Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 21/2006/QĐ-UBND | Long Xuyên, ngày 27 tháng 04 năm 2006 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân đã được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 246/2005/QĐ-TTg ngày 06/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển Công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 32/2006/QĐ-TTg ngày 07/02/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển viễn thông và Internet Việt Nam đến năm 2010;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Bưu chính, Viễn thông tại tờ trình số 10/TTr-SBCVT ngày 31/3/2006 về việc đề nghị phê duyệt Kế hoạch tổng thể ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin và truyền thông trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020,
QUYẾT ĐỊNH :
1. Mục tiêu phát triển đến năm 2010:
a) Mục tiêu phát triển hạ tầng viễn thông và Internet:
- Mật độ điện thoại đạt khoảng 22 máy/100 dân; trong đó riêng năm 2006, dự kiến kế hoạch đạt khoảng 10,8 máy/100 dân.
- Mật độ thuê bao Internet bình quân 3,8 thuê bao/100 dân (trong đó khoảng 25% là thuê bao băng rộng); riêng năm 2006: 0,36 thuê bao/100 dân.
- Hầu hết các cơ quan hành chính Nhà nước, chính quyền cấp tỉnh, huyện được kết nối Internet băng rộng và kết nối mạng diện rộng của Chính phủ.
- 100% các huyện và xã trong tỉnh được phục vụ dịch vụ băng rộng với giá cước chấp nhận được.
- 100% các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề, trung tâm giáo dục thường xuyên và trung học phổ thông có truy cập Internet tốc độ cao.
- 100% các trường trung học cơ sở, bệnh viện được kết nối Internet.
- 100% bưu điện văn hóa xã và trung tâm học tập cộng đồng có kết nối Internet.
b) Mục tiêu phát triển ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT&TT):
- Xây dựng và phát triển công dân điện tử:
+ Từng bước đưa Công nghệ thông tin và truyền thông vào đời sống của công dân, thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị.
+ 80% thanh niên ở thành phố, thị xã, thị trấn thuộc tỉnh biết sử dụng CNTT&TT.
+ 80% bệnh viện sử dụng hệ thống quản lý điện tử ngành y tế.
+ >80% cán bộ y tế biết sử dụng tin học.
- Xây dựng và phát triển chính phủ điện tử:
+ Đảm bảo hệ thống chỉ đạo, điều hành, trao đổi thông tin thông suốt, kịp thời từ tỉnh đến huyện, thị, thành và các phường, xã.
+ Người dân và các doanh nghiệp có thể tìm kiếm thông tin liên quan đến các hoạt động của các cơ quan hành chính một cách nhanh chóng.
+ 100% các Sở, ban ngành tỉnh có trang thông tin điện tử với đầy đủ thông tin về hoạt động của cơ quan, pháp luật, chính sách, quy định, thủ tục hành chính, quy trình làm việc, các dự án đầu tư, đấu thầu và mua sắm...
+ 50% các văn bản được lưu chuyển trên mạng; đa số cán bộ công chức Nhà nước có điều kiện sử dụng thư chuyển trên mạng và khai thác thông tin trong công việc.
+ 100% các cơ quan báo chí trên địa bàn thiết lập được website riêng.
+ Một số dịch vụ hành chính công cơ bản trực tuyến, trong đó chú trọng các dịch vụ khai báo, đăng ký, cấp phép trực tuyến qua hệ thống thông tin các Sở ngành và các huyện, thị, thành phố thuộc tỉnh.
- Xây dựng và phát triển doanh nghiệp điện tử:
+ >50% doanh nghiệp ứng dụng CNTT&TT vào các hoạt động quản lý, điều hành, quảng bá thương hiệu, tiếp thị, mở rộng thị trường, giám sát, tự động hóa các quy trình sản xuất, thiết kế, kiểm tra...
+ >30% doanh nghiệp tại Tp. Long Xuyên và thị xã Châu Đốc thực hiện báo cáo thống kê, khai báo thuế qua mạng và >50% đăng ký và được cấp phép kinh doanh qua mạng.
- Phát triển giao dịch và thương mại điện tử: Tăng cường nhận thức và hiểu biết, khuyến khích áp dụng thương mại điện tử trong nhân dân; thúc đẩy, khuyến khích và hỗ trợ phát triển thương mại điện tử cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khu vực tư nhân.
c) Mục tiêu phát triển bưu chính:
- Đạt mức độ phục vụ bình quân dưới 7.000 người trên 1 điểm phục vụ, bán kính phục vụ bình quân dưới 2,2 km.
- Đối với mạng lưới bưu chính của Bưu điện tỉnh:
+ Mạng phục vụ: 2 bưu cục trung tâm (tăng thêm 01 bưu cục trung tâm tại Châu Đốc); 30 bưu cục khu vực có doanh thu >20 triệu đồng/tháng; 100% phường, xã có điểm phục vụ là Bưu điện văn hóa xã hoặc bưu cục phục vụ; 400 đại lý dịch vụ tư nhân và mỗi năm phát triển thêm khoảng 50 đại lý công cộng.
+ Mạng vận chuyển bưu chính: 100% đường vận chuyển Bưu chính cấp II (tỉnh-huyện) và bưu cục trọng điểm được sử dụng xe ô tô chuyên ngành; đường thư cấp III (huyện-xã) sử dụng kết hợp xe chuyên ngành và công cộng để đảm bảo vận chuyển ít nhất 2 chuyến thư/ngày.
- Đối với cơ sở vật chất giao dịch:
+ Đầu tư mới, mở rộng tách riêng viễn thông hoạt động độc lập và kinh doanh theo hướng đa ngành nghề đối với nhà bưu điện huyện.
+ Cải tạo, mở rộng bưu cục khu vực và điểm bưu điện văn hóa xã để vừa hoạt động bưu chính vừa cho các công ty viễn thông thuê nơi lắp đặt thiết bị.
d) Mục tiêu phát triển công nghiệp điện tử-tin học:
Bước đầu khuyến khích hình thành một vài doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực công nghiệp CNTT&TT, trong đó đặc biệt là công nghiệp nội dung, công nghiệp phần mềm và công nghiệp điện tử viễn thông, làm nền tảng để phát triển nhanh công nghiệp CNTT&TT sau năm 2010.
đ) Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực CNTT&TT:
- Hầu hết cán bộ, công chức, viên chức, giáo viên các cấp, bác sĩ, y sĩ, sinh viên đại học và cao đẳng, học sinh trung học chuyên nghiệp, trung học nghề và trung học phổ thông; 50% học sinh trung học cơ sở và một bộ phận dân cư có nhu cầu được đào tạo ứng dụng CNTT&TT.
- Đảm bảo tỷ lệ 1 giảng viên CNTT&TT/15 sinh viên ở các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp.
- Đào tạo 50 người có trình độ sau đại học ở các cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan Đảng, Đại học An Giang.
e) Mục tiêu phát triển thị trường CNTT&TT:
Phấn đấu đến năm 2010, tỷ trọng các doanh nghiệp mới ( ngoài tập đoàn bưu chính viễn thông) đối với một số dịch vụ quan trọng như điện thoại quốc tế, thuê kênh, thông tin di động, Internet băng rộng đạt tỷ lệ 30-35% thị phần.
2. Định hướng phát triển đến 2020:
- Mật độ điện thoại đạt khoảng 60 máy/100 dân; trong đó cố định: 20 máy/100 dân, di động 40 máy/100 dân.
- Mật độ thuê bao Internet bình quân: >22 thuê bao/100 dân
- 100% các doanh nghiệp trong tỉnh ứng dụng công nghệ thông tin.
- 100% các doanh nghiệp tại Long Xuyên, Châu Đốc đăng ký kinh doanh qua mạng.
- 100% các doanh nghiệp tại Long Xuyên, Châu Đốc báo cáo thống kê, khai báo thuế qua mạng.
II. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Giải pháp nâng cao nhận thức:
a) Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức và đào tạo căn bản về tin học cho lãnh đạo các cấp, cán bộ công chức trong toàn tỉnh.
b) Đẩy mạnh việc đào tạo và nâng cao kiến thức tin học cho cán bộ cấp cơ sở và kiến thức về sử dụng Internet cho người dân vùng nông thôn.
c) Nâng cao năng lực sử dụng CNTT&TT trong nhân dân thông qua các hình thức tuyên truyền, phổ biến kiến thức cơ bản về CNTT&TT trên Internet và các phương tiện thông tin đại chúng; hình thành 01 chuyên mục giới thiệu, cung cấp thông tin về phát triển và ứng dụng CNTT&TT trong và ngoài nước định kỳ hàng tháng và 01 chuyên mục hướng dẫn sử dụng tin học và Internet định ký hàng tuần trên đài phát thanh và truyền hình An Giang.
2. Giải pháp về đầu tư:
a) Phấn đấu dành 1% tổng chi ngân sách nhà nước đầu tư cho ứng dụng và phát triển CNTT&TT.
b) Có chính sách thu hút, khuyến khích đầu tư, tạo điều kiện huy động, các nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế và các nguồn đầu tư nước ngoài để thực hiện các dự án trọng điểm có tính đột phá, các dự án ưu tiên trong lĩnh vực CNTT&TT trên địa bàn tỉnh; phấn đấu huy động đủ yêu cầu về vốn đầu tư giai đoạn 2006-2010 (khoảng 1.540 tỷ đồng chiếm >1% tổng GDP toàn tỉnh).
3. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho CNTT&TT
- Rà soát, đánh giá lại toàn bộ các cơ sở đào tạo và chương trình đào tạo về CNTT để có giải pháp cải tiến thích hợp.
- Hàng năm tiến hành điều tra, rà soát đánh giá lại toàn bộ nguồn nhân lực hoạt động CNTT trong các cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan Đảng, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế để cập nhật và có kế hoạch phát triển phù hợp.
- Hợp tác với Thành phố Hồ Chí Minh và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam trong việc hỗ trợ đào tạo nhân lực CNTT.
- Thực hiện xã hội hóa đào tạo nguồn nhân lực CNTT&TT, khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tổ chức các loại hình đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho CNTT. Có chính sách khuyến khích và ưu đãi các trường học sử dụng Internet, khuyến khích ứng dụng CNTT vào giáo dục.
- Triển khai thực hiện Đề án phát triển nguồn nhân lực CNTT&TT.
4. Tăng cường năng lực và hiệu quả quản lý Nhà nước về CNTT&TT:
- Thành lập Ban Điều phối CNTT&TT của tỉnh, Sở Bưu chính, Viễn thông là thường trực Chương trình.
- Củng cố và kiện toàn bộ máy quản lý Nhà nước về CNTT&TT từ tỉnh đến huyện: củng cố nhân sự, sắp xếp biên chế hợp lý.
- Xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn chức danh, có chế độ đãi ngộ hợp lý, xây dựng và đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ quản lý CNTT&TT.
- Phổ biến và áp dụng các tiêu chuẩn quản lý và tiêu chuẩn kỹ thuật về CNTT&TT.
5. Phát triển thị trường CNTT&TT:
- Thực hiện mở cửa thị trường viễn thông và Internet, chủ động hội nhập quốc tế theo lộ trình đã được cam kết đa phương và song phương. Chuyển mạnh sang thị trường cạnh tranh, tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế tham gia cung cấp dịch vụ viễn thông và Internet. Tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để các doanh nghiệp mới (ngoài VNPT) chiếm 30-35% thị phần dịch vụ viễn thông và Internet vào năm 2010.
- Có chính sách thu hút chuyên gia CNTT&TT về công tác tại An Giang.
- Có chính sách quan tâm, hỗ trợ phát triển nông thôn, đặc biệt là vùng sâu vùng xa, miền núi.
6. Tăng cường hợp tác, liên kết trong nước và quốc tế:
- Tranh thủ sự hỗ trợ, chia sẻ thông tin tri thức, kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ trong mọi lĩnh vực nghiên cứu, quản lý, sản xuất, kinh doanh, đào tạo của các tổ chức quốc tế, các công ty đa quốc gia, các cơ sở nghiên cứu, các trung tâm tư vấn, các chuyên gia, đặc biệt là người Việt Nam ở nước ngoài thông qua biện pháp liên hệ trực tiếp, qua các tổ chức, đoàn thể và các chương trình hỗ trợ của Trung ương.
- Thường xuyên củng cố và phát huy mối quan hệ gắn bó, hợp tác liên kết giữa ba chủ thể Nhà nước, doanh nghiệp và người sử dụng, đặc biệt chú ý quan tâm các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
III. CÁC DỰ ÁN TRỌNG ĐIỂM VỀ CNTT&TT GIAI ĐOẠN 2006-2010:
1. Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng viễn thông của các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông
2. Đề án tin học hóa quản lý hành chính Nhà nước (Đề án 112)
3. Đề án tin học hóa hệ thống hoạt động của các cơ quan Đảng (Đề án 47)
4. Dự án phổ cập tin học và Inetrnet nông thôn
5. Dự án quản lý cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hộ cá thể tại các huyện thị, thành
6. Dự án đăng ký kinh doanh qua mạng
7. Dự án ứng dụng CNTT tại các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
8. Dự án xây dựng hệ thống thông tin và ứng dụng CNTT về y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng
9. Dự án trang thiết bị tin học, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục và đào tạo.
10. Phát triển phần mềm thực hiện chế độ báo cáo thống kê qua mạng
11. Phát triển phần mềm thực hiện kê khai thuế qua mạng
12. Dự án xây dựng cổng thông tin điện tử doanh nghiệp
13. Các dự án ứng dụng CNTT trong lĩnh vực Nông nghiệp & PTNT
14. Dự án xây dựng các trang web cho các Sở, ban, ngành, huyện thị, thành
15. Dự án quản lý cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh và ứng dụng CNTT trong quản lý các hoạt động thương mại
16. Dự án ứng dụng CNTT trong quản lý và nghiệp vụ ngành du lịch
17. Dự án ứng dụng CNTT trong quản lý quy hoạch và thẩm định thiết kế cơ sở các công trình nhà ở
18. Dự án xây dựng hệ thống thông tin Tài nguyên môi trường tỉnh An Giang (giai đoạn 1: Hệ thống thông tin đất đai)
19. Dự án xây dựng và triển khai ngân hàng dữ liệu thông tin KHCN phục vụ phát triển KT-XH nông thôn tỉnh An Giang.
20. Dự án ứng dụng CNTT trong công tác quản lý ngành Công nghiệp
21. Dự án ứng dụng CNTT trong quản lý và nghiệp vụ ngành tài chính
22. Dự án ứng dụng CNTT trong công tác nghiệp vụ ngành tư pháp
23. Dự án ứng dụng CNTT trong lĩnh vực giao thông vận tải
24. Dự án ứng dụng CNTT trong quản lý dân cư, lao động, thương binh và phúc lợi xã hội
25. Dự án xây dựng Báo An Giang điện tử
26. Dự án ứng dụng CNTT trong quản lý đơn thư khiếu tố ngành thanh tra
27. Các Dự án ứng dụng CNTT trong quản lý ngành công an
28. Dự án ứng dụng CNTT trong ngành Hải quan
29. Dự án xây dựng Thư viện điện tử
1. Sở Bưu chính, Viễn thông chủ trì, phối hợp cùng các Sở ngành, địa phương xây dựng kế hoạch cụ thể hàng năm triển khai thực hiện Kế hoạch tổng thể ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin và truyền thông trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020; sơ kết tình hình thực hiện Kế hoạch hàng năm và tổng kết tình hình thực hiện Kế hoạch tổng thể vào năm kết thúc.
2. Sở Kế hoạch & Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Bưu chính, Viễn thông cân đối, tổng hợp, bố trí kinh phí trong kế hoạch Nhà nước 5 năm 2006-2010 và hàng năm cho các dự án trọng điểm về CNTT&TT giai đoạn 2006-2010; xây dựng các giải pháp triển khai chính sách huy động vốn đầu tư cho ứng dụng và phát triển CNTT&TT trên địa bàn tỉnh.
3. Sở Thương mại chủ trì phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Bưu chính, Viễn thông và các Sở ngành có liên quan xây dựng và tạo điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp CNTT&TT phát triển thị trường và thương hiệu cho các sản phẩm CNTT&TT của tỉnh.
4. Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực CNTT&TT.
5. Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Sở Bưu chính, Viễn thông và các Sở ngành có liên quan có kế hoạch thúc đẩy nghiên cứu triển khai CNTT&TT trên địa bàn tỉnh.
6. Thủ trưởng các Sở, ban ngành, Chủ tịch UBND huyện, thị, thành phố căn cứ vào Kế hoạch tổng thể ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin và truyền thông trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020 xây dựng kế hoạch hàng năm, triển khai các hoạt động thường xuyên của đơn vị về ứng dụng và phát triển CNTT&TT.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
- 1Quyết định 3158/QĐ-UBND năm 2007 phê duyệt Kế hoạch phát triển công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước tỉnh Lào Cai giai đoạn 2007-2010 do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành
- 2Quyết định 1842/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Kế hoạch ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011 – 2015
- 3Kế hoạch 3839/KH-UBND năm 2013 ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin tỉnh Bến Tre năm 2014
- 4Nghị quyết 64/2006/NQ-HĐND về Quy hoạch tổng thể phát triển công nghệ thông tin tỉnh Phú Thọ đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020
- 5Chỉ thị 09/CT-UBND năm 2018 về nâng cao chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT Index) của tỉnh Bình Thuận
- 6Quyết định 33/2023/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 21/2006/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch tổng thể ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin và truyền thông trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020
- 7Quyết định 289/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh An Giang kỳ 2019-2023
- 8Quyết định 152/QĐ-UBND năm 2024 công bố Danh mục Nghị quyết, Quyết định quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong năm 2023
- 1Quyết định 33/2023/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 21/2006/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch tổng thể ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin và truyền thông trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020
- 2Quyết định 289/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh An Giang kỳ 2019-2023
- 3Quyết định 152/QĐ-UBND năm 2024 công bố Danh mục Nghị quyết, Quyết định quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong năm 2023
- 1Quyết định 246/2005/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 32/2006/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển viễn thông và Internet Việt Nam đến năm 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 3158/QĐ-UBND năm 2007 phê duyệt Kế hoạch phát triển công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước tỉnh Lào Cai giai đoạn 2007-2010 do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành
- 4Quyết định 1842/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Kế hoạch ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011 – 2015
- 5Kế hoạch 3839/KH-UBND năm 2013 ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin tỉnh Bến Tre năm 2014
- 6Nghị quyết 64/2006/NQ-HĐND về Quy hoạch tổng thể phát triển công nghệ thông tin tỉnh Phú Thọ đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020
- 7Chỉ thị 09/CT-UBND năm 2018 về nâng cao chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT Index) của tỉnh Bình Thuận
Quyết định 21/2006/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch tổng thể ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin và truyền thông trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020 do Uỷ ban Nhân dân tỉnh An giang ban hành
- Số hiệu: 21/2006/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 27/04/2006
- Nơi ban hành: Tỉnh An Giang
- Người ký: Lâm Minh Chiếu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra