Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2211/QĐ-UBND | Nghệ An, ngày 19 tháng 5 năm 2016 |
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Quyết định số 476/QĐ-BNN-TY ngày 17/02/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt Chương trình Quốc gia phòng, chống bệnh Lở mồm long móng giai đoạn 2016-2020;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Công văn số 784/SNN-KHTC ngày 08/4/2016, đề nghị của Sở Tài chính tại Công văn số 1024/STC-NST ngày 06/5/2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình Quốc gia phòng, chống bệnh Lở mồm long móng trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016-2020 (Có Kế hoạch kèm theo).
Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y và các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch có hiệu quả.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Tài chính; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2016 - 2020.
(Kèm theo Quyết định số: 2211/QĐ-UBND ngày 19/5/2016 của UBND tỉnh Nghệ An)
Phần I. CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
- Pháp lệnh Thú y ngày 29/4/2004 của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
- Luật Thú y số 79/2015/QH13 ngày 19/6/2015 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (có hiệu lực từ ngày 01/7/2016).
- Quyết định số 476/QĐ-BNN-TY ngày 17/02/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt “Chương trình quốc gia khống chế bệnh Lở mồm long móng giai đoạn 2016-2020”;
- Công văn số 262/TY-DT ngày 22/02/2016 của Cục Thú y về việc thông báo lưu hành vi rút LMLM, Cúm gia cầm, Tai xanh và hướng dẫn sử dụng vắc xin năm 2016.
- Công văn số 1395/BNN-TY ngày 25/02/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc bố trí kinh phí và tổ chức triển khai Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh LMLM giai đoạn 2016-2020.
II. CĂN CỨ YÊU CẦU THỰC TẾ PHÒNG, CHỐNG BỆNH LMLM
Trên địa bàn tỉnh chủ yếu vẫn chăn nuôi nông hộ theo hình thức bán chăn thả hoặc thả rông ở các huyện vùng cao. Mặt khác, việc giao thương buôn bán thuận lợi: có đường quốc lộ 1A, đường mòn Hồ Chí Minh đi qua, có 419 km biên giới trên đất liền tiếp giáp với 3 tỉnh của nước Lào tạo điều kiện cho việc mua bán, trao đổi hàng hóa, gia súc. Ngoài ra còn có nhiều chợ buôn bán trâu bò lớn, do vậy nguy cơ mầm bệnh LMLM xâm nhập và phát tán là rất lớn.
Bệnh LMLM đã xuất hiện và lưu hành ở Việt Nam hơn 100 năm qua. Trên địa bàn tỉnh, bệnh đã xuất hiện ở tất cả các huyện. Giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015 toàn tỉnh đã xẩy ra 66 ổ dịch, làm 1.212 con gia súc mắc bệnh. Gia súc mắc bệnh chủ yếu là do chưa được tiêm phòng vắc xin LMLM.
Phần II. MỤC TIÊU VÀ CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT
1. Mục tiêu chung
Đến năm 2020, khống chế thành công bệnh LMLM ở một số địa phương, giảm thiểu nguy cơ dịch bệnh LMLM gia súc trên địa bàn tỉnh, hạn chế thấp nhất thiệt hại trong chăn nuôi do bệnh LMLM gây ra.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Vùng khống chế
Tiêm phòng nhằm tạo miễn dịch bảo hộ từ 75 - 80% tổng đàn trâu, bò trong vùng khống chế; giảm thiểu số ổ dịch LMLM xẩy ra tại các huyện miền núi có đường biên giới với nước Lào; ngăn chặn hiệu quả dịch bệnh lây lan từ nước Lào, các địa phương khác vào Nghệ An.
2.2. Vùng đệm
Tiêm phòng nhằm tạo miễn dịch bảo hộ cho trên 80% tổng đàn trâu, bò trong vùng đệm là các huyện có chợ buôn bán trâu bò lớn, vùng vành đai chăn nuôi bò sữa; chủ động giám sát dịch bệnh, khi có dịch bệnh xảy ra được xử lý khống chế kịp thời; giảm số ổ dịch và số gia súc mắc bệnh, không để dịch lây lan ra diện rộng.
1. Phân chia vùng:
1.1. Vùng nguy cơ cao
Được chia thành vùng khống chế và vùng đệm, cụ thể:
a) Vùng khống chế: Là các huyện biên giới tiếp giáp với nước Lào, gồm 8 huyện: Con Cuông, Anh Sơn, Thanh Chương, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong. Tổng số trâu bò thuộc diện tiêm phòng là 219.000 con.
Nguồn vắc xin:
- Các huyện: Thanh Chương, Anh Sơn, Con Cuông, Quỳ Châu, Quỳ Hợp: Trung ương cấp kinh phí nguồn Chương trình quốc gia khống chế bệnh LMLM để mua vắc xin LMLM tiêm phòng (278.000 liều/2 vụ/năm).
- Các huyện: Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong: Trung ương cấp vắc xin thuộc nguồn Chương trình Nghị quyết 30a của Chính phủ (160.000 liều/2 vụ/năm).
Chi tiết số lượng trâu bò trong diện tiêm và số lượng vắc xin LMLM tiêm phòng tại các huyện tổng hợp ở bảng sau:
TT | Huyện | Số lượng trâu bò trong diện tiêm phòng (con) | Số lượng vắc xin TW cấp nguồn vùng khống chế/01 năm (liều) | Số lượng vắc xin TW cấp nguồn Chương trình 30a/01 năm (liều) |
1 | Thanh Chương | 40.000 | 80.000 |
|
2 | Anh Sơn | 28.000 | 56.000 |
|
3 | Con Cuông | 25.000 | 50.000 |
|
4 | Quỳ Châu | 21.000 | 42.000 |
|
5 | Quỳ Hợp | 25.000 | 50.000 |
|
6 | Kỳ Sơn | 32.000 |
| 64.000 |
7 | Tương Dương | 24.000 |
| 48.000 |
8 | Quế Phong | 24.000 |
| 48.000 |
| Cộng | 219.000 | 278.000 | 160.000 |
b) Vùng đệm: Gồm 5 huyện: Tân Kỳ, Nam Đàn, Đô Lương, Nghĩa Đàn và thị xã Thái Hòa. Là các huyện tiếp giáp vùng khống chế, vùng vành đai chăn nuôi bò sữa; huyện có chợ buôn bán trâu bò lớn; huyện xẩy ra dịch LMLM trong giai đoạn 2011 – 2015.
Tổng số trâu bò thuộc diện tiêm phòng của vùng đệm là 84.450 con.
Nguồn vắc xin:
- Các huyện: Tân Kỳ, Nam Đàn, Đô Lương: UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí mua vắc xin LMLM nhị type A, O tiêm phòng cho gia súc.
- Các huyện: Nghĩa Đàn, TX. Thái Hòa:
+ Năm 2016: UBND tỉnh cấp 70% kinh phí mua vắc xin LMLM nhị type A, O; UBND huyện, xã hỗ trợ 30% kinh phí mua vắcxin theo Quyết định số 1408/QĐ-UBND ngày 13/4/2015 của UBND tỉnh và Công văn số 5430/UBND.NN ngày 07/8/2015 của UBND tỉnh.
+ Năm 2017-2020: UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí mua vắc xin LMLM nhị type A, O tiêm phòng cho gia súc.
Chi tiết số lượng trâu bò trong diện tiêm và số lượng vắc xin LMLM tiêm phòng/01 năm tại các huyện tổng hợp ở bảng sau:
TT | Huyện | Số lượng trâu bò trong diện tiêm phòng (con) | Số lượng vắc xin đề nghị tỉnh cấp/01 năm (liều) |
1 | Tân Kỳ | 24.000 | 48.000 |
2 | Nam Đàn | 16.000 | 32.000 |
3 | Đô Lương | 15.000 | 30.000 |
4 | Nghĩa Đàn | 24.350 | 48.700 |
5 | TX. Thái Hòa | 5.100 | 10.200 |
| Cộng | 84.450 | 168.900 |
1.2. Vùng nguy cơ thấp: Là các địa phương còn lại, không thuộc vùng khống chế và vùng đệm.
2. Tiêm phòng vắc xin LMLM vùng khống chế và vùng đệm
- Đối tượng tiêm phòng: Trâu, bò.
- Loại vắc xin: Trên địa bàn tỉnh Nghệ An thời gian qua đã xẩy ra các ổ dịch LMLM đồng thời cả 2 chủng vi rút type O và type A tại một số huyện trong tỉnh. Trong Chương trình quốc gia khống chế bệnh LMLM giai đoạn 2011 – 2015, tại 8 huyện vùng khống chế của tỉnh Nghệ An đã sử dụng vắc xin LMLM nhị type O, A.
Căn cứ vào tình hình dịch bệnh, tính chất dịch tễ của bệnh LMLM xẩy ra trong thời gian qua; Căn cứ Công văn số 262/TY-DT ngày 22/02/2016 của Cục Thú y “về việc thông báo lưu hành vi rút LMLM, Cúm gia cầm, Tai xanh và hướng dẫn sử dụng vắc xin năm 2016” sẽ lựa chọn loại vắc xin LMLM nhị type O, A để tiêm phòng cho trâu, bò vùng khống chế, vùng đệm trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016 – 2020.
- Thời gian tiêm phòng: Tổ chức hai lần tiêm phòng trong năm, mỗi lần cách nhau 6 tháng.
+ Lần 1: Thời gian từ ngày 15/3 – 15/4.
+ Lần 2: Thời gian từ ngày 15/9 – 15/10.
Riêng đối với năm 2016, triển khai tiêm phòng sau khi phê duyệt Kế hoạch này.
3. Giám sát, chẩn đoán xét nghiệm
3.1. Vùng nguy cơ cao
- Giám sát lâm sàng phát hiện bệnh:
+ Mục đích phát hiện kịp thời các ca bệnh để khoanh vùng, dập dịch kịp thời, giảm thiệt hại về kinh tế do dịch bệnh gây ra cũng như hạn chế sự lây lan của dịch bệnh trong vùng khống chế và vùng đệm.
+ Lấy mẫu từ gia súc nghi mắc bệnh để chẩn đoán xác định bệnh và serotype vi rút để triển khai các biện pháp chống dịch phù hợp, hiệu quả. Đồng thời phục vụ cho các nghiên cứu về di truyền và chiến lược sử dụng vắc xin.
- Giám sát sau tiêm phòng:
+ Mục đích đánh giá kết quả tiêm phòng và khả năng đáp ứng miễn dịch của đàn gia súc sau khi được tiêm vắc xin.
+ Được thực hiện mỗi năm một lần trên đàn trâu, bò.
+ Lấy mẫu để giám sát ở 20% số huyện của vùng khống chế và vùng đệm (tỉnh Nghệ An lấy mẫu ở 02 huyện). Tỷ lệ lưu hành kháng thể bảo hộ sau tiêm phòng ước tính là 80%, sai số ước lượng 5%, số lượng mẫu cần lấy: 246 mẫu/huyện. Tổng cộng 492 mẫu.
+ Thời điểm lấy mẫu: sau thời điểm tiêm phòng vụ Xuân hàng năm là 30 ngày.
- Giám sát chủ động vùng nguy cơ cao:
+ Căn cứ hướng dẫn, chỉ đạo của Cục Thú y; căn cứ tình hình dịch tễ của bệnh LMLM tại các địa phương để xây dựng kế hoạch lấy mẫu giám sát trình UBND tỉnh phê duyệt.
+ Giao trách nhiệm cho trưởng thôn, xóm và thú y cơ sở, người chăn nuôi theo dõi, giám sát đàn gia súc trong suốt quá trình nuôi; nếu thấy gia súc có biểu hiện bệnh LMLM phải báo cáo ngay cho UBND xã, Thú y huyện để điều tra, xác minh và xử lý ổ dịch nhanh chóng.
3.2. Vùng nguy cơ thấp
Phát hiện kịp thời các ca bệnh để khoanh vùng, dập dịch kịp thời, giảm thiệt hại về kinh tế do dịch bệnh gây ra cũng như hạn chế sự lây lan của dịch bệnh trong vùng.
3.3. Báo cáo kết quả giám sát.
Kết quả giám sát phải ghi chép chi tiết, lưu giữ và báo cáo theo quy định hiện hành của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
4. Kiểm soát vận chuyển, giết mổ gia súc
- Thực hiện kiểm dịch vận chuyển gia súc theo quy định và hướng dẫn hiện hành của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Từ ngày 01/7/2016 trở đi thực hiện theo Luật Thú y.
- Trạm kiểm dịch đầu mối giao thông, tại các cửa khẩu: Đảm bảo kiểm soát hiệu quả việc vận chuyển gia súc và sản phẩm gia súc nội, ngoại tỉnh.
- Kiểm soát giết mổ gia súc được thực hiện theo các quy định hiện hành của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Từ ngày 01/7/2016 trở đi thực hiện theo Luật Thú y.
5. Xử lý ổ dịch
5.1. Chủ gia súc thực hiện các biện pháp xử lý ổ dịch bao gồm:
- Thực hiện cách ly động vật mắc bệnh, vệ sinh, khử trùng, tiêu độc, tiêu hủy, giết mổ bắt buộc động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh, động vật chết theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y.
- Không mua bán, vứt xác động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh, động vật chết, sản phẩm động vật mang mầm bệnh ra môi trường;
- Cung cấp thông tin chính xác về dịch bệnh động vật theo yêu cầu của cơ quan thú y;
5.2. UBND cấp huyện, xã thực hiện:
Huy động toàn bộ lực lượng có liên quan triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp chống dịch tổng hợp nhằm khống chế ổ dịch trong diện hẹp.
5.3. Chi cục Chăn nuôi và Thú y: Chẩn đoán xác minh, xét nghiệm bệnh, hướng dẫn các địa phương và người chăn nuôi thực hiện các biện pháp cấp bách để khống chế dịch bệnh theo quy định hiện hành của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Từ ngày 01/7/2016 trở đi thực hiện theo Luật thú y.
6. Thông tin tuyên truyền.
Hàng năm, Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Trạm Thú y có trách nhiệm xây dựng, in ấn các tài liệu tuyên truyền về tính chất nguy hiểm của dịch bệnh LMLM, các biện pháp phòng, chống dịch; phổ biến chủ trương, chính sách của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT về mục tiêu, biện pháp phòng chống dịch để các cấp, các ngành, nhân dân biết, đặc biệt là người chăn nuôi, buôn bán, vận chuyển, giết mổ động vật biết và chủ động thực hiện.
Phần III. KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
I. DỰ TOÁN KINH PHÍ 5 năm (khái toán)
Tổng kinh phí Chương trình: 68.227.475.000 đồng
(Bằng chữ: Sáu mươi tám tỷ, hai trăm hai bảy triệu, bốn trăm bảy lăm ngàn đồng).
- Ngân sách Trung ương: 34.798.500.000 đồng, bao gồm:
+ Mua vắc xin tiêm vùng khống chế: 33.568.500.000đồng
+ Giám sát sau tiêm phòng vắc xin: 1.230.000.000 đồng
- Ngân sách tỉnh: 29.793.030.000 đồng, bao gồm:
+ Mua vắc xin vùng đệm: 18.972.240.000 đồng
+ Công tiêm phòng: 8.760.000.000 đồng
+ Chỉ đạo tiêm phòng: 1.929.825.000 đồng
+ Lấy mẫu giám sát: 130.965.000 đồng.
- Ngân sách huyện:
Kinh phí tổ chức triển khai thực hiện: 493.545.000 đồng
- Người dân:
Tiền công tiêm phòng vùng đệm: 3.142.400.000 đồng
II. CƠ CHẾ TÀI CHÍNH
1. Ngân sách Trung ương
- Ngân sách Trung ương hỗ trợ tỉnh Nghệ An mua vắc xin để tiêm phòng cho đàn trâu, bò của các hộ gia đình, cá nhân trong vùng khống chế thuộc diện tiêm phòng bắt buộc.
- Kinh phí giám sát dịch bệnh, giám sát sau tiêm phòng và xét nghiệm mẫu.
2. Ngân sách tỉnh
- Bảo đảm kinh phí mua vắc xin LMLM để tiêm phòng đối với đàn trâu, bò cho các hộ gia đình, cá nhân trong vùng đệm thuộc diện phải tiêm phòng bắt buộc.
- Bảo đảm kinh phí tiền công tiêm phòng vắc xin trong vùng khống chế.
- Hỗ trợ Chi cục Chăn nuôi và Thú y và các Trạm huyện kinh phí tổ chức, triển khai, chỉ đạo công tác tiêm phòng, chi phí phục vụ lấy mẫu giám sát, tổ chức tập huấn, họp sơ kết, tổng kết, thông tin tuyên truyền...
3. Ngân sách huyện: Đảm bảo kinh phí tổ chức sơ kết, tổng kết cấp huyện.
4. Hộ gia đình, cá nhân: Bảo đảm tiền công tiêm phòng vắc xin LMLM trong vùng đệm.
5. Kinh phí hỗ trợ công tác phòng, chống dịch
- Kinh phí hỗ trợ tiêu hủy gia súc mắc bệnh, gia súc chết do bệnh hoặc do phản ứng sau tiêm phòng vắc xin thực hiện theo Quyết định 719/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 1442/QĐ-TTg ngày 23/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 719/2008/QĐ-TTg ngày 05/6/2008 của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư số 80/2008/TT-BTC ngày 18/9/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ tài chính để phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; Quyết định số 3903/QĐ-UBND ngày 22/9/2011 của UBND tỉnh Nghệ An về sửa đổi bổ sung một số điều của Quyết định 3380/QĐ-UBND ngày 01/8/2008 của UBND tỉnh về một số chính sách hỗ trợ phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm (LMLM, Tai xanh, cúm gia cầm…); Quyết định 87/2014/QĐ-UBND ngày 17/11/2014 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định một số chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
- Hỗ trợ vắc xin, hóa chất từ nguồn ngân sách tỉnh hoặc nguồn dự trữ quốc gia khi có dịch xảy ra thực hiện theo quy định của Luật Thú y và Luật Dự trữ quốc gia.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Phối hợp với UBND các huyện, thành, thị và các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, đơn vị có liên quan để triển khai thực hiện kế hoạch.
- Chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y: Hàng năm, trên cơ sở kết quả xét nghiệm và thông báo của Cục Thú y báo cáo sự lưu hành của vi rút LMLM trên địa bàn tỉnh, chủng loại vắc xin LMLM và yêu cầu kỹ thuật của từng loại vắc xin; tổng hợp số lượng gia súc thuộc diện tiêm phòng của các địa phương gửi Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và PTNT để bố trí kinh phí triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh; tổ chức mua đúng chủng loại vắc xin LMLM để thực hiện Kế hoạch.
- Thành lập đoàn kiểm tra đôn đốc công tác tiêm phòng vắc xin theo quy định. Tổ chức sơ kết, tổng kết kết quả thực hiện. Báo cáo UBND tỉnh, Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và PTNT kết quả thực hiện kế hoạch trên địa bàn tỉnh.
2. Sở Tài chính:
Hàng năm chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT thẩm định dự toán đơn vị lập và tham mưu trình UBND tỉnh xem xét, bố trí nguồn ngân sách tỉnh để thực hiện theo quy định. Chịu trách nhiệm cấp phát kinh phí, hướng dẫn và chỉ đạo công tác thanh quyết toán theo quy định.
3. UBND các huyện, thành phố, thị xã:
UBND các huyện thuộc Chương trình quốc gia khống chế bệnh LMLM giai đoạn 2016 - 2020 chỉ đạo phòng Nông nghiệp và PTNT, Trạm Thú y, UBND các xã và các ban, ngành có liên quan của địa phương thực hiện:
- Xây dựng kế hoạch trình UBND huyện phê duyệt; tổ chức triển khai thực hiện tốt kế hoạch đề ra.
- Chủ động bố trí nguồn kinh phí thực hiện theo quy định.
- Chỉ đạo các doanh nghiệp, chủ chăn nuôi, người dân trên địa bàn tích cực tham gia thực hiện kế hoạch.
- Hàng năm, rà soát số lượng gia súc thuộc diện tiêm phòng, tổng hợp nhu cầu vắc xin. Báo cáo định kỳ 6 tháng, một năm kết quả thực hiện về Sở Nông nghiệp và PTNT (qua Chi cục Chăn nuôi và Thú y) để tổng hợp gửi UBND tỉnh, Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
4. Các Sở, ngành liên quan:
Chỉ đạo các đơn vị chức năng chủ động phối hợp với Chi cục Chăn nuôi và Thú y, các cơ quan liên quan của tỉnh và các địa phương để tổ chức thực hiện các nội dung theo quy định nhằm bảo đảm nội dung của kế hoạch đề ra./.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
- 1Kế hoạch 1096/KH-UBND năm 2016 về thực hiện "Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh Lở mồm long móng giai đoạn 2016-2020" tỉnh Bình Dương
- 2Kế hoạch 135/KH-UBND năm 2016 về phòng, chống bệnh lở mồm long móng tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2016-2020
- 3Quyết định 1941/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Chương trình phòng, chống bệnh lở mồm long móng giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 4Kế hoạch 1903/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh Lở mồm long móng giai đoạn 2016-2020 do tỉnh Kon Tum ban hành
- 1Pháp lệnh Thú y năm 2004
- 2Quyết định 719/QĐ-TTg năm 2008 về việc chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Thông tư 80/2008/TT-BTC hướng dẫn chế độ tài chính để phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm do Bộ Tài chính ban hành
- 4Quyết định 1442/QĐ-TTg năm 2011 sửa đổi Quyết định 719/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 87/2014/QĐ-UBND về Quy định chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 6Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 7Luật thú y 2015
- 8Quyết định 476/QĐ-BNN-TY năm 2016 phê duyệt Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh Lở mồm long móng giai đoạn 2016-2020 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 9Kế hoạch 1096/KH-UBND năm 2016 về thực hiện "Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh Lở mồm long móng giai đoạn 2016-2020" tỉnh Bình Dương
- 10Kế hoạch 135/KH-UBND năm 2016 về phòng, chống bệnh lở mồm long móng tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2016-2020
- 11Công văn 262/TY-DT năm 2016 thông báo lưu hành vi rút lở mồm long móng, Cúm gia cầm, Tai xanh và hướng dẫn sử dụng vắc xin do Cục Thú y ban hành
- 12Quyết định 1941/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Chương trình phòng, chống bệnh lở mồm long móng giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 13Kế hoạch 1903/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh Lở mồm long móng giai đoạn 2016-2020 do tỉnh Kon Tum ban hành
Quyết định 2211/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình Quốc gia phòng, chống bệnh Lở mồm long móng trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016-2020
- Số hiệu: 2211/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 19/05/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Nghệ An
- Người ký: Đinh Viết Hồng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra