Hệ thống pháp luật

ỦY BAN DÂN TỘC
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 186/QĐ-UBDT

Hà Nội, ngày 02 tháng 08 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI GIAI ĐOẠN 2012 - 2015 (MÔ HÌNH 5 DỰ ÁN 4) CỦA ỦY BAN DÂN TỘC

BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM ỦY BAN DÂN TỘC

Căn cứ Nghị định số 60/2008/NĐ-CP ngày 09/5/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Dân tộc;

Căn cứ Quyết định số 1241/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2015;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 56/2012/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 09/4/2012 Thông tư liên tịch của Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2015;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổng hợp,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2012 - 2015 (Mô hình 5 Dự án 4) của Ủy ban Dân tộc (Kế hoạch kèm theo).

Điều 2. Giao Vụ Tổng hợp chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương có liên quan và các Vụ, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc triển khai thực hiện.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp, Thủ trưởng các Vụ, đơn vị thuộc Ủy ban chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ LĐ-TB&XH (để phối hợp);
- BT,CN Ủy ban (để b/c);
- Các PCN Ủy ban;
- Lưu: VT, Vụ TH (05 bản).

KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM




Hà Hùng

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI GIAI ĐOẠN 2012 - 2015 (MÔ HÌNH 5 DỰ ÁN 4) CỦA ỦY BAN DÂN TỘC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 186/QĐ-UBDT ngày 02/8/2012 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc)

Thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2010 - 2020, ngày 22/7/2011 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1241/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2015 với mục tiêu chung “Tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức nhằm thúc đẩy toàn xã hội thay đổi hành vi thực hiện bình đẳng giới; từng bước thu hẹp khoảng cách về giới và nâng vị thế của phụ nữ trong một số lĩnh vực còn bất bình đẳng hoặc nguy cơ bất bình đẳng giới cao, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu của Chiến lược quốc gia về Bình đẳng giới giai đoạn 2010 - 2020”.

Vùng dân tộc và miền núi địa hình hiểm trở, chia cắt phức tạp, thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, lũ lụt. Đồng bào các dân tộc thiểu số thường sống phân tán. Vùng dân tộc và miền núi, nhất là vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo kinh tế còn chậm phát triển, tỷ lệ đói nghèo hiện còn cao so với bình quân chung của cả nước, các dịch vụ, phúc lợi xã hội còn nhiều bất cập, cơ sở hạ tầng tuy đã được quan tâm đầu tư nhưng vẫn còn thiếu, điều kiện đi lại còn gặp nhiều khó khăn. Trình độ của đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số còn bất cập nhất là cấp cơ sở xã, thôn bản chưa đáp ứng nhiệm vụ được giao. Văn hóa dân tộc có nguy cơ mai một mất dần bản sắc.

Nói chung, những hiểu biết về giới ở vùng dân tộc và miền núi thấp so với các vùng khác trong cả nước dẫn đến bất bình đẳng giới vẫn còn tồn tại trên nhiều lĩnh vực ở vùng dân tộc như: Một số vùng dân tộc và miền núi vẫn còn tồn tại nhiều luật tục, hủ tục lạc hậu mê tín dị đoan, ma chay, cưới xin, hôn nhân cận huyết thống, tảo hôn... gây ảnh hưởng trực tiếp đến bình đẳng giới. Nhận thức về giới của một bộ phận cán bộ công chức quản lý nhà nước còn yếu, đặc biệt là cán bộ cơ sở; hệ thống luật pháp, chính sách về bình đẳng giới chưa được thực hiện hiệu quả ở địa phương; công tác tuyên truyền vận động nhân dân còn nhiều bất cập; định kiến giới, tư tưởng “trọng nam khinh nữ” vẫn còn tồn tại, các hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới còn hạn chế, chưa hiệu quả, chưa có những biện pháp khắc phục, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.

Để từng bước nâng cao về nhận thức và thay đổi hành vi thực hiện bình đẳng giới, giảm dần mức độ bất bình đẳng giới cho đồng bào dân tộc thiểu số tại miền núi, vùng cao và góp phần thực hiện thành công Chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2015. Ủy ban Dân tộc xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2012 - 2015 (Mô hình 5 Dự án 4) của Ủy ban Dân tộc như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

- Đánh giá tổng quát, điều tra, khảo sát thực trạng bình đẳng giới và việc tác động của phong tục, tập quán đến bình đẳng giới tại các xã, phường, thị trấn miền núi, vùng cao.

- Xây dựng tiêu chí, điều kiện để lựa chọn 30 xã, phường, thị trấn ở miền núi, vùng cao làm mô hình thí điểm về dịch vụ tư vấn, hỗ trợ về bình đẳng giới.

- Tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về thực hiện bình đẳng giới tại các xã miền núi, vùng cao và đối với một số dân tộc thiểu số có phong tục, tập quán ảnh hưởng trực tiếp đến bất bình đẳng giới, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu của Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2015.

2. Yêu cầu:

- Quá trình triển khai Kế hoạch cần được thực hiện một cách đồng bộ, có sự phối hợp chặt chẽ giữa Trung ương và địa phương, được lồng ghép với các chương trình, dự án đang được triển khai tại địa bàn để việc thực hiện Kế hoạch đạt hiệu quả cao.

- Việc xây dựng mô hình thí điểm về dịch vụ tư vấn, hỗ trợ về bình đẳng giới tại 30 xã, phường, thị trấn ở miền núi, vùng cao phải đảm bảo tính đại diện cho vùng, miền và địa phương có bất bình đẳng giới hoặc có nguy cơ bất bình đẳng giới và đạt các mục tiêu của dự án.

II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN

1. Phạm vi: Kế hoạch thực hiện Chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2012 - 2015 của Ủy ban Dân tộc được thực hiện tại các xã, phường, thị trấn miền núi, vùng cao trong phạm vi cả nước.

2. Đối tượng: Các cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân thuộc 30 xã, phường, thị trấn miền núi, vùng cao được lựa chọn.

3. Thời gian thực hiện: Từ năm 2012 đến năm 2015

III. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Khảo sát đánh giá về thực trạng bình đẳng giới tại các xã, phường, thị trấn miền núi, vùng cao.

2. Xây dựng thí điểm về dịch vụ thông tin, tư vấn, hỗ trợ bình đẳng giới (tại các điểm bưu điện văn hóa xã, tại nhà người có uy tín tại thôn, bản) nhằm nâng cao nhận thức về bình đẳng giới cho một số dân tộc có phong tục, tập quán ảnh hưởng trực tiếp đến bình đẳng giới.

3. Xây dựng các sản phẩm truyền thông phù hợp với từng nhóm dân tộc để tuyên truyền thay đổi dần các phong tục, tập quán gây bất bình đẳng giới.

4. Tổ chức các hoạt động tham quan, học tập kinh nghiệm, hội nghị, hội thảo, tọa đàm rút kinh nghiệm triển khai và nhân rộng mô hình.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ.

1. Khảo sát, đánh giá thực trạng bình đẳng giới tại các xã miền núi, vùng cao, xây dựng tiêu chí, điều kiện và quyết định lựa chọn 30 Mô hình điểm:

- Khảo sát, tổng hợp, đánh giá thực trạng bình đẳng giới tại các xã, phường, thị trấn miền núi, vùng cao (theo kết quả phân định 3 khu vực).

- Khảo sát, đánh giá điểm tại 4 vùng: Miền núi phía Bắc, Duyên hải Miền Trung, Tây Nguyên và Nam Bộ.

- Xây dựng tiêu chí, điều kiện lựa chọn mô hình, quyết định lựa chọn 30 mô hình điểm tại các xã, phường, thị trấn ở miền núi, vùng cao còn tồn tại bất bình đẳng giới hoặc có nguy cơ cao bất bình đẳng giới.

2. Xây dựng Mô hình và triển khai các nội dung hoạt động:

2.1. Xây dựng Mô hình thí điểm về dịch vụ tư vấn, hỗ trợ về bình đẳng giới tại 30 xã, phường, thị trấn ở miền núi, vùng cao có một số dân tộc còn tồn tại phong tục, tập quán ảnh hưởng trực tiếp đến bất bình đẳng giới.

2.2. Tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tuyên truyền các chủ trương, chính sách pháp luật về giới và bình đẳng giới nhằm nâng cao nhận thức, hành vi về giới và bình đẳng giới cho cán bộ trong hệ thống chính trị cơ sở, cán bộ thôn bản, người có uy tín trong cộng đồng, già làng, trưởng thôn bản và nhân dân trong xã, phường, thị trấn thực hiện Mô hình.

2.3. Thực hiện các hoạt động thông tin, giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức về giới và bình đẳng giới cho cộng đồng dân cư phù hợp với trình độ, phong tục tập quán của từng vùng, từng dân tộc hoặc nhóm dân tộc.

+ Tổ chức truyền thông trực tiếp: Mở các chiến dịch truyền thông, các hoạt động truyền thông nhân các dịp lễ lớn của dân tộc, lễ hội truyền thống của đồng bào các dân tộc, mở các lớp tập huấn, nói chuyện chuyên đề, lồng ghép trong các buổi họp, sinh hoạt tập thể, sinh hoạt câu lạc bộ...

+ Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu thông qua hình thức sân khấu hóa; tổ chức triển lãm báo, tạp chí, thơ ca, hò vè, tranh ảnh... về bình đẳng giới phù hợp với văn hóa, phong tục tập quán của từng vùng, miền, từng dân tộc.

+ Hỗ trợ hoạt động tuyên truyền bằng hệ thống phát thanh, truyền thanh thôn bản.

2.4. Hình thành và duy trì các Câu lạc bộ về bình đẳng giới.

3. Xây dựng các sản phẩm truyền thông.

3.1. Xây dựng bộ tài liệu, các ấn phẩm làm cẩm nang để tuyên truyền về bình đẳng giới tại cơ sở: tờ rơi, sổ tay, áp phích, băng, đĩa phù hợp với từng nhóm đối tượng, đặc biệt phù hợp với văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số cung cấp cho các tổ chức cá nhân và đồng bào tại các xã, phường, thị trấn ở miền núi, vùng cao còn tồn tại bất bình đẳng giới.

3.2. Xây dựng bộ tài liệu truyền thông thí điểm bằng tiếng dân tộc cho đồng bào dân tộc thiểu số tại một số vùng miền, địa phương.

4. Tổ chức các hoạt động thăm quan học tập kinh nghiệm, hội nghị, hội thảo, tọa đàm rút kinh nghiệm triển khai và nhân rộng mô hình.

- Tổ chức các đoàn (gồm ban chỉ đạo, cộng tác viên, tuyên truyền viên, người có uy tín, trưởng thôn bản, già làng...) thăm quan học hỏi kinh nghiệm từ các mô hình bình đẳng giới hoạt động có hiệu quả ở các địa phương khác.

- Tổ chức các cuộc hội nghị, hội thảo, tọa đàm rút kinh nghiệm trong triển khai và nhân rộng mô hình.

5. Hoạt động quản lý và thi đua, khen thưởng.

- Tổ chức khen thưởng là 2 giai đoạn:

+ Năm 2013: Sơ kết giữa kỳ, đánh giá, rút kinh nghiệm và nhân rộng mô hình điểm, xây dựng gương điển hình tiên tiến trong phong trào thực hiện bình đẳng giới.

+ Năm 2015: Tổng kết Chương trình, đánh giá kết quả thực hiện, khen thưởng các tổ chức, cá nhân có thành tích trong triển khai thực hiện kế hoạch.

V. NHU CẦU KINH PHÍ VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN

Căn cứ Thông tư liên tịch số 56/2012/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 09/4/2012 của Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2015 và văn bản số 1275/LĐTBXH-BĐG ngày 25/4/2012 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội về việc thực hiện Chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2015 trong năm 2012.

- Tổng kinh phí thực hiện Kế hoạch là: 13.370.000.000đ (Mười ba tỷ ba trăm bảy mươi triệu đồng). Trong đó:

+ Nguồn từ ngân sách nhà nước cấp: 13.370.000.000đ (Mười ba tỷ ba trăm bảy mươi triệu đồng).

+ Nguồn hỗ trợ từ các tổ chức, cá nhân: Không

+ Kinh phí cấp cho Ủy ban Dân tộc (cơ quan chủ trì thực hiện Mô hình 5, Dự án 4) là: 13.370.000.000đ (Mười ba tỷ ba trăm bảy mươi triệu đồng).

+ Kinh phí hỗ trợ có mục tiêu cho địa phương: Không

- Kinh phí được phân bổ theo các năm như sau:

+ Năm 2012: 600.000.000đ (Sáu trăm triệu đồng);

+ Năm 2013: 4.410.000.000đ (Bốn tỷ bốn trăm mười triệu đồng);

+ Năm 2014: 4.960.000.000đ (Bốn tỷ chín trăm sáu mươi triệu đồng);

+ Năm 2015: 3.400.000.000đ (Ba tỷ bốn trăm triệu đồng).

(Có phụ lục chi tiết kèm theo)

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

- Ủy ban Dân tộc chủ trì phối hợp với Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, Ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và các cơ quan, địa phương có liên quan tổ chức thực hiện.

- Vụ Tổng hợp là đơn vị chủ trì, phối hợp với các Vụ, đơn vị có liên quan thuộc Ủy ban Dân tộc tham mưu giúp lãnh đạo Ủy ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch.

Hợp đồng với chuyên gia về bình đẳng giới để được tư vấn, hỗ trợ trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch.

Trên đây là Kế hoạch thực hiện Chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2012 - 2015 (Mô hình 5 Dự án 4) của Ủy ban Dân tộc. Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu xét thấy có nội dung chưa phù hợp Ủy ban Dân tộc sẽ điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế./.

 

PHỤ LỤC

DỰ TRÙ KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI GIAI ĐOẠN 2012 - 2015 CỦA ỦY BAN DÂN TỘC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 186/QĐ-UBDT ngày 02/8/2012 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc)

ĐVT: triệu đồng

TT

Nội dung công việc

Kinh phí

Ghi chú

Tổng kinh phí

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

13.370

600

4.410

4.960

3.400

1

Khảo sát, tổng hợp, đánh giá thực trạng bình đẳng giới tại các xã miền núi, vùng cao; xây dựng tiêu chí, điều kiện lựa chọn và quyết định lựa chọn 30 mô hình thí điểm.

600

600

 

 

 

- Tổng hợp báo cáo về công tác BĐG 52 tỉnh miền núi.

- Khảo sát điểm tại 4 vùng, miền.

- Hội thảo xây dựng tiêu chí lựa chọn mô hình điểm.

- QĐ lựa chọn mô hình điểm.

2

Các hoạt động của mô hình

7.970

 

 

 

 

 

2.1

Xây dựng thí điểm một số dịch vụ thông tin, tư vấn tại các xã, phường, thị trấn ở miền núi, vùng cao còn có một số dân tộc còn tồn tại phong tục, tập quán ảnh hưởng trực tiếp đến bất bình đẳng giới

1.050

 

750

150

150

- XD: 20 tr/ mô hình

- Hỗ trợ duy trì: 5 triệu /mô hình/năm

2.2

Đào tạo, bồi dưỡng, tuyên truyền các chủ trương, chính sách pháp luật về giới và bình đẳng giới

2.100

 

1050

700

350

Dự trù 35 triệu đ/lớp x 60 lớp (04 ngày/lớp)

2.3

Các hoạt động thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức về giới và bình đẳng giới trong cộng đồng dân cư, bao gồm:

 

 

 

 

 

 

 

- Hỗ trợ hoạt động tuyên truyền qua hệ thống phát thanh, truyền thanh thôn, bản.

2.100

 

700

700

700

- Hỗ trợ thiết bị 100 điểm truyền thanh, phát thanh thôn bản: 5 triệu/điểm/năm

- Hỗ trợ tin bài, đào tạo CB: 2 triệu/thôn, bản/năm

 

- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu thông qua hình thức sân khấu hóa; các cuộc triển lãm;....về bình đẳng giới phù hợp với văn hóa, phong tục tập quán vùng, miền, dân tộc.

1.640

 

 

900

740

- Hỗ trợ 10 triệu/ xã/ lần thi vùng

- Hỗ trợ 150 triệu đồng x 04 vùng: 600tr

- Hỗ trợ 20 triệu/xã/lần thi toàn quốc (12 xã)

- Toàn quốc: 500tr

 

- Tổ chức tuyên truyền thông qua các hệ thống thông tin đại chúng trong cộng đồng dân cư.

1.500

 

500

500

500

- Hỗ trợ tuyên truyền qua hệ thống báo cấp không cho vùng dân tộc miền núi;

- Hỗ trợ xây dựng và tuyên truyền trên trang mạng điện tử của Ủy ban Dân tộc.

2.4

Hình thành và duy trì các Câu lạc bộ về bình đẳng giới.

180

 

60

60

60

- Hỗ trợ 2 triệu đồng/CLB/năm

3

Xây dựng bộ tài liệu, các ấn phẩm truyền thông phù hợp với từng nhóm đối tượng, phù hợp với văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số, của vùng, miền.

2.300

 

1.050

1.250

 

- Xây dựng bộ ấn phẩm, tài liệu truyền thông mới: 300 triệu

- Biên tập, phiên dịch 4 bộ: Chăm, Mông, Khơme, Êđê: 500 triệu

- In ấn, cấp phát các ấn phẩm: 1,5 tỷ

4

Tổ chức các hoạt động thăm quan học tập kinh nghiệm, hội nghị, hội thảo, tọa đàm rút kinh nghiệm triển khai và nhân rộng mô hình.

1.000

 

200

400

400

- Hỗ trợ thăm quan học tập 20 triệu/xã: 600 triệu

- Hội thảo, tọa đàm tại địa phương: 400 triệu

5

Quản lý và thi đua, khen thưởng

900

 

100

300

500

- Quản lý TW, ĐP: 100 tr/năm: 300tr

- Khen thưởng:

+ 2013: 200 triệu

+ 2015: 400 triệu

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 186/QĐ-UBDT năm 2012 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2012 - 2015 do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành

  • Số hiệu: 186/QĐ-UBDT
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 02/08/2012
  • Nơi ban hành: Uỷ ban Dân tộc
  • Người ký: Hà Hùng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 02/08/2012
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản