CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 93/2002/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 11 tháng 11 năm 2002 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động ngày 02 tháng 4 năm 2002;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 196/CP ngày 31 tháng 12 năm 1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về thỏa ước lao động tập thể căn cứ theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động (sau đây gọi chung là Bộ luật Lao động đã sửa đổi, bổ sung) như sau:
1. Sửa đổi, bổ sung
''Điều 1.
1. Đối tượng và phạm vi áp dụng thỏa ước lao động tập thể là các doanh nghiệp, tổ chức có tổ chức công đoàn cơ sở hoặc Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời, bao gồm:
a) Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
b) Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của các đơn vị hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, chính trị - xã hội;
c) Hợp tác xã thành lập theo Luật Hợp tác xã có sử dụng lao động theo hợp đồng lao động;
d) Các cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao ngoài công lập thành lập theo Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19 tháng 8 năm 1999 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa;
đ) Các cơ quan, tổ chức quốc tế hoặc nước ngoài đóng trên lãnh thổ Việt Nam có sử dụng lao động hợp đồng là người Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác."
2. Sửa đổi
Thay cụm từ ''tổ chức công đoàn lâm thời'' bằng cụm từ ''Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời''.
3. Sửa đổi, bổ sung
''Điều 5. Việc đăng ký thoả ước lao động tập thể theo Điều 47 của Bộ luật Lao động đã sửa đổi, bổ sung được quy định như sau:
4. Bổ sung
''Điều 5a. Quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên ghi trong thoả ước lao động tập thể bị tuyên bố vô hiệu quy định tại khoản 3 Điều 48 của Bộ luật Lao động đã sửa đổi, bổ sung được giải quyết như sau: những nội dung nào bị tuyên bố vô hiệu thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên được giải quyết theo các nội dung tương ứng quy định trong pháp luật hiện hành và theo các thỏa thuận hợp pháp trong các hợp đồng cá nhân (nếu có)."
5. Sửa đổi, bổ sung
''Điều 6. Khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Lao động đã sửa đổi, bổ sung được quy định như sau:
1. Thoả ước lao động tập thể tiếp tục có hiệu lực đối với trường hợp sáp nhập doanh nghiệp, mà doanh nghiệp nhận sáp nhập có số lao động được tiếp tục sử dụng chiếm trên 50% tổng số lao động sau khi sáp nhập.
2. Các trường hợp hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, chuyển quyền sở hữu, quyền quản lý, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp và sáp nhập doanh nghiệp không theo quy định tại khoản 1 Điều này thì hai bên phải tiến hành thương lượng để ký kết thỏa ước lao động tập thể mới trong thời hạn 6 tháng."
Điều 2. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2003.
Phan Văn Khải (Đã ký) |
- 1Bộ luật Lao động 1994
- 2Luật Doanh nghiệp Nhà nước 1995
- 3Luật hợp tác xã 1996
- 4Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 1996
- 5Luật Doanh nghiệp 1999
- 6Nghị định 73/1999/NĐ-CP về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao
- 7Luật Tổ chức Chính phủ 2001
- 8Bộ Luật Lao động sửa đổi 2002
- 9Công văn 4388/LĐTBXH-CSLĐVL Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc đăng ký thoả ước lao động tập thể
Nghị định 93/2002/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 196/CP năm 1994 Hướng dẫn Bộ luật Lao động về thoả ước lao động tập thể
- Số hiệu: 93/2002/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 11/11/2002
- Nơi ban hành: Chính phủ
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 62
- Ngày hiệu lực: 01/01/2003
- Ngày hết hiệu lực: 01/03/2015
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực