Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2029/QĐ-UBND

Hải Phòng, ngày 07 tháng 08 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ CƯƠNG ĐỀ ÁN CỔNG THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI ĐA NGÔN NGỮ THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015;

Căn cứ Luật Công nghệ thông tin năm 2006;

Căn cứ Nghị định 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý của cơ quan nhà nước;

Căn cứ Quyết định số 3233/QĐ-UBND ngày 22/12/2016 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc ban hành Chương trình công tác năm 2017;

Căn cứ Quyết định số 1426/QĐ-UBND ngày 06/6/2017 của Ủy ban nhân dân thành phố về phân bổ vốn sự nghiệp phát triển công nghệ thông tin năm 2017;

Xét đề nghị của Sở Ngoại vụ tại Tờ trình 772/TTr-NV ngày 6/7/2017;

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt đề cương Đề án Cổng thông tin đối ngoại đa ngôn ngữ thành phố Hải Phòng (đề cương Đề án được gửi kèm theo).

- Thời gian xây dựng Đề án: Từ tháng 8/2017 đến tháng 9/2017.

- Kinh phí xây dựng Đề án: Từ nguồn ngân sách sự nghiệp chi cho các nhiệm vụ phát triển công nghệ thông tin của thành phố năm 2017 đã được phân bổ cho Sở Ngoại vụ tại Quyết định số 1426/QĐ-UBND ngày 06/6/2017 của Ủy ban nhân dân thành phố.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

- Giao Sở Ngoại vụ lựa chọn đơn vị tư vấn, tổ chức lập Đề án đảm bảo tiến độ, thanh quyết toán theo quy định; tham vấn ý kiến của Sở Thông tin và Truyền thông, các Sở, ngành, đơn vị liên quan; tổng hợp, tiếp thu, hoàn thiện Đề án, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố.

- Giao Sở Tài chính hướng dẫn Sở Ngoại vụ thực hiện việc thẩm định dự toán, quản lý, sử dụng kinh phí và thanh quyết toán theo quy định.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc các Sở, ngành: Ngoại vụ, Thông tin và Truyền thông, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Thủ trưởng các đơn vị liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 

 

Nơi nhận:
- CT, các PCT UBND TP;
- Như Điều 3;
- CVP, PCVP N H Long;
- CV: KTĐN, TC, GD;
- Lưu: VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Tùng

 

ĐỀ CƯƠNG ĐỀ ÁN

“CỔNG THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI ĐA NGÔN NGỮ THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG”
(Kèm theo Quyết định số 2029/QĐ-UBND ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Ủy ban nhân dân thành phố)

I. THÔNG TIN CHUNG

1. Tên đề án: Cổng Thông tin đối ngoại đa ngôn ngữ thành phố Hải Phòng.

2. Cơ quan chủ trì: Sở Ngoại vụ.

II. CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

1. Sự cần thiết.

Trong những năm gần đây Ủy ban nhân dân thành phố đã có nhiều kế hoạch trong việc thúc đẩy các hoạt động thông tin đối ngoại giai đoạn 2013 - 2020 nhằm tạo bước chuyển biến căn bản trong công tác quản lý nhà nước về thông tin đối ngoại, góp phần đưa công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực này đi vào nề nếp, tăng cường sự phối hợp đẩy mạnh quảng bá hình ảnh và nâng cao vị thế của thành phố Hải Phòng với các địa phương khác trong và ngoài nước. Trong đó có những mục tiêu ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động đối ngoại, đổi mới phương thức, hiện đại hóa phương tiện, bảo đảm cho cơ quan, tổ chức và cá nhân ở trong và ngoài nước có thể tiếp cận đầy đủ các thông tin của thành phố.

Hiện nay các trang thông tin điện tử của thành phố Hải Phòng mặc dù đã cung cấp được nhiều thông tin kịp thời nhưng giao diện, chức năng và nhất là phần giao diện bằng ngôn ngữ khác chưa đáp ứng được các mục tiêu trong lĩnh vực đối ngoại của thành phố trong thời gian tới.

Để đáp ứng việc cung cấp nhiều các ấn phẩm hiện đại, điển hình đặc trưng của thành phố có giá trị quảng bá về lịch sử, văn hóa, tiềm năng, thành tựu của Hải Phòng thì cần có một cổng thông tin hiện đại đa ngôn ngữ để thực hiện nhiệm vụ này. Cổng thông tin cần có giao diện không chỉ là tiếng Việt, Anh, Nhật Bản mà mở rộng các ngôn ngữ khác như Hàn Quốc, Trung Quốc... nhằm đáp ứng nhu cầu của độc giả trong nước cũng như cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, nhất là kiều bào thế hệ thứ hai, thứ ba; các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân nước ngoài có hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh tại thành phố. Đây là công cụ đắc lực trong việc tuyên truyền các thông tin chính thống, kịp thời phản bác những luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc của lực lượng thù địch nhằm tranh thủ và tạo sức đồng tình, ủng hộ của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước trong giai đoạn thành phố “đi mới mô hình tăng trưởng, đẩy mạnh thu hút đầu tư, tạo sự phát triển đột phá; hưởng tới xây dựng Hải Phòng trở thành thành phố Cảng xanh, văn minh, hiện đại”.

Trên Cổng thông tin sẽ có các chuyên mục tập trung vào nhiệm vụ tăng cường tuyên truyền về hội nhập quốc tế, cung cấp kịp thời thông tin cho độc giả về thuận lợi cũng như thách thức của Việt Nam nói chung và thành phố Hải Phòng nói riêng khi tham gia Cộng đồng kinh tế ASEAN, các hiệp định thương mại, nhất là Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)... Qua đây, thông tin cung cấp đa dạng, kịp thời, đồng thời nâng cao chất lượng, tính thuyết phục của tin bài; chú trọng thông tin, tuyên truyền về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, quy định của thành phố liên quan đến lĩnh vực đối ngoại; tập trung cung cấp những thông tin cần thiết đáp ứng sự quan tâm của các đối tượng độc giả đặc thù (cộng đồng người Hải Phòng ở nước ngoài, các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài, các tổ chức và cá nhân người nước ngoài ở trong và ngoài nước ...)

Cổng thông tin đối ngoại đa ngôn ngữ thành phố Hải Phòng với các chuyên trang, chuyên mục phong phú, thiết thực là công cụ hữu hiệu nhằm tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân về vị trí, vai trò của công tác đối ngoại Đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân trong quá trình xây dựng, bảo vệ và phát triển thành phố thời kỳ đẩy mạnh hội nhập quốc tế. Đây cũng đồng thời là biện pháp nhằm đổi mới, đa dạng hóa các hình thức thông tin, tuyên truyền đối ngoại nói chung, công tác người Việt Nam ở nước ngoài nói riêng; khắc phục tình trạng thiếu thông tin, hạn chế trong tuyên truyền đối với kiều bào ta ở nước ngoài như hiện nay.

Không chỉ có tính năng cung cấp thông tin đa lĩnh vực như trên, Cổng thông tin đối ngoại đa ngôn ngữ thành phố Hải Phòng có thể tương tác với người sử dụng ở nhiều lĩnh vực như: diễn đàn trao đổi về thông tin đối ngoại; các chuyên mục hỏi - đáp liên quan đến pháp luật, chế độ, chính sách; thực hiện các thủ tục hành chính trực tuyến... Qua đó, góp phần giúp người sử dụng nâng cao hiệu quả khai thác thông tin, đồng thời phát triển những kỹ năng phù hợp phục vụ hoạt động đối ngoại chung của thành phố.

Bên cạnh đó, Cổng thông tin đối ngoại đa ngôn ngữ thành phố Hải Phòng sẽ cung cấp thêm chức năng để cho phép hiển thị trên các thiết bị hiện đại như máy tính bảng, điện thoại thông minh mà vẫn bảo đảm các chức năng, giao diện như trên máy tính. Điều này sẽ giúp người sử dụng khai thác, ứng dụng thông tin một cách hiệu quả hơn, phù hợp với xu thế của thời đại công nghệ thông tin bùng nổ hiện nay.

Như vậy, việc xây dựng Cổng thông tin chuyên biệt về thông tin đối ngoại của thành phố Hải Phòng với nhiều ngôn ngữ trong thời gian tới là hết sức cần thiết trong bối cảnh thành phố “chú trọng đẩy mạnh công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế” (Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XII, nhiệm kỳ 2015 - 2020) đồng thời đáp ứng nhiệm vụ “đa dạng hóa hình thức, phương thức tuyên truyền; tăng cường thông tin bằng tiếng nước ngoài theo phương châm chính xác, kịp thời, linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng” (Hướng dẫn số 01-HD/BTGTW ngày 19/02/2016 của Ban Tuyên giáo Trung ương về công tác thông tin đối ngoại năm 2016). Cổng thông tin đối ngoại đa ngôn ngữ khi đi vào vận hành với giao diện mới, chức năng mới và sự phong phú về ngôn ngữ sẽ là công cụ đắc lực cho thành phố trong công tác quản lý nhà nước về đối ngoại.

2. Cơ sở xây dựng Đề án Cổng Thông tin đối ngoại Hải Phòng đa ngôn ngữ.

- Luật Công nghệ thông tin ngày 29/6/2006;

- Luật Đầu tư công ngày 18/6/2014, Nghị định số 136/2015/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư công;

- Nghị định số 72/2015/NĐ-CP ngày 07/9/2015 của Chính phủ về quản lý hoạt động thông tin đối ngoại;

- Nghị định số 102/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 của Chính phủ về việc quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước;

- Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 06/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thực hiện Chiến lược phát triển thông tin đối ngoại giai đoạn 2011 - 2020;

- Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 - 2020;

- Hướng dẫn số 01-HD/BTGTW ngày 19/2/2016 về việc hướng dẫn công tác thông tin đối ngoại năm 2016 của Ban Tuyên giáo Trung ương;

- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XII nhiệm kỳ 2015 - 2020;

- Chỉ thị số 01-CT/TU ngày 10/11/2015 của Ban Thường vụ Thành ủy về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài;

- Nghị quyết Hội đồng nhân dân thành phố khóa XIV về phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh thành phố 5 năm 2016 - 2020;

- Quyết định số 350/QĐ-UBND ngày 7/03/2016 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XV;

- Quyết định số 1593/QĐ-UBND ngày 20/8/2013 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc phê duyệt Chương trình hành động của Ủy ban nhân dân thành phố về thông tin đối ngoại giai đoạn 2013 - 2020;

- Quyết định số 3233/QĐ-UBND ngày 22/12/2016 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc ban hành Chương trình công tác năm 2017.

3. Đối tượng và phạm vi của Đề án.

3.1. Đối tượng

Đối tượng nghiên cứu là các yếu tố, điều kiện liên quan đến xây dựng Cổng thông tin đối ngoại đa ngôn ngữ thành phố Hải Phòng, cụ thể: về chính trị, kinh tế và xã hội; về đặc điểm công tác đối ngoại của thành phố Hải Phòng; về kỹ thuật, an toàn, an ninh mạng.

3.2. Phạm vi

Về không gian: Thực hiện khảo sát, đánh giá hiện trạng các Cổng thông tin, trong đó tập trung lĩnh vực thông tin về đối ngoại hiện nay trên địa bàn thành phố.

Về thời gian: Đánh giá hiện trạng lĩnh vực thông tin về đối ngoại của thành phố Hải Phòng giai đoạn 2011 - 2016, từ đó nghiên cứu đề xuất xây dựng Cổng thông tin đối ngoại đa ngôn ngữ.

4. Phương pháp thực hiện.

4.1. Phương pháp tiếp cận

- Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa, thu thập thông tin;

- Phương pháp tiếp cận hệ thống, từ phân tích đến tổng hợp;

- Phương pháp chuyên gia;

- Tham khảo các mô hình cổng thông tin có nội dung liên quan của các địa phương khác.

4.2. Phương pháp thực hiện

- Phương pháp thu thập thông tin, thống kê;

- Phương pháp phân tích, tổng hợp, mô hình hóa;

- Phương pháp chuyên gia;

- Phương pháp nghiên cứu dự báo.

5. Mục tiêu của Đề án.

Đề xuất phương án xây dựng Cổng thông tin đối ngoại đa ngôn ngữ thành phố Hải Phòng.

6. Nội dung thực hiện.

- Thu thập thông tin, tài liệu; tổng quan, hệ thống hóa các tài liệu hiện có về cổng thông tin đối ngoại đa ngôn ngữ, các định hướng chỉ đạo, cơ chế chính sách, luật pháp có liên quan của Trung ương và thành phố; tạo cơ sở pháp lý cho những đề xuất, nhiệm vụ, giải pháp xây dựng Cổng thông tin đối ngoại đa ngôn ngữ thành phố Hải Phòng.

- Tổng quan về kinh nghiệm của một số đơn vị trong và ngoài thành phố Hải Phòng;

- Khảo sát, đánh giá hiện trạng công tác thông tin trong lĩnh vực đối ngoại của thành phố Hải Phòng giai đoạn 2011 - 2016;

- Nghiên cứu những yêu cầu đặt ra của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của thành phố đối với việc xây dựng Cổng thông tin đối ngoại đa ngôn ngữ thành phố Hải Phòng.

- Nghiên cứu đề xuất quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp xây dựng Cổng thông tin đối ngoại đa ngôn ngữ thành phố Hải Phòng.

III. NỘI DUNG KẾT CẤU CỦA ĐỀ ÁN

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết của Đề án.

Khái quát về chính quyền điện tử, chứng minh sự cần thiết phải xây dựng Cổng thông tin đối ngoại Hải Phòng đa ngôn ngữ.

2. Cơ sở pháp lý.

Thống kê, phân tích các văn bản, định hướng, chỉ đạo, văn bản pháp quy của Trung ương và thành phố về việc xây dựng Cổng Thông tin đối ngoại đa ngôn ngữ thành phố Hải Phòng.

PHẦN THỨ NHẤT:

NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN

Chương 1

TỔNG QUAN VỀ CỔNG THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI ĐA NGÔN NGỮ THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

1. Cổng Thông tin đối ngoại đa ngôn ngữ.

- Khái niệm;

- Vai trò;

- Đặc điểm.

- Các giai đoạn phát triển của Cổng thông tin đối ngoại đa ngôn ngữ;

- Vai trò của thông tin trong lĩnh vực đối ngoại và các ngôn ngữ được sử dụng trong xây dựng Cổng Thông tin đối ngoại đa ngôn ngữ thành phố Hải Phòng.

2. Xu hướng phát triển Cổng thông tin đối ngoại đa ngôn ngữ hiện nay.

- Theo khảo sát của một số cơ quan ở trung ương.

- Theo khảo sát của một số địa phương khác.

3. Tác động của việc xây dựng và triển khai Cổng Thông tin đối ngoại đa ngôn ngữ đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hải Phòng.

- Đối với chính trị: tăng cường nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể địa phương trong lĩnh vực đối ngoại; tập trung cung cấp những thông tin cần thiết đáp ứng sự quan tâm của các đối tượng độc giả đặc thù (cộng đồng người Hải Phòng ở nước ngoài, các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, các tổ chức và cá nhân người nước ngoài ở trong và ngoài nước...)

- Đối với kinh tế: góp phần tăng cường kêu gọi, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

- Đối với xã hội: là diễn đàn trao đổi, đóng góp ý kiến đối với các thông tin trong lĩnh vực đối ngoại của thành phố, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực này.

4. Phương pháp xây dựng Cổng thông tin đối ngoại đa ngôn ngữ.

Nghiên cứu các phương pháp tiếp cận và xác định phương pháp xây dựng Cổng thông tin đối ngoại đa ngôn ngữ Hải Phòng.

Chương 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THÔNG TIN TRONG LĨNH VỰC ĐỐI NGOẠI CỦA THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2011 - 2016

1. Khái quát chung về tình hình kinh tế - xã hội Hải Phòng.

Khái quát chung về tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Hải Phòng giai đoạn 2011 - 2016: tập trung vào các yếu tố, chỉ tiêu ứng dụng khoa học công nghệ nâng cao năng suất lao động, ứng dụng công nghệ thông tin trong hiện đại hóa nền hành chính, thực hiện chương trình cải cách hành chính của thành phố.

2. Tình hình công tác đối ngoại của thành phố.

Khái quát tình hình công tác đối ngoại của thành phố trên các lĩnh vực:

- Đối ngoại chính trị đối ngoại và trao đổi đoàn;

- Ngoại giao kinh tế và vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài;

- Ngoại giao văn hóa;

- Công tác người Việt Nam ở nước ngoài;

- Quản lý nhà nước trong lĩnh vực đối ngoại.

3. Tình hình công tác thông tin trong lĩnh vực đối ngoại.

- Hoạt động theo dõi, quản lý phóng viên nước ngoài hoạt động báo chí tại thành phố;

- Hoạt động theo dõi, nghiên cứu, tổng hợp dư luận báo chí nước ngoài thông tin về Hải Phòng; cung cấp thông tin cho người nước ngoài theo quy định.

- Biên soạn, phát hành các ấn phẩm tuyên truyền, quảng bá thành phố ra nước ngoài.

4. Đánh giá chung

- Ưu thế của địa phương.

- Tồn tại, bất cập cần khắc phục và nguyên nhân.

- Những bài học kinh nghiệm.

Chương 3

YÊU CẦU, MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG ĐỀ ÁN

1. Yêu cầu đặt ra cửa sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế giai đoạn 2016 - 2020 đối với việc xây dựng Cổng thông tin đối ngoại đa ngôn ngữ thành phố Hải Phòng.

Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của thành phố là căn cứ định hướng xây dựng Cổng Thông tin đối ngoại đa ngôn ngữ góp phần phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh của thành phố.

2. Quan điểm, mục tiêu, phạm vi, nguyên tắc xây dựng Cổng thông tin đối ngoại đa ngôn ngữ Hải Phòng.

2.1. Quan điểm

2.2. Mục tiêu

2.3. Phạm vi áp dụng

2.4. Các nguyên tắc

- Một số nguyên tắc đã được Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn.

- Các nguyên tắc khác.

3. Cấu trúc của Cổng Thông tin đối ngoại đa ngôn ngữ.

3.1. Khái quát các nội dung chính.

Cổng Thông tin đối ngoại đa ngôn ngữ thành phố Hải Phòng là Cổng thông tin điện tử được xây dựng hoàn toàn độc lập với cách thức tiếp cận và khai thác các nguồn tin phong phú, góp phần mang đến cho người đọc một cái nhìn toàn diện về thành phố Hải Phòng năng động, sáng tạo, đang vươn mình ra biển lớn, trong đó trọng tâm là công tác đối ngoại của thành phố.

3.2. Xây dựng cơ sở dữ liệu, quản trị dữ liệu:

- Cơ sở dữ liệu của Cổng thông tin được kết cấu từ nội dung của các chuyên mục chính sau:

+ Giới thiệu chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội và con người thành phố Hải Phòng.

+ Tin tức hoạt động đối ngoại nổi bật của cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố.

+ Các chương trình, dự án hợp tác quốc tế.

+ Các nội dung tuyên truyền về biên giới, lãnh thổ, người Việt Nam ở nước ngoài, lãnh sự, bảo hộ công dân.

+ Các chuyên mục: “Chuyện bốn phương/Nhìn ra thế giới”, “Tự giới thiệu” (dành cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhu cầu tìm kiếm cơ hội hợp tác với các đối tác nước ngoài), “Hỏi đáp”

+ Các thủ tục hành chính về lĩnh vực ngoại vụ và liên quan khác.

- Nguồn tin sử dụng:

+ Tự thu thập, tổng hợp, khai thác tin, bài.

+ Hợp tác với phóng viên trong và ngoài nước.

+ Sử dụng hệ thống công tác viên của Bản tin đối ngoại.

+ Hợp tác, sử dụng tin bài từ nguồn của các cơ quan thuộc Bộ Ngoại giao.

- Quản trị dữ liệu:

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu sẽ là một thành phần trong giải pháp hệ thống quản trị thông tin. Do vậy, việc lựa chọn tùy thuộc vào giải pháp công nghệ nhằm tích hợp và chuyển đổi dễ dàng giữa dữ liệu và các chức năng xử lý dữ liệu phục vụ công tác quản lý và hoạt động của Sở Ngoại vụ. Qua đánh giá sơ bộ về hệ quản trị cơ sở dữ liệu, cũng như khả năng đầu tư và định hướng áp dụng công nghệ thông tin, chúng tôi đề xuất sử dụng hệ quản trị CSDL cho hệ thống là các hệ quản trị CSDL mã nguồn mở như: MySQL, PostgreSQL ...

3.3. Yêu cầu về kỹ thuật và nghiệp vụ đối với các nội dung thành phần trong Cổng Thông tin đối ngoại đa ngôn ngữ thành phố Hải Phòng.

3.4. Các tiêu chuẩn công nghệ thông tin áp dụng cho Cổng Thông tin đối ngoại đa ngôn ngữ thành phố Hải Phòng.

Chương 4

NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Nhiệm vụ: (Đề xuất các nhiệm vụ cụ thể triển khai thực hiện xây dựng Cổng thông tin đối ngoại đa ngôn ngữ theo nội dung đã xây dựng)

- Đề xuất các nhiệm vụ xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin.

- Đề xuất các nhiệm vụ xây dựng cơ sở dữ liệu nền tảng cho Cổng thông tin đối ngoại đa ngôn ngữ thành phố Hải Phòng.

- Đề xuất các nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin và bảo đảm an toàn, an ninh thông tin cho hệ thống Cổng thông tin đối ngoại đa ngôn ngữ thành phố Hải Phòng.

- Đề xuất các nhiệm vụ phát triển nhân lực công nghệ thông tin.

- Đề xuất các cơ chế, chính sách quản lý đầu tư, ứng dụng công nghệ thông tin.

2. Các yêu cầu, giải pháp thực hiện nhiệm vụ.

Xác định các yêu cầu, giải pháp trọng tâm để thực hiện nhiệm vụ xây dựng Cổng thông tin đối ngoại đa ngôn ngữ thành phố Hải Phòng.

Chương 5

LỘ TRÌNH, KINH PHÍ THỰC HIỆN VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ ÁN

1. Lộ trình thực hiện, khái toán chi phí, phân kỳ đầu tư.

1.1. Phân kỳ đầu tư:

- Giai đoạn 2017 - 2018

- Từ sau năm 2018

1.2. Khái toán kinh phí thực hiện:

TT

Nhiệm vụ

Sản phẩm

Thời gian

Cơ quan thực hiện

Dự kiến kinh phí

Ghi chú

...

 

 

 

 

 

 

2. Phân tích, đánh giá hiệu quả của Đề án.

2.1. Hiệu quả xã hội.

2.2. Hiệu quả kinh tế.

2.3. Hiệu quả cộng hưởng, tổng hợp đạt được cùng với các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, cải thiện năng lực cạnh tranh, phù hợp với định hướng phát triển chung của thành phố.

PHẦN THỨ HAI:

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Nguyên tắc về tổ chức quản lý.

2. Ủy ban nhân dân thành phố, BCĐ công tác thông tin đối ngoại thành phố.

3. Các sở, ngành, địa phương liên quan.

4. Cấp ủy Đảng, đoàn thể thành phố.

5. Các đơn vị khác có liên quan.

PHẦN THỨ BA:

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận về kết quả nghiên cứu của Đề án, đề xuất các nội dung kiến nghị cụ thể để triển khai được các nội dung nhiệm vụ của Đề án nhằm xây dựng thành công Cổng thông tin đối ngoại đa ngôn ngữ thành phố Hải Phòng theo mô hình, cấu trúc đã chọn.

PHẦN PHỤ LỤC

1. Danh mục các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.

2. Danh mục các đơn vị thụ hưởng.

3. Danh mục các nhiệm vụ cụ thể cần triển khai.

IV. TIẾN ĐỘ NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG, KINH PHÍ THỰC HIỆN VÀ SẢN PHẨM CỦA ĐỀ ÁN.

1. Tiến độ thực hiện:

TT

Nội dung công việc

Thời gian hoàn thành

Ghi chú

1

Triển khai khảo sát, đánh giá hiện trạng công tác thông tin trong lĩnh vực đối ngoại của thành phố Hải Phòng hiện nay

Tháng 8/2017

Thuê đơn vị tư vấn

2

Nghiên cứu, xây dựng cấu trúc (kết cấu) của Cổng thông tin đối ngoại đa ngôn ngữ; nhiệm vụ, giải pháp, lộ trình triển khai thực hiện

Trước 30/8/2017

3

Xin ý kiến các cơ quan liên quan

Trước 15/8/2017

 

4

Tổ chức nghiệm thu, phê duyệt, hoàn thiện thủ tục thanh quyết toán cho nhiệm vụ

Trước 15/9/2017

 

2. Kinh phí thực hiện

ĐVT: đồng

TT

Nội dung các khoản chi

Kinh phí thực hiện

1

Chi phí thuê đơn vị tư vấn

94.707.692

2

Chi phí quản lý

5.300.000

 

Tổng số

100.007.692

(Có phụ lục chi tiết kinh phí kèm theo)

3. Sản phẩm

3.1. Tài liệu, số liệu phục vụ Đề án: 01 bộ

3.2. Khung cấu trúc mô hình Cổng Thông tin đối ngoại đa ngôn ngữ thành phố Hải Phòng.

3.3. Báo cáo nghiên cứu xây dựng nhiệm vụ, giải pháp, lộ trình xây dựng Cổng Thông tin đối ngoại đa ngôn ngữ thành phố Hải Phòng.

3.4. Hướng dẫn kỹ thuật cho việc triển khai xây dựng Cổng Thông tin đối ngoại đa ngôn ngữ thành phố Hải Phòng.

3.5. Báo cáo tổng hợp kết quả của Đề án.

Sản phẩm nghiên cứu Đề án được lập thành 12 bộ và 02 đĩa CD lưu dữ liệu./.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 2029/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt đề cương Đề án Cổng thông tin đối ngoại đa ngôn ngữ thành phố Hải Phòng

  • Số hiệu: 2029/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 07/08/2017
  • Nơi ban hành: Thành phố Hải Phòng
  • Người ký: Nguyễn Văn Tùng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản