Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1816/QĐ-UBND

Quảng Ngãi, ngày 06 tháng 10 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN CHI TRẢ TIỀN DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG LƯU VỰC THỦY ĐIỆN HUY MĂNG, HUYỆN SƠN TÂY, TỈNH QUẢNG NGÃI

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004;

Căn cứ Nghị định số 05/2008/NĐ-CP ngày 14/1/2008 của Chính phủ về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng;

Căn cứ Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng;

Căn cứ Quyết định số 2284/QĐ-TTg ngày 13/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện phê duyệt đề án triển khai nghị định 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng;

Căn cứ Quyết định số 2112/QĐ-UBND ngày 27/11/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc phê duyệt đề cương kỹ thuật, dự toán kinh phí lập đề án chi trả DVMTR lưu vực thủy điện Huy Măng, huyện Sơn Tây; Quyết định số 1568/QĐ-UBND ngày 29/8/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc điều chỉnh, bổ sung một số nội dung đề cương kỹ thuật - dự toán kinh phí lập đề án chi trả dịch vụ môi trường rừng lưu vực thủy điện Huy Măng, huyện Sơn Tây;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 2252/TTr-SNNPTNT ngày 15/9/2016 về việc phê duyệt Đề án chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng lưu vực thủy điện Huy Măng, huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng lưu vực thủy điện Huy Măng, huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi, với các nội dung chính sau:

1. Tên đề án: Đề án chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng lưu vực thủy điện Huy Măng, huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi.

2. Địa điểm lập đề án: Thực hiện trên địa bàn xã Sơn Dung, Sơn Long, huyện Sơn Tây - tỉnh Quảng Ngãi.

3. Mục tiêu Đề án

Áp dụng vào thực tế chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ của mọi tổ chức, cá nhân đối với sự nghiệp bảo vệ và phát triển rừng; huy động các nguồn lực của xã hội để bảo vệ và phát triển rừng; đảm bảo cho người lao động trực tiếp tham gia hoạt động sản xuất, bảo vệ phát triển rừng được chi trả giá trị của rừng do mình tạo ra, đúng giá trị của rừng đem lại cho xã hội; nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý, sử dụng và bảo vệ rừng cho các chủ rừng, góp phần thực hiện chiến lược phát triển lâm nghiệp.

4. Nội dung đề án

a) Tổng diện tích tự nhiên toàn lưu vực thủy điện Huy Măng: 2.258,76 ha, bao gồm:

a1) Diện tích đất quy hoạch lâm nghiệp: 1.024,48 ha, chia ra:

- Diện tích rừng tự nhiên: 663,05 ha.

- Diện tích rừng trồng: 213,37 ha.

- Diện tích đất chưa có rừng: 146,56 ha.

- Diện tích đất khác: 1,5 ha

a2) Diện tích đất ngoài quy hoạch lâm nghiệp: 1.234,28 ha, chia ra:

- Diện tích rừng tự nhiên: 39 ha.

- Diện tích rừng trồng: 742,52 ha.

- Diện tích đất chưa có rừng: 83,38 ha.

- Diện tích đất khác: 369,38 ha.

b) Kết quả xác định diện tích đất có rừng nằm trong quy hoạch lâm nghiệp đủ điều kiện tham gia cung ứng dịch vụ môi trường rừng (DVMTR):

Tổng diện tích rừng nằm trong quy hoạch lâm nghiệp đủ điều kiện tham gia cung ứng DVMTR được xác định là: 696,46 ha. Chia ra:

b1) Diện tích rừng thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Sơn Tây quản lý là: 682,80 ha, bao gồm:

- Diện tích rừng tự nhiên: 649,39 ha;

- Diện tích rừng trồng: 33,41 ha;

b2) Diện tích rừng thuộc hộ gia đình, cá nhân quản lý là: 13,66 ha (rừng tự nhiên).

c) Kết quả xác định hệ số chi trả (hệ số K):

c1) Đối với rừng tự nhiên, mục đích sử dụng là phòng hộ:

- Hệ số K = 0,95 (trạng thái rừng giàu).

- Hệ số K = 0,90 (trạng thái rừng trung bình).

- Hệ số K = 0,86 (trạng thái rừng nghèo và rừng phục hồi).

c2) Đối với rừng tự nhiên, mục đích sử dụng là sản xuất:

- Hệ số K = 0,90 (trạng thái rừng giàu).

- Hệ số K = 0,86 (trạng thái rừng trung bình).

- Hệ số K = 0,81 (trạng thái rừng nghèo và rừng phục hồi).

c3) Đối với rừng trồng, mục đích sử dụng là phòng hộ:

- Hệ số K = 0,77 (rừng nghèo, trữ lượng cây đứng từ 10 đến 100 m3/ha).

c4) Đối với rừng trồng, mục đích sử dụng là sản xuất:

- Hệ số K = 0,73 (rừng nghèo, trữ lượng cây đứng từ 10 đến 100 m3/ha).

(chi tiết diện tích, loại rừng, hệ số K, mức chi trả bình quân áp dụng cho 01 ha rừng của từng chủ rừng theo phụ lục kèm theo)

d) Kết quả xác định mức chi trả cho 01 ha rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng tại lưu vực thủy điện Huy Măng là 134.367 đồng/ha/năm.

5. Các giải pháp thực hiện đề án

a) Giải pháp kỹ thuật:

Hàng năm, tổ chức kiểm tra, theo dõi và đánh giá chất lượng rừng cung ứng DVMTR (bao gồm diện tích rừng, chất lượng rừng, nguồn gốc, mục đích sử dụng rừng và các yếu tố khác).

Xây dựng các mô hình quản lý bảo vệ rừng bền vững thông qua các hoạt động hỗ trợ sinh kế cho người tham gia nhận khoán thông qua những hoạt động phi dự án như: Hỗ trợ kinh phí để chống chặt phá rừng và sản xuất, kinh doanh, vận chuyển lâm sản trái phép; tuyên truyền, phổ biến và triển khai thực hiện chính sách chi trả DVMTR kết hợp giáo dục, phổ biến pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; thử nghiệm và phổ biến nhân rộng mô hình bảo vệ và phát triển rừng, quản lý rừng bền vững; thử nghiệm, ứng dụng giống cây lâm nghiệp mới; hỗ trợ trồng cây phân tán; phát triển lâm sản ngoài gỗ trên đất lâm nghiệp; đào tạo nguồn nhân lực cho việc bảo vệ và phát triển rừng đến cấp tỉnh.

b) Giải pháp về chính sách:

- Ưu tiên lồng ghép các chương trình, dự án đang đầu tư trên địa bàn như: Chương trình 30a, Bảo vệ và phát triển rừng có cùng mục tiêu đang được đầu tư trên địa bàn kết hợp với chính sách chi trả DVMTR để nâng cao đơn giá chi trả cho hộ tham gia nhận khoán bảo vệ rừng, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống.

- Đẩy nhanh tiến độ giao đất, giao rừng, cho thuê rừng gắn với chính sách hưởng lợi để thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.

- Ban hành cơ chế, chính sách quản lý và sử dụng tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh.

c) Giải pháp về tổ chức:

- Thực hiện tốt nhiệm vụ của Hội đồng quản lý Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh theo sự phân công của Chủ tịch UBND tỉnh tại Quyết định số 1296/QĐ-UBND ngày 30/8/2012.

- Giao UBND huyện Sơn Tây chỉ đạo Hạt Kiểm lâm huyện Sơn Tây thực hiện chi trả tiền DVMTR cho các đối tượng chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn.

d) Giải pháp về nguồn lực tài chính:

Huy động các nguồn lực từ ngân sách Nhà nước như: Chương trình 30a; Chương trình bảo vệ và phát triển rừng; Chương trình hành động quốc gia về “Giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và và suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và nâng cao trữ lượng cacbon rừng” giai đoạn 2016 - 2020 (gọi tt là Chương trình REDD+) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 799/QĐ-TTg ngày 27/6/2012; các nguồn lực trong và ngoài nước để tổ chức thực hiện đề án tại lưu vực thủy điện Huy Măng nói riêng và các lưu vực thủy điện còn lại trên địa bàn tỉnh.

e) Giải pháp về khoa học:

Ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng cơ sở dữ liệu, phần mềm tiên tiến phù hợp để quản lý, theo dõi, giám sát và đánh giá chất lượng rừng cung ứng DVMTR.

6. Nguồn vốn chi trả: Từ nguồn thu chi trả ủy thác tiền DVMTR của lưu vực thủy điện Huy Măng.

7. Thời gian thực hiện đề án: Bắt đầu từ năm 2016.

Điều 2. Tổ chức thực hiện:

1. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Tổ chức công bố Đề án chi trả dịch vụ môi trường rừng lưu vực thủy điện Huy Măng, huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi theo quy định.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND huyện Sơn Tây và các đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện Đề án chi trả dịch vụ môi trường rừng lưu vực thủy điện Huy Măng theo đúng quy định của pháp luật về chi trả dịch vụ môi trường rừng và các văn bản của pháp luật có liên quan.

- Chỉ đạo Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh lập kế hoạch thu, chi tiền dịch vụ môi trường rừng cụ thể hàng năm, trình cấp thẩm quyền phê duyệt.

- Tổ chức nghiệm thu diện tích rừng cho các chủ rừng là tổ chức; các tổ chức không phải là chủ rừng nhưng được nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng theo quy định.

2. Giao UBND huyện Sơn Tây chỉ đạo Hạt Kiểm lâm huyện Sơn Tây tổ chức nghiệm thu và thực hiện chi trả tiền DVMTR cho các đối tượng chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có diện tích rừng tham gia cung ứng dịch vụ môi trường rừng theo quy định.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, ngành: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Thanh tra tỉnh, Công an tỉnh; Cục trưởng Cục Thuế tỉnh; Giám đốc Kho bạc Nhà nước Quảng Ngãi; Chủ tịch UBND huyện Sơn Tây; Giám đốc Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh; Giám đốc Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Sơn Tây và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- CT, PCT UBND tỉnh;
- VPUB: PCVP(NL), KTTH, CN-XD, CB-TH;
- Lưu: VT, NN-TNak1000.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đặng Văn Minh

 

PHỤ LỤC

TỔNG HỢP DIỆN TÍCH HÀNG NĂM TRONG LƯU VỰC ĐỦ KIỆN CUNG ỨNG DVMTR LƯU VỰC THỦY ĐIỆN HUY MĂNG, HUYỆN SƠN TÂY, TỈNH QUẢNG NGÃI
(Kèm theo Quyết định số 1816/QĐ-UBND ngày 06/10/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi)

TT

LOẠI ĐẤT-LOẠI RỪNG

Tổng diện tích toàn lưu vực

Diện tích rừng nằm trong lưu vực đủ kiện cung ứng DVMTR

Diện tích phân theo chủ quản lý

Ban quản lý rừng PH Sơn Tây

Hộ gia đình, cá nhân

Diện tích thực

Hệ số K

Diện tích quy đổi

Diện tích thực

Hệ số K

Diện tích quy đổi

Diện tích thực

Hệ số K

Diện tích quy đổi

 

Tổng diện tích

2.258,76

696,46

 

607,29

682,80

 

596,22

13,66

 

11,06

A

Đất quy hoạch cho LN

1.024,48

696,46

 

607,29

682,80

 

596,22

13,66

 

11,06

I

Đất quy hoạch PH

846,09

682,80

 

596,22

682,80

 

596,22

0

 

0

1

Đất có rừng

735,26

682,80

 

596,22

682,80

 

596,22

 

 

 

1.1

Rừng tự nhiên

649,39

649,39

 

570,50

649,39

 

570,50

 

 

 

-

Rừng giàu

-

-

-

-

-

-

-

 

 

 

-

Rừng trung bình

300,51

300,51

0,90

270,46

298,46

0,90

270,46

 

 

 

-

Rừng nghèo

348,88

348,88

0,86

300,04

350,72

0,86

300,04

 

 

 

-

Rừng phục hồi

-

-

-

-

-

-

-

 

-

-

-

Rừng tre nứa

-

-

-

-

-

-

-

 

-

-

1.2

Rừng trồng

87,28

33,41

0,77

25,73

33,41

0,77

25,73

 

 

 

2

Đất chưa có rừng

110,83

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Đất khác

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Đất quy hoạch SXLN

178,39

13,66

 

11,06

 

 

 

13,66

 

11,06

1

Đất có rừng

141,16

13,66

 

11,06

 

 

 

13,66

 

11,06

1.1

Rừng tự nhiên

13,66

13,66

 

11,06

 

 

 

13,66

 

11,06

-

Rừng giàu

-

 

 

 

 

 

 

-

 

 

-

Rừng trung bình

-

 

 

 

 

 

 

-

 

 

-

Rừng nghèo

13,66

13,66

0,81

11,06

 

 

 

13,66

0,81

11,06

-

Rừng phục hồi

-

 

 

 

 

 

 

-

-

-

-

Rừng tre nứa

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.2

Rừng trồng

127,50

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Đất chưa có rừng

35,73

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Đất khác

1,50

 

 

 

 

 

 

 

 

 

B

Đất ngoài quy hoạch LN

1.234,28

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I

Đất có rừng

781,52

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Rừng tự nhiên

39

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Rừng trồng

742,52

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Đất chưa có rừng

83,38

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III

Đất khác

369,38