Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2095/2010/QĐ-UBND | Phan Rang-Tháp Chàm, ngày 09 tháng 11 năm 2010 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ HỖ TRỢ ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC ĐƯỢC CỬ ĐI ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức;
Căn cứ Quyết định số 40/2006/QĐ-TTg ngày 15 tháng 02 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2006 - 2010;
Căn cứ Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Nhà nước;
Căn cứ văn bản số 83/HĐND-VP ngày 08 tháng 9 năm 2010 của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh về chế độ hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 2595/TTr-SNV ngày 28 tháng 10 năm 2010 và Báo cáo kết quả thẩm định của Sở Tư pháp tại văn bản số 469/BC-STP ngày 02 tháng 6 năm 2010,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định chế độ hỗ trợ đối với cán bộ, công chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng; bao gồm 03 Chương, 14 Điều.
Quyết định này thay thế Quyết định số 213/2007/QĐ-UBND ngày 21 tháng 8 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quy định mức hỗ trợ đối với cán bộ, công chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng và Quyết định số 267/2007/QĐ-UBND ngày 18 tháng 10 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc bổ sung khoản 4 Điều 5 Chương II Quy định mức hỗ trợ đối với cán bộ, công chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng ban hành kèm theo Quyết định số 213/2007/QĐ-UBND ngày 21 tháng 8 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Giám đốc các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; thủ trưởng cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
CHẾ ĐỘ HỖ TRỢ ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC ĐƯỢC CỬ ĐI ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2095/2010/QĐ-UBND ngày 09 tháng 11 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận)
MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI THỰC HIỆN
Điều 1. Chế độ hỗ trợ đối với cán bộ, công chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng nhằm mục đích khuyến khích:
- Nâng cao trình độ, năng lực công tác của cán bộ, công chức để phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và góp phần xây dựng nền hành chính hiện đại;
- Tạo nguồn cán bộ lâu dài, bảo đảm sự ổn định, kế thừa và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức của tỉnh theo hướng chuyên sâu, chuyên nghiệp; nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị;
- Tạo điều kiện để cán bộ, công chức, viên chức xác định trách nhiệm tích cực tham gia học tập và phục vụ công tác lâu dài tại địa phương.
Điều 2. Đối tượng được áp dụng chế độ hỗ trợ theo Quy định này bao gồm:
1. Cán bộ, công chức, đang làm việc trong các cơ quan Đảng, đoàn thể, cơ quan hành chính Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh, cấp huyện thuộc biên chế do cơ quan có thẩm quyền phân bổ và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước; được cơ quan có thẩm quyền xét cử đi đào tạo lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ trình độ cao đẳng, đại học (hoặc tương đương) trở lên hoặc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ (kiến thức quản lý hành chính Nhà nước, kỹ năng quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ, chính trị, pháp luật, ngoại ngữ, tin học, tiếng dân tộc, …) trên cơ sở đảm bảo đầy đủ các điều kiện sau đây:
- Phù hợp với vị trí việc làm, tiêu chuẩn ngạch công chức và chức vụ (đương nhiệm, quy hoạch do cơ quan, đơn vị được tổ chức, sắp xếp lại hoặc đã được bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ lãnh đạo mà chưa đáp ứng tiêu chuẩn trình độ đào tạo theo quy định);
- Phải có thời gian công tác, hoàn thành nhiệm vụ ở cơ quan, đơn vị ít nhất đủ 02 năm trở lên (điều kiện này không áp dụng đối với công chức đang trong thời gian tập sự được cử đi đào tạo, bồi dưỡng tiền công vụ); có cam kết tiếp tục công tác, phục vụ cơ quan, đơn vị, địa phương ít nhất 05 năm sau khi được đào tạo.
Riêng các trường hợp đào tạo sau đại học phải có thời gian công tác đủ 05 năm trở lên, độ tuổi không quá 40, có 03 năm liên tục hoàn thành tốt nhiệm vụ (liền kề thời điểm cử đi đào tạo); học chuyên ngành phù hợp với vị trí việc làm, chuyên ngành đã được đào tạo và có cam kết tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, công vụ sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 3 lần thời gian đào tạo.
Trường hợp chưa thật sự đảm bảo điều kiện nhưng cần thiết phải cử đi đào tạo, bồi dưỡng để thực hiện chủ trương nâng cao trình độ, chất lượng nguồn nhân lực trên một số lĩnh vực y tế, giáo dục, khoa học - kỹ thuật, … sẽ do Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Giám đốc Sở Nội vụ xem xét, quyết định theo thẩm quyền, phạm vi quản lý.
3. Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp được tập huấn nghiệp vụ về đại biểu Hội đồng nhân dân.
4. Cán bộ, công chức của cơ quan thuộc ngành do cơ quan Trung ương quản lý (Viện Kiểm sát, Toà án, …) và sĩ quan trong lực lượng vũ trang của tỉnh (Quân sự, Công an, Biên phòng) được Ban Thường vụ Tỉnh ủy hoặc Ban Tổ chức Tỉnh ủy cử đi đào tạo lý luận chính trị trình độ trung cấp trở lên.
5. Viên chức đơn vị sự nghiệp (không bao gồm đơn vị, bộ phận sự nghiệp tự bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ) tạm thời được áp dụng thực hiện theo Quy định này trong thời gian chờ ban hành Luật Viên chức và triển khai thực hiện các quy định về đào tạo, bồi dưỡng và chế độ hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức.
6. Đối với cán bộ, công chức, viên chức quy định tại Điều này khi được cử đi đào tạo, bồi dưỡng theo chương trình học bổng, chương trình mục tiêu quốc gia; chương trình đào tạo, bồi dưỡng chuyên đề do cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ cho cơ sở đào tạo cán bộ, công chức thực hiện …; chỉ áp dụng hỗ trợ theo Quy định này những khoản không được chương trình tài trợ.
Điều 3. Đối tượng không được áp dụng chế độ hỗ trợ theo Quy định này bao gồm:
1. Cán bộ, công chức, viên chức không thuộc các nhóm đối tượng quy định tại Điều 2 của Quy định này.
2. Cán bộ, công chức, viên chức được cơ quan có thẩm quyền cử đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài (được hưởng chế độ theo quy định riêng từ nguồn ngân sách hoặc từ các nguồn học bổng, tài trợ).
3. Cán bộ, công chức, viên chức có nguyện vọng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ (đặc biệt là các trường hợp từ trình độ sơ cấp lên trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học hoặc trung cấp lên trình độ cao đẳng, đại học) để nâng cao hiệu quả công tác, chức danh, nhiệm vụ được phân công và được cơ quan, đơn vị nơi cá nhân đang công tác xem xét, giải quyết tạo điều kiện về thời gian cho đi đào tạo, bồi dưỡng.
Điều 4. Các đối tượng nêu tại Điều 2 Chương I của Quy định này bao gồm các khoản: tiền học phí, tiền ăn uống, sinh hoạt, tiền thuê chỗ ở, tiền mua giáo trình, tài liệu học tập, tiền mua vé phương tiện đi lại, tiền đi thực tế viết luận văn tốt nghiệp và các khoản khuyến khích khác.
Điều 5. Các khoản hỗ trợ (ngoài các khoản chi của cơ sở đào tạo theo quy định hiện hành), cụ thể:
1. Tiền học phí: được thanh toán toàn bộ theo chứng từ của cơ sở đào tạo.
2. Tiền ăn uống, sinh hoạt:
a) Ngoài tỉnh: hỗ trợ 25.000 đồng/người/ngày (kể cả thứ Bảy và Chủ nhật, theo lịch tập trung liên tục của cơ sở đào tạo);
3. Tiền thuê chỗ ở:
a) Ngoài tỉnh: hỗ trợ thanh toán theo lịch tập trung liên tục của cơ sở đào tạo (kể cả thứ Bảy và Chủ nhật) theo mức:
- 60.000 đồng/người/ngày tại thành phố trực thuộc Trung ương.
- 40.000 đồng/người/ngày tại các tỉnh, thành phố khác;
4. Tiền mua giáo trình, tài liệu học tập: thanh toán theo chứng từ thực tế và không quá:
a) 700.000 đồng/người/năm đối với các trường hợp đào tạo sau đại học (hoặc tương đương);
b) 500.000 đồng/người/năm đối với các trường hợp đào tạo cao cấp lý luận chính trị, đại học (hoặc tương đương);
c) 300.000 đồng/người/năm đối với các trường hợp đào tạo trung cấp lý luận chính trị, trung cấp chuyên môn nghiệp vụ (hoặc tương đương);
d) 200.000 đồng/người/khoá học đối với các trường hợp học bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước chương trình chuyên viên cao cấp, chuyên viên chính;
đ) 100.000 đồng/người/khoá học đối với các trường hợp học bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước chương trình chuyên viên, cán sự;
e) 50.000 đồng/người/khoá học đối với các trường hợp đào tạo ngắn hạn (dưới 01 tháng) hoặc bồi dưỡng khác nhưng không quá 100.000 đồng/người/năm (không bao gồm thanh toán theo các lớp, khoá đào tạo, bồi dưỡng quy định tại các điểm a, b, c, d, đ của khoản này) và do cơ quan, đơn vị nơi cá nhân công tác chi trả từ nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên.
5. Tiền mua vé phương tiện đi lại:
a) Ngoài tỉnh: thanh toán theo quy định hiện hành về khoản tiền tàu, xe đi công tác; bao gồm lượt đi - về của khoá đào tạo, bồi dưỡng và lượt đi - về nghỉ hè, nghỉ Tết trong thời gian đào tạo, bồi dưỡng (nếu có);
6. Tiền đi thực tế sưu tầm tài liệu để viết đề tài, luận văn tốt nghiệp (áp dụng đối với các trường hợp được miễn thi tốt nghiệp); hỗ trợ công tác phí (tiền ăn ở, đi lại) trên cơ sở có chứng từ đi thực tế:
- 100.000 đồng/người/ngày nhưng không quá 800.000 đồng/người/khoá học sau đại học (hoặc tương đương);
- 100.000 đồng/người/ngày nhưng không quá 600.000 đồng/người/khoá học đại học hoặc cao cấp lý luận chính trị;
- 50.000 đồng/người/ngày nhưng không quá 300.000 đồng/người/khoá học trung cấp lý luận chính trị.
7. Các khoản hỗ trợ, khuyến khích khác:
a) 20.000.000 đồng (hai mươi triệu đồng)/người tốt nghiệp thạc sĩ, chuyên khoa I (hoặc tương đương); 30.000.000 đồng (ba mươi triệu đồng)/người tốt nghiệp tiến sĩ, chuyên khoa II (hoặc tương đương);
b) Cán bộ, công chức, viên chức tham gia lớp đào tạo tập trung (từ đủ 01 năm trở lên) tại các cơ sở đào tạo từ Huế trở ra được hỗ trợ 400.000 đồng/người/khoá học;
c) Cán bộ, công chức, viên chức nữ có con nhỏ dưới 06 tuổi tham gia lớp đào tạo, bồi dưỡng tập trung ngoài tỉnh được hỗ trợ 300.000 đồng/người/tháng; trong tỉnh được hỗ trợ 150.000 đồng/người/tháng;
d) Cán bộ, công chức, viên chức là người thuộc đồng bào dân tộc đang cư trú ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn (theo quy định của Chính phủ) tham gia các khoá đào tạo, bồi dưỡng tập trung (từ 01 tháng trở lên) ngoài tỉnh, được hỗ trợ 300.000 đồng/người/khoá đào tạo nhưng không quá 500.000 đồng/người/năm; trường hợp học tại cơ sở đào tạo trong tỉnh không thuộc địa bàn huyện hoặc thành phố nơi cư trú, được hỗ trợ 200.000 đồng/người/khoá đào tạo nhưng không quá 300.000 đồng/người/năm.
Điều 6. Cán bộ, công chức, viên chức được cử đi học các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn ngắn hạn (dưới 01 tháng) trong hoặc ngoài tỉnh được thanh toán theo chương trình tài trợ của đề án hoặc từ nguồn kinh phí thường xuyên của cơ quan, đơn vị nơi cá nhân công tác (nếu kinh phí tài trợ của đề án không đảm bảo, kể cả tiền mua tài liệu học tập); mức thanh toán được áp dụng phù hợp với chế độ hỗ trợ tại Quy định này hoặc theo quy định về chế độ công tác phí hiện hành, tùy theo khả năng cân đối nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị.
Điều 7. Đối tượng được cử đi đào tạo, bồi dưỡng, sau khi tốt nghiệp đào tạo, bồi dưỡng phải trở về công tác tại cơ quan, đơn vị, địa phương đúng thời gian quy định và chấp hành quyết định phân công công tác của cơ quan có thẩm quyền; trường hợp tự ý thôi học, không đạt kết quả tốt nghiệp, tiếp nhận công tác không đúng thời hạn, không chấp hành sự phân công hoặc bỏ việc, không tiếp tục công tác, phục vụ cơ quan, đơn vị, địa phương (so với thời hạn cam kết) sau khi đào tạo, bồi dưỡng, cá nhân phải chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ các khoản chi phí liên quan đến quá trình đào tạo và chịu xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật hiện hành.
Không áp dụng chế độ hỗ trợ tại Quy định này trong thời gian cá nhân phải đi học - thi lại do chưa được công nhận tốt nghiệp ngay sau khi kết thúc chương trình đào tạo (vì nguyên nhân chủ quan như không cố gắng học tập; không tuân thủ nội quy, quy chế của cơ sở đào tạo, …).
Điều 8. Thẩm quyền cử cán bộ, công chức, viên chức (nêu tại Điều 2 của Quy định này) đi đào tạo, bồi dưỡng theo quy định về phân cấp thẩm quyền quản lý hiện hành:
1. Ban Thường vụ Tỉnh ủy quyết định, cho chủ trương cử đi đào tạo, bồi dưỡng (đối với cán bộ, công chức) thuộc diện Thường vụ Tỉnh ủy quản lý.
2. Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy quyết định cử đi đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị, kiến thức quốc phòng; nghiệp vụ Đảng, đoàn thể.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ quyết định cử đi đào tạo, bồi dưỡng về quản lý hành chính Nhà nước, chuyên môn - nghiệp vụ.
4. Đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Huyện ủy, Thành ủy; Ủy ban nhân dân cấp huyện, thành phố quyết định cử cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý đi tập huấn, đào tạo - bồi dưỡng ngắn hạn tại trung tâm, cơ sở bồi dưỡng chính trị của cơ quan, đơn vị.
Điều 9. Lãnh đạo các sở, ban, ngành; Huyện ủy, Thành ủy; Ủy ban nhân dân huyện, thành phố thực hiện tốt công tác quy hoạch dự nguồn, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong quy hoạch (bổ sung hằng năm) gửi về Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Sở Nội vụ vào đầu tháng 10/năm để tổng hợp, báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh và báo cáo Trung ương theo định kỳ hằng năm.
Điều 10. Kinh phí hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng do ngân sách tỉnh cân đối từ nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức hằng năm theo quy định.
Sở Tài chính có trách nhiệm tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt dự toán, phân bổ kinh phí và hướng dẫn cơ quan, đơn vị có cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng thực hiện thanh, quyết toán kinh phí hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng theo đúng quy định của chế độ tài chính hiện hành.
Điều 11. Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thuộc tỉnh: Trường Chính trị tỉnh; Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện, thành phố; Đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy, … có trách nhiệm chi và thanh, quyết toán theo đúng quy định hiện hành các khoản chi phí cho giảng viên, học viên, tổ chức, phục vụ lớp học …; riêng mức chi thù lao giảng viên, báo cáo viên các cấp, thực hiện theo quy định tại Quyết định số 186/2009/QĐ-UBND ngày 07 tháng 7 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh và Quyết định số 226/2009/QĐ-UBND ngày 14 tháng 8 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh bổ sung, điều chỉnh Điều 1 Quyết định số 186/2009/QĐ-UBND ngày 07 tháng 7 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 12. Cán bộ, công chức, viên chức đã được cấp có thẩm quyền cử đi đào tạo, bồi dưỡng và áp dụng các chế độ trợ cấp theo Quyết định số 213/2007/QĐ-UBND ngày 21 tháng 8 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành quy định mức hỗ trợ đối với cán bộ, công chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng và Quyết định số 267/2007/QĐ-UBND ngày 18 tháng 10 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc bổ sung khoản 4 Điều 5 Chương II của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 213/2007/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh; được chuyển tiếp áp dụng theo chế độ trợ cấp tại Quy định này kể từ ngày quyết định ban hành quy định có hiệu lực; trong thời gian đi đào tạo, bồi dưỡng vẫn được hưởng đầy đủ lương, phụ cấp và các khoản quyền lợi khác (nếu có) tại cơ quan, đơn vị cá nhân công tác.
Điều 13. Cán bộ, viên chức thuộc đơn vị doanh nghiệp Nhà nước (kể cả doanh nghiệp công ích), viên chức thuộc đơn vị, bộ phận sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần hoặc toàn bộ chi phí hoạt động theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ và các tổ chức kinh tế (hợp tác, liên doanh, …) có thể được vận dụng hỗ trợ đi đào tạo, bồi dưỡng (theo các khoản tại Quy định này) từ nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng của cơ quan, đơn vị.
Điều 14. Sở Nội vụ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thuộc tỉnh tổ chức triển khai, hướng dẫn thực hiện Quy định này. Trong quá trình thực hiện, nếu có phát sinh, vướng mắc, kịp thời báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Nội vụ) để xem xét bổ sung, sửa đổi theo quy định của pháp luật./.
- 1Quyết định 267/2007/QĐ-UBND bổ sung khoản 4, điều 5, chương II quy định mức hỗ trợ đối với cán bộ, công chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng kèm theo quyết định 213/2007/QĐ-UBNDdo Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận ban hành
- 2Quyết định 213/2007/QĐ-UBND quy định mức hỗ trợ đối với cán bộ, công chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng do tỉnh Ninh Thuận ban hành
- 3Quyết định 59/2014/QĐ-UBND về chế độ hỗ trợ đối với cán bộ, công chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng do tỉnh Ninh Thuận ban hành
- 4Quyết định 36/2015/QĐ-UBND Ban hành Quy định chế độ hỗ trợ đối với cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng do Tỉnh Ninh Thuận ban hành
- 5Quyết định 707/QĐ-UBND năm 2019 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận trong kỳ hệ thống hóa 2014-2018
- 1Quyết định 267/2007/QĐ-UBND bổ sung khoản 4, điều 5, chương II quy định mức hỗ trợ đối với cán bộ, công chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng kèm theo quyết định 213/2007/QĐ-UBNDdo Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận ban hành
- 2Quyết định 09/2011/QĐ-UBND về sửa đổi Quy định chế độ hỗ trợ đối với cán bộ, công chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng ban hành kèm theo Quyết định số 2095/2010/QĐ-UBND do Ủy ban nhân dân tỉnh NinhThuận ban hành
- 3Quyết định 213/2007/QĐ-UBND quy định mức hỗ trợ đối với cán bộ, công chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng do tỉnh Ninh Thuận ban hành
- 4Quyết định 59/2014/QĐ-UBND về chế độ hỗ trợ đối với cán bộ, công chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng do tỉnh Ninh Thuận ban hành
- 5Quyết định 707/QĐ-UBND năm 2019 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận trong kỳ hệ thống hóa 2014-2018
- 1Quyết định 40/2006/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2006 - 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Nghị định 43/2006/NĐ-CP quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 5Nghị định 18/2010/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng công chức
- 6Thông tư 139/2010/TT-BTC quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức do Bộ Tài chính ban hành
- 7Quyết định 186/2009/QĐ-UBND quy định mức chi thù lao giảng viên, báo cáo viên các cấp do Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận ban hành
- 8Quyết định 36/2015/QĐ-UBND Ban hành Quy định chế độ hỗ trợ đối với cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng do Tỉnh Ninh Thuận ban hành
Quyết định 2095/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định chế độ hỗ trợ đối với cán bộ, công chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng do Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận ban hành
- Số hiệu: 2095/2010/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 09/11/2010
- Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Thuận
- Người ký: Nguyễn Chí Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra