFIED WITH ACETIC ANHYDRIDE)

Ổn định, làm đông đặc

1421

TINH BỘT AXETAT đã ESTE hóa với VINYL AXETAT

(STARCH ACETATE ESTERIFIED WITH VINYL ACETATE)

Ổn định, làm đông đặc

1422

TINH BỘT ĐÔI ADIPAT đã AXETYL hóa

(ACETYLATED DISTARCH ADIPATE)

Ổn định, làm đông đặc, kết dính

1423

TINH BỘT ĐÔI GLYXEROL đã AXETYL hóa

(AXETYLATED DISTARCH GLYCEROL)

Ổn định, làm đông đặc

1440

TINH BỘT ĐÔI HYDROXYL PHOTPHAT

(HYDROXYPROPYL STARCH PHOSPHATE)

Ổn định, làm đông đặc, kết dính

1443

TINH BỘT ĐÔI HYDROXYLPROPYL GLYCEROL

(HYDROXYPROPYL DISTARCH GLYCEROL)

Ổn định, làm đông đặc

1450

TINH BỘT NATRI OCTENYL SUXINAT

(STARCH SODIUM OCTENYL SUCCINATE)

Kết dính, tạo nhũ, ổn định, làm đông đặc

 

PHỤ LỤC 3

GHI NHÃN PHỤ GIA THỰC PHẨM

Ghi nhãn phụ gia thực phẩm dựa trên Codex Stan 107-1981 áp dụng cho việc ghi nhãn phụ gia thực phẩm được sản xuất và nhập khẩu để tiêu dùng trong nước.

1. Tên của chất phụ gia được ghi như sau:

1.1. Tên của mỗi chất phụ gia thực phẩm phải được ghi theo cách sau:

- Tên nhóm

- Tên chất phụ gia

- Mã số Quốc tế.

Phải ghi tên gọi cụ thể phản ánh bản chất xác thực của chất phụ gia thực phẩm đó. Sử dụng tên gọi và mã số Quốc tế của các chất phụ gia thực phẩm được công nhận chính thức trong hệ thống mã số quốc tế (INS) theo quy định trong PHỤ LỤC 2. Trong trường hợp chưa quy định, có thể dùng tên thông thường hoặc tên được mô tả một cách phù hợp.

1.2. Nếu có hai hoặc nhiều chất phụ gia thực phẩm trong một bao gói, các tên của chúng phải được liệt kê đầy đủ theo thứ tự tỷ lệ khối lượng của chúng trong mỗi bao gói.

1.3. Đối với một hỗn hợp các chất tạo hương có thể ghi "Hương liệu" kèm với các từ phản ánh bản chất của hương liệu đó như "tự nhiên"; "nhân tạo"; hoặc sự kết hợp giữa các từ trên.

2. Trong một hỗn hợp các chất phụ gia, có các chất phụ gia đã quy định giới hạn liều lượng sử dụng trong thực phẩm, cần ghi rõ số lượng hoặc tỷ lệ của chất phụ gia đó. Nếu các thành phần thực phẩm là bộ phận của chế phẩm đó, chúng phải được liệt kê trong danh mục các thành phần theo tỷ lệ giảm dần.

3. Cần ghi rõ công thức (hóa học, cấu tạo), khối lượng phân tử và các thông tin về chất lượng của chất phụ gia đó.

4. Các phụ gia thực phẩm có thời hạn sử dụng không quá 18 tháng cần ghi thời hạn sử dụng tốt nhất bằng cụm từ "Hạn lưu trữ cuối cùng..." với cách ghi ngày, tháng, năm theo điểm 3.8 Quy định tạm thời về ghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn.

5. Phải ghi rõ "Dùng cho thực phẩm" bằng cỡ chữ lớn hơn, nét chữ đậm hơn ở vị trí dễ thấy của nhãn.

6. Ghi đầy đủ các thông tin chỉ dẫn của phương pháp bảo quản và sử dụng chất phụ gia trong thực phẩm.

7. Hàm lượng tịnh được ghi theo điểm 3.3 của Quy định tạm thời về ghi nhãn đối với thực phẩm bao gói sẵn. Đối với phụ gia thực phẩm ở dạng viên, ghi nhãn theo khối lượng hoặc số lượng viên trong một bao gói.

 

PHỤ LỤC 4

GHI NHÃN ĐỐI VỚI THỰC PHẨM DÙNG CHO CHẾ ĐỘ ĂN KIÊNG

Ghi nhãn đối với thực phẩm dùng cho chế độ ăn kiêng dựa trên Codex Stan 146-1985

Ngoài các phần đã quy định trong Quy định tạm thời về ghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn, ghi nhãn đối với thực phẩm ăn kiêng cần bổ sung các chi tiết dưới đây:

1. Tên của thực phẩm:

1.1. Dùng các thuật ngữ "Chế độ ăn uống đặc biệt", "Chế độ ăn kiêng đặc biệt" hoặc các thuật ngữ tương đương phù hợp như "ăn kiêng" để liên kết với tên gọi vốn có của thực phẩm đó.

1.2. Đặc trưng "ăn kiêng" chủ yếu của thực phẩm cần ghi ngay cạnh tên của thực phẩm đó

Thí dụ: CHÁO ĂN KIÊNG                                    DIET SOUP

(Không chứa axit béo bão hòa)                             (Free saturated acids)

2. Xác nhận đặc tính "ăn kiêng"

Việc "xác nhận" khi ghi nhãn đối với thực phẩm ăn kiêng phải tuân theo các quy định về "xác nhận các đặc tính của thực phẩm" trong PHỤ LỤC 1 và quy định dưới đây:

Nếu một thực phẩm không bị biến đổi như định nghĩa tại điểm 2 của Quy định tạm thời về ghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn nhưng có thể phù hợp cho một chế độ ăn kiêng nhất định (do thành phần tự nhiên của thực phẩm đó) thì không được ghi "dùng cho chế độ ăn kiêng đặc biệt" hoặc "Đặc biệt dùng cho người ăn kiêng" hay bất kỳ một sự xác nhận tương đương nào. Tuy nhiên cũng có thể ghi "Thực phẩm này chứa X" (X là đặc trưng phân biệt chủ yếu) miễn sao việc ghi nhãn không lừa dối người tiêu dùng.

 

PHỤ LỤC 5

GHI NHÃN GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG TRONG THỰC PHẨM

Ghi nhãn giá trị dinh dưỡng dựa trên hướng dẫn của FAO/WHO (CAC/GL 2-1985) nhằm quy định việc công bố chất dinh dưỡng và các thông tin bổ sung về dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm bao gói sẵn.

1. Công bố chất dinh dưỡng

1.1. Liệt kê các chất dinh dưỡng:

1.1.1. Các nội dung bắt buộc công bố:

a) Giá trị năng lượng.

b) Lượng protein, cacbonhydrat dễ tiêu (như đường, bột, không kể "xơ thực phẩm") và chất béo.

c) Lượng các chất dinh dưỡng khác đã xác nhận trên nhãn.

d) Lượng các chất dinh dưỡng khác có liên quan.

1.1.2. Nếu tiến hành xác nhận theo số lượng và loại cacbonhydrat cùng với yêu cầu nêu trong 1.1.1 cần liệt kê lượng đường tổng số và số lượng tinh bột cùng với các dạng cacbonhydrat khác.

Nếu tiến hành xác nhận theo hàm lượng xơ thực phẩm thì phải công bố số lượng xơ thực phẩm.

1.1.3. Nếu tiến hành xác nhận theo số lượng và các dạng axit béo thì công bố số lượng các axit béo no và các axit béo bậc cao chưa bão hoà.

1.1.4. Ngoài việc bắt buộc phải công bố theo 1.1.1; 1.1.2; 1.1.3, cần liệt kê lượng vitamin và chất khoáng có tầm dinh dưỡng quan trọng và có liều sử dụng quy chuẩn đã được kiến nghị (RDA quy chuẩn: Reference Recommended Daily Allowance).

1.1.5. Cần liệt kê các vitamin và muối khoáng có trong thực phẩm khi chúng đạt một hàm lượng có ý nghĩa (*)

1.1.6. Một sản phẩm cụ thể tuân theo các yêu cầu ghi nhãn trong một tiêu chuẩn Nhà nước thì có thể công bố các chất dinh dưỡng theo tiêu chuẩn đó nhưng không được mâu thuẫn với các nội dung quy định trong 1.1.3; 1.1.4 và 1.1.5 của quy định này.

1.1.7. Tính toán các chất dinh dưỡng:

a) Tính giá trị năng lượng: Giá trị năng lượng được tính theo nguyên tắc chuyển đổi như sau:

Cacbonhydrat (đường, bột)                    17 KJ/g (4 Kcal/g)

Protein                                                  17 KJ/g (4 Kcal/g)

Chất béo                                               37 KJ/g (9 Kcal/g)

Cồn (etanol)                                           29 KJ/g (7 Kcal/g)

Axit hữu cơ                                            13 KJ/g (3 Kcal/g)

b) Tính hàm lượng protein:

Hàm lượng protein được tính theo công thức:

P = N x 6,25

Trong đó: - P: Hàm lượng protein

- N: Hàm lượng Nitơ tổng số

- 6,25: Hệ số quy đổi

(Có thể có quy định khác về hệ số quy đổi trong các tiêu chuẩn cụ thể).

1.2. Trình bày hàm lượng chất dinh dưỡng

1.2.1. Hàm lượng chất dinh dưỡng cần lượng hóa khi công bố.

1.2.2. Giá trị năng lượng cần được tính theo KJ và Kcal trên 100g hoặc 100ml hay cho mỗi bao gói nếu bao gói đó chỉ chứa một thành phần thực phẩm. Ngoài ra có thể tính theo suất sử dụng đã định lượng trên bao bì hoặc theo từng phần miễn là các phần có trong bao gói đó được công bố.

1.2.3. Hàm lượng protein, cacbonhydrat và chất béo tính bằng g trên 100g hoặc 100ml hay trên mỗi bao gói nếu bao gói đó chỉ chứa một thành phần thực phẩm. Cũng có thể tính theo suất sử dụng hoặc từng phần như 1.2.2.

1.2.4. Hàm lượng vitamin và chất khoáng tính theo các đơn vị đo lường hợp pháp của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tính theo phần trăm của RDA quy chuẩn (Reference Recommended Daily Allowance) trên 100g hoặc 100ml hay cho mỗi bao gói nếu bao gói đó chỉ chứa một thành phần thực phẩm. Cũng có thể tính theo suất sử dụng hoặc từng phần như 1.2.2.

Ngoài ra, giá trị năng lượng và protein cũng có thể tính theo phần trăm RDA quy chuẩn.

Khi tính theo RDA quy chuẩn cần căn cứ vào liều sử dụng quy chuẩn do FAO/WHO đề nghị. Các giá trị dưới đây được sử dụng như RDA quy chuẩn phục vụ cho mục đích ghi nhãn.

Năng lượng MJ (Kcal)

9,5 (2300)

Protein, g

50

Vitamin A, mg

1000

Vitamin D, mg

5

Vitamin E, mg

10

Vitamin C, mg

60

Thiamin, mg

1,4

Riboflavin, mg

1,6

Niacin, mg

18

Vitamin B6, mg

2

Folacin, mg

400

Vitamin B12, mg

3

Canxi, mg

800

Photpho, mg

800

Sắt, mg

14

Magiê, mg

300

Kẽm, mg

15

Iot, mg

150

1.2.5. Hàm lượng cacbonhydrat dễ tiêu phải được ghi nhãn là "Cacbonhydrat". Nếu công bố các loại cacbonhydrat cụ thể cần ghi tên của chúng ngay sau hàm lượng cacbonhydrat tổng số theo mẫu sau:

“Cacbonhydrat .................g, trong đó đường ............... g”

hoặc “X ................. g”

“X” là tên xác định của từng loại cacbonhydrat khác nhau.

1.2.6. Hàm lượng và loại axit béo cần được ghi ngay sau chất béo tổng số như quy định trong 1.1.3 theo cách sau:

Chất béo ................ g

Trong đó axit béo bậc cao chưa bão hoà ................. g

Axit béo bão hoà ................. g

1.3. Sai lệch cho phép và sự phù hợp

1.3.1. Giới hạn của các giá trị dinh dưỡng cần được tính toán trên cơ sở sức khỏe của cộng đồng, thời gian sử dụng của sản phẩm, độ chính xác của các phương pháp xác định, sự biến đổi trong quá trình chế biến, tính dễ hỏng vốn có và độ biến động của chất dinh dưỡng vốn có hoặc được bổ sung vào thực phẩm.

1.3.2. Giá trị dinh dưỡng phải là các giá trị trung bình của các kết quả phân tích trên các sản phẩm đại diện cho các sản phẩm được ghi nhãn.

2. Thông tin bổ sung về chất dinh dưỡng:

2.1. Thông tin bổ sung giúp giải thích việc ghi nhãn các chất dinh dưỡng trên bao bì để người tiêu dùng dễ nhận biết về giá trị dinh dưỡng của thực phẩm.

2.2. Thông tin bổ sung là một nội dung không bắt buộc và được trình bày bên cạnh chỗ ghi nhãn về chất dinh dưỡng. Có thể dùng màu sắc, hình ảnh để thể hiện những thông tin này.

 

PHỤ LỤC 6

DANH MỤC THỰC PHẨM BAO GÓI SẴN BẮT BUỘC GHI THỜI HẠN SỬ DỤNG
(Danh mục này được thay đổi theo yêu cầu quản lý chất lượng thực phẩm và do Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng công bố)

1. Thực phẩm dùng cho trẻ em:

- Bột dinh dưỡng (túi, hộp)

- Các chế phẩm bổ sung dinh dưỡng trực tiếp làm thực phẩm.

- Đồ hộp dùng cho trẻ em.

2. Sữa và sản phẩm:

- Sữa đặc có đường

- Sữa bột

- Sữa tươi thanh trùng

- Sữa chua

- Bơ, váng sữa

- Pho mát (trừ pho mát dạng rắn)

3. Cà phê, cacao và sản phẩm:

- Cà phê bột, hoà tan và các chế phẩm hỗn hợp với bơ, sữa.

- Bột, bơ cacao và sôcôla.

4. Kem hộp, kem túi.

5. Dầu, mỡ động, thực vật và sản phẩm:

- Dầu, mỡ thực vật và động vật

- Bơ thực vật

- Magarin, shortening

6. Nước giải khát bao gồm:

- Bia (chai, hộp)

- Đồ uống có hàm lượng cồn thấp hơn 10%

- Nước ép rau quả (hộp, túi)

- Nước giải khát (trừ nước giải khát đóng hộp và nước tinh lọc)

7. Bánh quy, bánh mỳ gối.

8. Mì, miến, cháo, phở ăn liền.

9. Đồ hộp thịt, cá, rau quả (*)

10. Các sản phẩm chế biến của trứng (lòng đỏ, lòng trắng sấy khô hoặc bảo quản lỏng).

11. Nước chấm, nước xốt, tương ớt.

12. Phụ gia thực phẩm có thời hạn sử dụng dưới 18 tháng

 

MỤC LỤC

* Quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng về việc ban hành Quyết định tạm thời về ghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn.

* Quy định tạm thời về ghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn

1. Quy định chung

2. Thuật ngữ

3. Nội dung ghi nhãn bắt buộc

4. Nội dung ghi nhãn khuyến khích

5. Trình bày các nội dung ghi nhãn bắt buộc

PHỤ LỤC 1

Xác nhận các đặc tính của thực phẩm

PHỤ LỤC 2

Nhóm, tên gọi và mã số của các chất phụ gia thực phẩm

PHỤ LỤC 3

Ghi nhãn phụ gia thực phẩm

PHỤ LỤC 4

Ghi nhãn đối với chất lượng thực phẩm dùng cho chế độ ăn kiêng

PHỤ LỤC 5

Ghi nhãn giá trị dinh dưỡng trong thực phẩm

PHỤ LỤC 6

Danh mục thực phẩm bao gói sẵn bắt buộc ghi thời hạn sử dụng



(*) Các chất phụ gia được chấp nhận tại phiên họp hội đồng lần thứ 20 của Ủy ban Codex quốc tế vào tháng 7 năm 1993.

(*) Một loại vitamin hoặc muối khoáng được coi là đạt "Hàm lượng có ý nghĩa" khi chúng có hàm lượng lớn hơn 5% RDA quy chuẩn.

(*) Đối với đồ hộp nhập khẩu, cho phép ghi ngày sản xuất.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 23/TĐC-QĐ năm 1995 Quy định tạm thời về ghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng ban hành

  • Số hiệu: 23/TĐC-QĐ
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 20/02/1995
  • Nơi ban hành: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng
  • Người ký: Nguyễn Hữu Thiện
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 01/07/1995
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản