Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1337/QĐ-UBND

Quảng Ngãi, ngày 18 tháng 07 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH THỰC HIỆN “CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA KHỐNG CHẾ VÀ TIẾN TỚI LOẠI TRỪ BỆNH DẠI Ở ĐỘNG VẬT GIAI ĐOẠN 2018-2021” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân ngày 30/6/1989;

Căn cứ Luật Thú y ngày 19/6/2015;

Căn cứ Nghị định số 35/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thú y;

Căn cứ Quyết định số 193/QĐ-TTg ngày 13/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chương trình Quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh dại, giai đoạn 2017-2021”;

Căn cứ Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn;

Căn cứ Thông tư liên tịch 16/2013/TTLT-BYT-BNNPTNT ngày 27/5/2013 của Bộ Y tế - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn phối hợp phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người; Quyết định số 1622/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế ngày 08/5/2014 về ban hành hướng dẫn giám sát, phòng chống bệnh Dại trên người;

Căn cứ Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị; Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Quy định về lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; Thông tư số 283/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Quy định khung giá dịch vụ tiêm phòng, tiêu độc, khử trùng cho động vật, chẩn đoán thú y và dịch vụ kiểm nghiệm thuốc thú y dùng cho động vật;

Căn cứ Quyết định số 1537/QĐ-BNN-TY ngày 24/4/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Kế hoạch và Dự toán Chương trình quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh dại, giai đoạn 2017-2021”;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 2025/TTr-SNNPTNT ngày 05/7/2017 về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện “Chương trình quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh Dại giai đoạn 2018-2021” ở động vật trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi và ý kiến của Sở Tài chính tại Công văn số 1750/STC-TCHCSN ngày 23/6/2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch thực hiện “Chương trình quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh Dại ở động vật giai đoạn 2018-2021” trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, với các nội dung sau:

1. Tên kế hoạch: Kế hoạch thực hiện “Chương trình quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh Dại ở động vật giai đoạn 2018-2021” trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

2. Đơn vị thực hiện: Chi cục Chăn nuôi và Thú y; UBND 14 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh.

3. Mục tiêu

a) Mục tiêu chung: Khống chế bệnh Dại trên đàn chó nuôi vào năm 2021 nhằm tiến tới loại trừ bệnh Dại.

b) Mục tiêu cụ thể

- Trên 90% số xã, phường, thị trấn lập được Danh sách hộ nuôi chó.

- Tỷ lệ tiêm phòng vắc xin Dại đạt trên 70% tổng đàn chó tại các xã, phường, thị trấn tại các vùng nguy cơ cao.

- Trên 90% số huyện, thành phố (13 huyện) không có ca bệnh Dại trên chó trong 02 năm liên tiếp;

- Giảm 60% số người tử vong do bệnh Dại ở người vào năm 2021 so với số ca mắc Dại trung bình giai đoạn 2011-2015.

4. Nội dung

a) Quản lý chó nuôi

- Đối với chủ vật nuôi phải đăng ký việc nuôi chó với cấp Trưởng thôn hoặc UBND cấp xã; xích, nhốt hoặc giữ chó trong khuôn viên của gia đình; chấp hành tiêm vắc xin phòng bệnh Dại. Nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định.

- UBND xã, phường, thị trấn (gọi chung là UBND cấp xã) phải lập sổ quản lý chó nuôi ghi chi tiết họ, tên chủ vật nuôi, số lượng chó nuôi và ngày, tháng, năm tiêm phòng vắc xin dại; lập bản cam kết quy định nuôi chó với chủ vật nuôi và định kỳ kiểm tra cập nhật thông tin về tình hình đàn chó, tỷ lệ tiêm phòng vắc xin dại và xử lý các trường hợp vi phạm quy định nuôi chó.

- Chi cục Chăn nuôi và Thú y phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức bắt chó thả rông và xử lý theo quy định.

b) Tiêm phòng vắc xin Dại cho đàn chó, mèo

- Đối tượng tiêm phòng bắt buộc: Chó, mèo.

- Thời gian tiêm phòng: Hàng năm, triển khai chiến dịch tiêm phòng đợt chính vào tháng 3-4. Sau đó, hàng tháng phải tiêm phòng bổ sung cho đàn chó, mèo mới phát sinh hoặc chó, mèo đã hết miễn dịch bảo hộ.

- Phạm vi tiêm phòng: Tiêm phòng đàn chó, mèo thuộc diện tiêm phòng, đảm bảo tỷ lệ tiêm phòng ít nhất 70% tổng đàn.

- Hình thức tổ chức tiêm phòng:

+ UBND cấp xã tổ chức đợt tiêm phòng tập trung theo địa bàn từng thôn, bản hoặc cụm dân cư, giao cho nhân viên thú y cấp xã thực hiện tiêm phòng với sự hỗ trợ của Trưởng thôn hoặc UBND cấp xã. Xã không có nhân viên thú y thì cán bộ Trạm thú y cấp huyện trực tiếp thực hiện tiêm phòng.

+ Nhân viên thú y thực hiện tiêm phòng vắc xin Dại cho chó, mèo và cấp Giấy chứng nhận tiêm phòng theo quy định.

+ Chủ nuôi chó phải chấp hành tiêm phòng vắc xin Dại cho chó, mèo. Nếu không chấp hành sẽ bị xử phạt vi phạm theo quy định của Chính phủ và bị cưỡng chế tiêm phòng.

c) Truyền thông

- Tuyên truyền phổ biến các văn bản pháp luật, các chính sách của Nhà nước về phòng, chống bệnh Dại; quy định về nuôi chó, trách nhiệm của người nuôi chó và quản lý chó nuôi;

- Phối hợp liên ngành truyền thông về chiến dịch tiêm phòng cho chó trong tháng cao điểm tiêm phòng bệnh Dại; công khai những hộ nuôi chó không chấp hành tiêm phòng vắc xin Dại cho chó nuôi trên đài truyền thanh của xã;

- Tuyên truyền về việc hạn chế nuôi chó, nuôi chó phải đăng ký với địa phương và thực hiện xích hoặc nhốt chó, đưa chó ra nơi công cộng phải đeo rọ mõm cho chó và có người dắt chó.

- Phát động và tổ chức ngày “Thế giới phòng chống bệnh Dại” vào ngày 28/9 hàng năm theo chỉ đạo của trung ương.

- Tăng cường vận động cộng đồng cùng tham gia giám sát, phòng chống bệnh Dại trên người và động vật.

d) Nâng cao năng lực của hệ thống giám sát

- Giám sát lâm sàng là chủ yếu nhằm phát hiện sớm ca bệnh dại ở động vật thông qua cộng đồng, chủ vật nuôi, trưởng thôn và nhân viên thú y, y tế cơ sở. Khi phát hiện con vật vô cớ cắn, cào người hoặc tấn công động vật khác thì phải cách ly và báo cáo ngay cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan thú y nơi gần nhất.

- Chi cục Chăn nuôi và Thú y xác định vùng có ổ dịch cũ, địa bàn có nguy cơ cao để thực hiện giám sát chủ động nhằm đánh giá lưu hành vi rút Dại; thực hiện lấy mẫu xét nghiệm đối với chó có dấu hiệu mắc bệnh Dại; tổ chức tập huấn chuyên môn cho cán bộ thú y để nâng cao kỹ năng điều tra ổ dịch, thu thập thông tin dịch tễ về bệnh Dại ở động vật.

đ) Điều tra, xử lý khẩn cấp ổ dịch Dại động vật

Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn.

e) Nâng cao năng lực chuyên môn trong phòng, chống bệnh Dại

Tổ chức tập huấn về kỹ năng tiêm vắc xin phòng Dại cho chó; kỹ thuật thu thập, bảo quản và vận chuyển mẫu bệnh phẩm động vật nghi mắc bệnh Dại; kỹ năng điều tra, giám sát, chẩn đoán xác định bệnh Dại ở động vật; quản lý đàn chó; tập huấn cho cán bộ Trạm Chăn nuôi và Thú y các huyện, thành phố thành giảng viên nguồn cho địa phương.

5. Kinh phí thực hiện Kế hoạch

a) Nội dung chi

Chi cho các hoạt động theo Quyết định số 1537/QĐ-BNN-TY ngày 24/4/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Kế hoạch và Dự toán Chương trình quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh dại, giai đoạn 2017 - 2021”: Công tác quản lý đàn chó; in ấn, thông tin tuyên truyền; hội nghị, hội thảo, sơ, tổng kết; đào tạo tập huấn; giám sát dịch tễ; xử lý ổ dịch; mua vắc xin dự phòng chống dịch, xe chuyên dùng bắt chó thả rông; tổ chức tiêm phòng; bảo quản, vận chuyển vắc xin...

Riêng kinh phí tiền công tiêm và vắc xin tiêm phòng Dại cho chó, mèo do người dân tự bảo đảm, không có trong dự toán chi.

b) Định mức chi: Thực hiện theo Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị; Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Quy định về lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; Thông tư số 283/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Quy định khung giá dịch vụ tiêm phòng, tiêu độc, khử trùng cho động vật, chẩn đoán thú y và dịch vụ kiểm nghiệm thuốc thú y dùng cho động vật;

c) Phân cấp chi ngân sách

c1) Ngân sách tỉnh: Chi cục Chăn nuôi và Thú y thực hiện.

Ngân sách tỉnh đảm bảo kinh phí cho các hoạt động của tuyến tỉnh, bao gồm: Công tác quản lý đàn chó; in ấn, thông tin tuyên truyền; hội nghị, hội thảo, sơ, tổng kết; đào tạo tập huấn kỹ thuật tuyến huyện, giám sát dịch tễ; xử lý ổ dịch; mua vắc xin dự phòng chống dịch, xe chuyên dùng bắt chó thả rông trong vùng dịch.

c2) Ngân sách huyện, thành phố: UBND huyện, thành phố thực hiện.

Ngân sách huyện, thành phố đảm bảo kinh phí cho các hoạt động của tuyến huyện, bao gồm: Công tác quản lý đàn chó tại cơ sở; Hội nghị triển khai tại huyện, tập huấn kỹ thuật tuyến xã; giám sát dịch tễ; tuyên truyền phát thanh trên Đài phát thanh xã, phường.

c3) Kinh phí do người dân tự đảm bảo:

Tiền công tiêm và vắc xin tiêm phòng Dại cho chó, mèo.

d) Dự toán kinh phí thực hiện

d1) Tổng nhu cầu kinh phí:

Tổng kinh phí:

12.748.000.000 đồng

Trong đó:

 

- Quản lý đàn chó:

7.739.600.000 đồng

- Truyền thông:

1.453.200.000 đồng

- Giám sát dịch tễ:

321.280.000 đồng

- Xử lý ổ dịch:

1.795.520.000 đồng

- Hội nghị, tập huấn:

1.438.400.000 đồng

d2) Nguồn kinh phí:

ĐVT: 1000 đồng

TT

Nội dung chi

Ngân sách cấp trong 4 năm

Ngân sách tỉnh

Ngân sách huyện, TP

Tổng ngân sách

1

Quản lý đàn chó

1.998.000

5.741.600

7.739.600

2

Truyền thông

1.306.000

147.200

1.453.200

3

Giám sát dịch tễ

227.200

94.080

321.280

4

Xử lý ổ dịch

854.720

940.800

1.795.520

5

Hội nghị, tập huấn

164.400

1.274.000

1.438.400

 

Tổng cộng

4.550.320

8.197.680

12.748.000

(Chi tiết kinh phí kèm theo phụ lục 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7)

đ) Kinh phí chống dịch

- Khi xảy ra dịch, Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng kế hoạch chống dịch và dự toán kinh phí cụ thể trên cơ sở quy mô của dịch, trình UBND tỉnh xem xét quyết định.

- UBND các huyện, thành phố chủ động sử dụng nguồn kinh phí dự phòng ngân sách cấp mình để chi phục vụ công tác chống dịch trên địa bàn; kết thúc chống dịch, tổng hợp kinh phí thực hiện theo thực tế và chế độ tài chính quy định hiện hành.

e) Phương thức cấp phát và thanh quyết toán kinh phí

Hàng năm, căn cứ vào Quyết định phê duyệt Kế hoạch thực hiện “Chương trình quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh Dại giai đoạn 2018-2021” ở động vật trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi của UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT tổng hợp nhu cầu kinh phí trình UBND tỉnh (sau khi lấy ý kiến của các Sở ngành có liên quan) phê duyệt kế hoạch cụ thể cho từng năm để tổ chức triển khai thực hiện.

6. Tổ chức thực hiện

a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện Kế hoạch; Chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về kết quả triển khai thực hiện.

- Phối hợp với Sở Tài chính lập kế hoạch phân bổ ngân sách để thực hiện Kế hoạch.

- Phối hợp với Sở Y tế tăng cường công tác giám sát bệnh dại trên người và động vật, tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng, thực hiện các biện pháp phòng chống và kiểm soát bệnh Dại có hiệu quả.

- Trên cơ sở Kế hoạch này và dự toán được giao hàng năm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình UBND tỉnh (sau khi lấy ý kiến của Sở Tài chính và các Sở ngành có liên quan) phê duyệt kế hoạch cụ thể cho từng năm để tổ chức triển khai thực hiện.

- Chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y thực hiện:

+ Triển khai thực hiện Kế hoạch sau khi được phê duyệt trên địa bàn tỉnh, chuẩn bị vắc xin, vật tư, hóa chất tham mưu cho Sở Nông nghiệp và PTNT phân bổ kịp thời cho các địa phương triển khai thực hiện công tác phòng chống dịch.

+ Hướng dẫn, đôn đốc các địa phương thực hiện các giải pháp kỹ thuật theo quy định của Kế hoạch;

+ Chủ trì tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện Kế hoạch tại địa phương.

+ Phối hợp với cơ quan y tế có liên quan xây dựng các tài liệu truyền thông về phòng chống bệnh Dại, giám sát, xử lý ổ dịch, tập huấn và đào tạo, nghiên cứu khoa học; tổ chức hội nghị, hội thảo, họp giao ban để đánh giá các hoạt động của Kế hoạch; tổng kết, rút kinh nghiệm, đánh giá việc thực hiện Kế hoạch.

+ Hoàn tất các thủ tục quyết toán kinh phí thực hiện kế hoạch theo quy định.

b) Các Sở, ngành

b1) Sở Y tế:

- Thực hiện Kế hoạch thực hiện “Chương trình quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh Dại giai đoạn 2018-2021” ở người trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi theo Quyết định số 193/QĐ-TTg ngày 13/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ;

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo Thông tư liên tịch 16/2013/TTLT-BYT-BNNPTNT trong việc thực hiện Kế hoạch thực hiện “Chương trình quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh Dại giai đoạn 2018-2021” ở động vật trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đạt hiệu quả.

- Phối hợp tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện phòng, chống bệnh Dại trên người tại các địa phương.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tổng kết, rút kinh nghiệm, đánh giá việc thực hiện Kế hoạch.

b2) Sở Tài chính

Hàng năm, vào thời điểm xây dựng dự toán kinh phí năm sau, trên cơ sở đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính căn cứ khả năng cân đối ngân sách của địa phương, thẩm tra trình UBND tỉnh xem xét bố trí kinh phí theo quy định.

b3) Sở Thông tin và Truyền thông

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế và chỉ đạo các cơ quan, đơn vị truyền thông ưu tiên thực hiện các hoạt động truyền thông phòng chống bệnh Dại.

c) UBND các huyện, thành phố

- Trên cơ sở Kế hoạch thực hiện “Chương trình quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh Dại giai đoạn 2018-2021” ở động vật trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi và Kế hoạch phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và động vật thủy sản hàng năm trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đã được UBND tỉnh phê duyệt, chỉ đạo UBND xã, phường, thị trấn và các phòng, ban có liên quan của địa phương xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện tại địa phương;

- Chỉ đạo, tổ chức triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh Dại ở địa bàn quản lý theo quy định của pháp luật về thú y và pháp luật khác có liên quan, đặc biệt chú trọng các giải pháp sau đây:

+ Quản lý chó nuôi.

+ Tổ chức tiêm phòng vắc xin Dại cho đàn chó.

+ Tổ chức điều tra và xử lý ổ dịch bệnh Dại.

+ Tổ chức tuyên truyền về bệnh Dại tại địa phương.

+ Huy động các nguồn lực của địa phương để thực hiện Kế hoạch.

+ Chỉ đạo ban, ngành đoàn thể phối hợp, hỗ trợ ngành thú y và y tế trong công tác phòng chống bệnh Dại.

+ Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử phạt đối với chủ vật nuôi vi phạm các quy định về phòng, chống bệnh Dại và để chó cắn người.

- Hàng năm, báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (thông qua Chi cục Chăn nuôi và Thú y) kết quả thực hiện trên địa bàn để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh theo quy định.

- Hoàn tất các thủ tục quyết toán kinh phí thực hiện kế hoạch theo quy định.

d) Tổ chức, cá nhân nuôi chó, mèo

Tổ chức, cá nhân nuôi chó, mèo phải tuân thủ các quy định và hướng dẫn về phòng, chống bệnh Dại của cơ quan thú y trong việc quản lý, giám sát và xử lý ổ dịch Dại ở động vật, cụ thể:

- Chủ nuôi chó phải đăng ký việc nuôi chó, mèo với chính quyền địa phương.

- Chủ vật nuôi phải xích, nhốt chó trong khuôn viên gia đình. Nghiêm cấm thả rông chó, mèo, Khi dẫn dắt chó ra khỏi nhà phải có xích và rọ mõm để không cắn người; nuôi chó đảm bảo vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường.

- Chấp hành tiêm vắc xin phòng Dại cho chó, mèo và phải thanh toán các khoản chi phí tiêm phòng theo quy định của pháp luật về thú y.

- Theo dõi vật nuôi, khi phát hiện có hiện tượng bất thường ở con vật, chủ vật nuôi phải nhốt con vật đó để theo dõi và báo cho nhân viên thú y cấp xã, UBND cấp xã hoặc cơ quan thú y nơi gần nhất. Không được vận chuyển hoặc bán chó Dại, nghi Dại đi nơi khác để ngăn chặn sự lây lan dịch Dại trên diện rộng và gây bệnh Dại cho người.

- Khi động vật đã xác định mắc bệnh Dại, chủ vật nuôi phải chấp hành tiêu hủy con vật. Thực hiện vệ sinh khử trùng tiêu độc toàn bộ chuồng, cũi, dụng cụ chăn nuôi, phương tiện vận chuyển, môi trường, thức ăn, chất thải các vật dụng khác đã tiếp xúc với con vật mắc bệnh. Những con vật nghi mắc bệnh Dại phải nhốt để theo dõi trong 10 ngày, chấp hành tiêm phòng bắt buộc cho chó, mèo khỏe mạnh trong ổ dịch, vùng dịch theo quy định.

- Chịu mọi chi phí trong trường hợp có chó thả rông bị bắt giữ, kể cả chi phí cho việc nuôi dưỡng và tiêu hủy chó. Trường hợp chó, mèo cắn, cào người thì chủ vật nuôi phải bồi thường vật chất cho người bị hại theo quy định của pháp luật.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký; là cơ sở để xây dựng Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh Dại ở động vật trên địa bàn tỉnh hàng năm.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Thông tin và Truyền thông, Giám đốc Kho bạc Nhà nước Quảng Ngãi, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y và Thủ trưởng các Sở, ban, ngành có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Cục Thú y;
- Cơ quan Thú y vùng IV Đà Nẵng;
- CT, PCT Thường trực UBND tỉnh;
- VPUB: PCVP(NL), TH, CB-TH;
- Lưu: VT, NN-TNndt350.

CHỦ TỊCH




Trần Ngọc Căng

 

PHỤ LỤC 1:

DỰ TOÁN CHI TIẾT KINH PHÍ NGÂN SÁCH TỈNH VÀ NGÂN SÁCH HUYỆN HÀNG NĂM TỪ 2018-2021
(Kèm theo Quyết định số: 1337/QĐ-UBND ngày 18/07/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi)

ĐVT: 1000 đồng

TT

Nội dung chi

Tổng kinh phí

Trong đó

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Năm 2021

I

Ngân sách tỉnh

4.550.320

1.670.080

960.080

960.080

960.080

1

Quản lý đàn chó

1.998.000

1.032.000

322.000

322.000

322.000

2

Truyền thông

1306,000

326.500

326.500

326.500

326.500

3

Giám sát dịch tễ

227.200

56.800

56.800

56.800

56.800

4

Xử lý ổ dịch

854.720

213.680

213.680

213.680

213.680

5

Hội nghị, tập huấn

164.400

41.100

41.100

41.100

41.100

II

Ngân sách huyện

8.197.680

2.049.420

2.049.420

2.049.420

2.049.420

1

Quản lý đàn chó

5.741.600

1.435 400

1.435.400

1.435.400

1.435.400

2

Truyền thông

147.200

36.800

36.800

36.800

36.800

3

Giám sát dịch tễ

94.080

23.520

23.520

23.520

23.520

4

Xử lý ổ dịch

940.800

235.200

235.200

235.200

235.200

5

Hội nghị, tập huấn

1.274.000

318.500

318.500

318.500

318.500

 

Tổng cộng

12.748.000

3.719.500

3.009.500

3.009.500

3.009.500

 

PHỤ LỤC 2:

PHỤ LỤC 2: DỰ TOÁN CHI TIẾT KINH PHÍ NGÂN SÁCH CÁC ĐỊA PHƯƠNG, ĐƠN VỊ THỰC HIỆN HÀNG NĂM TỪ NĂM 2018-2021

(Kèm theo Quyết định số 1337/QĐ-UBND ngày 18/07/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi)

ĐVT: 1000 đồng

TT

Đơn vị

Tổng kinh phí

Trong đó

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Năm 2021

1

Chi cục Chăn nuôi và Thú y

4.550.320

1.670.080

960.080

960.080

960.080

2

Bình Sơn

925.640

231.410

231.410

231.410

231.410

3

Sơn Tịnh

510.960

127.740

127.740

127.740

127.740

4

TP. Quảng Ngãi

985.440

246.360

246.360

246.360

246.360

5

Tư Nghĩa

635.800

158.950

158.950

158.950

158.950

6

Nghĩa Hành

557.080

139.270

139.270

139.270

139.270

7

Mộ Đức

571.280

142.820

142.820

142.820

142.820

8

Đức Phổ

643.360

160.840

160.840

160.840

160.840

9

Ba Tơ

800.880

200.220

200.220

200.220

200.220

10

Minh Long

335.040

83.760

83.760

83.760

83.760

11

Sơn Hà

624.960

156.240

156.240

156.240

156.240

12

Sơn Tây

441.400

110.350

110.350

110.350

110.350

13

Trà Bồng

479.120

119.780

119.780

119.780

119.780

14

Tây Trà

436.360

109.090

109.090

109.090

109.090

15

Lý Sơn

250.360

62.590

62.590

62.590

62.590

 

Tổng cộng

12.748.000

3.719.500

3.009.500

3.009.500

3.009.500

 

PHỤ LỤC 3:

KINH PHÍ QUẢN LÝ ĐÀN CHÓ

(Kèm theo Quyết định số 1337/QĐ-UBND ngày 18/07/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi)

ĐVT: 1000 đồng

TT

Nội dung chi

ĐVT

Số lượng

Mức chi

Thành tiền 1 năm

Tổng

I

Ngân sách tỉnh

 

 

 

1.032.000

1.998.000

1

Thành lập đội bắt chó thả rông, chó không tiêm phòng tại tỉnh 5 người/đội (1 công an huyện, 1 thú y huyện, 1 lái xe, 2 nhân viên thú y bắt chó)

166.000

664.000

-

Hỗ trợ tiền công (5 người x 200.000 đ/người x 1 ngày/huyện/tháng x 13 huyện x 12 tháng)

Công

780

200

156.000

624.000

-

Hỗ trợ tiền công và chi phí tiêu hủy chó dại, nghi dại vô chủ (10 lượt/năm)

Lượt

10

1.000

10.000

40.000

2

Mua xe chuyên dùng bắt chó

Xe

1

700.000

700.000

700.000

3

Tiền xăng dầu (1 ngày/huyện/tháng x 13 huyện x 12 tháng x 1 triệu đồng/ngày)

Ngày

156

1.000

156.000

624.000

4

Lồng nhốt chó chờ xử lý

Lồng

1

10.000

10.000

10.000

II

Ngân sách huyện

 

 

 

1.435.400

5.741.600

1

Thống kê, lập sổ theo dõi, cam kết và báo cáo đàn chó cho 14 huyện, TP

287.240

1.148.960

-

Cấp thôn: thống kê, cam kết, phát tờ rơi, hướng dẫn, báo cáo

239.400

957.600

+

Hỗ trợ công cho Trưởng thôn

Thôn

1.140

200

228.000

912.000

+

Văn phòng phẩm (Sổ theo dõi, bút, giấy)

Thôn

1.140

10

11.400

45.600

-

Cấp xã

31.280

125.120

+

Hỗ trợ Nhân viên Thú y xã báo cáo tổng hợp số liệu

184

150

27.600

110.400

+

Văn phòng phẩm (Sổ theo dõi, bút, giấy)

184

20

3.680

14.720

+

In mẫu cam kết (300đ/tờ x 300 tờ/xã x 184 xã )

Tờ

55.200

0,3

16.560

66.240

-

Cấp huyện: Thành lập Đoàn kiểm tra việc thực hiện quản lý đàn chó tại các xã: 4 người/ Đoàn(Công an, Nông nghiệp, Thú y, Y tế)

1.148.160

4.592.640

+

Hỗ trợ tiền công (4 người x 80.000 đ/người x 1 ngày/tháng/xã x 12 tháng x 184 xã)

Công

8.832

80

706.560

2.826.240

+

Hỗ trợ xăng xe (4 người x 50.000đ/người x 1 ngày/tháng/xã x 12 tháng x 184 xã)

Xe

8.832

50

441.600

1.766.400

2

Thống kê, lập sổ theo dõi, cam kết và báo cáo đàn chó cho từng huyện, thành phố.

Tính theo định mức như trên

 

Tổng cộng

 

 

 

2.467.400

7.739.600

 

PHỤ LỤC 4:

KINH PHÍ THỰC HIỆN TRUYỀN THÔNG
(Kèm theo Quyết định số 1337/-UBND ngày 18/07/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi)

ĐVT: 1000 đồng

TT

Nội dung

ĐVT

Số lượng

Mức chi

Thành tiền 1 năm

Tổng

I

Ngân sách tỉnh

 

 

 

326.500

1.306.000

1

In ấn tờ rơi, áp phích, mua sách

 

 

 

246.700

986.800

1,1

In ấn tờ rơi (184 xã x 300 tờ/xã)

Tờ

55.200

4

220.800

883.200

1,2

In áp phích (184 xã x 10 tờ/xã)

Tờ

1.840

10

18.400

73.600

1,3

Mua sách hỏi đáp về bệnh Dại

Cuốn

500

15

7.500

30.000

2

Tổ chức sự kiện ngày thế giới phòng chống bệnh Dại 28/9 hàng năm

Lần

 

 

15.000

60.000

3

Tuyên truyền bằng xe lưu động

 

 

 

46.800

187.200

3.1

Tiền xăng xe (1.000.000 đ/ngày x 3 ngày/huyện x 13 huyện)

Ngày

39

1.000

39.000

156.000

3.2

Tiền công tác phí lái xe (200.000 đ/ngày x 3 ngày/huyện x 13 huyện)

Ngày

39

200

7.800

31.200

4

Tuyên truyền trên Đài truyền hình tỉnh (1 lần/ tháng x 12 tháng * 1.500.000 đ/lần)

Lần

12

1.500

18.000

72.000

II

Ngân sách huyện

 

 

 

36.800

147.200

 

Truyền thanh trên đài truyền thanh xã, phường của 184 xã trong 1 tuần/đợt tiêm phòng (184 xã x 200.000 đ/xã)

184

200

36.800

147.200

1

Bình Sơn

25

200

5.000

20.000

2

Sơn Tịnh

11

200

2.200

8.800

3

TPQNgãi

23

200

4.600

18.400

4

Tư Nghĩa

15

200

3.000

12.000

5

Nghĩa Hành

12

200

2.400

9.600

6

Mộ Đức

13

200

2.600

10.400

7

Đức Phổ

15

200

3.000

12.000

8

Ba Tơ

20

200

4.000

16.000

9

Minh Long

5

200

1.000

4.000

10

Sơn Hà

14

200

2.800

11.200

11

Sơn Tây

9

200

1.800

7.200

12

Trà Bồng

10

200

2.000

8.000

13

Tây Trà

9

200

1.800

7.200

14

Lý Sơn

3

200

600

2.400

 

Tổng cộng

 

 

 

363.300

1.453.200

 

PHỤ LỤC 5:

KINH PHÍ GIÁM SÁT DỊCH TỄ HỌC BỆNH DẠI
(Kèm theo Quyết định số 1337/QĐ-UBND ngày 18/07/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi)

ĐVT: 1000 đồng

TT

Nội dung chi

ĐVT

Số lượng

Mức chi

Thành tiền 1 năm

Tổng

I

Ngân sách tỉnh

 

 

 

56.800

227.200

1

Lấy mẫu xét nghiệm

 

 

 

34.400

137.600

1.1

Lấy mẫu chủ động giám sát lưu hành vi rút dại

Mẫu

10

100

1.000

4.000

1.2

Lấy mẫu trên chó nghi dại

Mẫu

30

100

3.000

12.000

1.3

Tiền gửi mẫu

Lần

40

150

6.000

24.000

1.4

Tiền xét nghiệm mẫu

Mẫu

40

610

24.400

97.600

2

Tuyến tỉnh giám sát các huyện, thành phố (1 ngày/đợt x 2 người x 40 đợt)

 

 

 

22.400

89.600

2.1

Hỗ trợ công tác phí (1 ngày/đợt x 2 người x 40 đợt)

Ngày

80

150

12.000

48.000

2.2

Hỗ trợ công giám sát bệnh truyền nhiễm nhóm B

Công

80

30

2.400

9.600

2.3

Xăng xe

Ngày

80

100

8.000

32.000

II

Ngân sách huyện

Huyện

14

1.680

23.520

94.080

1

Dự toán kinh phí cho 1 huyện giám sát các xã (1 ngày/đợt x 2 người x 3 đợt)

 

 

 

1.680

6.720

1.1

Hỗ trợ công tác phí (1 ngày/đợt x 2 người x 3 đợt)

Ngày

6

150

900

3.600

1.1

Hỗ trợ công giám sát bệnh truyền nhiễm nhóm B

Công

6

30

180

720

1.1

Xăng xe

Ngày

6

100

600

2.400

 

Tổng cộng

 

 

 

58.480

233.920

 

PHỤ LỤC 6:

KINH PHÍ ĐIỀU TRA, XỬ LÝ Ổ DỊCH
(Kèm theo Quyết định số 1337/QĐ-UBND ngày 18/07/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi)

ĐVT: 1000 đồng

TT

Nội dung chi

ĐVT

Số lượng

Mức chi

Thành tiền 1 năm

Tổng

I

Ngân sách tỉnh

 

 

 

213.680

854.720

1

Điều tra, xử lý ổ dịch Dại (3 ngày/đợt x 4 người x 28 đợt)

 

 

 

94.080

376.320

1.1

Hỗ trợ công tác phí

Ngày

336

150

50.400

201.600

1.2

Hỗ trợ công giám sát bệnh truyền nhiễm nhóm B

Công

336

30

10.080

40.320

1.3

Xăng xe

Ngày

336

100

33.600

134.400

2

Văc xin tiêm phòng bao vây (28 đợt x 200 liều/ đợt)

Liều

5.600

16

89.600

358.400

3

Tiêu hủy chó dại, nghi dại (28 đợt)

Đợt

30

1.000

30.000

120.000

II

Ngân sách huyện

Huyện

14

16.800

235.200

940.800

1

Dự toán kinh phí cho 1 huyện điều tra, xử lý ổ dịch Dại (3 ngày/đợt x 10 người x 2 đợt)

 

 

 

16.800

67.200

1.1

Hỗ trợ công tác phí

Ngày

60

150

9.000

36.000

1.2

Hỗ trợ công giám sát bệnh truyền nhiễm nhóm B

Công

60

30

1.800

7.200

1.3

Xăng xe

Ngày

60

100

6.000

24.000

 

Tổng cộng

 

 

 

448.880

1.795.520

 

PHỤ LỤC 7:

KINH PHÍ HỘI NGHỊ, TẬP HUẤN
(Kèm theo Quyết định số 1337/QĐ-UBND ngày 18/07/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi)

ĐVT: 1000 đồng

TT

Nội dung chi

ĐVT

Số lượng

Mức chi

Thành tiền 1 năm

Tổng

I

Ngân sách tỉnh

 

 

 

41.100

164.400

1

Hội nghị liên ngành triển khai kế hoạch thực hiện chương trình quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh dại giai đoạn 2017-2021 (số lượng 100 người, thời gian 1 ngày, thành phần UBND tỉnh, UBND các huyện/TP, các Sở: NN&PTNT, Tài chính, Công an, Y tế)

10.000

40.000

-

Thuê hội trường

Buổi

1

3.500

3.500

14.000

-

Thuê máy, trang trí hội trường, băng rôn

Buổi

1

1.500

1.500

6.000

-

Giải khát giữa giờ

Người

100

20

2.000

8.000

-

Phô tô tài liệu,

Tập

100

20

2.000

8.000

-

Văn phòng phẩm

Bộ

100

10

1.000

4.000

2

Tập huấn chuyên môn kỹ thuật cán bộ tuyến huyện (100 người x 2 ngày)

 

 

 

31.100

124.400

-

Thuê hội trường

Ngày

2

4.500

9.000

36.000

-

Thuê máy, trang trí hội trường

Ngày

2

2.100

4.200

16.800

-

Phô tô tài liệu

Tập

100

30

3.000

12.000

-

Văn phòng phẩm

Bộ

100

15

1.500

6.000

-

Thù lao giảng viên

Ngày

2

500

1.000

4.000

-

Giải khát giữa giờ

Người

200

40

8.000

32.000

-

Tiền ngủ, xăng xe cán bộ miền núi+ hải đảo

Người

22

200

4.400

17.600

II

Ngân sách huyện, thành phố

 

 

 

318.500

318.500

1

Hội nghị triển khai Kế hoạch tại 14 huyện

Huyện

14

5.300

74.200

296.800

1.1

Dự toán kinh phí cho 1 huyện, thành phố (số lượng 100 người, thời gian 1 ngày, thành phần UBND các huyện/TP,UBND xã, mặt trận, đoàn thể; các ngành: NN&PTNT, Tài chính, Công an, Y tế, thú y)

5.300

21.200

-

Thuê hội trường

Buổi

1

1.000

1.000

4.000

-

Thuê máy, trang trí hội trường, băng rôn

Buổi

1

800

800

3.200

-

Phô tô tài liệu

Tập

100

20

2.000

8.000

-

Văn phòng phẩm

Bọ

100

15

1.500

6.000

2

Tập huấn kỹ thuật tuyến xã tại 14 huyện, thành phố

Huyện

14

17.450

244.300

977.200

2.1

Dự toán kinh phí cho 1 huyện, thành phố (số lượng 50 người, thời gian 2 ngày )

 

 

 

17.450

69.800

-

Thuê hội trường

Ngày

2

2.000

4.000

16.000

-

Thuê máy, trang trí hội trường, băng rôn

Ngày

2

800

1.600

6.400

-

Phô tô tài liệu

Tập

50

30

1.500

6.000

-

Văn phòng phẩm

Bộ

50

15

750

3.000

-

Thù lao giảng viên

Ngày

2

300

600

2.400

-

Giải khát giữa giờ

Người

100

40

4.000

16.000

-

Phụ cấp tiền ăn cho học viên

Người

100

50

5.000

20.000

 

Tổng cộng

 

 

 

359.600

359.600

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1337/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh Dại ở động vật giai đoạn 2018-2021 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

  • Số hiệu: 1337/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 18/07/2017
  • Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi
  • Người ký: Trần Ngọc Căng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản