- 1Nghị định 136/2013/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội
- 2Thông tư liên tịch 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định 136/2013/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính ban hành
- 3Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4Thông tư liên tịch 06/2016/TTLT-BLĐTBXH-BTC sửa đổi Thông tư liên tịch 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định 136/2013/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2173/QĐ-UBND | Thanh Hóa, ngày 23 tháng 6 năm 2016 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 24/10/2014 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 06/2016/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 12/5/2016 về sửa đổi, bổ sung khoản 2 và khoản 4 Điều 11 Thông tư liên tịch số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 24/10/2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 1748/TTr-SLĐTBXH ngày 17/6/2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt phương án chuyển đổi chi trả trợ cấp xã hội hàng tháng từ phương thức do UBND cấp xã thực hiện sang phương thức chi trả trợ cấp xã hội hàng tháng thông qua hệ thống bưu điện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa với những nội dung như sau:
1. Mục tiêu, yêu cầu, phạm vi thực hiện phương án
1.1. Mục tiêu và yêu cầu
- Nâng cao hiệu quả công tác quản lý chi trả trợ cấp bảo trợ xã hội; đảm bảo tính chuyên nghiệp của cơ quan quản lý nhà nước trong việc giám sát, theo dõi, cập nhật, quản lý đối tượng; đảm bảo chi trả kịp thời, đủ, đúng đối tượng thụ hưởng.
- Thuận lợi cho công tác quản lý chế độ chính sách, đảm bảo tính minh bạch, công khai, khách quan, hạn chế những sai sót, tiêu cực.
- Đảm bảo an toàn nguồn tiền cũng như công tác thanh quyết toán.
- Góp phần cải cách thủ tục hành chính; giảm tải áp lực công việc cho đội ngũ cán bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện, xã.
1.2. Phạm vi và lộ trình thực hiện phương án
a. Phạm vi thực hiện:
Thực hiện tại các điểm chi trả của 635 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh.
b. Lộ trình thực hiện:
Thực hiện chi trả hàng tháng (12 tháng/năm), bắt đầu từ ngày 01/10/2016.
1.3. Đối tượng: Tất cả các đối tượng đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội thường xuyên tại cộng đồng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
2. Tổ chức dịch vụ chi trả trợ cấp xã hội
2.1. Hình thức tổ chức dịch vụ trợ cấp xã hội
- Chi trả trực tiếp cho đối tượng tại các điểm Bưu cục; điểm Bưu điện - Văn hóa xã, phường, thị trấn hoặc các đại lý Bưu điện trên địa bàn tỉnh.
- Chi trả theo địa chỉ (tại nhà đối tượng).
2.2. Tổ chức mạng lưới chi trả trợ cấp xã hội
Trên cơ sở kết quả khảo sát tình hình thực tế công tác chi trả trợ cấp xã hội do Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện đang thực hiện trên địa bàn tỉnh, kết hợp với điều kiện năng lực hiện có của Bưu điện tỉnh, xây dựng mạng lưới chi trả như sau:
a) Tổ chức mạng lưới điểm chi trả:
- Mạng lưới điểm chi trả được xây dựng trên nguyên tắc: Các điểm chi trả có vị trí giao thông thuận tiện, đảm bảo thuận lợi cho đối tượng tiếp cận và sử dụng mạng lưới điểm giao dịch của Bưu điện tỉnh.
- Các điểm giao dịch của Bưu điện đang thực hiện công tác chi trả lương hưu hiện nay. Trong đó:
+ Tại các thị trấn thuộc huyện: Điểm chi trả chính là Bưu điện trung tâm.
+ Tại các xã, phường thuộc huyện, thị xã, thành phố: Điểm chi trả chính là các Bưu cục cấp 1, 2, 3; các điểm Bưu điện - Văn hóa xã; các đại lý Bưu điện.
b) Địa điểm chi trả:
- Chi trả tại các điểm Bưu cục, điểm Bưu điện - Văn hóa xã hoặc các điểm do Bưu điện thuê (hội trường thôn, tổ dân phố) theo lịch, theo thời gian đã được thông báo cho đối tượng biết sau khi đã thống nhất trong hợp đồng.
- Chi trả tại nhà đối với những người không đến lĩnh được trong các trường hợp như: ốm đau, già yếu, neo đơn, không thể trực tiếp đến các điểm chi trả để nhận, nhưng không có người lĩnh thay.
Việc chi trả trợ cấp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội hàng tháng được thực hiện từ ngày 5 đến ngày 15 hàng tháng.
4. Ký hợp đồng, quy trình thực hiện chi trả và thanh quyết toán
4.1. Ký hợp đồng:
Căn cứ Quyết định phê duyệt của UBND tỉnh, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện trực tiếp ký hợp đồng thực hiện dịch vụ chi trả trợ cấp xã hội với cơ quan Bưu điện cấp huyện. Nội dung hợp đồng phải nêu rõ trách nhiệm và quyền lợi của mỗi bên; quy trình chuyển tiền và thanh quyết toán; quy trình, địa điểm, thời gian chi trả và mức phí chi trả. Việc ký kết, thực hiện hợp đồng và xử lý tranh chấp hợp đồng về việc chi trả chế độ chính sách trợ giúp xã hội được thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật.
4.2. Quy trình thực hiện chi trả
Bước 1: Lập danh sách và thông báo chi trả trợ cấp:
- Hàng tháng căn cứ đối tượng đang hưởng trợ cấp theo Quyết định của Chủ tịch UBND cấp huyện, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội lập danh sách đối tượng hưởng trợ cấp trong tháng bao gồm: Họ tên đối tượng, địa chỉ nơi cư trú của đối tượng; họ tên người nhận tiền hoặc người được ủy quyền nhận tiền cho đối tượng; số tiền trợ cấp trong tháng, bao gồm cả tiền truy lĩnh nếu có (theo mẫu số 01 kèm theo), gửi cho Bưu điện cấp huyện.
Thời gian Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện gửi danh sách cho Bưu điện huyện trước ngày 20 của tháng trước tháng chi trả trợ cấp. Riêng tháng 01 của năm ngân sách, gửi trước ngày 15 của tháng đó.
- Căn cứ vào danh sách chi trả trợ cấp hàng tháng do Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cung cấp. Bưu điện cấp huyện lập mẫu biểu danh sách chi trả cho đối tượng theo quy định tài chính hiện hành. Thông báo cho UBND cấp xã và đối tượng biết địa điểm chi trả và thời gian chi trả.
- Trường hợp tháng có Tết cổ truyền, căn cứ hồ sơ đã được cấp có thẩm quyền xét duyệt, phòng Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Bưu điện tham mưu đề xuất Chủ tịch UBND huyện xem xét quyết định chi trả luôn chế độ 02 tháng một lần (trong đó có 01 tháng Tết).
Bước 2: Chuyển tiền và thực hiện chi trả:
* Chuyển tiền:
Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội căn cứ danh sách đối tượng thụ hưởng (bao gồm cả đối tượng tăng, giảm so với tháng trước); số kinh phí chi trả chính sách trợ giúp xã hội trong tháng (bao gồm cả tiền truy lĩnh, mai táng phí của đối tượng) và lệ phí chi trả; thực hiện rút dự toán tại Kho bạc Nhà nước, lập ủy nhiệm chi chuyển tiền cho bưu điện huyện để chuyển cho các điểm chi trả.
Thời gian chuyển tiền cho bưu điện huyện hoàn tất vào trước ngày 25 của tháng trước tháng chi trả trợ cấp. Thời gian thực hiện chi trả trước ngày 10 hàng tháng. Riêng Tháng 01, chi trả trước ngày 20/01.
* Thực hiện chi trả:
- Căn cứ vào danh sách chi trả hàng tháng do phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cung cấp, Bưu điện huyện lập danh sách chi trả cho các hộ gia đình tại điểm giao dịch gần nơi đối tượng cư trú (thuận tiện cho đối tượng đến nhận tiền) và chuyển danh sách đối tượng cho các điểm giao dịch trên địa bàn xã, phường, thị trấn được phân công chi trả.
- Các điểm giao dịch thực hiện chi trả và yêu cầu đối tượng nhận tiền hoặc người được ủy quyền nhận tiền ký nhận và ghi rõ họ tên vào danh sách chi trả; đồng thời cán bộ chi trả ký xác nhận vào sổ theo dõi lĩnh tiền trợ cấp của đối tượng. Trường hợp người nhận tiền không có khả năng ký nhận thì dùng ngón tay để điểm chỉ. Trường hợp gia đình không đến lĩnh tiền trợ cấp, hoặc cán bộ chi trả đến tận nhà nhưng không có người nhận, cán bộ chi trả nộp lại số kinh phí chưa chi trả cho Bưu điện để chuyển vào tháng sau;
- Trường hợp 2 tháng liên tục, đối tượng không nhận tiền, cán bộ chi trả có trách nhiệm phối hợp với UBND cấp xã tìm hiểu nguyên nhân. Nếu do đối tượng chết, mất tích hoặc chuyển khỏi địa bàn, Bưu điện có trách nhiệm thông báo cho UBND cấp xã và Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội biết để làm thủ tục cắt trợ cấp, tạm dừng chi trả trợ cấp theo quy định.
- Trường hợp không đầy đủ giấy tờ hoặc giấy tờ không khớp đúng: nhân viên chi trả tại các điểm chi trả chuyển trả giấy tờ cho đối tượng và hướng dẫn đối tượng bổ sung các giấy tờ còn thiếu. Khi đầy đủ giấy tờ theo quy định thì mới phát tiền.
- Sơ đồ phát tiền tại điểm chi trả:
Nhân viên thứ nhất nhận và kiểm tra các giấy tờ liên quan: Sổ nhận chế độ trợ cấp kèm theo chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân có ảnh của người hưởng chế độ hoặc giấy ủy quyền (nếu là người lĩnh thay); nhận dạng (đối tượng thụ hưởng hay người được ủy quyền) thấy khớp đúng chuyển qua cho nhân viên 2 phát tiền.
Nhân viên thứ hai hướng dẫn cho người hưởng ký vào Danh sách chi tiền (theo mẫu số 02 kèm theo) và thực hiện phát tiền, trả giấy tờ cho người nhận. Nguyên tắc chi trả là chi đúng, chi đủ (kể cả tiền lẻ) cho người được thụ hưởng.
- Trường hợp người hưởng là đối tượng do bệnh tật tật nặng, thường xuyên ốm đau, già yếu không có khả năng đi nhận trợ cấp tại điểm chi trả và cũng không có khả năng đi làm thủ tục ủy quyền người lĩnh hộ thì các điểm chi trả cử nhân viên đến tận nhà chi trả cho đối tượng (không mất phí).
- Kết thúc buổi chi trả, nhân viên kiểm đếm lại tiền, đối chiếu với danh sách người hưởng, xử lý ngay nếu có các sai sót, phát sinh; thực hiện việc lưu quỹ, nộp quỹ theo đúng quy định.
- Cuối đợt chi trả, các điểm chi trả tập hợp thanh toán chi trả cùng toàn bộ danh sách có chữ ký của người hưởng để Bưu điện huyện tiến hành thanh toán với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định.
4.3. Báo cáo và quyết toán
- Hàng quý, Bưu điện chuyển chứng từ (danh sách chi trả; số tiền đã chi trả và danh sách đối tượng chưa nhận tiền nếu có) về Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội để làm cơ sở quyết toán với ngân sách nhà nước. Thời gian quyết toán quý xong trước ngày mùng 10 của tháng đầu quý sau.
- Danh sách chi trả phải được người nhận ký trực tiếp, trường hợp nhận thay phải có giấy ủy quyền và được chính quyền địa phương xác nhận.
- Danh sách số người, số tiền chưa chi trả và nguyên nhân chưa chi trả (nếu có), phải có xác nhận của trưởng thôn, tổ dân phố và UBND xã, phường, thị trấn.
5.1. Quy trình giải quyết những thắc mắc liên quan
Điểm dịch vụ chi trả tiếp nhận, giải đáp các ý kiến thắc mắc của đối tượng. Nếu vượt quá thẩm quyền, phối hợp với UBND cấp xã giải quyết, trả lời cho đối tượng. Trường hợp các ý kiến thắc mắc không thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp xã thì tổng hợp bằng văn bản, chuyển cho Bưu điện cấp huyện.
Bưu điện cấp huyện tổng hợp các ý kiến thắc mắc chưa giải thích được do các điểm chi trả gửi đến và chuyển cho Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.
Căn cứ vào ý kiến thắc mắc của đối tượng, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thông qua bộ phận tiếp dân để trả lời. Bưu điện huyện, thị, thành phố tiếp nhận thông tin và trả lời đối tượng.
Thời gian trả lời cho đối tượng trong vòng 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được phản ánh.
5.2. Thiết lập đường dây điện thoại
Bưu điện thiết lập đường dây điện thoại để tiếp nhận các thắc mắc, khiếu nại của các đối tượng. Bưu điện phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội để giải quyết và trả lời các thắc mắc, khiếu nại kịp thời cho đối tượng theo quy trình. Hệ thống Bưu điện niêm yết công khai số máy xử lý khiếu nại tại các điểm chi trả để đối tượng biết và liên lạc khi cần thiết.
Nếu vướng mắc vượt quá thẩm quyền của Bưu điện và Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, thị, thành phố thì Bưu điện tỉnh phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để giải quyết.
6. Kinh phí chi trả trợ cấp xã hội
6.1. Kinh phí chi trả trợ cấp cho đối tượng
Kinh phí thực hiện chi trả được chi từ nguồn đảm bảo xã hội của các huyện, thị xã, thành phố theo dự toán ngân sách hàng năm được giao theo số lượng đối tượng và định mức trợ cấp theo quy định hiện hành.
6.2. Phí quản lý đối tượng và lệ phí chi trả
- Kinh phí hỗ trợ UBND xã, phường, thị trấn theo dõi, quản lý, lập hồ sơ, danh sách đối tượng: Thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC.
- Mức phí dịch vụ chi trả: Áp dụng bằng mức chi trả cho cán bộ cấp xã theo quy định tại Thông tư liên tịch số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC: 1.000.000 đồng/xã, phường, thị trấn/tháng.
- Nhiệm vụ chi và nguồn kinh phí thanh toán phí dịch vụ chi trả cho Bưu điện:
+ Đối với năm 2016: Nhiệm vụ chi và nguồn kinh phí thực hiện chi trả này thuộc ngân sách cấp xã đã được giao tại Quyết định 5256/2015/QĐ-UBND ngày 14/12/2015 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc giao dự toán thu ngân sách nhà nước, chi ngân sách địa phương và phương án phân bổ ngân sách cấp tỉnh năm 2016.
Căn cứ thời điểm và địa bàn thực hiện của phương án, UBND huyện báo cáo HĐND huyện điều chỉnh dự toán kinh phí và nhiệm vụ chi này từ ngân sách cấp xã về ngân sách cấp huyện bắt đầu từ thời điểm thực hiện và địa bàn thực hiện để huyện có nguồn thanh toán chi phí chi trả cho bưu điện.
+ Đối với năm 2017: Nhiệm vụ chi và nguồn kinh phí này thuộc ngân sách cấp huyện.
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Ký hợp đồng trách nhiệm với Bưu điện tỉnh về việc cung cấp dịch vụ.
- Hướng dẫn Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các huyện, thị xã, thành phố ký hợp đồng chi trả trợ cấp xã hội với Bưu điện huyện, thị xã, thành phố và phối hợp thực hiện theo đúng quy định của pháp luật; điều phối các hoạt động, kiểm tra, giám sát các nội dung theo hợp đồng đã ký.
- Chủ trì, phối hợp việc hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra, giám sát tổ chức thực hiện Phương án trên địa bàn tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và Bưu điện tỉnh tổ chức tập huấn nghiệp vụ chi trả trợ cấp và các chính sách trợ giúp xã hội cho đội ngũ giao dịch viên/nhân viên bưu điện và cán bộ lao động, thương binh xã hội cơ sở, đảm bảo nắm vững quy trình nghiệp vụ, chế độ hiện hành để có thể giải đáp các thắc mắc thường gặp của đối tượng và tháo gỡ những khó khăn phát sinh trong quá trình thực hiện chi trả.
Kinh phí tập huấn chuyển giao phương án chi trả, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Sở Tài chính trình UBND tỉnh phê duyệt.
- Giải quyết các khiếu nại, thắc mắc kịp thời khi nhận được phản ánh từ cơ sở.
2. Sở Tài chính
- Chủ trì, tham mưu cho UBND tỉnh phân bổ và bố trí ngân sách thực hiện các chính sách bảo trợ xã hội (bao gồm cả kinh phí đảm bảo chi trả trợ cấp thường xuyên cho đối tượng bảo trợ xã hội và chi phí quản lý: xét duyệt, thẩm định hồ sơ, tuyên truyền phổ biến chính sách, kiểm tra giám sát, phí cung cấp dịch vụ chi trả theo đúng quy định của Chính phủ và của Tỉnh) cho UBND các huyện, thị xã, thành phố để đảm bảo việc quản lý và chi trả trợ cấp cho các đối tượng bảo trợ xã hội thường xuyên hàng tháng tại cộng đồng trên địa bàn quản lý.
- Bố trí kinh phí và phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Bưu điện tỉnh tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chính sách xã hội cơ sở và giao dịch viên/nhân viên trực tiếp thực hiện nhiệm vụ chi trả.
- Kiểm tra và tổng hợp dự toán, quyết toán kinh phí chi trả của các huyện theo quy định hiện hành về phân cấp quản lý ngân sách.
3. Bưu điện tỉnh
- Ký hợp đồng trách nhiệm với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Chỉ đạo, hướng dẫn Bưu điện các huyện, thị xã, thành phố ký hợp đồng dịch vụ chi trả trợ cấp với phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các huyện, thị xã, thành phố theo đúng quy định. Chỉ đạo các bưu điện huyện, thị xã, thành phố, các điểm chi trả đảm bảo kịp thời, đầy đủ, đúng đối tượng, đúng địa điểm. Chỉ đạo thanh quyết toán theo đúng hợp đồng đã ký kết.
- Phối hợp cùng Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức tập huấn nghiệp vụ, nâng cao năng lực cho đội ngũ giao dịch viên/nhân viên trực tiếp thực hiện nhiệm vụ chi trả, đảm bảo nhân viên nắm vững quy trình nghiệp vụ, đồng thời có thể giải đáp các thắc mắc thường gặp của đối tượng.
- Ban hành quy trình và giao nhiệm vụ cụ thể về cung cấp dịch vụ chi trả bảo trợ xã hội cho các bưu điện tuyến huyện và các điểm chi trả theo đúng hợp đồng và đúng yêu cầu của quy trình chi trả. Phối hợp với UBND cấp xã giải đáp thắc mắc, khiếu nại của đối tượng. Không được thu thêm bất kỳ một loại khoản phí nào của đối tượng. Đảm bảo khoa học, thuận tiện, phục vụ chu đáo, tận tình, đạt được sự hài lòng của đối tượng và sự ủng hộ của người dân.
- Cung cấp trang thiết bị và nhân lực để bảo quản tiền mặt; bảo đảm an toàn trong suốt quá trình vận chuyển tiền và tổ chức chi trả. In ấn sổ sách, mẫu biểu phục vụ cho công tác chi trả và chứng từ thanh quyết toán theo quy định.
- Chỉ đạo bưu điện các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với UBND các xã, phường, thị trấn tổ chức tuyên truyền sâu rộng đến các thôn, xóm, bản và các đối tượng bảo trợ xã hội về hình thức chi trả này. Đồng thời tiếp nhận thông tin từ đối tượng hưởng trợ cấp và phản hồi đến cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội để kịp thời giải quyết.
- Kiểm tra và giám sát Bưu điện cấp huyện trong việc triển khai công tác chi trả trợ cấp cho đối tượng.
4. UBND các huyện, thị xã, thành phố
- Bố trí kinh phí đảm bảo thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn; đảm bảo kinh phí chi trả phí dịch vụ cho bưu điện (đơn vị cung cấp dịch vụ chi trả) trong dự toán chi đảm bảo xã hội hàng năm và quyết toán kinh phí theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn hiện hành.
- Chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội:
+ Phối hợp với Bưu điện huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện phương án trên địa bàn. Ký hợp đồng cung cấp dịch vụ chi trả trợ cấp bảo trợ xã hội với hệ thống Bưu điện huyện, thị xã, thành phố.
+ Hàng tháng chuyển kinh phí cho đơn vị cung cấp dịch vụ; lập và gửi danh sách chi trả trợ cấp đối tượng bảo trợ xã hội cho Bưu điện cấp huyện.
+ Kiểm tra và giám sát Bưu điện cấp huyện trong việc triển khai công tác chi trả trợ cấp cho đối tượng. Tổng hợp quyết toán với Ngân sách Nhà nước theo quy định hiện hành. Định kỳ tổng hợp báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
+ Phối hợp với Bưu điện cấp huyện và các điểm dịch vụ chi trả giải đáp thắc mắc, khiếu nại của đối tượng.
- Chỉ đạo UBND xã, phường, thị trấn:
+ Quản lý đối tượng, lập danh sách, theo dõi biến động tăng, giảm hàng tháng của đối tượng báo cáo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.
+ Phối hợp với Bưu điện tìm hiểu nguyên nhân đối tượng không đến nhận tiền trợ cấp; trả lời, giải đáp thắc mắc của đối tượng.
+ Theo dõi và giám sát việc chi trả của đơn vị cung cấp dịch vụ. Tổng hợp và báo cáo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội về các ý kiến phản hồi của người dân đối với dịch vụ chi trả trợ cấp xã hội qua đơn vị cung cấp dịch vụ.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở: Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài chính; Giám đốc Bưu điện tỉnh; Giám đốc Kho bạc nhà nước tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
UBND HUYỆN/THỊ XÃ/THÀNH PHỐ……… | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
DANH SÁCH ĐỐI TƯỢNG BẢO TRỢ XÃ HỘI THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 136/2013/NĐ-CP
THÁNG .../20...
…………., ngày tháng năm 201...
STT | Họ và tên đối tượng | Địa chỉ cư trú | Loại đối tượng | Số sổ trợ cấp | Mức trợ cấp hàng tháng (đồng) | Số tiền truy lĩnh (đồng) | Ghi chú |
I | Xã ………….. | ||||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
II | Xã …………. | ||||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
NGƯỜI LẬP | TRƯỞNG PHÒNG |
BƯU ĐIỆN HUYỆN……. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
DANH SÁCH CHI TRẢ TIỀN TRỢ CẤP XÃ HỘI THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 136/2013/NĐ-CP
THÁNG …/20...
………………, ngày tháng năm 201...
STT | Họ và tên đối tượng | Họ và tên người được ủy quyền (nếu có) | Địa chỉ cư trú | Loại đối tượng | Số sổ trợ cấp | Mức trợ cấp hàng tháng (nghìn đồng) | Số tiền truy lĩnh (nghìn đồng) | Ký nhận (ghi rõ họ tên) |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
4 |
|
|
|
|
|
|
|
|
5 |
|
|
|
|
|
|
|
|
6 |
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
NHÂN VIÊN THỨ NHẤT | NHÂN VIÊN THỨ 2 | LÃNH ĐẠO BƯU CỤC/ĐIỂM BƯU ĐIỆN - VĂN HÓA XÃ |
- 1Quyết định 560/QĐ-UBND năm 2015 bãi bỏ Quyết định 396/QĐ-UBND quy định số lượng và mức chi cho người làm công tác chi trả trợ cấp xã hội hàng tháng tại xã, phường, thị trấn tỉnh Khánh Hòa
- 2Quyết định 1337/QĐ-UBND năm 2014 Quy định mức lệ phí chi trả cho đơn vị cung cấp dịch vụ thực hiện chi trả trợ cấp xã hội hàng tháng do Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình ban hành
- 3Quyết định 481/QĐ-UBND năm 2015 bãi bỏ Quyết định 1362/QĐ-CT năm 2012 về mức chi hỗ trợ cho cá nhân trực tiếp làm công tác chi trả trợ cấp xã hội tại xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 4Quyết định 1652/QĐ-UBND năm 2016 thực hiện chi trả trợ cấp xã hội cho đối tượng bảo trợ xã hội thông qua Bưu điện trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 5Quyết định 2907/QĐ-UBND năm 2016 giải quyết chế độ trợ cấp một lần đối với người được cử làm chuyên gia sang giúp Lào và Căm-pu-chia do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 6Quyết định 26/2023/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 52/2012/QĐ-UBND về thù lao đối với cá nhân trực tiếp chi trả trợ cấp xã hội hàng tháng tại phường - xã, thị trấn, thành phố Hồ Chí Minh
- 1Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 2Nghị định 136/2013/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội
- 3Thông tư liên tịch 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định 136/2013/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính ban hành
- 4Quyết định 560/QĐ-UBND năm 2015 bãi bỏ Quyết định 396/QĐ-UBND quy định số lượng và mức chi cho người làm công tác chi trả trợ cấp xã hội hàng tháng tại xã, phường, thị trấn tỉnh Khánh Hòa
- 5Quyết định 1337/QĐ-UBND năm 2014 Quy định mức lệ phí chi trả cho đơn vị cung cấp dịch vụ thực hiện chi trả trợ cấp xã hội hàng tháng do Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình ban hành
- 6Quyết định 481/QĐ-UBND năm 2015 bãi bỏ Quyết định 1362/QĐ-CT năm 2012 về mức chi hỗ trợ cho cá nhân trực tiếp làm công tác chi trả trợ cấp xã hội tại xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 7Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 8Quyết định 5256/2015/QĐ-UBND về giao dự toán thu ngân sách nhà nước, chi ngân sách địa phương và phân bổ ngân sách cấp tỉnh năm 2016 của tỉnh Thanh Hóa
- 9Thông tư liên tịch 06/2016/TTLT-BLĐTBXH-BTC sửa đổi Thông tư liên tịch 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định 136/2013/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội
- 10Quyết định 1652/QĐ-UBND năm 2016 thực hiện chi trả trợ cấp xã hội cho đối tượng bảo trợ xã hội thông qua Bưu điện trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 11Quyết định 2907/QĐ-UBND năm 2016 giải quyết chế độ trợ cấp một lần đối với người được cử làm chuyên gia sang giúp Lào và Căm-pu-chia do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 12Quyết định 26/2023/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 52/2012/QĐ-UBND về thù lao đối với cá nhân trực tiếp chi trả trợ cấp xã hội hàng tháng tại phường - xã, thị trấn, thành phố Hồ Chí Minh
Quyết định 2173/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt phương thức chi trả trợ cấp xã hội hàng tháng thông qua hệ thống bưu điện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- Số hiệu: 2173/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 23/06/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa
- Người ký: Phạm Đăng Quyền
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 23/06/2016
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết