- 1Thông tư liên tịch 65/TT-LB năm 1995 hướng dẫn chế độ thu và sử dụng phí kiểm nghiệm, đo lường và các hoạt động khác về tiêu chuẩn đo lường chất lượng do Bộ Tài chính và Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành
- 2Thông tư 11-TM/TT năm 1992 hướng dẫn thi hành Nghị định 115-HĐBT và 327-HĐBT trong lĩnh vực mua bán hàng hoá và kinh doanh dịch vụ trên thị trường do Bộ Thương mại ban hành
- 3Quyết định 24-TĐC/QĐ năm 1992 về đăng ký chất lượng hàng hoá do Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng ban hành
- 4Quyết định 397/QĐ năm 1992 về việc kiểm tra Nhà nước về chất lượng hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
- 5Quyết định 400/QĐ năm 1992 thanh tra Nhà nước về chất lượng hàng hoá do Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
- 6Quyết định 399-QĐ năm 1992 về thẩm quyền và thủ tục xử phạt các hành vi vi phạm pháp luật chất lượng hàng hoá do Ủy ban khoa học Nhà nước ban hành
- 7Quyết định 879/QĐ năm 1991 ban hành Quy định về chứng nhận hàng hoá phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam của Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 327-HĐBT | Hà Nội, ngày 19 tháng 10 năm 1991 |
HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Bộ trưởng ngày 4 tháng 7 năm 1981;
Căn cứ Pháp lệnh chất lượng hàng hoá ngày 27 tháng 12 năm 1990;
Theo đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban Khoa học Nhà nước,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 3.- Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học Nhà nước hướng dẫn thi hành Nghị định này.
| Phan Văn Khải (Đã ký) |
QUY ĐỊNH VỀ VIỆC THI HÀNH PHÁP LỆNH CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA
(Ban hành kèm theo Nghị định số 327-HĐBT ngày 19 tháng 10 năm 1991 của Hội đồng Bộ trưởng)
TRÁCH NHIỆM CÁC NGÀNH, CÁC CẤP ĐỐI VỚI CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA
1. Lập quy hoạch, kế hoạch về tiêu chuẩn hoá và chất lượng hàng hoá.
2. Ban hành các văn bản cần thiết cho công tác quản lý chất lượng hàng hoá.
3. Thanh tra, kiểm tra các hoạt động quản lý chất lượng hàng hoá.
1. Tổ chức cơ quan quản lý chất lượng hàng hoá theo sự hướng dẫn của Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng và tạo điều kiện vật chật, kỹ thuật cần thiết để cơ quan này hoạt động có hiệu quả.
2. Ban hành các văn bản cần thiết cho công tác quản lý chất lượng hàng hoá của địa phương.
3. Chỉ đạo việc tổ chức thực hiện các quy định của Nhà nước, của địa phương về chất lượng hàng hoá; kiểm tra, thanh tra và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng hàng hoá.
4. Tiếp nhận và giải quyết trong phạm vi quyền hạn được giao hoặc chuyển đến các cơ quan có trách nhiệm khác để giải quyết các khiếu nại, tố cáo và kiến nghị về chất lượng hàng hoá.
Điều 3.- Tổ chức, cá nhân kinh doanh (gọi tắt là cơ sở kinh doanh) có trách nhiệm sau đây đối với chất lượng hàng hoá:
1. Đăng ký chất lượng hàng hoá đối với hàng hoá thuộc danh mục phải đăng ký chất lượng.
2. Công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá của mình.
3. Tổ chức kiểm tra để đảm bảo hàng hoá đạt chất lượng đã đăng ký hoặc tiêu chuẩn đã công bố.
4. Thông tin trung thực về chất lượng, hướng dẫn khách hàng lựa chọn, sử dụng, bảo quản hàng hoá.
5. Công bố thời hạn, điều kiện và hình thức bảo hành đối với từng loại hàng hoá và có trách nhiệm bảo hành hàng hoá.
6. Thực hiện các tiêu chuẩn và các quy định khác của Nhà nước, của ngành, của địa phương sở tại về chất lượng hàng hoá.
CƠ QUAN QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA
Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại điều 9 Pháp lệnh chất lượng hàng hoá.
Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng là đại diện của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực này với các nước khác và khu vực trên thế giới.
Hội đồng Bộ trưởng quy định về tổ chức, bộ máy của Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng.
BAN HÀNH, ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN, CHỨNG NHẬN PHÙ HỢP TIÊU CHUẨN VIỆT NAM VÀ CÔNG NHẬN PHÒNG THỬ NGHIỆM
Điều 9.- Mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền đề nghị các đề án xây dựng Tiêu chuẩn Việt Nam.
Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế và các yêu cầu khác của Nhà nước lập và tổ chức thực hiện kế hoạch xây dựng Tiêu chuẩn Việt Nam hàng năm.
Tổ chức, cá nhân phải tuân theo Tiêu chuẩn Việt Nam bắt buộc áp dụng kể từ ngày Tiêu chuẩn Việt Nam có hiệu lực.
Nội dung của các tiêu chuẩn nói tại điều này không được trái với các Tiêu chuẩn Việt Nam bắt buộc áp dụng.
Điều 12.- Trong từng thời kỳ, Uỷ ban Khoa học Nhà nước công bố danh mục hàng hoá phải đăng ký chất lượng.
Cơ sở sản xuất hàng hoá có sản phẩm thuộc danh mục này phải đăng ký chất lượng hàng hoá với Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng hoặc với cơ quan được Tổng cục chỉ định.
Cơ sở sản xuất hàng hoá ngoài danh mục nói trên có thể chủ động đề nghị đăng ký chất lượng hàng hoá của mình.
Điều 13.- Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng tiến hành chứng nhận phù hợp Tiêu chuẩn Việt Nam (gọi tắt là chứng nhận hợp chuẩn). Chứng nhận hợp chuẩn bao gồm:
1. Chứng nhận hàng hoá phù hợp Tiêu chuẩn Việt Nam.
2. Chứng nhận hệ thống bảo đảm chất lượng hàng hoá.
Đối với hàng hoá thuộc diện Tiêu chuẩn Việt Nam bắt buộc áp dụng thì tiến hành chứng nhận bắt buộc.
Đối với hàng hoá thuộc diện Tiêu chuẩn Việt Nam tự nguyện áp dụng và đối với việc chứng nhận hệ thống bảo đảm chất lượng thì tiến hành chứng nhận tự nguyện.
Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng công bố danh mục Tiêu chuẩn Việt Nam dùng để chứng nhận tự nguyện. Trên cơ sở danh mục tiêu chuẩn Việt Nam bắt buộc áp dụng theo điều 10 của bản quy định này, Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng công bố danh mục hàng hoá chứng nhận bắt buộc.
Kết quả thử nghiệm của "Phòng thử nghiệm được công nhận" có giá trị pháp lý trong việc quản lý về chất lượng hàng hoá.
Nội dung và thủ tục đánh giá, chứng nhận, giấy, dấu phù hợp Tiêu chuẩn Việt Nam và giấy công nhận phòng thử nghiệm do Uỷ ban Khoa học Nhà nước quy định.
KIỂM TRA NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA XUẤT KHẨU,NHẬP KHẨU
1. Hàng hoá thuộc diện Tiêu chuẩn Việt Nam bắt buộc áp dụng.
2. Hàng hoá là nguyên liệu, vật liệu, thiết bị quan trọng.
Những loại hàng hoá xuất khẩu sau đây được đưa vào danh mục phải kiểm tra Nhà nước về chất lượng:
1. Hàng hoá có truyền thống xuất khẩu, có thị trường ổn định.
2. Hàng hoá xuất khẩu theo các hiệp định của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các nước khác.
Uỷ ban Khoa học Nhà nước sau khi thoả thuận với Bộ Thương mại và Du lịch quy định danh mục những mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu phải chịu kiểm tra Nhà nước về chất lượng.
Điều 19.- Căn cứ để kiểm tra Nhà nước về chất lượng hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu là Tiêu chuẩn Việt Nam hoặc các quy định khác về chất lượng ghi trong hợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu.
Hàng hoá đã được chứng nhận phù hợp Tiêu chuẩn Việt Nam được miễn kiểm tra Nhà nước khi xuất khẩu, nhập khẩu.
Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo bất kỳ phương thức nào đã được kiểm tra Nhà nước về chất lượng và có giấy xác nhận chất lượng của Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng hoặc của cơ quan được uỷ quyền mới được cơ quan Hải quan làm thủ tục qua cửa khẩu.
Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng quy định nội dung và thủ tục uỷ quyền kiểm tra Nhà nước về chất lượng hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
1. Lệ phí xin cấp đăng ký chất lượng.
2. Lệ phí xin chứng nhận hàng hoá phù hợp Tiêu chuẩn Việt Nam.
3. Lệ phí xin chứng nhận hệ thống bảo đảm chất lượng.
4. Lệ phí xin chứng nhận "Phòng thử nghiệm được công nhận".
5. Lệ phí xin cấp giấy xác nhận chất lượng hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
6. Lệ phí xin uỷ quyền cơ quan kiểm tra Nhà nước về chất lượng hàng xuất khẩu, nhập khẩu.
Chi phí để tiến hành các công việc nói ở điều 21 của Quy định này do cơ quan thực hiện thoả thuận với cơ sở kinh doanh theo hướng dẫn của Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng.
Điều 23.- Lệ phí được sử dụng như sau:
Cơ quan quản lý Nhà nước về chất lượng hàng hoá được sử dụng 15% lệ phí, số còn lại nộp ngân sách Nhà nước, Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học Nhà nước và Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định trách nhiệm thu và sử dụng lệ phí.
THANH TRA NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA
Điều 24.- Thanh tra Nhà nước về chất lượng hàng hoá là hoạt động của cơ quan quản lý Nhà nước về chất lượng hàng hoá để thanh tra việc chấp hành pháp luật về chất lượng hàng hoá, đề ra các biện pháp phòng ngừa, khắc phục và chấm dứt các hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng hàng hoá.
Thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước về chất lượng hàng hoá các cấp chịu trách nhiệm tổ chức và thực hiện nhiệm vụ thanh tra Nhà nước về chất lượng hàng hoá trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp.
Điều 25.- Nội dung thanh tra Nhà nước về chất lượng hàng hoá bao gồm:
1. Thanh tra việc đăng ký và thực hiện đăng ký chất lượng hàng hoá của các tổ chức, cá nhân kinh doanh.
2. Thanh tra chất lượng hàng hoá được chứng nhận phù hợp Tiêu chuẩn Việt Nam, hệ thống bảo đảm chất lượng và "Phòng thử nghiệm được công nhận" của tổ chức, cá nhân theo các điều 13, 14, 15, 16 của Quy định này.
3. Thanh tra việc thực hiện các Tiêu chuẩn Việt Nam bắt buộc áp dụng theo điều 10 của Quy định này.
4. Thanh tra chất lượng hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo điều 18, 19 của Quy định này.
5. Thanh tra hoạt động của các tổ chức được uỷ quyền kiểm tra Nhà nước về chất lượng hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo điều 20 của Quy định này.
6. Thanh tra các vụ việc khác có liên quan đến việc thi hành Pháp lệnh chất lượng hàng hoá.
Điều 26. - Chế độ thanh tra Nhà nước về chất lượng hàng hoá bao gồm:
1. Thanh tra định kỳ: được tiến hành theo quy định hoặc kế hoạch thanh tra của cơ quan quản lý Nhà nước về chất lượng hàng hoá và thông báo trước cho cơ sở.
2. Thanh tra bất thường: được tiến hành khi cơ quan quản lý Nhà nước về chất lượng hàng hoá thấy cần thiết và không thông báo trước cơ sở.
Điều 27.- Thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước về chất lượng hàng hoá ra quyết định thanh tra đối với các tổ chức, cá nhân dựa vào các căn cứ sau đây:
1. Kế hoạch thanh tra được lập theo yêu cầu quản lý Nhà nước về chất lượng hàng hoá.
2. Khi có tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về chất lượng hàng hoá.
3. Những vụ việc vi phạm pháp luật về chất lượng hàng hoá do tổ chức thanh tra, thanh tra viên phát hiện hoặc do cơ quan quản lý cấp trên giao.
Quyết định thanh tra phải ghi rõ nội dung thời hạn tiến hành thanh tra.
Quyết định thanh tra định kỳ phải gửi cho cơ sở trước thời hạn ít nhất là 10 ngày.
Thanh tra viên được cấp thẻ "Thanh tra viên Nhà nước về chất lượng hàng hoá".
Thanh tra viên Nhà nước về chất lượng hàng hoá được quyền dùng thẻ thanh tra thay cho quyết định thanh tra để tiến hành thanh tra bất thường tại các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá.
Uỷ ban Khoa học Nhà nước ban hành quy chế về thanh tra viên Nhà nước về chất lượng hàng hoá.
Trường hợp đại diện cơ sở hoặc người bị người bị thanh tra không ký vào biên bản thanh tra, thì trong biên bản phải ghi rõ lý do và biên bản này vẫn có giá trị pháp lý.
Biên bản thanh tra được lưu tại cơ quan thanh tra, tổ chức và cá nhân bị thanh tra và được gửi tới các cơ quan có liên quan.
Các cá nhân nêu trên nếu lợi dụng nhiệm vụ, quyền hạn của mình, vì vụ lợi hoặc vì động cơ cá nhân mà vi phạm các quy định về công tác thanh tra, kết luận xử lý không đúng thì tuỳ theo mức độ sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
XỬ PHẠT CÁC HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA
1. Hàng hoá thuộc danh mục phải đăng ký chất lượng mà không đăng ký chất lượng thì bị phạt tiền từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng; buộc phải đăng ký chất lượng theo thời hạn quy định. Hết thời hạn mà không đăng ký chất lượng thì bị phạt tiền gấp đôi so với mức phạt lần đầu và bị tạm thời đình chỉ xuất xưởng cho đến khi hoàn thành đăng ký chất lượng.
2. Trường hợp đã đăng ký chất lượng mà hàng hoá có chất lượng thực tế thấp hơn mức chất lượng đã đăng ký thì bị phạt tiền từ 20.000 đồng đến 100.000 đồng (với hàng hoá thuộc danh mục phải đăng ký) hoặc từ 10.000 đồng đến 50.000 đồng (với hàng hoá ngoài danh mục phải đăng ký).
3. Tiếp theo việc xử phạt quy định tại các điểm 1 và 2 trên, qua thử nghiệm nếu chất lượng thực tế của hàng hoá không tuân thủ Tiêu chuẩn Việt Nam bắt buộc áp dụng thì còn bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng, đối với các lô hàng có giá trị trên 10 triệu đồng thì bị phạt tiền bằng 10% giá trị lô hàng vi phạm (bao gồm cả hàng còn trong kho và hàng đã tiêu thụ); đình chỉ sản xuất và đình chỉ lưu thông hàng hoá đó; lập biên bản huỷ bỏ hàng hoá nếu xét thấy nguy hại đến sức khoẻ, tính mạng người tiêu dùng theo quy định của Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính.
Điều 35.- Cơ sở sản xuất hàng hoá vi phạm các quy định về chứng nhận hợp chuẩn theo các điều 16 và 20 của Pháp lệnh chất lượng hàng hoá sẽ bị xử phạt như sau:
1. Trường hợp không xin chứng nhận hợp chuẩn mà hàng hoá thuộc danh mục phải chứng nhận hợp chuẩn thì bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng; buộc phải xin chứng nhận hợp chuẩn cho hàng hoá đó theo thời hạn quy định. Hết thời hạn mà không xin chứng nhận thì bị phạt tiền gấp đôi so với mức phạt lần đầu và bị tạm thời đình chỉ xuất xưởng cho đến khi hoàn thành xin chứng nhận. Qua thử nghiệm mà chất lượng thực tế của hàng hoá không tuân thủ các Tiêu chuẩn Việt Nam bắt buộc áp dụng thì còn bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng, đối với các lô hàng có giá trị trên 10 triệu đồng, thì bị phạt tiền bằng 10% giá trị lô hàng vi phạm (bao gồm cả hàng còn trong kho và hàng đã tiêu thụ); đình chỉ sản xuất và đình chỉ lưu thông hàng hoá đó, lập biên bản huỷ bỏ hàng hoá nếu xét thấy nguy hại đến sức khoẻ, tính mạng người tiêu dùng theo quy định của Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính.
2. Trường hợp đã được chứng nhận hợp chuẩn mà hàng hoá có chất lượng thực tế thấp hơn mức chất lượng đã được chứng nhận thì bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng (với hàng hoá thuộc danh mục phải chứng nhận), đối với lô hàng có giá trị trên 10 triệu đồng thì bị phạt tiền bẳng 10% giá trị lô hàng vi phạm (bao gồm cả hàng còn trong kho và hàng đã tiêu thụ) hoặc từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng (với hàng hoá ngoài danh mục phải chứng nhận); huỷ bỏ giấy chứng nhận và tước quyền sử dụng dấu phù hợp Tiêu chuẩn Việt Nam.
1. Trường hợp không đăng ký kiểm tra Nhà nước về chất lượng hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thì bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng; buộc phải đăng ký kiểm tra Nhà nước theo thời hạn quy định. Hết thời hạn mà không đăng ký kiểm tra Nhà nước thì bị phạt tiền gấp đôi so với mức phạt lần đầu và bị tạm thời đình chỉ xuất khẩu, nhập khẩu cho đến khi hoàn thành việc đăng ký.
2. Trường hợp chất lượng thực tế của hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu không tuân thủ các quy định về chất lượng của hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, thì bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một lô hàng vi phạm, với các lô hàng có giá trị trên 10 triệu đồng thì bị phạt tiền bằng 10% giá trị lô hàng vi phạm (bao gồm cả hàng còn trong kho và hàng đã tiêu thụ); đình chỉ xuất khẩu, nhập khẩu, đình chỉ lưu thông hàng hoá đó trên thị trường, lập biên bản huỷ bỏ hàng hoá nếu xét thấy nguy hại đến tính mạng, sức khoẻ của người tiêu dùng theo quy định của Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính.
Hàng hoá vi phạm sau khi được cơ quan chức năng có thẩm quyền kết luận là hàng giả thì sẽ bị xử lý theo Nghị định số 140-HĐBT ngày 25-4-1991 của Hội đồng Bộ trưởng quy định về kiểm tra, xử lý việc sản xuất, buôn bán hàng giả.
Tổ chức hoặc cá nhân có nhiều hành vi vi phạm quy định ở các điều trên thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm.
Điều 40.- Khi giá trị thực tế của các mức phạt quy định tại các điều trên chỉ còn bằng 70% giá trị ở thời điểm ban hành thì Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học Nhà nước được quyền điều chỉnh để giá trị thực tế của các mức phạt ngang bằng với giá trị ở thời điểm ban hành.
Điều 41.- Tiền phạt thu được phân phối như sau:
Cơ quan quản lý Nhà nước về chất lượng hàng hoá được sử dụng 15% số tiền phạt để khen thưởng đơn vị, cá nhân có thành tích trong việc phát hiện, ngăn ngừa, trong việc thi hành công vụ xử phạt các vi phạm pháp luật chất lượng hàng hoá, phần còn lại nộp vào ngân sách Nhà nước.
Việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại thực hiện theo điều 36 và 37 của Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính.
Việc giải quyết các tố cáo và việc xử lý đối với các vi phạm các quy định về thực hiện xử phạt các hành vi vi phạm pháp luật chất lượng hàng hoá theo các điều 38 và 40 của Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính.
- 1Luật tổ chức Hội đồng Bộ trưởng 1981
- 2Pháp lệnh Chất lượng hàng hóa năm 1990 do Hội đồng Nhà nước ban hành
- 3Nghị định 140-HĐBT năm 1991 quy định về kiểm tra, xử lý việc sản xuất, buôn bán hàng giả do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 4Thông tư liên tịch 65/TT-LB năm 1995 hướng dẫn chế độ thu và sử dụng phí kiểm nghiệm, đo lường và các hoạt động khác về tiêu chuẩn đo lường chất lượng do Bộ Tài chính và Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành
- 5Thông tư 11-TM/TT năm 1992 hướng dẫn thi hành Nghị định 115-HĐBT và 327-HĐBT trong lĩnh vực mua bán hàng hoá và kinh doanh dịch vụ trên thị trường do Bộ Thương mại ban hành
- 6Quyết định 24-TĐC/QĐ năm 1992 về đăng ký chất lượng hàng hoá do Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng ban hành
- 7Quyết định 397/QĐ năm 1992 về việc kiểm tra Nhà nước về chất lượng hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
- 8Quyết định 400/QĐ năm 1992 thanh tra Nhà nước về chất lượng hàng hoá do Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
- 9Quyết định 399-QĐ năm 1992 về thẩm quyền và thủ tục xử phạt các hành vi vi phạm pháp luật chất lượng hàng hoá do Ủy ban khoa học Nhà nước ban hành
- 10Quyết định 310/QĐ năm 1991 công bố tiêu chuẩn Việt Nam bắt buộc áp dụng do Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
- 11Quyết định 879/QĐ năm 1991 ban hành Quy định về chứng nhận hàng hoá phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam của Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
Nghị định 327-HĐBT năm 1991 thi hành Pháp lệnh chất lượng hàng hoá do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- Số hiệu: 327-HĐBT
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 19/10/1991
- Nơi ban hành: Hội đồng Bộ trưởng
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 21
- Ngày hiệu lực: 19/10/1991
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định