- 1Bộ Luật lao động sửa đổi 2006
- 2Bộ luật Lao động 1994
- 3Nghị định 196-CP năm 1994 hướng dẫn thi hành Bộ luật lao động về thoả ước lao động tập thể
- 4Bộ Luật Lao động sửa đổi 2002
- 5Nghị định 93/2002/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 196/CP năm 1994 Hướng dẫn Bộ luật Lao động về thoả ước lao động tập thể
- 6Nghị định 186/2007/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- 7Thông báo số 60/2007/TB-VPCP về việc ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tại buổi làm việc với Đoàn Chủ tịch Tổng liên đoàn lao động Việt Nam do Văn phòng Chính phủ ban hành
BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1846/QĐ-LĐTBXH | Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2008 |
THÍ ĐIỂM THỰC HIỆN THƯƠNG LƯỢNG, KÝ KẾT THỎA ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM
BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật lao động ngày 02 tháng 4 năm 2002; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 196/CP ngày 31 tháng 12 năm 1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về thỏa ước lao động tập thể; Nghị định số 93/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 196/CP ngày 31 tháng 12 năm 1994;
Căn cứ chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 60/TB-VPCP ngày 30 tháng 3 năm 2007 của Văn phòng Chính phủ;
Căn cứ ý kiến của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tại công văn số 892/TLĐ ngày 27 tháng 5 năm 2008, Công đoàn Dệt May Việt Nam tại công văn số 198/CĐDM ngày 22 tháng 5 năm 2008 và Hiệp hội Dệt May Việt Nam tại công văn số 103/08-HHDMVN ngày 12 tháng 6 năm 2008;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Lao động – Tiền lương,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành quy định về trình tự, thủ tục thực hiện thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể ngành Dệt May Việt Nam.
Ngành Dệt May Việt Nam quy định tại Điều này bao gồm các doanh nghiệp có đủ 3 điều kiện:
1. Thuộc Hiệp hội Dệt May Việt Nam.
2. Có tổ chức công đoàn thuộc Công đoàn Dệt May Việt Nam.
3. Người sử dụng lao động của doanh nghiệp ủy quyền cho Ban Chấp hành Hiệp hội Dệt May Việt Nam và công đoàn cơ sở của doanh nghiệp ủy quyền cho Ban Chấp hành Công đoàn Dệt May Việt Nam thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể ngành.
Điều 2. Đại diện thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể ngành.
1. Đại diện thương lượng thỏa ước lao động tập thể ngành của bên tập thể lao động là Ban Chấp hành Công đoàn Dệt May Việt Nam; của bên người sử dụng lao động là Ban Chấp hành Hiệp hội Dệt May Việt Nam.
2. Ban Chấp hành Công đoàn Dệt May Việt Nam và Ban Chấp hành Hiệp hội Dệt May Việt Nam cử ra một số thành viên của mỗi bên để tiến hành thương lượng. Số lượng thành viên tham gia thương lượng cụ thể do hai bên thỏa thuận.
3. Đại diện ký kết thỏa ước lao động tập thể ngành của bên tập thể lao động là Chủ tịch Công đoàn Dệt May Việt Nam hoặc người có giấy ủy quyền của Ban Chấp hành Công đoàn Dệt May Việt Nam; đại diện của bên người sử dụng lao động là Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam hoặc người có giấy ủy quyền của Ban Chấp hành hiệp hội Dệt May Việt Nam.
Điều 3. Nguyên tắc thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể ngành thực hiện theo Điều 44 của Bộ luật Lao động.
Điều 4. Nội dung thỏa ước lao động tập thể ngành là các thỏa thuận hai bên thống nhất, ghi vào thỏa ước lao động tập thể ngành về những vấn đề theo khoản 2 Điều 46 Bộ luật Lao động và Điều 2 Nghị định số 196/CP ngày 31/12/1994 đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 93/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của Chính phủ.
1. Đề xuất thương lượng:
a) Ban Chấp hành Công đoàn Dệt May Việt Nam hoặc Ban Chấp hành Hiệp hội Dệt May Việt Nam đề xuất các nội dung yêu cầu bên kia thương lượng. Nội dung đề xuất do bên đưa ra phải thể hiện bằng văn bản.
b) Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề xuất thương lượng, bên nhận được yêu cầu phải chấp nhận việc thương lượng và chủ động gặp bên đề xuất yêu cầu để thỏa thuận về thời gian bắt đầu, địa điểm và số lượng đại diện tham gia thương lượng.
2. Tổ chức thương lượng:
a) Ban Chấp hành Công đoàn Dệt May Việt Nam và Ban Chấp hành Hiệp hội Dệt May Việt Nam cử ra số đại biểu đại diện cho mỗi bên theo thỏa thuận để tổ chức thương lượng về từng nội dung do bên đề xuất đưa ra.
b) Trong quá trình thương lượng, các bên được tham vấn cá nhân, tổ chức liên quan.
c) Kết quả thương lượng phải ghi thành biên bản.
3. Lấy ý kiến:
a) Căn cứ kết quả thương lượng, hai bên xây dựng thành dự thảo thỏa ước lao động tập thể ngành và Ban Chấp hành Công đoàn Dệt May Việt Nam lấy ý kiến công đoàn cơ sở, Ban Chấp hành Hiệp hội Dệt May Việt Nam lấy ý kiến người sử dụng lao động của doanh nghiệp tham gia về dự thảo này. Việc lấy ý kiến phải được thể hiện bằng văn bản.
b) Doanh nghiệp có trách nhiệm tạo điều kiện để công đoàn cơ sở tổ chức lấy ý kiến tập thể lao động về nội dung dự thảo thỏa ước lao động tập thể ngành theo Điều 4 Nghị định số 196/CP ngày 31/12/1994 đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 93/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của Chính phủ.
Khi có trên 50% số lao động trong tập thể lao động tán thành thì công đoàn cơ sở ủy quyền để Ban Chấp hành Công đoàn Dệt May Việt Nam ký kết thỏa ước lao động tập thể ngành.
c) Ý kiến trả lời của người sử dụng lao động đối với Ban Chấp hành Hiệp hội Dệt May Việt Nam và của công đoàn cơ sở đối với Ban Chấp hành Công đoàn Dệt May Việt Nam về dự thảo thỏa ước lao động tập thể ngành phải được thể hiện bằng văn bản, trong đó phải ghi rõ sự đồng ý hoặc không đồng ý ủy quyền để Ban Chấp hành Hiệp hội Dệt May Việt Nam, Ban Chấp hành Công đoàn Dệt May Việt Nam ký kết thỏa ước lao động tập thể ngành.
Điều 6. Ký kết thỏa ước lao động tập thể ngành.
1. Căn cứ kết quả lấy ý kiến, Ban Chấp hành Hiệp hội Dệt May Việt Nam, Ban Chấp hành Công đoàn Dệt May Việt Nam có trách nhiệm tổng hợp, hoàn thiện dự thảo thỏa ước lao động tập thể ngành. Trường hợp, còn có ý kiến chưa thống nhất về một hoặc một số nội dung nào đó của dự thảo thỏa ước lao động tập thể ngành thì hai bên có thể tiếp tục thương lượng về những nội dung đó.
2. Dự thảo thỏa ước lao động tập thể ngành sau khi được hoàn thiện, thống nhất thì hai bên tổ chức ký kết theo quy định tại
3. Thỏa ước lao động tập thể ngành sau khi ký kết phải được gửi tới từng doanh nghiệp quy định tại
Điều 7. Đăng ký thỏa ước lao động tập thể ngành.
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ký kết, Hiệp hội Dệt May Việt Nam phải gửi bản thỏa ước lao động tập thể ngành đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi Hiệp hội Dệt May Việt Nam đóng trụ sở chính để đăng ký, đồng thời gửi cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi doanh nghiệp quy định tại
2. Thời hạn áp dụng thỏa ước lao động tập thể ngành từ một năm đến ba năm. Thời hạn áp dụng cụ thể do hai bên thỏa thuận.
3. Sau sáu tháng kể từ ngày có hiệu lực, mỗi bên có quyền yêu cầu sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể ngành. Việc sửa đổi, bổ sung tiến hành theo trình tự thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể ngành. Trường hợp việc sửa đổi, bổ sung không đi đến thống nhất giữa hai bên thì tiếp tục áp dụng theo thỏa ước lao động tập thể ngành đã được ký kết.
4. Trước khi thỏa ước lao động tập thể ngành hết hạn, hai bên có thể thương lượng để kéo dài thời hạn áp dụng hoặc ký kết thỏa ước lao động tập thể ngành mới. Khi thỏa ước lao động tập thể ngành hết hạn mà hai bên thống nhất tiếp tục thương lượng, thì thỏa ước lao động tập thể ngành vẫn có hiệu lực. Nếu quá ba tháng, kể từ ngày thỏa ước lao động tập thể ngành hết hạn mà thương lượng không đi đến kết quả thì thỏa ước lao động tập thể ngành hết hiệu lực.
Điều 9. Áp dụng thỏa ước lao động tập thể ngành.
1. Thỏa ước lao động tập thể ngành có hiệu lực được áp dụng trong các doanh nghiệp:
a) Doanh nghiệp quy định tại
b) Doanh nghiệp quy định tại
2. Nội dung thỏa ước lao động tập thể, nội quy, quy chế của doanh nghiệp quy định tại khoản 1 Điều này phải phù hợp với thỏa ước lao động tập thể ngành.
Trường hợp, thỏa ước lao động tập thể, nội quy, quy chế của doanh nghiệp đã ban hành mà có nội dung chưa phù hợp với thỏa ước lao động tập thể ngành thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thỏa ước lao động tập thể ngành có hiệu lực, doanh nghiệp phải tiến hành sửa đổi lại cho phù hợp theo quy định.
Điều 10. Thỏa ước lao động tập thể ngành vô hiệu theo quy định tại Điều 48 Bộ luật Lao động và Điều 5a Nghị định số 196/CP ngày 31/12/1994 đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 93/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của Chính phủ.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi tiếp nhận đăng ký thỏa ước lao động tập thể ngành tuyên bố thỏa ước lao động tập thể ngành vô hiệu theo quy định.
Điều 11. Đề nghị Ban Chấp hành Công đoàn Dệt May Việt Nam:
1. Tổ chức thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể ngành.
2. Chỉ đạo công đoàn cơ sở trực thuộc và đề nghị công đoàn cơ sở doanh nghiệp quy định tại
3. Giám sát các công đoàn cơ sở đã ủy quyền ký kết trong việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể ngành.
4. Tuyên truyền, giáo dục đoàn viên công đoàn nắm vững kiến thức pháp luật, nâng cao ý thức trách nhiệm góp ý kiến xây dựng, thực hiện các quy định của pháp luật lao động và thỏa ước lao động tập thể ngành, thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp.
5. Đánh giá tình hình triển khai thực hiện thỏa ước lao động tập thể ngành và đề xuất định hướng sửa đổi, bổ sung.
Điều 12. Đề nghị Ban Chấp hành Hiệp hội Dệt May Việt Nam:
1. Tổ chức thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể ngành.
2. Chỉ đạo các doanh nghiệp thành viên và đề nghị doanh nghiệp quy định tại
3. Giám sát các doanh nghiệp trong việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể ngành theo quy định.
4. Trao đổi, thống nhất với Ban Chấp hành Công đoàn Dệt May Việt Nam về chi phí cho việc thương lượng, ký kết, sửa đổi, bổ sung, công bố thỏa ước lao động tập thể ngành.
Điều 13. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
1. Tiếp nhận đăng ký thỏa ước lao động tập thể ngành theo quy định.
2. Chủ trì, phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện thỏa ước lao động tập thể ngành trong các doanh nghiệp thuộc địa bàn quản lý theo quy định.
3. Tổng hợp, báo cáo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tình hình thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp và tình hình triển khai thực hiện thỏa ước lao động tập thể ngành trong các doanh nghiệp thuộc quyền quản lý.
Điều 14. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội:
1. Chủ trì, phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và các cơ quan liên quan:
a) Hướng dẫn Công đoàn Dệt May Việt Nam và Hiệp hội Dệt May Việt Nam thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể ngành.
b) Tổ chức tổng kết, đánh giá tình hình thí điểm thực hiện ký kết thỏa ước lao động tập thể ngành.
2. Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động về thỏa ước lao động tập thể theo quy định.
3. Đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hướng dẫn về tổ chức, hoạt động công đoàn theo quy định, tạo điều kiện mở rộng ký kết thỏa ước lao động tập thể ngành.
4. Đề nghị Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của hiệp hội giới sử dụng lao động ngành theo quy định, tạo điều kiện mở rộng ký kết thỏa ước lao động tập thể ngành.
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
2. Doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực dệt may chưa đủ các điều kiện quy định tại
Điều 16. Vụ trưởng Vụ Lao động – Tiền lương, Hiệp hội Dệt May Việt Nam, Công đoàn Dệt May Việt Nam và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1Công văn 2895/LĐTBXH-QHLĐTL năm 2018 về báo cáo đánh giá tình hình thực hiện thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 2Hướng dẫn 90/HD-TLĐ năm 2023 hướng dẫn đánh giá, xếp loại chất lượng thương lượng tập thể, ký kết và thực hiện Thỏa ước lao động tập thể của các cấp công đoàn do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành
- 1Bộ Luật lao động sửa đổi 2006
- 2Bộ luật Lao động 1994
- 3Nghị định 196-CP năm 1994 hướng dẫn thi hành Bộ luật lao động về thoả ước lao động tập thể
- 4Bộ Luật Lao động sửa đổi 2002
- 5Nghị định 93/2002/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 196/CP năm 1994 Hướng dẫn Bộ luật Lao động về thoả ước lao động tập thể
- 6Nghị định 186/2007/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- 7Thông báo số 60/2007/TB-VPCP về việc ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tại buổi làm việc với Đoàn Chủ tịch Tổng liên đoàn lao động Việt Nam do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 8Công văn 2895/LĐTBXH-QHLĐTL năm 2018 về báo cáo đánh giá tình hình thực hiện thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 9Hướng dẫn 90/HD-TLĐ năm 2023 hướng dẫn đánh giá, xếp loại chất lượng thương lượng tập thể, ký kết và thực hiện Thỏa ước lao động tập thể của các cấp công đoàn do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành
Quyết định 1846/QĐ-LĐTBXH năm 2008 về việc thí điểm thực hiện thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể ngành dệt may Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- Số hiệu: 1846/QĐ-LĐTBXH
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 25/12/2008
- Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
- Người ký: Lê Bạch Hồng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 25/12/2008
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực