Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1973/QĐ-UBND | Bến Tre, ngày 16 tháng 10 năm 2012 |
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH VÙNG PHÁT TRIỂN CÂY ĂN QUẢ ĐẶC SẢN AN TOÀN TỈNH BẾN TRE ĐẾN NĂM 2020
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BẾN TRE
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Biên bản thẩm định số 20/BB-UBND ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Hội đồng thẩm định Quy hoạch Vùng phát triển cây ăn quả đặc sản an toàn tỉnh Bến Tre đến năm 2020;
Căn cứ Công văn số 3278/UBND-TH ngày 23 tháng 7 năm 2012 về trích biên bản họp Thành viên UBND tỉnh lệ kỳ tháng 7 năm 2012, thông qua báo cáo Quy hoạch Vùng phát triển cây ăn quả đặc sản an toàn tỉnh Bến Tre đến năm 2020;
Xét Tờ trình số 306/TTr-SNN ngày 02 tháng 10 năm 2012 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Quy hoạch Vùng phát triển cây ăn quả đặc sản an toàn tỉnh Bến Tre đến 2020,
QUYẾT ĐỊNH:
Mục tiêu chung:
Phát triển vùng sản xuất cây ăn quả đặc sản tập trung, chuyên canh nhằm tạo ra những sản phẩm an toàn, chất lượng cao, sản lượng lớn đáp ứng nhu cầu thị trường. Gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nhằm nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm cây ăn quả trên thị trường trong nước và quốc tế, tăng thu nhập cho người trồng cây ăn quả và góp phần tích cực vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh.
Mục tiêu cụ thể:
- Phát huy lợi thế của vùng trồng cây ăn quả hiện nay, quy hoạch thành vùng trồng cây ăn quả đặc sản an toàn tập trung, chuyên canh có quy mô lớn. Chú trọng đầu tư, phát triển nhóm cây ăn quả đặc sản chủ lực như: Nhãn, chôm chôm, măng cụt, sầu riêng, bưởi da xanh. Đến năm 2015 diện tích vùng trồng cây ăn quả đặc sản an toàn đạt 12.322ha, diện tích này ổn định đến năm 2020; sản lượng quả đạt 143.512 tấn (năm 2015) và 174.651 tấn (năm 2020).
- Xây dựng và hoàn thiện quy trình kỹ thuật sản xuất cây ăn quả đặc sản an toàn theo tiêu chuẩn chất lượng an toàn (GAP) nhằm tạo ra sản phẩm có nguồn gốc, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Xây dựng 4 mô hình phát triển cây ăn quả an toàn ở một số xã làm cơ sở nhân rộng cho toàn vùng quy hoạch, phấn đấu đến năm 2015 có khoảng 30% diện tích cây ăn quả đặc sản trong vùng quy hoạch sản xuất theo hướng an toàn (Sản phẩm phù hợp quy chuẩn kỹ thuật, sản phẩm phù hợp GAP, sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ). Đến năm 2020 toàn bộ diện tích cây ăn quả đặc sản trong vùng quy hoạch sản xuất theo hướng an toàn.
- Phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật ở vùng sản xuất cây ăn quả đặc sản an toàn (đường, điện, chợ đầu mối, cơ sở thu mua, cơ sở chế biến...) phục vụ cho việc phát triển cây ăn quả đặc sản an toàn và đạt hiệu quả cao.
- Gắn kết sản xuất với tiêu thụ, từ người trồng cây ăn quả đặc sản an toàn, đến tổ chức thu mua, sơ chế tiêu thụ sản phẩm hàng hoá. Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm và mở rộng thị trường nhằm tạo uy tín và ổn định thị trường tiêu thụ, nâng cao thu nhập cho nông dân.
- Phát triển sản xuất cây ăn quả đặc sản theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường, kết hợp phát triển du lịch sinh thái miệt vườn nhằm tạo thêm thu nhập từ dịch vụ du lịch sinh thái và du lịch văn hoá cho người sản xuất.
- Tận dụng tốt nhất tiềm năng - lợi thế về phát triển cây ăn quả, khai thác các nguồn lực phát triển cây ăn quả đặc sản được xác định là cây ăn quả chủ lực của tỉnh. Dựa trên cơ sở ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến, kế thừa phát huy cao kinh nghiệm và sáng tạo của nhà vườn trồng cây ăn quả giỏi nhằm đạt năng suất - chất lượng - hiệu quả cao tạo ra các loại quả là nông sản hàng hoá an toàn đủ sức cạnh tranh trên thị trường.
- Xác định vùng trồng thích nghi cho các chủng loại cây ăn quả đặc sản nhằm đảm bảo lợi ích kinh tế lâu dài cho các nhà vườn, phát triển bền vững và tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư thâm canh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá cũng như công tác thu mua, chế biến và xuất khẩu.
Quy hoạch có 2 phương án, trong đó chọn phương án 2 làm phương án phát triển, với các chỉ tiêu phát triển chủ yếu đến năm 2020 như sau:
- Phát triển theo chiều sâu với quy mô tập trung cao, chú trọng chuyển đổi đầu tư sản xuất từ diện rộng sang chú trọng về chất, phát triển cây ăn quả đặc sản gắn với thị trường tiêu thụ và chế biến.
- Quy hoạch vùng sản xuất cây ăn quả tập trung, tạo ra khối lượng sản xuất đủ lớn, đồng đều an toàn theo hướng sản xuất theo tiêu chuẩn GAP và ứng dụng công nghệ sau thu hoạch tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm đáp ứng yêu cầu thị trường trong và ngoài nước; xây dựng thương hiệu trên cơ sở đảm bảo chất lượng, khối lượng và uy tín về bao bì, nhãn hiệu, dịch vụ giao hàng; xây dựng chiến lược phát triển thị trường trong nước làm cơ sở cho xuất khẩu; đồng thời tăng cường quảng bá trái cây Bến Tre và xúc tiến thương mại.
- Tập trung phát triển 5 loại cây ăn quả có lợi thế cạnh tranh, trong đó có một số loại cây chủ lực phục vụ xuất khẩu.
- Chỉ tập trung phát triển những vùng có mức độ thích hợp cao (S1), vùng có tỷ lệ trồng thuần cao có diện tích lớn, kết hợp với phân tích các yếu tố thị trường, tập quán canh tác, kết cấu hạ tầng (đặc biệt là hệ thống thuỷ lợi), diễn biến xâm nhập mặn và cân đối về lao động dự báo sẽ thiếu hụt trong tương lai.
- Phát triển theo hướng chất lượng, hiệu quả, an toàn.
- Chú trọng tới thế mạnh vùng và truyền thống.
- Đến năm 2015 có 80% nông dân sản xuất cây ăn quả được đào tạo tập huấn sản xuất theo tiêu chuẩn GAP và có 30% diện tích cây ăn quả sản xuất theo tiêu chuẩn GAP.
- Phát triển diện tích vườn CAQ đặc sản đến năm 2020 là 12.322ha. Trong đó:
STT | Đơn vị | Tổng số (ha) | Chia ra | ||||
Bưởi da xanh | Chôm chôm | Măng cụt | Nhãn | Sầu riêng | |||
1 | Chơ Lách | 5.821 | 1.045 | 1.772 | 1.169 | 775 | 1.060 |
2 | Mỏ Cày Bắc | 600 | 540 |
| 30 |
| 30 |
3 | Châu Thành | 3.365 | 690 | 1.739 | 304 |
| 632 |
4 | TP.Bến Tre | 220 | 220 |
|
|
|
|
5 | Giồng Trôm | 1.000 | 1.000 |
|
|
|
|
6 | Bình Đại | 1.316 |
|
|
| 1.316 |
|
| Tổng số | 12.322 | 3.495 | 3.511 | 1.503 | 2.091 | 1.722 |
STT | Tên mô hình/dự án | Quy mô | Vốn đầu tư (triệu đồng) | Năm thực hiện |
1 | Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả đặc sản an toàn |
|
| 2012-2013 |
- | Mô hình sản xuất bưởi da xanh xã Nhơn Thạnh, TP.Bến Tre | 30ha | 7.440 | 2012-2013 |
- | Mô hình sản xuất măng cụt xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách | 30ha | 8.660 | 2012-2013 |
- | Mô hình sản xuất chôm chôm xã Vĩnh Bình, huyện Chợ Lách | 30ha | 7.475 | 2012-2013 |
- | Mô hình sản xuất sầu riêng xã Sơn Định, huyện Chợ Lách | 30ha | 21.931 | 2012-2013 |
2 | Chứng nhận sản phẩm nông nghiệp và tăng cường năng lực giám sát đánh giá cấp tỉnh |
| 120.000 | 2012-2015 |
3 | Tập huấn cho nông dân, đơn vị chế biến chính và kinh doanh các kiến thức về GAP, HACCP và các quy tắc sản xuất an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn khác |
| 100.000 | 2010-2015 |
4 | Hỗ trợ đầu tư thay giống cây ăn quả đặc sản già cỗi, bị sâu bệnh bằng các giống có năng suất chất lượng cao |
| 3.000 | 2012-2015 |
5. Kinh phí và phân bổ vốn đầu tư:
Tổng vốn đầu tư thực hiện quy hoạch là 1.345.500 triệu đồng, trong đó:
- Vốn ngân sách 130.000 triệu, vốn dân và doanh nghiệp 570.000 triệu đồng, vốn tín dụng 645.000 triệu đồng.
- Giai đoạn 2012-2015 là 1.265.500 triệu đồng, giai đoạn 2016-2020 là 80.000 triệu đồng.
Chi tiết các hạng mục đầu tư như sau:
STT | Hạng mục đầu tư | Thành tiền (triệu đồng) |
1 | Trồng mới và chăm sóc trong giai đoạn KTCB | 1.010.000 |
2 | Xây dựng mô hình | 45.500 |
3 | - Hỗ trợ đăng ký sản xuất và xây dựng năng lực giám sát đánh giá - Hỗ trợ, xúc tiến thương mại | 120.000 |
4 | Đào tạo GAP, HACCP và các tiêu chuẩn sản phẩm an toàn | 100.000 |
5 | - Xây dựng trung tâm giống, trung tâm giao dịch cây ăn quả - Thay thế một số loại giống quả nhằm nâng cao chất lượng và an toàn | 70.000 |
Tổng | 1.345.500 |
Quy hoạch bao gồm 10 giải pháp chủ yếu: Giải pháp thực hiện quy hoạch; nhóm giải pháp đầu tư kết cấu hạ tầng các vùng trồng cây ăn quả đặc sản an toàn; giải pháp về sản xuất giống; giải pháp tổ chức sản xuất và bố trí lao động trong vùng nông nghiệp an toàn; nhóm giải pháp về thanh tra, kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) đối với lĩnh vực cây ăn quả; giải pháp liên kết trong sản xuất theo mô hình, nhóm giải pháp về thị trường tiêu thụ; giải pháp ứng dụng khoa học - công nghệ và khuyến nông; giải pháp bảo quản, chế biến; nhóm giải pháp về chính sách.
Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (chủ đầu tư) chịu trách nhiệm phổ biến Quy hoạch này trên các phương tiên thông tin và đến các sở, ban ngành có liên quan, Uỷ ban nhân dân các huyện/thành phố để triển khai thực hiện.
Trên cơ sở Quy hoạch đã được duyệt, theo chức năng, nhiệm vụ được giao các sở, ban ngành có liên quan, Uỷ ban nhân dân các huyện/thành phố cụ thể hoá các nội dung đưa vào kế hoạch hàng năm, trung hạn và dài hạn để triển khai Quy hoạch đảm bảo tuân thủ các nội dung đã phê duyệt, từng bước thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ đã đề ra.
Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký./.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 45/2012/QĐ-UBND về Quy định chính sách hỗ trợ giữ và phát triển vườn cây ăn quả đặc sản tỉnh Bình Dương giai đoạn 2013 -2016
- 2Nghị quyết 19/2012/NQ-HĐND8 về chính sách hỗ trợ giữ và phát triển vườn cây ăn quả đặc sản tỉnh Bình Dương giai đoạn 2013 - 2016
- 3Quyết định 106/2007/QĐ-UBND về một số chính sách hỗ trợ nhằm phục hồi và phát triển vùng cây ăn trái đặc sản huyện Thuận An do tỉnh Bình Dương ban hành
- 4Quyết định 3667/2006/QĐ-UBND về chính sách hỗ trợ phát triển cây ăn quả tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2007 - 2010
- 5Quyết định 514/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt đề cương và dự toán kinh phí lập dự án quy hoạch phát triển sản xuất rau, hoa và cây đặc sản ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020
- 6Quyết định 5597/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án Phát triển mô hình siêu thị đặc sản và sản phẩm thủ công - mỹ nghệ truyền thống thành phố Đà Nẵng và khu vực Miền Trung Tây Nguyên
- 7Quyết định 59/1999/QĐ-UB về chính sách phát triển cây ăn quả tỉnh Lạng Sơn
- 8Quyết định 1562/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt đề cương nhiệm vụ: "Quy hoạch phát triển cây ăn quả có múi tỉnh Nghệ An giai đoạn 2015 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030"
- 9Quyết định 1377/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện Quy hoạch vùng sản xuất cây ăn quả ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang giai đoạn 2015 - 2016
- 10Quyết định 3773/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Quy hoạch phát triển cây ăn quả có múi tỉnh Nghệ An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 11Nghị quyết 12/2016/NQ-HĐND thông qua Quy hoạch vùng cây ăn quả chủ lực trồng tập trung trên địa bàn tỉnh Trà Vinh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025
- 12Quyết định 2693/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Quy hoạch vùng cây ăn quả chủ lực trồng tập trung trên địa bàn tỉnh Trà Vinh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025
- 1Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 4Quyết định 45/2012/QĐ-UBND về Quy định chính sách hỗ trợ giữ và phát triển vườn cây ăn quả đặc sản tỉnh Bình Dương giai đoạn 2013 -2016
- 5Nghị quyết 19/2012/NQ-HĐND8 về chính sách hỗ trợ giữ và phát triển vườn cây ăn quả đặc sản tỉnh Bình Dương giai đoạn 2013 - 2016
- 6Quyết định 106/2007/QĐ-UBND về một số chính sách hỗ trợ nhằm phục hồi và phát triển vùng cây ăn trái đặc sản huyện Thuận An do tỉnh Bình Dương ban hành
- 7Quyết định 3667/2006/QĐ-UBND về chính sách hỗ trợ phát triển cây ăn quả tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2007 - 2010
- 8Quyết định 514/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt đề cương và dự toán kinh phí lập dự án quy hoạch phát triển sản xuất rau, hoa và cây đặc sản ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020
- 9Quyết định 5597/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án Phát triển mô hình siêu thị đặc sản và sản phẩm thủ công - mỹ nghệ truyền thống thành phố Đà Nẵng và khu vực Miền Trung Tây Nguyên
- 10Quyết định 59/1999/QĐ-UB về chính sách phát triển cây ăn quả tỉnh Lạng Sơn
- 11Quyết định 1562/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt đề cương nhiệm vụ: "Quy hoạch phát triển cây ăn quả có múi tỉnh Nghệ An giai đoạn 2015 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030"
- 12Quyết định 1377/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện Quy hoạch vùng sản xuất cây ăn quả ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang giai đoạn 2015 - 2016
- 13Quyết định 3773/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Quy hoạch phát triển cây ăn quả có múi tỉnh Nghệ An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 14Nghị quyết 12/2016/NQ-HĐND thông qua Quy hoạch vùng cây ăn quả chủ lực trồng tập trung trên địa bàn tỉnh Trà Vinh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025
- 15Quyết định 2693/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Quy hoạch vùng cây ăn quả chủ lực trồng tập trung trên địa bàn tỉnh Trà Vinh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025
Quyết định 1973/QĐ-UBND phê duyệt quy hoạch Vùng phát triển cây ăn quả đặc sản an toàn tỉnh Bến Tre đến năm 2020
- Số hiệu: 1973/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 16/10/2012
- Nơi ban hành: Tỉnh Bến Tre
- Người ký: Trần Anh Tuấn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra