Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1941/QĐ-UBND | Bình Phước, ngày 14 tháng 07 năm 2016 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/06/2015;
Căn cứ Quyết định số 476/QĐ-BNN-TY ngày 17/2/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt “Chương trình Quốc gia phòng, chống bệnh lở mồm long móng giai đoạn 2016 - 2020”;
Thực hiện Công văn số 10652/VPCP-KTN ngày 22/12/2015 của Văn phòng Chính phủ về việc Chương trình Quốc gia phòng, chống bệnh lở mồm long móng giai đoạn 2016-2020;
Thực hiện Công văn số 1395/BNN-TY ngày 25/2/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc bố trí kinh phí và tổ chức triển khai Chương trình Quốc gia phòng, chống bệnh lở mồm long móng giai đoạn 2016- 2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 117/TTr-SNN ngày 04/7/2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Chương trình phòng, chống bệnh lở mồm long móng giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Bình Phước với các nội dung chủ yếu sau:
Chương trình phòng, chống bệnh lở mồm long móng (sau đây viết tắt là LMLM) giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
II. Quản lý thực hiện chương trình
- Cơ quan quản lý chương trình: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Cơ quan thực hiện: Chi cục Chăn nuôi - Thú y trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Cơ quan phối hợp: UBND các huyện, thị xã; Sở Tài chính, Sở Công Thương, Sở thông tin và Truyền thông, Sở Tài nguyên và Môi trường, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh.
1. Mục tiêu chương trình
1.1. Mục tiêu chung: Đến năm 2020, khống chế thành công bệnh LMLM trên địa bàn một số huyện, thị xã; giảm thiểu nguy cơ dịch bệnh LMLM trên đàn gia súc và xây dựng một số cơ sở chăn nuôi heo tập trung an toàn dịch bệnh đối với bệnh LMLM.
1.2. Mục tiêu cụ thể
a) Vùng nguy cơ cao
- Vùng khống chế: Tiêm phòng nhằm tạo miễn dịch bảo hộ cho 80% tổng đàn trâu, bò trong vùng khống chế; giảm thiểu số ổ dịch mới; ngăn chặn dịch bệnh lây lan từ Campuchia vào Việt Nam. Vùng khống chế gồm các huyện Lộc Ninh, Bù Đốp và Bù Gia Mập.
- Vùng đệm: Tiêm phòng nhằm tạo miễn dịch bảo hộ cho 80% tổng đàn trâu, bò trong vùng đệm; chủ động giám sát dịch bệnh; khi có dịch bệnh xảy ra được kiểm soát xử lý kịp thời; giảm thiểu số ổ dịch và số gia súc mắc bệnh, không để dịch lây lan ra diện rộng. Vùng đệm gồm các huyện, thị xã: Hớn Quản, Bình Long, Phú Riềng, Phước Long, Bù Đăng và Đồng Phú.
b) Vùng nguy cơ thấp
Kiểm soát chặt chẽ tình hình dịch bệnh ở các huyện, thị xã thuộc khu vực tiếp giáp vùng đệm, giảm thiểu nguy cơ lây lan và phát sinh ổ dịch ở đàn gia súc. Vùng nguy cơ thấp gồm: huyện Chơn Thành và thị xã Đồng Xoài.
1.3. Xây dựng cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh: Xây dựng tất cả các cơ sở chăn nuôi heo cung cấp con giống an toàn dịch bệnh LMLM và 30% cơ sở chăn nuôi heo thịt tập trung an toàn dịch bệnh LMLM và các bệnh nguy hiểm khác.
2. Nội dung và thời gian thực hiện:
2.1. Thời gian thực hiện: 05 năm, từ năm 2016 đến năm 2020
2.2. Nội dung:
- Tiêm phòng vắc xin;
- Giám sát bệnh LMLM;
- Xây dựng cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh;
- Kiểm soát vận chuyển;
- Kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y;
- Vệ sinh, tiêu độc khử trùng môi trường chăn nuôi;
- Xử lý ổ dịch;
- Thông tin tuyên truyền, tập huấn;
- Hợp tác quốc tế về phòng, chống dịch bệnh LMLM;
3. Cơ chế tài chính và dự toán thực hiện:
3.1. Cơ chế tài chính
a) Ngân sách Trung ương
- Hỗ trợ mua vắc xin để tiêm phòng cho đàn trâu, bò giống của nhà nước và đàn trâu bò của các hộ gia đình, cá nhân thuộc diện tiêm phòng bắt buộc trong vùng khống chế (Lộc Ninh, Bù Đốp và Bù Gia Mập)
- Kinh phí giám sát dịch bệnh, kinh phí xét nghiệm mẫu giám sát sau tiêm phòng;
- Kinh phí kiểm tra, chỉ đạo thực hiện chương trình, tập huấn, hội thảo, họp sơ kết, tổng kết; thông tin, tuyên truyền; gửi mẫu đi nước ngoài và nghiên cứu chuyên sâu; xây dựng bản đồ dịch tễ và hợp tác trao đổi kinh nghiệm với các nước của Cục Thú y.
b) Ngân sách tỉnh
- Bảo đảm kinh phí mua vắc xin LMLM để tiêm phòng đối với đàn trâu, bò giống của nhà nước; đàn trâu, bò của các hộ gia đình, cá nhân trong vùng đệm (Bình Long, Hớn Quản, Phú Riềng, Phước Long, Bù Đăng, Đồng Phú); và đàn trâu, bò của hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng có nguy cơ thấp (Chơn Thành, Đồng Xoài) thuộc diện phải tiêm phòng bắt buộc. Trả công tiêm phòng vắc xin thực hiện trong vùng khống chế, vùng đệm và vùng nguy cơ thấp.
- Bảo đảm kinh phí chỉ đạo tiêm phòng; kinh phí lấy mẫu giám sát; mua vật tư, dụng cụ, trang thiết bị triển khai chương trình; tổ chức tập huấn, họp sơ kết, tổng kết, thông tin tuyên truyền và các chi phí khác có liên quan.
c) Kinh phí thuộc doanh nghiệp, chủ chăn nuôi tự đảm bảo
- Đối với đàn gia súc của cơ sở chăn nuôi, doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trang trại chăn nuôi do các đơn vị tự bảo đảm kinh phí mua vắc xin và tổ chức tiêm phòng cho đàn gia súc của đơn vị mình theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương và kinh phí xây dựng, thẩm định cơ sở an toàn dịch bệnh LMLM và các bệnh khác.
- Đối với đàn gia súc của các hộ gia đình, cá nhân không thuộc diện được ngân sách nhà nước hỗ trợ theo các quy định nêu trên thì chủ chăn nuôi phải tự bảo đảm kinh phí mua vắc xin và tổ chức tiêm phòng theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương.
d) Kinh phí hỗ trợ công tác phòng, chống dịch
- Kinh phí hỗ trợ tiêu hủy gia súc mắc bệnh, gia súc chết do bệnh hoặc do phản ứng sau khi tiêm phòng vắc xin thực hiện theo Quyết định số 719/2008/QĐ-TTg ngày 05/6/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; Quyết định số 1442/QĐ-TTg ngày 23/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 719/2008/QĐ-TTg ngày 05/6/2008 về chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; Thông tư số 80/2008/TT-BTC ngày 18/9/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ tài chính để phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; Quyết định số 2531/QĐ-UBND ngày 24/11/2014 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định về chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh và các quy định hiện hành có liên quan của Nhà nước.
- Hỗ trợ vắc xin, hóa chất từ nguồn dự trữ quốc gia khi có dịch xảy ra thực hiện theo quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 22 của Luật Thú y và Luật Dự trữ Quốc gia.
3.2. Dự toán kinh phí giai đoạn 2016-2020
Khái toán kinh phí thực hiện chương trình hằng năm là 2.622.758.000 đồng (Hai tỷ, sáu trăm hai mươi hai triệu bảy trăm năm mươi tám ngàn đồng), kinh phí thực hiện các nội dung chương trình cụ thể sau:
- Tiêm phòng: - Tập huấn chuyên môn: - Tuyên truyền: - Giám sát sau tiêm phòng: - Chỉ đạo tiêm phòng: | 2.353.123.000 đồng 66.450.000 đồng 48.525.000 đồng 79.700.000 đồng 74.960.000 đồng |
|
Tổng khái toán kinh phí thực hiện chương trình phòng, chống bệnh LMLM giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Bình Phước là 13.113.790.000 đồng (Mười ba tỷ, một trăm mười ba triệu, bảy trăm chín mươi ngàn đồng)
(Có bảng dự toán chi tiết kinh phí thực hiện chương trình kèm theo)
3.3. Nguồn kinh phí thực hiện Chương trình:
- Nguồn ngân sách trung ương hỗ trợ;
- Nguồn ngân sách địa phương;
- Nguồn kinh phí thuộc doanh nghiệp, chủ chăn nuôi gia súc quy mô trang trại, các hộ chăn nuôi không thuộc diện hỗ trợ của ngân sách nhà nước tự đảm bảo thực hiện.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Tham mưu UBND tỉnh triển khai chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT, các Bộ ngành Trung ương liên quan về thực hiện Chương trình Quốc gia phòng, chống bệnh LMLM giai đoạn 2016-2020 để UBND các huyện, thị xã; các sở, ngành liên quan của tỉnh thực hiện công tác phòng, chống dịch trên địa bàn tỉnh.
b) Chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi - Thú y:
- Là là cơ quan đầu mối phối hợp với UBND các huyện, thị xã và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện chương trình.
- Xây dựng dự toán kinh phí thực hiện chương trình hàng năm trình Sở Tài chính thẩm định tham mưu UBND tỉnh giải quyết.
- Chủ trì, phối hợp các ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện các nội dung của chương trình hằng năm.
- Chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thị xã triển khai công tác tiêm phòng vắc xin; triển khai các biện pháp chuyên môn về phòng, chống dịch bệnh.
- Chịu trách nhiệm về việc quản lý, sử dụng vắc xin theo quy định của chương trình và thực hiện công tác thanh quyết toán theo quy định.
- Định kỳ báo cáo 6 tháng, một năm và đột xuất công tác phòng, chống dịch bệnh LMLM về UBND tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Thú y).
2. Sở Tài chính: Tham mưu UBND tỉnh cân đối bố trí kinh phí cho Chi cục Chăn nuôi - Thú y thực hiện tốt chương trình phòng, chống bệnh LMLM giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh và công tác phòng, chống dịch bệnh động vật khác.
3. Sở Công Thương, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giao thông vận tải, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh: Có trách nhiệm phối hợp UBND các huyện, thị xã, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Chăn nuôi - Thú y nhằm tập trung lực lượng thực hiện tốt chương trình phòng, chống bệnh LMLM giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật khác.
4. UBND các huyện, thị xã:
- Xây dựng kế hoạch, phương án tổ chức việc, phòng, chống bệnh LMLM, trong đó có công tác tiêm phòng theo quy định của pháp luật về thú y và trên cơ sở chương trình quốc gia phòng, chống bệnh LMLM giai đoạn 2016-2020 của tỉnh;
- Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn tổ chức thực hiện công tác phòng, chống dịch trên địa bàn quản lý và có trách nhiệm phối hợp Trạm Chăn nuôi - Thú y tổ chức thực hiện rà soát, thống kê đàn gia súc để triển khai thực hiện tiêm phòng có hiệu quả;
- Phối hợp ngành thú y triển khai thực hiện tốt công tác tiêm phòng vắc xin và các biện pháp khác.
- Bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ thực hiện chương trình phòng, chống bệnh LMLM giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh ngoài phần kinh phí của tỉnh theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Các ông (bà): Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở, ngành: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Công Thương, Thông tin và Truyền thông, Tài nguyên và Môi trường, Giao Thông vận tải, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này, kể từ ngày ký./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Kế hoạch 1096/KH-UBND năm 2016 về thực hiện "Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh Lở mồm long móng giai đoạn 2016-2020" tỉnh Bình Dương
- 2Kế hoạch 135/KH-UBND năm 2016 về phòng, chống bệnh lở mồm long móng tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2016-2020
- 3Quyết định 2211/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình Quốc gia phòng, chống bệnh Lở mồm long móng trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016-2020
- 4Quyết định 463/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Kế hoạch phòng, chống bệnh Lở mồm long móng gia súc trên địa bàn tỉnh Lai Châu giai đoạn 2016-2020
- 5Quyết định 26/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Kế hoạch phòng chống bệnh lở mồm long móng gia súc trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2017-2020
- 1Quyết định 719/QĐ-TTg năm 2008 về việc chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Thông tư 80/2008/TT-BTC hướng dẫn chế độ tài chính để phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm do Bộ Tài chính ban hành
- 3Quyết định 1442/QĐ-TTg năm 2011 sửa đổi Quyết định 719/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Luật dự trữ quốc gia 2012
- 5Quyết định 2531/QĐ-UBND năm 2014 quy định chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 6Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 7Luật thú y 2015
- 8Quyết định 476/QĐ-BNN-TY năm 2016 phê duyệt Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh Lở mồm long móng giai đoạn 2016-2020 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 9Công văn 10652/VPCP-KTN năm 2015 về Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh Lở mồm long móng giai đoạn 2016-2020 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 10Kế hoạch 1096/KH-UBND năm 2016 về thực hiện "Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh Lở mồm long móng giai đoạn 2016-2020" tỉnh Bình Dương
- 11Kế hoạch 135/KH-UBND năm 2016 về phòng, chống bệnh lở mồm long móng tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2016-2020
- 12Quyết định 2211/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình Quốc gia phòng, chống bệnh Lở mồm long móng trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016-2020
- 13Quyết định 463/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Kế hoạch phòng, chống bệnh Lở mồm long móng gia súc trên địa bàn tỉnh Lai Châu giai đoạn 2016-2020
- 14Quyết định 26/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Kế hoạch phòng chống bệnh lở mồm long móng gia súc trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2017-2020
Quyết định 1941/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Chương trình phòng, chống bệnh lở mồm long móng giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- Số hiệu: 1941/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 14/07/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Phước
- Người ký: Huỳnh Anh Minh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra