- 1Luật Sở hữu trí tuệ 2005
- 2Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006
- 3Nghị định 103/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp
- 4Luật Chuyển giao công nghệ 2006
- 5Nghị định 60/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Ngân sách nhà nước
- 6Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007
- 7Luật Công nghệ cao 2008
- 8Nghị định 133/2008/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Chuyển giao công nghệ
- 9Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009
- 10Nghị định 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
- 11Nghị định 122/2010/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp
- 12Luật khoa học và công nghệ năm 2013
- 13Nghị định 210/2013/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
- 14Nghị định 08/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Khoa học và Công nghệ
- 15Luật Doanh nghiệp 2014
- 16Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 17Nghị quyết 08/2015/NQ-HĐND quy định chế độ hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong hoạt động khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2016 - 2020
- 18Quyết định 67/2015/QĐ-UBND Quy định về chế độ hỗ trợ cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong hoạt động khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2016 - 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 133/QĐ-UBND | Ninh Thuận, ngày 11 tháng 4 năm 2016 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp năm 2014;
Căn cứ Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật Bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ năm 2009;
Căn cứ Luật Chuyển giao công nghệ năm 2006;
Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật năm 2006;
Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2007;
Căn cứ Luật Công nghệ cao năm 2008;
Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp và Nghị định số 122/2010/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 133/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ;
Căn cứ Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 nám 2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa;
Căn cứ Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ;
Căn cứ Nghị quyết số 08/2015/NQ-HĐND ngày 20 tháng 7 năm 2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Thuận về quy định chế độ hỗ trợ cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong hoạt động khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2016 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 67/2015/QĐ-UBND ngày 18 tháng 09 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc ban hành quy định về chế độ hỗ trợ cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong hoạt động khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2016 - 2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 200/TTr-SKHCN ngày 10 tháng 3 năm 2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong hoạt động khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2016 - 2020 (đính kèm Chương trình).
Điều 2. Giao Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì phối hợp với các Sở, ngành, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và cơ quan có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong hoạt động khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2016 - 2020 đảm bảo hiệu quả, đúng quy định Nhà nước hiện hành.
Hàng năm tổ chức sơ kết đánh giá tình hình thực hiện Chương trình báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Khoa học và Công nghệ, Tài chính, Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
HỖ TRỢ CÁC DOANH NGHIỆP, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN TRONG HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 133/QĐ-UBND ngày 11 tháng 4 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận)
1. Mục tiêu chung
Nâng cao nhận thức, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận thông qua việc thực hiện chính sách hỗ trợ về hoạt động khoa học và phát triển công nghệ, tác động đến các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch, áp dụng các thành tựu, ứng dụng tiến bộ về khoa học và công nghệ góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa ổn định, tăng năng suất, tạo dựng thương hiệu “mạnh” để nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa nhất là đẩy mạnh xuất khẩu trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
2. Mục tiêu cụ thể
- Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, đổi mới công nghệ, chuyển giao công nghệ trong các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân có tham gia hoạt động khoa học và công nghệ nhằm nâng cao trình độ công nghệ;
- Từng bước nâng cao, gia tăng các hoạt động bảo hộ, xác lập quyền sở hữu công nghiệp, các sáng chế/giải pháp hữu ích; kiểu dáng công nghiệp; nhãn hiệu thông thường; mã số mã vạch sản phẩm; nhãn hiệu tập thể; nhãn hiệu chứng nhận; chỉ dẫn địa lý trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp;
- Hỗ trợ xúc tiến tham gia thị trường khoa học và công nghệ, đẩy mạnh hoạt động tìm kiếm kết nối nhu cầu công nghệ trong tổ chức, doanh nghiệp nhằm thúc đẩy phát triển thị trường công nghệ trên địa bàn tỉnh;
- Tăng cường hoạt động đổi mới và áp dụng công nghệ quản trị doanh nghiệp thông qua áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến; giải thưởng chất lượng Quốc gia.
II. ĐỐI TƯỢNG HỖ TRỢ CỦA CHƯƠNG TRÌNH
1. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa, cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; các tổ chức khoa học công nghệ trên địa bàn tỉnh (hoạt động theo hướng dẫn tại Thông tư số 03/2014/TT-BKHCN ngày 31 tháng 3 năm 2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn điều kiện thành lập và đăng ký hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ, văn phòng đại diện, chi nhánh của tổ chức khoa học và công nghệ) có tham gia các hoạt động nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, đổi mới công nghệ, chuyển giao công nghệ, bảo hộ, xác lập quyền sở hữu công nghiệp, phát triển thị trường công nghệ, hoạt động năng suất, chất lượng.
2. Hợp tác xã, làng nghề, hội, hiệp hội và cá nhân có tham gia hoạt động khoa học công nghệ.
III. NỘI DUNG VÀ ĐỊNH MỨC HỖ TRỢ CỦA CHƯƠNG TRÌNH
1. Hỗ trợ hoạt động nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, đổi mới công nghệ, chuyển giao công nghệ:
a) Nội dung: Hỗ trợ 20 doanh nghiệp, tổ chức.
b) Định mức:
- Hỗ trợ 30% tổng kinh phí nghiên cứu, thực hiện dự án, đề tài nghiên cứu nhưng không quá 200 triệu đồng đối với thực hiện nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, nghiên cứu cải tiến và đổi mới thiết bị công nghệ; nghiên cứu chế tạo nguyên vật liệu mới; nghiên cứu ứng dụng khoa học vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; nghiên cứu thực hiện các dự án sản xuất sạch hơn;
- Hỗ trợ 30% cho một lần nghiên cứu xây dựng đề án, dự án (bao gồm cả tư vấn) chuyển giao công nghệ mới nhưng tối đa không quá 100 triệu đồng/đề án, dự án cho chi phí chuyển giao công nghệ.
2. Hỗ trợ hoạt động bảo hộ, xác lập quyền sở hữu công nghiệp
a) Hỗ trợ 15 doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích;
- Định mức hỗ trợ: 30% trên tổng chi phí thực hiện nhưng không quá 10 triệu đồng/sáng chế.
b) Hỗ trợ 10 doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đăng ký kiểu dáng công nghiệp;
- Định mức hỗ trợ: 30% trên tổng chi phí thực hiện nhưng không quá 10 triệu đồng/kiểu dáng công nghiệp.
c) Hỗ trợ 75 doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đăng ký nhãn hiệu hàng hóa thông thường trong và ngoài nước;
- Định mức hỗ trợ đăng ký bảo hộ trong nước: 30% trên tổng chi phí thực hiện nhưng không quá 03 triệu đồng /nhãn hiệu thông thường;
- Định mức hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu ngoài nước: Không quá 20 triệu đồng/cho 01 nhãn hiệu/01 quốc gia.
d) Hỗ trợ 50 doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đăng ký sử dụng mã số, mã vạch cho sản phẩm đã được bảo hộ sở hữu trí tuệ;
- Định mức hỗ trợ: 50% trên tổng chi phí thực hiện nhưng không quá 03 triệu đồng/sản phẩm.
e) Đối với việc xây dựng dự án đăng ký bảo hộ, khai thác tạo lập, quản lý và phát triển các nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý của địa phương: Hỗ trợ xây dựng các sản phẩm đặc thù, thế mạnh của tỉnh chưa được bảo hộ. Tập trung xây dựng các thương hiệu chưa được bảo hộ của tỉnh: Chỉ dẫn địa lý dê Ninh Thuận; nhãn hiệu chứng nhận tôm giống, muối, Lô Hội, măng tây, hành tím, nước mắm Cà Ná.... Thực hiện theo quy trình xét duyệt đề tài, dự án khoa học công nghệ. Hỗ trợ 100% kinh phí thực hiện trên cơ sở kết quả thẩm định tổng mức kinh phí theo từng dự án cụ thể theo quy trình quản lý đề tài, dự án của tỉnh Ninh Thuận.
3. Hỗ trợ hoạt động phát triển thị trường công nghệ, tham gia Chợ công nghệ (Techmart): Hỗ trợ 40 doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.
Hỗ trợ không quá 20 triệu đồng/01 doanh nghiệp khi tham gia Chợ công nghệ (Techmart) do Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận cử tham dự (bao gồm: thuê gian hàng, thiết kế và vận chuyển sản phẩm).
4. Hỗ trợ hoạt động đổi mới và áp dụng công nghệ quản trị doanh nghiệp thông qua áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến; giải thưởng chất lượng Quốc gia
a) Hỗ trợ 25 doanh nghiệp, tổ chức đối với việc đổi mới và áp dụng công nghệ quản trị doanh nghiệp thông qua các hệ thống quản lý được chứng nhận theo tiêu chuẩn ISO 14001; ISO 9001:2008, ISO 22000, GMP, TQM, SA 8000, VietGap, OHSAS 18001; các hệ thống quản lý khác nhằm vào mục đích đảm bảo chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, an toàn, sức khỏe, môi trường, tiết kiệm năng lượng;
- Định mức hỗ trợ: 30% tổng kinh phí thực hiện nhưng không quá 30 triệu đồng/doanh nghiệp.
b) Hỗ trợ 05 doanh nghiệp, tổ chức đối với hoạt động chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng phòng kiểm nghiệm, thử nghiệm và hiệu chuẩn đạt chuẩn ISO/IEC17025;
- Định mức hỗ trợ: 30% tổng kinh phí thực hiện nhưng không quá 50 triệu đồng/01 doanh nghiệp.
c) Hỗ trợ 10 doanh nghiệp, tổ chức đạt giải thưởng chất lượng quốc gia
- Định mức chi phí tham gia hồ sơ đánh giá, mức hỗ trợ: Không quá 25 triệu đồng đối với giải vàng/01 doanh nghiệp.
- Định mức chi phí tham gia hồ sơ đánh giá, mức hỗ trợ: Không quá 15 triệu đồng đối với giải bạc/01 doanh nghiệp.
d) Đối với những dự án chuyển giao công nghệ hoặc các dự án thuộc lĩnh vực ưu tiên có quy mô lớn, hiệu quả kinh tế - xã hội thiết thực, cần mức hỗ trợ cao hơn mức hỗ trợ trong Chương trình được quy định tại Quyết định số 67/2015/QĐ-UBND ngày 18/9/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh đề xuất, trình Hội đồng nhân dân tỉnh cho chủ trương thực hiện quyết định.
Thực hiện theo Quyết định số 67/2015/QĐ-UBND ngày 18/09/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận.
V. THỜI GIAN VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Thời gian: 05 năm, bắt đầu từ năm 2016 đến năm 2020.
2. Kinh phí thực hiện:
- Tổng kinh phí dự kiến chi cho Chương trình hỗ trợ cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong hoạt động khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2016 - 2020 là: 10.000.000.000 đồng (Mười tỷ đồng).
- Nguồn ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ hằng năm của tỉnh phân bổ cho ngành khoa học và công nghệ và các nguồn kinh phí khác từ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ, Quỹ đổi mới công nghệ Quốc gia. Sở Khoa học và Công nghệ cân đối kinh phí từ nguồn sự nghiệp khoa học và công nghệ hàng năm và thông qua ý kiến thống nhất phân bổ ngân sách của Sở Tài chính để triển khai thực hiện chương trình.
Thời gian thực hiện chương trình: 05 năm (2016 - 2020).
STT | Nội dung thực hiện | Thời gian thực hiện |
01 | Triển khai Chương trình đến các tổ chức, DN, cá nhân trên địa bàn tỉnh | Tháng 4/2016 |
02 | Thực hiện nội dung chương trình hỗ trợ DN 5 năm (2016-2020) | 4/2016-12/2020 |
03 | Sơ kết tình hình thực hiện chương trình | 12/2017 |
04 | Tổng kết kết quả thực hiện chương trình 05 năm (2016-2020) | 12/2020 |
1. Sở Khoa học và Công nghệ: Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành có liên quan triển khai thực hiện Chương trình hỗ trợ này, với các nhiệm vụ cụ thể:
- Xây dựng kế hoạch hoạt động và dự toán kinh phí Chương trình trong kế hoạch hoạt động khoa học và công nghệ hàng năm trên cơ sở khảo sát nhu cầu của Doanh nghiệp và theo kế hoạch phân bổ ngân sách cho ngành khoa học công nghệ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt;
- Tổ chức phổ biến, tuyên truyền nội dung Chương trình đến các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn tỉnh;
- Thực hiện việc hướng dẫn doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân lập hồ sơ đề nghị được hỗ trợ; xem xét, thẩm định hồ sơ đề nghị của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân; ban hành quyết định hỗ trợ theo thẩm quyền;
- Tổ chức kiểm tra, theo dõi việc sử dụng nguồn vốn hỗ trợ, đánh giá hiệu quả của Chương trình;
- Định kỳ hàng năm, tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện; tổ chức sơ kết giữa kỳ và đánh giá hiệu quả của Chương trình, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để xem xét chỉ đạo điều chỉnh nội dung Chương trình cho phù hợp với thực tiễn.
2. Trách nhiệm của các Sở, ban, ngành liên quan:
Sở Tài chính và các Sở, ngành, đơn vị có liên quan trong phạm vi chức năng nhiệm vụ được giao có trách nhiệm tổ chức thực hiện Chương trình bảo đảm có hiệu quả; đồng thời phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ trong việc phổ biến Chương trình, hướng dẫn các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân lập hồ sơ đề nghị hỗ trợ; tham gia thẩm định hồ sơ được hỗ trợ theo đúng quy định.
3. Trách nhiệm của các Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia chương trình:
- Lập hồ sơ đăng ký tham gia chương trình (theo biểu mẫu của Sở Khoa học và Công nghệ);
- Tạo điều kiện cho việc khảo sát, đánh giá trình độ công nghệ doanh nghiệp;
- Tích cực chủ động triển khai hoặc phối hợp với các cơ quan chủ trì triển khai các nội dung hỗ trợ khoa học và công nghệ;
- Bố trí vốn, cơ sở vật chất - kỹ thuật và nhân lực để thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ tại doanh nghiệp;
- Lãnh đạo doanh nghiệp phải cam kết, chịu trách nhiệm trực tiếp việc triển khai Chương trình tại doanh nghiệp đúng tiến độ và nội dung theo hợp đồng khoa học và công nghệ đã ký;
- Chủ động, tích cực phối hợp chặt chẽ với Sở Khoa học và Công nghệ và các cơ quan, đơn vị tư vấn có liên quan, đáp ứng kịp thời các yêu cầu cho việc triển khai nội dung chương trình;
- Báo cáo tiến độ, kết quả nội dung thực hiện về Sở Khoa học và Công nghệ định kỳ 1 quý/lần và báo cáo đột xuất khác theo yêu cầu (nếu có);
- Chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát của Sở Khoa học và Công nghệ về mục tiêu, tiến độ, nội dung, tài chính theo hợp đồng đã ký.
VIII. CÁC NHÓM GIẢI PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
Để triển khai thực hiện thành công Chương trình Hỗ trợ cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong hoạt động khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2016 - 2020, cần thực hiện tốt một số giải pháp như sau:
1. Đối với các Sở, ban, ngành:
- Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn trực tiếp hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng cho các doanh nghiệp thuộc ngành quản lý đăng ký tham gia chương trình;
- Xem xét, lồng ghép các nội dung có liên quan của Chương trình hỗ trợ này với các dự án thuộc chương trình mục tiêu Quốc gia và các chương trình phát triển kinh tế xã hội khác của tỉnh.
2. Đối với các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn tỉnh:
- Tích cực hưởng ứng đăng ký tham gia chương trình.
- Liên hệ với Sở Khoa học và Công nghệ để được tư vấn trực tiếp trong quá trình triển khai thực hiện chương trình.
- Chủ động, tích cực triển khai thực hiện có hiệu quả theo nội dung hợp đồng khoa học và công nghệ đã ký./.
- 1Quyết định 15/2017/QĐ-UBND Quy định về hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất lĩnh vực công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Quyết định 606/QĐ-UBND Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2017
- 3Quyết định 2906/QĐ-UBND Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2017
- 4Quyết định 489/QĐ-UBND năm 2018 sửa đổi Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Quảng Ngãi nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa, giai đoạn 2016-2020 kèm theo Quyết định 1144/QĐ-UBND
- 1Luật Sở hữu trí tuệ 2005
- 2Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006
- 3Nghị định 103/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp
- 4Luật Chuyển giao công nghệ 2006
- 5Nghị định 60/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Ngân sách nhà nước
- 6Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007
- 7Luật Công nghệ cao 2008
- 8Nghị định 133/2008/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Chuyển giao công nghệ
- 9Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009
- 10Nghị định 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
- 11Nghị định 122/2010/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp
- 12Luật khoa học và công nghệ năm 2013
- 13Nghị định 210/2013/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
- 14Nghị định 08/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Khoa học và Công nghệ
- 15Thông tư 03/2014/TT-BKHCN hướng dẫn điều kiện thành lập và đăng ký hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ, văn phòng đại diện, chi nhánh của tổ chức khoa học và công nghệ do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 16Luật Doanh nghiệp 2014
- 17Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 18Nghị quyết 08/2015/NQ-HĐND quy định chế độ hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong hoạt động khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2016 - 2020
- 19Quyết định 67/2015/QĐ-UBND Quy định về chế độ hỗ trợ cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong hoạt động khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2016 - 2020
- 20Quyết định 15/2017/QĐ-UBND Quy định về hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất lĩnh vực công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 21Quyết định 606/QĐ-UBND Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2017
- 22Quyết định 2906/QĐ-UBND Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2017
- 23Quyết định 489/QĐ-UBND năm 2018 sửa đổi Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Quảng Ngãi nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa, giai đoạn 2016-2020 kèm theo Quyết định 1144/QĐ-UBND
Quyết định 133/QĐ-UBND năm 2016 Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong hoạt động khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2016-2020
- Số hiệu: 133/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 11/04/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Thuận
- Người ký: Lưu Xuân Vĩnh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 11/04/2016
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực