- 1Thông báo số 76/TB-VPCP về kết luận của Thủ tướng Phan Văn Khải tại buổi làm việc với đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2Thông tư liên tịch 17/1998/TTLT-BLĐTBXH-BTC hướng dẫn xếp hạng doanh nghiệp Nhà nước do Bộ Lao động, thương binh và xã hội - Bộ Tài chính ban hành
- 3Luật Công đoàn 1990
- 4Nghị định 133-HĐBT năm 1991 hướng dẫn Luật công đoàn do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 5Quyết định 69-QĐ/TW năm 1993 về việc quy định tạm thời chế độ tiền lương mới của cán bộ, công nhân viên cơ quan Đảng, đoàn thể do Ban Bí thư ban hành
- 6Quyết định 1213/QĐ-TTg về việc hỗ trợ kinh phí để trả lương cho cán bộ công đoàn chuyên trách đang làm việc tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh do Thủ tuớng Chình phủ ban hành
TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1724/QĐ-TLĐ | Hà Nội, ngày 03 tháng 12 năm 2001 |
QUYẾT ĐỊNH
CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM SỐ 1724/QĐ-TLĐ NGÀY 03 THÁNG 12 NĂM 2001 VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH TẠM THỜI VỀ TRẢ LƯƠNG CHO CÁN BỘ CÔNG ĐOÀN CHUYÊN TRÁCH ĐANG LÀM VIỆC TẠI CÁC DOANH NGIỆP NGOÀI QUỐC DOANH
ĐOÀN CHỦ TỊCH TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Căn cứ Luật Công đoàn năm 1990 và Điều lệ công đoàn Việt Nam (1998).
Căn cứ Quyết định số 69/QĐ-TW ngày 17/5/1993 của Ban bí thư TW quy định tạm thời chế độ tiền lương của CBCNV cơ quan đoàn thể.
Căn cứ Thông tư số 17/1998/TTLB-BLĐTBXH-BTC ngày 31/12/1998 của Liên Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội - Tài chính.
Căn cứ Thông báo số 76/TB-VPCP ngày 20/6/2000 của Văn phòng Chính phủ; Quyết định số 1213/QĐ-TTg ngày 07/ 9/2001 của Thủ tướng Chính phủ.
Căn cứ Công văn số 1117/TC-HCSN ngày 14/2/2001 của Bộ Tài chính và Công văn số 3638/LĐTBXH-TL ngày 21/11/2001 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành kèm theo quyết định này bản "Quy định tạm thời về trả lương cho cán bộ công đoàn khu vực kinh tế ngoài quốc doanh".
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.
Điều 3: Các cấp công đoàn, các Ban, đơn vị trực thuộc TLĐ có trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| Nguyễn An Lương (Đã ký) |
QUY ĐỊNH TẠM THỜI
VỀ TRẢ LƯƠNG CHO CÁN BỘ CÔNG ĐOÀN KHU VỰC KINH TẾ NGOÀI QUỐC DOANH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1724/QĐ-TLĐ ngày 03 tháng 12 năm 2001)
Căn cứ Luật Công đoàn năm 1990, Nghị định 133-HĐBT ngày 20/4/1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) hướng dẫn thi hành Luật Công đoàn;
Căn cứ Thông báo số 76/TB-VPCP ngày 20/6/2000 của Văn phòng Chính phủ và Quyết định số 1213/QĐ-TTg ngày 07/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ kinh phí để trả lương cho cán bộ công đoàn ngoài quốc doanh;
Căn cứ Quyết định số 69/QĐ-TW ngày 17/5/1993 của Ban bí thư Trung ương quy định tạm thời chế độ tiền lương mới của cán bộ công nhân viên cơ quan Đảng, đoàn thể;
Căn cứ Thông báo số 17/1998/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 31/12/1998 của Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Tài chính về hướng dẫn xếp hạng doanh nghiệp nhà nước;
Sau khi thoả thuận với Bộ Tài chính tại Công văn số 1117/TC-HCNS ngày 14/2/2001và với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tại Công văn số 3638/LĐTBXH-TL ngày 21/11/2001, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hướng dẫn việc trả lương cán bộ công đoàn khu vực kinh tế ngoài quốc doanh (NQD) theo tinh thần nội dung Quyết định số 1213/QĐ-TTg ngày 7/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ như sau:
I. QUY ĐỊNH CHUNG
1. Việc trả lương, phụ cấp có tính chất lương hoặc tiền công cho cán bộ công đoàn được nêu trong điểm 1, mục II dưới đây là để bù đắp cho sự cống hiến, đóng góp của cán bộ công đoàn trong các cơ sở nói trên, tạo điều kiện để công đoàn có thể thu hút những cán bộ công đoàn có năng lực, có trình độ, có bản lĩnh dám đấu tranh bảo vệ quyền và lợi ích công nhân viên chức lao động; Có điều kiện để khuyến khích cán bộ công đoàn tích cực học tập nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của tổ chức công đoàn, nâng cao hiệu quả hoạt động công đoàn khu vực kinh tế NQD, góp phần ổn định quan hệ lao động, tạo việc làm, tăng thu nhập cho công nhân lao động, trực tiếp góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển.
2. Phạm vi áp dụng của quy định này là công đoàn trong các xí nghiệp liên doanh có vốn đầu tư của nước ngoài, 100% vốn nước ngoài, doanh nghiệp ngoài quốc doanh (doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty TNHH), công đoàn các khu công nghiệp, khu chế xuất trong cả nước.
3. Qui định này được áp dụng tạm thời trong 3 năm từ 2001 đến 2003.
II. QUI ĐỊNH CỤ THỂ
1. Về đối tượng
Đối tượng được chi trả tiền lương, phụ cấp có tính chất lương hoặc tiền công là những cán bộ công đoàn sau đây:
- Cán bộ công đoàn trong các xí nghiệp liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài (CVĐTNN), doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Mỗi cơ sở được một định suất lương.
- Cán bộ công đoàn tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty TNHH) có sử dụng từ 300 lao động trở lên. Mỗi cơ sở được một định suất lương.
- Cán bộ công đoàn của công đoàn các khu công nghiệp, khu chế xuất.
2. Về nội dung:
Khoản kinh phí này được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để trả tiền lương, phụ cấp có tính chất lương hoặc tiền công cho những cán bộ công đoàn khu vực kinh tế ngoài quốc doanh nêu ở điểm II.1 trên đây theo các mức cụ thể sau:
- Đối với cán bộ công đoàn các doanh nghiệp liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài, 100% vốn nước ngoài, mức trả lương cho một định suất 1 người/1 tháng là: 3.000.000đ (ba triệu đồng/người/tháng (tương đương 200USD)).
- Đối với cán bộ công đoàn các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, mức trả lương cho một định suất 1 người/1 tháng là: 4,32 x mức lương tối thiểu hiện hành theo quy định của nhà nước/người/tháng.
- Đối với cán bộ công đoàn của công đoàn các khu công nghiệp, khu chế xuất thì trả theo mức lương hiện hưởng theo NĐ 25/CP ngày 23 tháng 5 năm 1993 của Chính phủ và các quy định hiện hành của Chính phủ về tiền lương.
3. Về phương thức trả lương và thanh quyết toán tiền lương
- Hàng năm LĐLĐ tỉnh, thành phố, công đoàn ngành TW, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc báo cáo số lượng, danh sách cán bộ công đoàn với mức lương được hưởng ở các điểm 1, 2 mục II và kinh phí để trả lương cho các đối tượng nêu tại quy định này về Tổng Liên đoàn.
- Tổng liên Đoàn Lao động Việt Nam tập hợp, xem xét cân đối với nguồn đảm bảo được cấp thẩm quyền phê duyệt, phân bổ và thông báo đến các LĐLĐ tỉnh, thành phố, công đoàn ngành TW, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc TLĐ.
- Sau khi được TLĐ phân bổ, các TLĐ tỉnh, thành phố, công đoàn ngành TW, CĐ Tổng công ty trực thuộc TLĐ thực hiện tiếp các việc sau:
+ Trực tiếp trả lương hoặc uỷ quyền cho LĐLĐ quận, huyện, ngành địa phương, CĐ Tổng công ty trả lương cho cán bộ công đoàn ngoài quốc doanh.
+ 6 tháng một lần phải có số liệu tổng hợp về số lượng cán bộ được trả lương theo từng mức được quy định tại các điểm 2, mục II và tổng số tiền đã chi trả báo cáo về Tổng Liên đoàn.
+ Hàng năm, chậm nhất là 25/12 phải thực hiện báo cáo quyết toán trả lương theo danh sách với Tổng Liên đoàn theo quy định của Nhà nước và của Tổng liên đoàn.
Cuối năm, Tổng Liên đoàn tổng hợp để quyết toán phần kinh phí do ngân sách Nhà nước hỗ trợ trả lương cho cán bộ công đoàn theo quy định tại điểm 1, mục II để báo cáo Bộ Tài chính để Bộ Tài chính tổng hợp và đưa vào tổng quyết toán ngân sách Nhà nước và trình Quốc hội phê duyệt. Và từ đầu quý III năm trước phải lập dự toán kinh phí xin hỗ trợ cho năm sau gửi Bộ Tài chính để Bộ Tài chính tổng hợp đưa vào tổng dự toán chi ngân sách nhà nước năm sau báo cáo Chính phủ và trình Quốc hội phê duyệt.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Ban tổ chức Tổng liên đoàn có trách nhiệm:
- Tổng hợp số liệu, lập kế hoạch quĩ lương, phân bổ kinh phí cho các LĐLĐ tỉnh, thành phố, công đoàn ngành TW, CĐ Tổng công ty trực thuộc TLĐ.
- Theo dõi biến động về số lượng cán bộ công đoàn thuộc đối tượng trả lương theo hướng dẫn này để điều chỉnh tăng giảm quỹ lương cho LĐLĐ tỉnh, thành phố, công đoàn ngành TW, CĐ Tổng Công ty trực thuộc TLĐ.
- Tiếp tục nghiên cứu đối tượng và mức chi trả để giúp Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn đề nghị các cơ quan hữu quan điều chỉnh khi cần thiết.
- Phối hợp cùng với Ban Tài chính Tổng Liên đoàn theo dõi tổng hợp báo cáo của các LĐLĐ tỉnh, thành phố, công đoàn ngành TW để lập dự toán và quyết toán phần được ngân sách nhà nước hỗ trợ trả lương cho cán bộ công đoàn ngoài quốc doanh gửi Bộ Tài chính.
2. Ban Tài chính Tổng liên đoàn có nhiệm vụ:
- Chuyển quỹ lương được phân bổ theo kế hoạch được Đoàn chủ tịch TLĐLĐ Việt Nam phê duyệt đến từng LĐLĐ tỉnh, thành phố, công đoàn ngành TW, CĐ Tổng công ty trực thuộc Tổng liên đoàn.
- Chủ trì phối hợp với Ban Tổ chức theo dõi, hướng dẫn kiểm tra các LĐLĐ tỉnh, thành phố, công đoàn ngành TW, CĐ Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn thực hiện việc chi trả lương và xét duyệt quyết toán theo đúng các quy định hiện hành của Luật Ngân sách Nhà nước (phần do Ngân sách nhà nước hỗ trợ) và của Tổng Liên đoàn (phần do kinh phí công đoàn đảm bảo), tổng hợp quyết toán năm trước và lập dự toán năm sau trình Đoàn Chủ tịch TLĐ thông qua để báo cáo với Nhà nước.
3. Ban thường vụ LĐLĐ tỉnh, thành phố, công đoàn ngành TW, CĐ Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn: Có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc chi trả lương cán bộ công đoàn ngoài quốc doanh theo đúng đối tượng và mức chi trả lương cho cán bộ công đoàn khu vực ngoài kinh tế ngoài quốc doanh quy định trong hướng dẫn này.
IV. KHOẢN THI HÀNH
1. Việc chi trả tiền lương, phụ cấp có tính chất lương hoặc tiền công cho cán bộ công đoàn ngoài quốc doanh được thực hiện từ 01/7/2001.
2. Trong quá trình tổ chức thực hiện việc chi trả tiền lương, phụ cấp có tính chất lương hoặc tiền công cho cán bộ công đoàn ngoài quốc doanh, nếu có khó khăn vướng mắc cần báo cáo về Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn để nghiên cứu giải quyết.
- 1Chỉ thị 14/2005/CT-BGTVT về giải quyết chính sách về trả lương và BHXH đối với người lao động do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 2Quyết định 613/2004/QĐ-TLĐ về Quy chế làm việc của Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Trưởng ban, Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Tổng Liên đoàn nhiệm kỳ IX do Đoàn chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành
- 3Quyết định 395/2002/QĐ-TLĐLĐVN về biên chế cán bộ chuyên trách công đoàn cơ sở các doanh nghiệp, đơn vị hành chính, sự nghiệp thuộc khu vực nhà nước do Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành
- 4Quyết định 1102/QĐ-TTg năm 2002 về kinh phí để trả lương cho cán bộ công đoàn chuyên trách đang làm việc tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1Chỉ thị 14/2005/CT-BGTVT về giải quyết chính sách về trả lương và BHXH đối với người lao động do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 2Thông báo số 76/TB-VPCP về kết luận của Thủ tướng Phan Văn Khải tại buổi làm việc với đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 613/2004/QĐ-TLĐ về Quy chế làm việc của Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Trưởng ban, Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Tổng Liên đoàn nhiệm kỳ IX do Đoàn chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành
- 4Quyết định 395/2002/QĐ-TLĐLĐVN về biên chế cán bộ chuyên trách công đoàn cơ sở các doanh nghiệp, đơn vị hành chính, sự nghiệp thuộc khu vực nhà nước do Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành
- 5Thông tư liên tịch 17/1998/TTLT-BLĐTBXH-BTC hướng dẫn xếp hạng doanh nghiệp Nhà nước do Bộ Lao động, thương binh và xã hội - Bộ Tài chính ban hành
- 6Luật Công đoàn 1990
- 7Nghị định 133-HĐBT năm 1991 hướng dẫn Luật công đoàn do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 8Quyết định 69-QĐ/TW năm 1993 về việc quy định tạm thời chế độ tiền lương mới của cán bộ, công nhân viên cơ quan Đảng, đoàn thể do Ban Bí thư ban hành
- 9Quyết định 1213/QĐ-TTg về việc hỗ trợ kinh phí để trả lương cho cán bộ công đoàn chuyên trách đang làm việc tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh do Thủ tuớng Chình phủ ban hành
- 10Quyết định 1102/QĐ-TTg năm 2002 về kinh phí để trả lương cho cán bộ công đoàn chuyên trách đang làm việc tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Quyết định 1724/QĐ-TLĐ năm 2001 quy định tạm thời về trả lương cho cán bộ Công đoàn chuyên trách đang làm việc tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh do Đoàn chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành
- Số hiệu: 1724/QĐ-TLĐ
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 03/12/2001
- Nơi ban hành: Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam
- Người ký: Nguyễn An Lương
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 03/12/2001
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định