Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1877/QĐ-UBND | Sơn La, ngày 04 tháng 8 năm 2021 |
ỦY BAN NHÂN DÂN DÂN TỈNH SƠN LA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Quyết định số 1853/QĐ-UBND ngày 30/7/2021 của UBND tỉnh về phân công các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp phụ trách, giúp đỡ các xã khu vực III trên địa bàn tỉnh Sơn La, giai đoạn 2021-2026;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 664/TTr-SNV ngày 29 tháng 7 năm 2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp phụ trách, giúp đỡ các xã khu vực III trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021-2026 theo Quyết định số 1853/QĐ-UBND ngày 30/7/2021 của UBND tỉnh.
Điều 2. Quyết định này thay thế Quyết định số 1397/QĐ-UB ngày 05/6/2014 của UBND tỉnh Sơn La về việc ban hành quy chế phối hợp giữa các tổ chức trong giúp đỡ các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã có công trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; Chủ tịch UBND các huyện; Chủ tịch UBND các xã khu vực III có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHỐI HỢP TRONG CÔNG TÁC GIÚP ĐỠ XÃ KHU VỰC III TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA GIAI ĐOẠN 2021-2026
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1877/QĐ-UBND ngày 04/8/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La)
Quy chế này quy định mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp với UBND cấp huyện, UBND các xã khu vực III trên địa bàn tỉnh.
Quy chế này áp dụng đối với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, UBND các huyện, UBND các xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thực hiện giúp đỡ các xã khu vực III trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được phân công giúp đỡ các xã khu vực III theo Quyết định số 1853/QĐ-UBND ngày 30/7/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch triển khai; giúp xã kiểm tra, giám sát, đôn đốc cấp ủy, chính quyền cơ sở thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của xã. Các tổ chức phụ trách xã không làm thay cho xã mà gợi mở định hướng phát triển kinh tế - xã hội, ổn định an ninh - quốc phòng; động viên, khích lệ, vận động nhân dân thực hiện tốt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Sự giúp đỡ phải đảm bảo không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, hiệu lực và năng lực điều hành của chính quyền; không ngừng mở rộng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động theo phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.
Điều 4. Ủy ban nhân dân các huyện
1. Thông tin, phối hợp tạo điều kiện để các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ được Ủy ban nhân dân tỉnh giao; thống nhất kế hoạch, tháo gỡ, giải quyết những đề xuất, kiến nghị theo thẩm quyền cho cơ sở.
2. Chỉ đạo, phân công các phòng, ban chức năng của huyện phụ trách, giúp đỡ các xã khu vực III đảm bảo các xã đều có đơn vị giúp đỡ, tránh chồng chéo với phân công của tỉnh.
1. Chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo kiểm tra đôn đốc toàn diện của UBND huyện và các tổ chức phụ trách xã nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của Ủy ban nhân dân các cấp phát huy nội lực, sức sáng tạo chủ động, thực hiện pháp lệnh dân chủ ở xã, phường, thị trấn.
2. Tạo điều kiện để các tổ chức nắm bắt tình hình kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng và hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở.
3. Kiến nghị những tồn tại, khó khăn; đề xuất cơ chế, chính sách nhằm ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân.
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ, DOANH NGHIỆP; UBND CẤP HUYỆN, UBND CẤP XÃ
Điều 6. Nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp phụ trách, giúp đỡ xã
1. Nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp với xã
a. Nắm chắc tình hình an ninh, chính trị, kinh tế - xã hội, diễn biến tư tưởng cán bộ, đảng viên và nhân dân.
b. Tuyên truyền quán triệt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và những chủ trương, định hướng lớn của tỉnh, của huyện có liên quan đến các xã, bản trên địa bàn phụ trách.
c. Chủ động phối hợp với huyện, xã thực hiện việc xây dựng chính quyền, củng cố tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, ổn định an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội.
d. Giúp đỡ, hỗ trợ xã về vật chất, kỹ thuật phù hợp với khả năng và lĩnh vực chuyên môn của đơn vị.
đ. Kịp thời kiến nghị những vấn đề còn tồn tại, vướng mắc với các cấp, các ngành có liên quan. Đề xuất giải pháp và phương hướng giúp xã khắc phục khó khăn, ổn định đời sống, định cư và phát triển sản xuất.
e. Cùng các cơ quan chuyên môn của tỉnh, huyện liên quan nghiên cứu, xem xét đề xuất việc xây dựng, thẩm định các dự án, những vấn đề tồn tại ở xã để đưa ra giải pháp, giúp các xã tháo gỡ khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ đặt ra.
f. Giúp UBND các xã thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới theo quy hoạch đã được phê duyệt và kế hoạch của từng xã cho từng tiêu chí.
d. Định kỳ 06 tháng/lần các tổ chức bố trí cán bộ lãnh đạo hoặc chuyên viên của ngành về xã để nắm bắt, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc nhằm giúp cấp ủy, chính quyền và nhân dân thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội, nhiệm vụ an ninh quốc phòng và củng cố hệ thống chính trị.
2. Quyền hạn của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp phụ trách giúp đỡ
a. Được tham dự một số cuộc họp của Đảng ủy, HĐND, UBND và các đoàn thể chính trị xã hội ở xã, bản; các đợt tổng kết, sơ kết, đại hội (Do xã chủ động mời các cơ quan, đơn, đơn vị, nếu không dự phải thông báo cho xã biết).
b. Được tham dự các cuộc họp giao ban do huyện tổ chức đối với xã khu vực III; được quyền chất vấn hoặc giải đáp và dự trình các dự án, các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho xã.
c. Được quyền giải quyết những công việc ở xã khi có vướng mắc theo quyền hạn chuyên môn của ngành sau khi đã thống nhất với cấp ủy, chính quyền và các tổ chức đoàn thể, chính trị xã hội có liên quan ở cấp huyện.
d. Được phép cùng với xã xây dựng các đề án, dự án kêu gọi vốn đầu tư giúp đỡ của Nhà nước, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi, các chương trình bồi dưỡng đào tạo nghề, phát triển nguồn nhân lực góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương theo quy định của pháp luật.
Điều 7. Nhiệm vụ và quyền hạn Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Trực tiếp quản lý, chỉ đạo điều hành các hoạt động của xã trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định, Ủy ban nhân dân huyện ra quyết định cho các xã thực hiện các nhiệm vụ về kinh tế, xã hội, an ninh - quốc phòng và tổ chức thực hiện kiểm tra việc thi hành các quyết định đó.
2. Tổ chức họp giao ban theo định kỳ 06 tháng/lần giữa các tổ chức phụ trách, giúp đỡ với xã (UBND cấp huyện mời); cung cấp những thông tin về kinh tế, xã hội, an ninh - quốc phòng, hệ thống chính trị của xã cho tổ chức phụ trách nắm được để thực hiện nhiệm vụ giúp cơ sở.
3. Kiểm tra, chấn chỉnh các hoạt động của xã và định hướng chỉ đạo, điều hành để nhân dân phát huy quyền làm chủ, sáng tạo trong lao động, công tác thực hiện tốt chủ trương, định hướng của huyện, của tỉnh; tổng hợp những kiến nghị, đề xuất những giải pháp, đề án giúp xã.
Điều 8. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã
1. Báo cáo phản ánh trung thực những diễn biến tình hình ở xã cho các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, Ủy ban nhân dân huyện biết: Những việc xã đã làm được, chưa làm được, nguyên nhân? Kiến nghị, đề xuất với cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và UBND cấp huyện.
2. Trực tiếp lãnh đạo, điều hành, vận động quần chúng nhân dân thực hiện tốt những chủ trương, chính sách và kế hoạch phát triển về kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng và củng cố hệ thống chính trị.
3. Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các tổ chức trong tỉnh, huyện xuống xã hoàn thành nhiệm vụ.
4. Chủ động mời tổ chức phụ trách xã, huyện đến dự các cuộc họp của Đảng ủy, HĐND, UBND hoặc chi bộ để nghe và tham gia ý kiến giúp xã.
5. Báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với những tổ chức lợi dụng hình thức giúp đỡ xã để làm trái với các quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước để UBND cấp huyện báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý.
6. Đề xuất với cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được phân công giúp đỡ những nội dung phù hợp, thiết thực.
1. Hướng dẫn giúp đỡ xã trong quản lý nhà nước trên các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng.
2. Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện và các cơ quan chuyên môn liên quan của tỉnh, huyện bàn các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho các xã.
3. Xác định nội dung, nhiệm vụ trọng tâm trong công tác giúp đỡ, không coi nhiệm vụ giúp đỡ chỉ là việc ủng hộ, giúp đỡ về vật chất. Tăng cường hỗ trợ xây dựng các mô hình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng phát triển bền vững; chuyển giao công nghệ mới, các quy trình kỹ thuật tiên tiến ứng dụng trong sản xuất nhằm tạo môi trường trong sạch, an toàn cho sức khỏe cộng đồng; tích cực phòng chống thiên tai, dịch bệnh; giúp xây dựng, củng cố hệ thống chính trị; đảm bảo an ninh trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, nhất là các xã biên giới, những xã địa bàn phức tạp về an ninh trật tự...
4. Định kỳ hằng năm các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được phân công phụ trách, giúp đỡ xã cùng UBND cấp huyện, UBND cấp xã được giúp đỡ tổ chức tổng kết vào dịp cuối năm. Báo cáo kết quả, đánh giá đầy đủ những yếu tố khách quan và chủ quan, những mặt làm được và chưa làm được; những tồn tại hạn chế và nguyên nhân; đề xuất, kiến nghị; những bài học kinh nghiệm rút ra trong việc lãnh đạo, chỉ đạo xã và những giải pháp triển khai trong các năm tiếp theo.
1. Giúp xã tăng cường công tác quản lý nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng chính quyền trong sạch vững mạnh, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở xã.
2. Giúp xã xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế sát với thực tế ở địa phương theo hướng sản xuất hàng hóa, đẩy mạnh việc đưa giống vật nuôi, cây trồng cho năng suất, chất lượng cao vào sản xuất, chăn nuôi.
3. Ổn định và bố trí sắp xếp dân cư trên địa bàn, chăm lo an sinh xã hội, nâng cao dân trí, chú trọng công tác giáo dục đặc biệt là các điểm trường. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình, xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa.
4. Tuyên truyền, vận động nhân dân “không trồng, không vận chuyển, không tàng trữ, không mua bán, không sử dụng trái phép chất ma túy và không nghiện hút thuốc phiện”.
5. Xây dựng nội quy, quy ước để giữ vững ổn định an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Tuyên truyền giáo dục cho người dân nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, không để kẻ địch thực hiện âm mưu và hoạt động “diễn biến hòa bình”, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội.
Điều 11. Việc thực hiện nhiệm vụ phụ trách, giúp đỡ xã khu vực III của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được tính vào tiêu chuẩn thi đua hằng năm theo quy định hiện hành. Kết thúc giai đoạn 2021-2026, UBND tỉnh sẽ tổ chức tổng kết đánh giá kết quả giúp đỡ của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và xét khen thưởng đối với những tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác giúp đỡ xã khu vực III.
Điều 12. Đối với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đã được phân công phụ trách, giúp đỡ xã khu vực III mà không tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ (không có báo cáo lý do của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp) tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật.
Điều 13. Chương trình, nội dung giúp đỡ xã phải được đưa vào kế hoạch thực hiện hằng tháng, quý và cả năm của các tổ chức.
Định kỳ trước ngày 10 tháng 12 hằng năm; các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, UBND các huyện có đơn vị được phân công trên địa bàn báo cáo kết quả triển khai thực hiện nhiệm vụ phụ trách, giúp đỡ các xã khu vực III về UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ) để theo dõi, chỉ đạo./.
- 1Quyết định 1397/QĐ-UBND năm 2014 về quy chế phối hợp giữa các tổ chức trong giúp đỡ các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã có công trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 2Quyết định 1118/QĐ-UBND năm 2021 về Quy chế phối hợp giữa các cơ quan trong việc thẩm định, quản lý và giám sát đối với các dự án thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 3Quyết định 3362/QĐ-UBND năm 2021 về Quy chế phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong công tác lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 4Quyết định 50/2021/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong việc tuyển dụng và quản lý lao động người nước ngoài làm việc trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 1Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2Quyết định 861/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 1118/QĐ-UBND năm 2021 về Quy chế phối hợp giữa các cơ quan trong việc thẩm định, quản lý và giám sát đối với các dự án thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 4Quyết định 3362/QĐ-UBND năm 2021 về Quy chế phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong công tác lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 5Quyết định 50/2021/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong việc tuyển dụng và quản lý lao động người nước ngoài làm việc trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 6Quyết định 1853/QĐ-UBND năm 2021 về phân công các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp phụ trách, giúp đỡ các xã khu vực III trên địa bàn tỉnh Sơn La, giai đoạn 2021-2026
Quyết định 1877/QĐ-UBND năm 2021 về Quy chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp với Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã khu vực III trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2026
- Số hiệu: 1877/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 04/08/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Sơn La
- Người ký: Hoàng Quốc Khánh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 04/08/2021
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra