Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 261/QĐ-UBND | Gia Lai, ngày 03 tháng 04 năm 2017 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 193/QĐ-TTg ngày 13/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chương trình Quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh Dại giai đoạn 2017 - 2021”;
Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 38/TTr-SNN ngày 13/03/2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Chương trình hành động khống chế và tiến tới loại trừ bệnh Dại giai đoạn 2017-2021 trên địa bàn tỉnh Gia Lai”
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Thông tin và Truyền thông, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y; Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
KHỐNG CHẾ VÀ TIẾN TỚI LOẠI TRỪ BỆNH DẠI GIAI ĐOẠN 2017-2021 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI”
(Ban hành kèm theo Quyết định số 261/QĐ-UBND ngày 03/04/2017 của UBND tỉnh Gia Lai)
1. Khái quát về bệnh Dại
Bệnh Dại là bệnh do vi rút hướng thần kinh, gây viêm não tủy cấp tính và là bệnh lây truyền giữa động vật và người. Bệnh được ghi nhận và mô tả từ cách đây 3000 năm. Bệnh Dại có thể gặp ở tất cả động vật máu nóng và lây truyền cho người chủ yếu thông qua các chất bài tiết có nhiễm vi rút Dại từ vết cắn, vết liếm của động vật mắc bệnh Dại. Các biểu hiện lâm sàng của bệnh Dại ở người là sợ nước, sợ gió, co giật, liệt và dẫn đến tử vong. Khi đã lên cơn Dại, tỷ lệ tử vong là 100% (đối với cả người và động vật). Tuy vậy, bệnh Dại trên người có thể phòng và điều trị dự phòng bằng vắc-xin và huyết thanh kháng Dại. Tiêm vắc-xin Dại cho cả người và động vật (chủ yếu là chó) là biện pháp hiệu quả để phòng, chống bệnh Dại.
1.1. Tác nhân gây bệnh
Vi rút Dại thuộc họ Rhabdoviridae, giống Lyssavirus, có vật liệu di truyền là ARN, vỏ ngoài là lipid. Vi rút Dại có sức đề kháng yếu, dễ bị bất hoạt bởi nhiệt độ; dễ bị phá hủy bởi các chất hòa tan lipid (xà phòng, ether, chloroform, acetone); rất nhạy cảm với tia cực tím và bị bất hoạt nhanh chóng trong dung dịch cồn và cồn i ốt.
Chẩn đoán bệnh Dại trên người chủ yếu dựa vào các triệu chứng lâm sàng đặc trưng của bệnh và tiền sử phơi nhiễm với vi rút Dại. Chẩn đoán xác định bệnh Dại bằng các kỹ thuật xét nghiệm: phát hiện kháng nguyên (FAT), phân lập vi rút, kỹ thuật sinh học phân tử (RT - PCR), phát hiện kháng thể (ELISA, RFFIT, FAVN). Tuy nhiên, trên thực tế do tính nguy hiểm của bệnh Dại, nên khi bị động vật nghi Dại cắn, người bệnh phải được giám sát và điều trị dự phòng khẩn cấp mà không chờ chẩn đoán xác định bệnh Dại ở động vật bằng xét nghiệm.
1.2. Nguồn bệnh, thời gian ủ bệnh và thời kỳ lây truyền
Ổ chứa vi rút Dại trong thiên nhiên là động vật có vú máu nóng như chó sói, chó rừng, chó nhà, mèo, chồn, cầy, cáo, chuột và động vật có vú khác. Ở châu Mỹ, châu Âu còn thấy có ổ chứa vi rút Dại ở loài dơi. Ở Việt Nam, chó và mèo là nguồn truyền bệnh Dại chủ yếu.
Thời gian ủ bệnh ở người thông thường là từ 1 - 3 tháng sau phơi nhiễm, hiếm khi có trường hợp thời gian ủ bệnh dưới 9 ngày hoặc, kéo dài tới vài năm. Thời gian ủ bệnh phụ thuộc vào tình trạng nặng nhẹ của vết cắn, vị trí của vết cắn có liên quan đến nơi có nhiều dây thần kinh, khoảng cách từ vết cắn đến não, số lượng vi rút xâm nhập, vết cắn càng nặng và gần thần kinh trung ương thì thời gian ủ bệnh càng ngắn.
Thời kỳ lây truyền ở chó nhà là từ 3-7 ngày (tối đa là 10 ngày) trước khi chó có triệu chứng Dại và trong suốt thời kỳ phát bệnh, ở người, vi rút đào thải qua các chất tiết (nước bọt, nước mắt, nước tiểu ...) của người bệnh trong suốt thời gian phát bệnh. Tuy nhiên, khả năng lây truyền từ người sang người là vô cùng hiếm gặp.
Các biểu hiện lâm sàng ở chó nghi Dại thường chia thành 2 thể là thể điên cuồng và thể dại câm (bại liệt). Đôi khi có cả 2 thể lâm sàng xen kẽ nhau, thời gian đầu có biểu hiện điên cuồng, bị kích động rồi sau đó chuyển sang trạng thái bị ức chế và bại liệt:
- Thể điên cuồng chỉ chiếm khoảng 1/4 các trường hợp: các phản xạ vận động bị kích thích mạnh, cắn sủa người lạ dữ dội, quá vồ vập khi chủ gọi, chỉ cần có tiếng động nhẹ cũng nhảy lên sủa từng hồi dài, dữ tợn, điên cuồng (2-3 ngày sau khi phát bệnh). Con vật bỏ nhà ra đi và thường không trở về; trên đường đi, gặp vật gì lạ nó cũng cắn gặm, ăn bừa bãi, tấn công chó khác, kể cả người. Chó chết do liệt cơ hô hấp và do kiệt sức vì không ăn uống được.
- Thể dại câm: Con vật có thể bị bại liệt ở một phần cơ thể, nửa thân hoặc 2 chân sau, thường là liệt cơ hàm, nước dãi chảy lòng thòng; con vật không cắn, sủa được, chỉ gầm gừ trong họng.
Đối với chó con, triệu chứng Dại thường không điển hình nhưng tất cả các con chó bị mắc bệnh Dại đều chết trong vòng 10 ngày kể từ khi có triệu chứng Dại đầu tiên.
Mèo ít bị mắc Dại hơn chó. Bệnh Dại ở mèo cũng tiến triển như ở chó; mèo hay núp mình vào chỗ vắng hoặc hay kêu, bồn chồn như khi động dục, cắn khi có người chạm vào.
1.3. Đường lây truyền bệnh Dại
Bệnh lây truyền chủ yếu qua vết cắn hoặc vết cào, liếm của động vật bị Dại trên da bị tổn thương. Ngoài ra vi rút Dại còn có thể lây truyền từ người sang người qua cấy ghép mô, phủ tạng và vết cắn hoặc tiếp xúc với chất tiết của bệnh nhân bị Dại.
Ngoài ra, còn có các đường lây truyền khác nhưng hiếm gặp hơn như lây truyền qua niêm mạc do tiếp xúc hoặc hít phải không khí giọt nhỏ chứa vi rút Dại trong hang dơi hoặc tai nạn ở phòng thí nghiệm.
1.4. Tính cảm nhiễm
Các loài động vật có vú đều có cảm nhiễm với vi rút Dại ở mức độ khác nhau. Tính cảm nhiễm cao nhất ở chó, mèo, cáo, chồn, dơi tiếp đến là trâu, bò, lợn, khỉ, gấu, chuột... Người cũng có cảm nhiễm cao đối với vi rút Dại và sẽ có kháng thể chủ động chống lại vi rút Dại nếu được tiêm vắc-xin Dại.
2. Tình hình dịch bệnh Dại trên địa bàn tỉnh
Kết quả triển khai thực hiện Chương trình quốc gia khống chế và loại trừ bệnh Dại giai đoạn 2011-2015 toàn tỉnh có 9 người tử vong do bệnh Dại, trong 7 tháng đầu năm 2016 có 6.488 người đến tiêm vắc xin và kháng huyết thanh phòng Dại do bị chó, mèo cắn.
Do tập quán nuôi chó thả rông, không có kiểm soát nên trong giai đoạn 2011-2016 không phát hiện được các trường hợp chó mắc bệnh Dại. Tỷ lệ tiêm vắc xin dại trên tổng đàn chó còn thấp (0,5% năm 2015; 2,7% năm 2016).
1. Mục tiêu chung:
Nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, các cơ quan, đoàn thể và người dân trên địa bàn tỉnh trong công tác phòng chống bệnh Dại.
Phấn đấu đến năm 2021, khống chế bệnh Dại trên đàn chó và trên người nhằm tiến tới loại trừ bệnh Dại.
2. Mục tiêu cụ thể:
- Trên 95% số xã, phường, thị trấn lập được Danh sách hộ nuôi chó.
- Tỷ lệ chó nuôi được tiêm phòng vắc xin Dại tại các xã, phường, thị trấn đạt trên 85%.
- Trong 2 năm liên tiếp không có ca bệnh Dại trên chó.
- Giảm 60% số người tử vong do bệnh Dại vào năm 2021 so với số ca mắc bệnh Dại trung bình giai đoạn 2011-2015.
1. Tuyên truyền:
Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Y tế căn cứ tài liệu truyền thông của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Y tế về phòng, chống bệnh Dại hướng dẫn, phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức về bệnh Dại, tính chất nguy hiểm của bệnh, cách xử lý các vết thương do động vật cào, cắn, các biện pháp phòng, chống và cách quản lý đàn chó nuôi tới từng hộ gia đình có nuôi chó, mèo và cộng đồng; phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện truyền thông học đường.
2. Quản lý chó nuôi:
- Chủ nuôi chó thực hiện đăng ký nuôi chó với chính quyền địa phương thông qua hình thức khai báo việc nuôi chó với cấp trưởng thôn hoặc UBND cấp xã. Cam kết nuôi nhốt (hoặc xích), giữ chó trong khuôn viên của gia đình, đảm bảo vệ sinh môi trường, khi đưa chó ra nơi công cộng phải đảm bảo an toàn cho người xung quanh bằng cách đeo rọ mõm chó hoặc xích giữ chó và có người dắt.
- Trưởng thôn, làng (gọi chung là thôn) trực tiếp quản lý việc nuôi chó trên địa bàn thôn: thực hiện lập sổ quản lý chó nuôi; thống kê, cập nhật số lượng chó nuôi trước đợt tiêm phòng hằng năm; báo cáo công tác quản lý chó nuôi cho UBND cấp xã. Mục tiêu: Năm 2017, ít nhất 45% số thôn trong xã có Sổ quản lý chó nuôi; đến năm 2018 là 55% số thôn; năm 2019 là 65% số thôn; năm 2020 là 75% số thôn và năm 2021 là trên 95% số thôn có Sổ quản lý chó nuôi.
- UBND cấp xã quản lý việc nuôi chó trên địa bàn xã để hỗ trợ và đánh giá kết quả công tác tiêm phòng Dại của xã: Lập sổ quản lý chó nuôi, hằng năm và trước đợt tiêm phòng cập nhật số liệu chó nuôi từ cấp thôn để thống kê vào Sổ quản lý chó nuôi và cung cấp cho cơ quan thú y. Mục tiêu: Năm 2017, ít nhất 45% số thôn trong xã có Sổ quản lý chó nuôi; đến năm 2018 có 55% số xã có Sổ quản lý chó nuôi, đến năm 2019 là 65% số xã; năm 2020 là 80% số xã và năm 2021 là trên 95% số xã có Sổ quản lý chó nuôi.
3. Tiêm phòng vắc-xin Dại cho đàn chó:
- UBND cấp huyện phát động tháng cao điểm tiêm phòng vắc xin Dại cho đàn chó vào tháng 3-4 hàng năm.
- Trạm Chăn nuôi và Thú y cấp huyện hướng dẫn cụ thể việc tiêm phòng vắc-xin Dại trên địa bàn, thực hiện tiêm phòng và giám sát việc tiêm phòng, cấp Giấy chứng nhận tiêm phòng bệnh Dại cho chủ vật nuôi có chó được tiêm phòng vắc xin Dại.
- UBND cấp xã phối hợp với Trạm Chăn nuôi và Thú y cấp huyện để tổ chức đợt tiêm phòng tập trung theo địa bàn từng thôn hoặc cụm dân cư, tiêm bổ sung cho chó mới phát sinh hoặc bị bỏ sót chưa được tiêm, đảm bảo tỷ lệ tiêm phòng đạt ít nhất 70% và đến năm 2021 đạt tỷ lệ trên 85%.
- Chủ nuôi chó phải chấp hành tiêm phòng vắc-xin Dại cho chó nuôi.
4. Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm cho người: Sở Y tế kiện toàn và mở rộng số lượng các điểm tiêm vắc-xin và huyết thanh kháng Dại phục vụ công tác điều trị dự phòng, bảo đảm kịp thời, hiệu quả, đặc biệt ở khu vực có nguy cơ cao. Đảm bảo mỗi huyện, thị xã, thành phố có ít nhất 01 điểm tiêm có đủ cơ sở vật chất và cán bộ được đào tạo theo đúng quy định về tổ chức một điểm tiêm chủng.
5. Giám sát bệnh Dại:
- Ngành Nông nghiệp và PTNT, ngành Y tế các cấp cùng với chính quyền địa phương và các ngành liên quan tăng cường giám sát, phát hiện sớm các ca bệnh Dại, kêu gọi sự hỗ trợ và tham gia của cộng đồng dân cư. Tập trung giám sát đối với đàn chó nuôi ở vùng có ổ dịch cũ, địa bàn có nguy cơ cao, địa bàn có chó nghi mắc bệnh Dại cắn người gây tử vong do lên cơn Dại; lấy mẫu xét nghiệm đối với chó nghi mắc bệnh hoặc biểu hiện triệu chứng của bệnh Dại; hàng năm, tổ chức tập huấn chuyên môn cho cán bộ thú y, y tế dự phòng cấp huyện, cấp xã để nâng cao kỹ năng giám sát, điều tra ổ dịch, thu thập thông tin dịch tễ về bệnh Dại ở người và động vật. Lập bản đồ dịch tễ phân bố đàn chó và bệnh Dại trên người và động vật để điều chỉnh các biện pháp phòng chống bệnh Dại.
- Chủ vật nuôi có trách nhiệm thường xuyên theo dõi, giám sát chó, mèo nuôi của gia đình, nếu phát hiện con vật vô cớ cắn, cào người hoặc tấn công động vật khác thì phải cách ly và báo ngay cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan thú y nơi gần nhất.
6. Điều tra và xử lý ổ dịch:
- Các ổ dịch bệnh Dại được điều tra, xử lý theo hướng tiếp cận Một sức khỏe, có sự phối hợp của ngành thú y và y tế, bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật.
- UBND các xã, phường, thị trấn thành lập các tổ, đội bắt chó mắc bệnh, nghi mắc bệnh Dại và chó thả rông trong vùng có ổ dịch Dại để xử lý; tổ chức tiêm phòng vắc xin Dại cho chó, mèo để bao vây ổ dịch; xử lý, xử phạt các trường hợp vi phạm theo quy định, kinh phí xử phạt giữ lại để phục vụ các hoạt động của Chương trình.
- Tổ chức xử lý khẩn cấp ổ dịch và xử lý động vật khi có ổ dịch Dại chó mèo theo quy định của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
7. Kiểm soát, kiểm dịch vận chuyển chó: Chi cục Chăn nuôi và Thú y tăng cường kiểm dịch vận chuyển chó trên địa bàn tỉnh; xử lý nghiêm các hành vi vận chuyển chó bất hợp pháp theo quy định của pháp luật.
8. Xây dựng vùng không có bệnh Dại:
Hàng năm, UBND cấp huyện tổ chức đánh giá và công nhận xã, phường, thị trấn không có bệnh Dại.
9. Nâng cao năng lực chuyên môn trong phòng, chống bệnh Dại: Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Y tế căn cứ chức năng, nhiệm vụ của đơn vị phối hợp với các sở, ban ngành có liên quan và chính quyền địa phương tổ chức tập huấn các kỹ năng cần thiết về quản lý đàn chó; điều tra, giám sát, chẩn đoán xác định bệnh Dại; kỹ năng truyền thông về bệnh Dại; kỹ thuật xử lý các vết thương do động vật cào, cắn; quy trình điều trị dự phòng sau phơi nhiễm; kỹ năng bắt chó mắc bệnh Dại và các biện pháp xử lý ổ dịch bệnh Dại động vật cho cán bộ thú y, y tế cấp huyện, xã.
1. Ngân sách Trung ương:
Đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT hỗ trợ:
- Tài liệu phục vụ công tác tuyên truyền;
- Hỗ trợ vắc xin tiêm phòng bao vây ổ dịch khi có bệnh Dại động vật xảy ra;
- Dụng cụ lấy mẫu;
- Tập huấn cho cán bộ thú y, y tế cấp tỉnh.
2. Ngân sách tỉnh:
Đảm bảo kinh phí cho các hoạt động của Chương trình, bao gồm: Tuyên truyền; in sổ quản lý chó nuôi; tập huấn, đào tạo kỹ thuật cho cán bộ thú y, y tế cấp huyện, cán bộ làm công tác quản lý cấp xã; hỗ trợ vắc xin Dại cho chó ở khu vực có nguy cơ cao, hỗ trợ vắc xin Dại cho người có nguy cơ cao; kinh phí dự phòng chống dịch; lấy mẫu giám sát; lập bản đồ dịch tễ bệnh Dại.
Tổng kinh phí ngân sách tỉnh: 1.481.890.000 đồng (Một tỷ, bốn trăm tám mươi mốt triệu, tám trăm chín mươi ngàn đồng). Trong đó:
- Năm 2018: 542.2230.000 đồng.
- Năm 2019: 344.920.000 đồng.
- Năm 2020: 318.220.000 đồng.
- Năm 2021: 276.520.000 đồng.
(Có Phụ lục 1, 2 kèm theo)
Hàng năm, Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Y tế, và các sở, ngành liên quan xây dựng Kế hoạch dự toán chi tiết kinh phí thực hiện Chương trình, tổng hợp chung trong dự toán kinh phí của đơn vị theo đúng quy định gửi Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, đề xuất UBND tỉnh xem xét.
3. Ngân sách huyện, thị xã, thành phố: Đảm bảo kinh phí cho các hoạt động của Chương trình tại địa phương, bao gồm: Công tác thông tin tuyên truyền; đào tạo kỹ thuật cho cán bộ làm công tác y tế, quản lý chó cấp thôn; công tác quản lý đàn chó; giám sát dịch bệnh; hỗ trợ vắc xin Dại tiêm cho chó ở khu vực có nguy cơ cao; hỗ trợ tiêm vắc-xin miễn phí cho người nghèo ở khu vực có nguy cơ cao, vùng đặc biệt khó khăn, tiêm vắc-xin miễn phí dự phòng trước phơi nhiễm cho người có nguy cơ cao như cán bộ làm các công việc lấy bệnh phẩm, xét nghiệm, tiêm vắc-xin Dại cho chó; lấy mẫu xét nghiệm và xét nghiệm đối với chó nghi mắc bệnh hoặc biểu hiện triệu chứng của bệnh Dại; công tác phòng, chống dịch khi có ổ dịch bệnh Dại xảy ra trên địa bàn.
4. Kinh phí do người dân tự bảo đảm:
- Chủ vật nuôi, chủ cơ sở chăn nuôi phải đảm bảo chi trả kinh phí tiêm phòng vắc-xin Dại cho chó, mèo theo quy định.
- Người bị chó cắn phải bảo đảm chi trả cho điều trị y tế dự phòng.
5. Nguồn kinh phí huy động khác: Nguồn kêu gọi từ các tổ chức, đoàn thể trong và ngoài nước, các nhà tài trợ hỗ trợ kinh phí, kỹ thuật cho các hoạt động phòng chống bệnh Dại tại địa bàn tỉnh.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai các hoạt động phòng chống bệnh Dại trên động vật theo quy định của Chương trình.
b) Có trách nhiệm phối hợp với các sở, ngành liên quan:
- Tham mưu UBND tỉnh để đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT xem xét, hỗ trợ cho tỉnh về tài liệu phục vụ công tác tuyên truyền; vắc xin tiêm phòng bao vây ổ dịch (khi có ổ dịch Dại động vật xảy ra); dụng cụ lấy mẫu; tập huấn cho cán bộ thú y, y tế cấp tỉnh để triển khai thực hiện Chương trình.
- Kêu gọi các tổ chức, đoàn thể trong và ngoài nước, nhà tài trợ hỗ trợ kinh phí, kỹ thuật cho các hoạt động phòng chống bệnh Dại tại địa bàn tỉnh.
c) Theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện Chương trình. Định kỳ hàng quý, tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh để theo dõi, chỉ đạo.
2. Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai các hoạt động phòng chống bệnh Dại trên người theo quy định của Chương trình.
3. Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và PTNT và UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai các hoạt động truyền thông học đường về phòng, chống bệnh Dại.
4. Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Y tế tổ chức triển khai các hoạt động truyền thông về phòng chống bệnh Dại. Chỉ đạo các cơ quan báo, đài địa phương, văn phòng, phóng viên các báo thường trú trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về phòng, chống bệnh Dại; tăng thời lượng phát sóng, số lượng, chất lượng các tin bài về các hoạt động ngăn chặn, phòng, chống bệnh Dại trên địa bàn tỉnh.
5. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính: Thẩm định Kế hoạch dự toán chi tiết kinh phí hàng năm của Chương trình, tham mưu, đề xuất UBND tỉnh bố trí để triển khai các hoạt động của Chương trình đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả; hướng dẫn sử dụng kinh phí và thanh quyết toán theo đúng quy định.
6. UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai các hoạt động phòng chống bệnh Dại trên động vật và trên người theo quy định của Chương trình.
Trên đây là Chương trình hành động khống chế và tiến tới loại trừ bệnh Dại giai đoạn 2017-2021 trên địa bàn tỉnh, yêu cầu các sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố nghiêm túc triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh, vướng mắc đề nghị các đơn vị phản ánh về Sở Nông nghiệp và PTNT tổng hợp, trình UBND tỉnh để xem xét, giải quyết./.
TỔNG HỢP KINH PHÍ NGÂN SÁCH TỈNH
Chương trình hành động khống chế và tiến tới loại trừ bệnh Dại giai đoạn 2017-2021
(Ban hành kèm theo Quyết định số 261/QĐ-UBND ngày 03/04/2017 của UBND tỉnh)
ĐVT: ngàn đồng
Stt | Nội dung chi | Tổng kinh phí | Kinh phí chia theo năm | |||
2018 | 2019 | 2020 | 2021 | |||
I | Tuyên truyền | 99.810 | 99.810 | - | - | - |
II | Sổ quản lý chó | 88.120 | 22.030 | 22.030 | 22.030 | 22.030 |
III | Hỗ trợ vắc xin | 813.600 | 165.000 | 203.400 | 165.000 | 165.000 |
1 | Vắc xin Dại chó | 660.000 | 165.000 | 165.000 | 165.000 | 165.000 |
2 | Vắc xin phòng dại cho người | 153.600 | 115.200 | 38.400 | - | - |
IV | Kinh phí dự phòng chống dịch | 200.000 | 50.000 | 50.000 | 50.000 | 50.000 |
V | Lấy mẫu giám sát | 19.680 | 11.670 | 2.670 | 2.670 | 2.670 |
1 | Đồ bảo hộ | 4.200 | 1.050 | 1.050 | 1.050 | 1.050 |
2 | Dụng cụ lấy mẫu | 9.000 | 9.000 | - | - | - |
3 | Xét nghiệm mẫu | 6.480 | 1.620 | 1.620 | 1.620 | 1.620 |
VI | Đào tạo, tập huấn | 230.680 | 78.520 | 36.820 | 78.520 | 36.820 |
1 | Cán bộ tuyến huyện | 83.400 | 41.700 | - | 41.700 | - |
2 | Cán bộ tuyến xã | 147.280 | 36.820 | 36.820 | 36.820 | 36.820 |
VII | Lập bản đồ dịch tễ bệnh Dại | 30.000 |
| 30.000 |
|
|
| Tổng cộng | 1.481.890 | 542.230 | 344.920 | 318.220 | 276.520 |
CHI TIẾT KINH PHÍ NGÂN SÁCH TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 261/QĐ-UBND ngày 03/04/2017 của UBND tỉnh)
Đvt: 1.000đ
TT | Nội dung | ĐVT | Số lượng | Mức chi | Thành tiền |
I | TUYÊN TRUYỀN |
|
|
|
|
1 | Sổ tay tuyên truyền về phòng, chống bệnh dại dành cho cán bộ y tế và thú y | Quyển |
|
|
|
1.1 | - 4 Sở: Nông nghiệp và PTNT; Y tế; Giáo dục và Đào tạo; Thông tin & Truyền thông. - 4 Đoàn thể: Đoàn thanh niên CSHCM; Hội Phụ nữ; Hội Nông dân; Hội cựu chiến binh. | 5 Quyển/đơn vị | 40 | 30 | 1.200 |
1.2 | 17 huyện, thị xã, thành phố | 5 Quyển/đơn vị | 85 | 30 | 2.550 |
1.3 | 222 xã, phường, thị trấn | 5 Quyển/đơn vị | 1.110 | 30 | 33.300 |
1.4 | Cấp phát cho cấp thôn | 1 Quyển/thôn | 2.092 | 30 | 62.760 |
Tổng cộng | Quyển | 3327 | 30 | 99.810 | |
II. Sổ quản lý chó nuôi |
|
|
|
| |
| 222 xã, phường, thị trấn | Quyển | 222 | 5 | 1.110 |
| 2092 thôn | Quyền | 2.092 | 10 | 20.920 |
Tổng 1 năm |
|
|
| 22.030 | |
Tổng 4 năm (2018 - 2021) | năm | 4 | 22.030 | 88.120 | |
III HỖ TRỢ VẮC XIN |
|
|
|
| |
1 | Hỗ trợ vắc xin Dại tiêm cho chó ở khu vực có nguy cơ cao (khoảng 10% so với tổng đàn chó của tỉnh)/1 năm | Liều | 16.500 | 10 | 165.000 |
Tổng 1 năm |
| 1 | 165.000 | 165.000 | |
Tổng 4 năm (2018 - 2021) | năm | 4 | 165.000 | 660.000 | |
2 | Hỗ trợ vắc-xin Dại trong da cho người nguy cơ cao (cán bộ thú y đi tiêm vắc-xin Dại cho chó, cán bộ xét nghiệm) (1 người x 222 xã + 1 người x 17 huyện + 1 người x Chi cục TY). Tổng có 240 người x 3 liều ngừa cơ bản | Liều | 720 | 160 | 115.200 |
240 người x 1 liều nhắc lại sau 1 năm (2019) | Liều | 240 | 160 | 38.400 | |
Tổng cả chương trình |
|
|
| 153.600 | |
IV | KINH PHÍ DỰ PHÒNG CHỐNG DỊCH |
|
|
|
|
| Tổng 1 năm |
| 1 | 50.000 | 50.000 |
Tổng 4 năm (Từ 2018-2021) |
| 4 | 50.000 | 200.000 | |
V | LẤY MẪU GIÁM SÁT |
|
|
|
|
1 | Bảo hộ lao động (1 mẫu) |
|
|
| 525 |
| Khẩu trang dùng 1 lần (10 cái x 3 người) | Hộp | 1 | 30 | 30 |
Găng tay cao su dùng 1 lần (10 cái x 3 người) | Cái | 30 | 2 | 60 | |
Ủng cao su (02 cái x 3 người) | Đôi | 3 | 70 | 210 | |
Kính mắt (1 cái x 3 người) | Cái | 3 | 25 | 75 | |
Hộp xốp bàn quản, gửi mẫu 10 lít | Hộp | 1 | 50 | 50 | |
Bông, cồn, nước đá, bì ni lon |
|
|
| 100 | |
| Tổng 1 năm x 2 mẫu |
| 2 | 525 | 1.050 |
Tổng 4 năm (2018 - 2021) |
| 4 | 1.050 | 4.200 | |
2 | Dụng cụ lấy mẫu (2 bộ/đơn vị) |
|
|
| 500 |
| Thùng bảo ôn | Thùng | 2 | 100 | 200 |
Khay để dụng cụ | Cái | 2 | 50 | 100 | |
Dao | Cái | 2 | 50 | 100 | |
Rọ mõm | Cái | 2 | 50 | 100 | |
Cấp phát cho Chi cục Chăn nuôi và thú y; 17 huyện, thị xã, thành phố | Bộ | 18 | 500 | 9.000 | |
3 | Xét nghiệm mẫu (02 mẫu/năm) |
|
|
| 1.620 |
| Phí gửi mẫu xét nghiệm | đồng | 2 | 200 | 400 |
Phí xét nghiệm | đồng | 2 | 610 | 1.220 | |
| Tổng 1 năm | đồng | 1 | 1.620 | 1.620 |
| Tổng 4 năm (2018 - 2021) | đồng | 4 | 1.620 | 6.480 |
VI | ĐÀO TẠO, TẬP HUẤN |
|
|
|
|
a | 01 Lớp dành cho cán bộ tuyến huyện |
|
|
| 41.700 |
| Thời gian | Ngày | 2 |
|
|
| Số lượng học viên (17 Huyện x 4 người: 1 người UBND + 01 người thú y + 2 người y tế) | Người | 68 |
|
|
| Địa điểm tổ chức: tại Tp.Pleiku |
|
|
|
|
1 | Thuê hội trường | Ngày | 2 | 4.000 | 8.000 |
2 | Thuê trang trí HT, máy chiếu âm ly | Ngày | 2 | 1.000 | 2.000 |
3 | Biên soạn giáo trình | Trang | 50 | 50 | 2.500 |
4 | In, phô tô tài liệu, văn phòng phẩm | Người | 70 | 40 | 2.800 |
5 | Nước uống (2 ngày x 70 người) | Ngày | 140 | 30 | 4.200 |
6 | Hỗ trợ tiền ăn học viên (2 ngày x 68 người) | ngày | 136 | 50 | 6.800 |
7 | Thù lao giảng viên (2 người) (mời giảng) | Buổi | 4 | 500 | 2.000 |
8 | Tiền ăn cho giảng viên (2 người) | Ngày | 4 | 150 | 600 |
9 | Tiền thuê phòng nghỉ giảng viên (2 người) | Ngày | 4 | 200 | 800 |
10 | Đi lại Giảng viên TW | 2 người/lượt | 4 | 3.000 | 12.000 |
| Tổng 1 năm |
|
|
| 41.700 |
| Tổng 2 năm (thực hiện 2018, 2020) |
| 2 | 41.700 | 83.400 |
b | Tập huấn cho cán bộ UBND tuyến xã (1 lớp/năm x 4 năm mỗi năm 50% số xã/tỉnh) |
|
|
|
|
| Dự toán 01 lớp dành cho cán bộ tuyến xã |
|
|
| 36.820 |
| Thời gian | Ngày | 2 |
|
|
| Số lượng học viên | Người | 111 |
|
|
| Địa điểm tổ chức: tại Tp.pleiku |
|
|
|
|
1 | Thuê hội trường | Ngày | 2 | 4.000 | 8.000 |
2 | Thuê trang trí HT, máy chiếu âm ly | Ngày | 2 | 1.000 | 2.000 |
3 | Biên soạn giáo trình | Trang | 50 | 50 | 2.500 |
4 | In, phô tô tài liệu, văn phòng phẩm | Người | 111 | 40 | 4.440 |
5 | Nước uống (2 ngày x 113 người) | Người | 226 | 30 | 6.780 |
| Hỗ trợ tiền ăn học viên (2 ngày x 111 người) | ngày | 222 | 50 | 11.100 |
6 | Thù lao giảng viên | Buổi | 4 | 500 | 2.000 |
| Tổng 1 năm |
|
|
| 36.820 |
| Tổng 4 năm (thực hiện 2018 - 2021) |
| 4 | 36.820 | 147.280 |
VII | LẬP BẢN ĐỒ DỊCH TỄ BỆNH DẠI |
|
|
| 30.000 |
TỔNG CỘNG |
|
|
| 1.481.890 |
- 1Quyết định 1622/QĐ-BYT năm 2014 phê duyệt Hướng dẫn giám sát, phòng chống bệnh dại trên người do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 2Quyết định 2075/QĐ-UBND năm 2016 về phương án phòng chống dịch Cúm gia cầm, dịch Tai xanh lợn (PRRS), dịch Lở mồm long móng gia súc và bệnh Dại ở động vật trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn năm 2017
- 3Quyết định 2470/QĐ-UBND năm 2017 Kế hoạch Chương trình quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh Dại giai đoạn 2017-2021 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 4Quyết định 1337/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh Dại ở động vật giai đoạn 2018-2021 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 5Kế hoạch 130/KH-UBND năm 2017 về thực hiện Chương trình quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh dại giai đoạn 2017-2021 do Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên ban hành
- 1Quyết định 1622/QĐ-BYT năm 2014 phê duyệt Hướng dẫn giám sát, phòng chống bệnh dại trên người do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 2Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3Quyết định 193/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt "Chương trình quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh Dại giai đoạn 2017-2020" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 2075/QĐ-UBND năm 2016 về phương án phòng chống dịch Cúm gia cầm, dịch Tai xanh lợn (PRRS), dịch Lở mồm long móng gia súc và bệnh Dại ở động vật trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn năm 2017
- 5Quyết định 2470/QĐ-UBND năm 2017 Kế hoạch Chương trình quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh Dại giai đoạn 2017-2021 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 6Quyết định 1337/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh Dại ở động vật giai đoạn 2018-2021 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 7Kế hoạch 130/KH-UBND năm 2017 về thực hiện Chương trình quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh dại giai đoạn 2017-2021 do Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên ban hành
Quyết định 261/QĐ-UBND năm 2017 "Chương trình hành động khống chế và tiến tới loại trừ bệnh Dại giai đoạn 2017-2021 trên địa bàn tỉnh Gia Lai"
- Số hiệu: 261/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 03/04/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Gia Lai
- Người ký: Kpă Thuyên
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra