Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1261/QĐ-UBND | Khánh Hòa, ngày 13 tháng 5 năm 2021 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Kết luận số 54-KL/TW ngày 07 tháng 8 năm 2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 Khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 357/QĐ-TTg ngày 10 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai Kết luận số 54-KL/TW ngày 07 tháng 8 năm 2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (Khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 174/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản đến năm 2030;
Căn cứ Kế hoạch hành động số 47-KH/TU ngày 31 tháng 5 năm 2012 của Tỉnh ủy Khánh Hòa về việc thực hiện Chỉ thị số 08-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề an toàn thực phẩm trong tình hình mới”;
Căn cứ Quyết định số 2367/QĐ-UBND ngày 24 tháng 9 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa về việc ban hành Kế hoạch hành động thực hiện chiến lược quốc gia an toàn thực phẩm giai đoạn 2012-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 tỉnh Khánh Hòa;
Căn cứ Kế hoạch số 10224/KH-UBND ngày 28 tháng 9 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa về triển khai thực hiện Kế hoạch số 194-KH/TU ngày 14 tháng 8 năm 2020 của Tỉnh ủy Khánh Hòa triển khai thực hiện Kết luận số 54-KL/TW ngày 07 tháng 8 năm 2020 của Bộ Chính trị (Khóa XII) và Quyết định số 357/QĐ-TTg ngày 10 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (Khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 1151/TTr-SNN ngày 23 tháng 4 năm 2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án phát triển, nhân rộng mô hình chuỗi liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thủy sản giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa với các nội dung chủ yếu như sau:
1. Mục tiêu chung
- Nhân rộng, phát triển các mô hình chuỗi cung cấp nông lâm thủy sản an toàn theo VietGAP trên địa bàn tỉnh đã được triển khai, qua đó đẩy mạnh liên kết sản xuất và tiêu thụ nông, thủy sản giữa người nông dân, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác để khắc phục tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, qua đó nâng cao sản lượng và chất lượng, tăng thu nhập cho người dân, góp phần đạt được mục tiêu tăng trưởng của ngành nông nghiệp.
- Nâng cao tỷ lệ sản phẩm sản xuất theo chuỗi giá trị từ sản xuất, thu gom, sơ chế, chế biến, bảo quản và tiêu thụ trên địa bàn tỉnh, đảm bảo quy mô hàng hóa, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao, bảo đảm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và cho xuất khẩu bền vững.
2. Mục tiêu cụ thể
- Phát triển nhân rộng các mô hình chuỗi cung cấp nông lâm thủy sản an toàn theo VietGAP trên địa bàn toàn tỉnh theo hướng mỗi chuỗi có ít nhất 01 doanh nghiệp tham gia liên kết tiêu thụ các sản phẩm nông, thủy sản. Đến năm 2025, các sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh gồm sầu riêng, bưởi da xanh, xoài, tỏi, các loài thủy sản nuôi được kiểm soát an toàn thực phẩm theo chuỗi từ sản xuất ban đầu, thu gom, sơ chế, chế biến, bảo quản và tiêu thụ, có đầu ra ổn định, hướng đến xuất khẩu bền vững.
- Giai đoạn 2021-2025: Phát triển, nhân rộng 06 mô hình chuỗi cung cấp thực phẩm nông, thủy sản đã được chứng nhận VietGAP. Cụ thể:
Giai đoạn 2021-2022: Nhân rộng, phát triển 01 mô hình chuỗi cung cấp rau, củ, quả.
Giai đoạn 2022-2023: Nhân rộng, phát triển 02 mô hình chuỗi cung cấp trái cây (xoài, bưởi da xanh, dừa xiêm,...).
Giai đoạn 2023-2024: Nhân rộng, phát triển 01 mô hình chuỗi cung cấp trái cây (sầu riêng, chuối, mít,...) và 01 mô hình chuỗi cung cấp thịt lợn.
- Giai đoạn 2024-2025: Nhân rộng, phát triển 01 mô hình chuỗi cung cấp thủy sản nuôi (tôm hùm, ốc hương, tôm thẻ, rong nho, cá biển,...).
1. Khảo sát, đánh giá lựa chọn các tác nhân tham gia
Trên cơ sở các mô hình đã được triển khai, tiến hành khảo sát, lựa chọn và nhân rộng, phát triển mô hình tại tất cả các mắt xích tham gia trong chuỗi. Cụ thể:
- Cơ sở sản xuất ban đầu: Khảo sát, lựa chọn, vận động các hộ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản trên địa bàn toàn tỉnh tham gia để nhân rộng mô hình, đảm bảo tăng cả về số lượng hộ dân tham gia, diện tích, địa phương tham gia mô hình.
- Cơ sở thu gom, sơ chế, chế biến: Lựa chọn, vận động các cơ sở, thu gom, sơ chế, chế biến đáp ứng các điều kiện để tham gia vào chuỗi liên kết, chế biến, tiêu thụ sản phẩm trong đó tập trung ưu tiên lựa chọn các doanh nghiệp có đủ năng lực tham gia.
- Cơ sở kinh doanh: Vận động, lựa chọn các cơ sở kinh doanh, nhà hàng, khách sạn, siêu thị tham gia vào chuỗi liên kết để tạo kênh tiêu thụ sản phẩm ổn định cho các hợp tác xã, tổ hợp tác trên địa bàn tỉnh.
2. Đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực cho các mắt xích tham gia trong chuỗi
- Tổ chức đào tạo, tập huấn kiến thức đảm bảo an toàn thực phẩm cho các tổ chức, cá nhân tham gia chuỗi liên kết các quy định của Nhà nước về bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản; quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP; các chương trình quản lý chất lượng tiên tiến trong sơ chế, chế biến như GMP, SSOP, HACCP,...
- Tổ chức đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ cấp huyện, xã kiến thức về quản lý an toàn thực phẩm theo chuỗi để nâng cao chất lượng, nguồn nhân lực tham gia thực hiện nội dung đề án.
3. Hỗ trợ xây dựng, áp dụng các chương trình quản lý chất lượng, đánh giá chứng nhận mở rộng VietGAP, điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm
Tổ chức tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ các mắt xích tham gia trong chuỗi chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng an toàn thực phẩm, đáp ứng yêu cầu của thị trường (chứng nhận điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm, VietGAP, hữu cơ,…). Cụ thể:
- Tư vấn, hỗ trợ các tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất ban đầu trong việc duy trì chứng nhận VietGAP đã được cấp.
- Tư vấn, hỗ trợ đánh giá chứng nhận mở rộng quy trình sản xuất theo VietGAP cho các cơ sở sản xuất ban đầu đăng ký tham gia chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ.
- Lấy mẫu giám sát về vệ sinh an toàn thực phẩm tại tất cả các mắt xích tham gia trong chuỗi để đảm bảo việc kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm của các sản phẩm.
4. Xây dựng tiêu chí sản phẩm
Xây dựng tiêu chí sản phẩm cho các sản phẩm được kiểm soát an toàn thực phẩm theo chuỗi với đầy đủ các chỉ tiêu về chất lượng dinh dưỡng, an toàn thực phẩm, quy cách đóng gói, tem, nhãn để làm cơ sở cho việc chứng nhận sản phẩm đặc trưng của tỉnh.
5. Triển khai các hoạt động quảng bá xúc tiến thương mại
- Thiết kế, in tem nhãn, bao bì nhận diện, tem truy suất nguồn gốc điện tử cho các sản phẩm được kiểm soát an toàn theo chuỗi để người tiêu dùng nhận diện được sản phẩm, đáp ứng yêu cầu về truy suất nguồn gốc của thị trường xuất khẩu.
- Thiết kế ấn phẩm truyền thông như catalo, video giới thiệu về sản phẩm nông, thủy sản được kiểm soát an toàn thực phẩm theo chuỗi.
- Hỗ trợ các sản phẩm được kiểm soát theo chuỗi tham gia các hội chợ trong và ngoài tỉnh để quảng bá thương hiệu.
- Hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc đáp ứng các yêu cầu của thị trường, đặc biệt là thị trường xuất khẩu để các sản phẩm nông sản hướng tới xuất khẩu mang tính bền vững.
1. Giải pháp về cơ chế, chính sách
- Xây dựng, điều chỉnh phù hợp thực tế địa phương các chính sách hỗ trợ trong sản xuất nông nghiệp từ khâu quy hoạch, cung ứng vật tư nông nghiệp, cây giống, con giống, đến sản xuất, sơ chế, chế biến và tiêu thụ. Đặc biệt chú ý đến các nhóm chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao, phát triển hợp tác xã kiểu mới, phát triển liên kết trong sản xuất và hỗ trợ phát triển chế biến, tiêu thụ sản phẩm.
- Xây dựng chính sách phát triển ngành hàng tập trung, tạo sức cạnh tranh, chia sẻ, hỗ trợ kinh nghiệm trong tổ chức sản xuất và tạo điều kiện cho lĩnh vực chế biến, xuất khẩu phát triển.
- Hỗ trợ các cơ sở sản xuất, kinh doanh đặc biệt là các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác tham gia chuỗi liên kết tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước theo Nghị định số 98/2018/NĐ-CP của Chính phủ và các nguồn hỗ trợ hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
2. Giải pháp về huy động nguồn lực
- Thường xuyên tuyên truyền nâng cao nhận thức trong các cấp, các ngành, trong toàn bộ hệ thống chính trị từ tỉnh đến huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn về tầm quan trọng và yêu cầu bức thiết trong việc xây dựng và phát triển các chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm ổn định, bền vững. Đồng thời quán triệt đến tất cả các cấp, các ngành, các địa phương nội dung và phương pháp thực hiện hình thành, phát triển chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ nông sản bền vững, giới thiệu những cách làm hay, những mô hình có hiệu quả để nhân rộng. Các ngành, các cấp, các địa phương phải đẩy mạnh quán triệt, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân về lợi ích, trách nhiệm khi tham gia các hoạt động liên kết, hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ nông sản.
- Thu hút, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có năng lực đầu tư vào phát triển nông nghiệp, liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là xuất khẩu thông qua các chính sách ưu đãi về lãi suất, vốn vay, thuế nhập khẩu. Doanh nghiệp sẽ là nhân tố quan trọng trong định hướng thị trường, lựa chọn công nghệ, tìm kiếm nguồn đầu tư, hợp tác. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.
- Thúc đẩy sự phát triển của hợp tác xã, tổ hợp tác hình thành liên kết trong sản xuất, tiêu thụ đặc biệt gắn với các vùng nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh.
3. Giải pháp về khoa học công nghệ
- Tiếp cận, đầu tư cải tiến, áp dụng các công nghệ mới, hiệu quả từ khâu sản xuất giống - canh tác - sơ chế, chế biến - quản lý chất lượng, truy xuất sản phẩm - vận chuyển - tiêu thụ; đặc biệt là công nghệ cao, nông nghiệp thông minh 4.0 và nông nghiệp hữu cơ.
- Áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật trong sản xuất, sơ chế, chế biến.
- Chú trọng áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt trong quảng bá, thông tin, giới thiệu sản phẩm, cải tiến phương thức bán hàng qua các chợ online, sàn đấu giá nông sản...
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đối với cán bộ quản lý các cấp, doanh nghiệp, hợp tác xã và người sản xuất.
4. Giải pháp về tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm
- Thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chế biến nông sản, gắn kết nhà máy chế biến với vùng cung cấp nguyên liệu. Tạo mối quan hệ lợi ích, trách nhiệm hài hòa giữa doanh nghiệp và người sản xuất.
- Liên kết các địa phương trong tỉnh, cũng như các tỉnh trong khu vực có sản xuất các mặt hàng giống nhau tạo liên kết ngành hàng, đặc biệt là các mặt hàng xuất khẩu, hỗ trợ trao đổi thông tin và tham gia dự báo nguồn cung nông sản trong từng thời điểm cụ thể nhằm chủ động điều tiết sản xuất và phân phối sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường.
- Liên kết với các địa phương trong cả nước đặc biệt là các khu vực có nhu cầu lớn về các mặt hàng nông sản của tỉnh để phát triển thị trường tiêu thụ nông sản bên cạnh thị trường truyền thống phải đẩy mạnh tìm kiếm các thị trường mới tiềm năng.
5. Giải pháp về quản lý chất lượng nông sản
- Bên cạnh việc hình thành các liên kết, hình thành chuỗi tiêu thụ nông sản phải chú ý đến công tác quản lý chất lượng nông sản để tăng uy tín, sức cạnh tranh của nông sản Khánh Hòa. Tăng cường công tác kiểm tra, đặc biệt là kiểm tra đột xuất các cơ sở cung ứng vật tư nông nghiệp, chuỗi sản xuất - tiêu thụ, cơ sở sản xuất, sơ chế, chế biến, nhà hàng, khách sạn, siêu thị,...
- Nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm. Tổ chức truy xuất sản phẩm không an toàn nếu được phát hiện trong quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Phối hợp với các trung tâm bán buôn, bán lẻ kiểm soát, truy xuất nếu sản phẩm không an toàn để tìm cách khắc phục.
6. Giải pháp về thương hiệu, quảng bá sản phẩm, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường
- Khảo sát mạng lưới thị trường tiêu thụ sản phẩm nông sản; quảng bá, xúc tiến thương mại, kêu gọi các doanh nghiệp, các hợp tác xã, tổ hợp tác tham gia đầu tư sản xuất, chế biến, liên kết tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh.
- Chuyển từ tư duy sản xuất theo khả năng sang sản xuất theo thị trường, xác định thị trường chiến lược cho từng ngành hàng và ký các cam kết quốc gia để tạo cơ chế thuận lợi và hạn chế rủi ro. Hệ thống thông tin và dự báo, phân tích thị trường, tiêu chuẩn chất lượng đối với từng thị trường phải cập nhật và xây dựng cơ sở dữ liệu cho từng chủng loại sản phẩm.
- Xây dựng thương hiệu địa phương, khu vực, quốc gia để thương hiệu của từng sản phẩm được bảo hộ và nâng cao giá trị giá tăng. Xây dựng chỉ dẫn địa lý cho các loại đặc sản của tỉnh cụ thể qua việc quy hoạch và điều chỉnh xây dựng vùng sản xuất, xây dựng hệ thống tiêu chuẩn sản phẩm, quảng bá thương hiệu trên truyền thông để giới thiệu sản phẩm, hỗ trợ tham gia xúc tiến thương mại, hội chợ triển lãm.
1. Ngân sách nhà nước: Tổng kinh phí triển khai: 3.238.400.000 đồng (Ba tỷ, hai trăm ba mươi tám triệu, bốn trăm nghìn đồng), trong đó:
- Kinh phí khảo sát, đánh giá lựa chọn địa điểm, cơ sở triển khai: 81.000.000 đồng.
- Kinh phí đào tạo, phổ biến kiến thức an toàn thực phẩm cho các mắt xích tham gia chuỗi: 513.600.000 đồng.
- Hỗ trợ hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất ban đầu xây dựng, áp dụng và chứng nhận VietGAP: 991.980.000 đồng.
- Kinh phí hỗ trợ cơ sở thu gom, đóng gói, sơ chế, chế biến, kinh doanh điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm: 47.520.000 đồng.
- Kinh phí xây dựng thương hiệu, quảng bá, xúc tiến thương mại, tiếp cận thị trường tiêu thụ: 1.548.000.000 đồng.
- Kinh phí tổ chức hội nghị tổng kết Kế hoạch: 56.300.000 đồng.
2. Kế hoạch kinh phí thực hiện của từng năm:
TT | Năm | Số lượng mô hình thực hiện | Kinh phí thực hiện (VNĐ) | Ghi chú |
1 | 2021 | 01 | 530.350.000 |
|
2 | 2022 | 02 | 1.060.700.000 |
|
3 | 2023 | 01 | 530.350.000 |
|
4 | 2024 | 01 | 530.350.000 |
|
5 | 2025 | 01 | 586.650.000 |
|
Tổng |
| 3.238.400.000 |
|
(Chi tiết như Phụ lục đính kèm)
- Thời gian thực hiện: 05 năm (từ năm 2021 đến năm 2025).
- Địa điểm: Tỉnh Khánh Hòa.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện Kế hoạch đúng tiến độ và hiệu quả. Tổng hợp, báo cáo kết quả về Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Sở Công thương
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, thiết lập liên kết sản xuất - kinh doanh - tiêu thụ sản phẩm an toàn và quảng bá, giới thiệu sản phẩm an toàn theo chuỗi.
3. Sở Y tế
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc tuyên truyền, vận động các bếp ăn tập thể tại các công ty, nhà hàng, khách sạn liên kết, tiêu thụ các sản phẩm nông sản được kiểm soát an toàn thực phẩm theo chuỗi trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
4. Sở Thông tin và Truyền thông
Chỉ đạo các đơn vị truyền thông như Đài Phát thanh và Truyền hình Khánh Hòa, Báo Khánh Hòa,… xây dựng chuyên mục, tổ chức đưa tin, giới thiệu quảng bá sản phẩm an toàn được sản xuất theo chuỗi trên các phương tiện thông tin đại chúng.
5. Sở Tài chính
Trên cơ sở đề xuất của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính tổng hợp, cân đối kinh phí theo khả năng ngân sách từng năm để tham mưu, trình cấp thẩm quyền bố trí kinh phí thực hiện Đề án đối với phạm vi chi do ngân sách địa phương đảm bảo theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
6. Sở Khoa học và Công nghệ
- Nghiên cứu chuyển giao công nghệ, kỹ thuật canh tác nâng cao năng suất, chất lượng, giảm khả năng sâu bệnh cho nông sản trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tư vấn, hướng dẫn các thủ tục về sở hữu công nghiệp (nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý,…) cho các tổ chức, cá nhân tham gia vào chuỗi liên kết, sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm.
7. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Hội Phụ nữ tỉnh
Tổ chức tuyên truyền, vận động các hội viên và Nhân dân chấp hành tốt các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm, tích cực tham gia và có trách nhiệm xây dựng mô hình sản xuất kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn theo chuỗi cung ứng.
8. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
Phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ngành có liên quan, các tổ chức chính trị xã hội, các đoàn thể tích cực tham gia các hoạt động tuyên truyền, vận động người dân tham gia tổ hợp tác, hợp tác xã để hình thành vùng sản xuất có quy mô lớn.
(Đính kèm Đề án)
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Công thương, Y tế, Khoa học và Công nghệ, Thông tin và Truyền thông; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHÁT TRIỂN, NHÂN RỘNG MÔ HÌNH CHUỖI LIÊN KẾT SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN VÀ TIÊU THỤ NÔNG, LÂM, THỦY SẢN GIAI ĐOẠN 2021-2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1261/QĐ-UBND ngày 13 tháng 5 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa)
I. Sự cần thiết xây dựng Đề án
Trong những năm qua sản xuất kinh doanh thực phẩm nông, thủy sản đã có sự phát triển nhanh chóng. Các sản phẩm nông sản, thủy sản đã không ngừng tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Trong thời gian vừa qua, triển khai thực hiện Kế hoạch xây dựng, phát triển mô hình chuỗi cung cấp thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn giai đoạn 2017-2020 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa ban hành kèm theo Quyết định số 3961/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản phối hợp với các địa phương và các đơn vị liên quan triển khai xây dựng thành công 06 mô hình chuỗi cung cấp nông, lâm thủy sản an toàn theo VietGAP trên địa bàn toàn tỉnh. Cùng với 03 mô hình đã được xây dựng trước đó, nâng tổng số mô hình chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn theo VietGAP trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa là 9 mô hình. Các sản phẩm chủ lực của tỉnh như sầu riêng tại Khánh Sơn; bưởi da xanh tại Khánh Vĩnh; xoài tại huyện Cam Lâm; tỏi tại thị xã Ninh Hòa, huyện Vạn Ninh và thủy sản nuôi tại huyện Vạn Ninh đã được chứng nhận sản xuất phù hợp với tiêu chuẩn VietGAP.
Một số sản phẩm, trong đó các sản phẩm chủ lực của tỉnh như sầu riêng, bưởi da xanh, xoài, thủy sản nuôi được chứng nhận sản xuất phù hợp với quy trình VietGAP. Tuy nhiên diện tích, sản lượng được chứng nhận vẫn còn rất hạn chế so với diện tích, sản lượng thực tế tại các địa phương. Cụ thể:
TT | Địa phương | Sản phẩm | Tổng diện tích (ha) | Diện tích được chứng nhận VietGAP (ha) | Tỷ lệ được chứng nhận VietGAP (%) |
1 | Thị xã Ninh Hòa | Tỏi | 265 | 7,12 | 2,7 |
2 | Huyện Vạn Ninh | Tỏi | 210 | 21 | 10 |
3 | Huyện Cam Lâm | Xoài | 5.460 | 82,35 | 1,5 |
4 | Huyện Khánh Vĩnh | Bưởi da xanh | 600 | 103,4 | 17,2 |
5 | Huyện Khánh Sơn | Sầu riêng | 1.700 | 287,5 | 16,9 |
6 | Vạn Ninh, Cam Ranh, Nha Trang, Ninh Hòa | Tôm hùm | 54.256 (ô lồng) | 2.400 ô lồng | 4,42 |
Tôm thẻ chân trắng | 862,8 ha | 87 ha | 10,08 | ||
Ốc hương | 404 ha | 8,95 | 2,215 |
Tỷ lệ diện tích được chứng nhận VietGAP rất thấp so với diện tích sản xuất thực tế hiện nay tại các địa phương, do đó rất khó để đáp ứng yêu cầu của một số doanh nghiệp thu mua có nhu cầu tiêu thụ sản phẩm đảm bảo an toàn với số lượng lớn. Bên cạnh đó, mặc dù các sản phẩm chứng nhận VietGAP đã được tiêu thụ tại một số siêu thị như Co.opmark, BigC,.. tuy nhiên với số lượng rất hạn chế; sản lượng tiêu thụ thông qua liên kết giữa doanh nghiệp với người nông dân, tổ hợp tác/hợp tác xã rất ít. Do đó các hộ nông dân, tổ hợp tác/hợp tác xã được chứng nhận vẫn gặp nhiều khăn trong tiêu thụ sản phẩm. Đầu ra cho các sản phẩm nông sản được chứng nhận VietGAP thiếu tính ổn định.
Từ tình hình thực tế trên, để nhân rộng, phát triển các vùng sản xuất các sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh, qua đó hình thành nhiều vùng được sản xuất, chứng nhận VietGAP với quy mô lớn cả về diện tích và sản lượng; đồng thời đẩy mạnh liên kết sản xuất và tiêu thụ nông, thủy sản giữa người nông dân, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, qua đó khắc phục tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, nâng cao sản lượng và chất lượng, tăng thu nhập cho người dân, góp phần đạt được mục tiêu tăng trưởng của ngành nông nghiệp, việc xây dựng “Đề án phát triển, nhân rộng mô hình chuỗi liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông, thủy sản trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2021-2025” là thật sự cần thiết.
- Kết luận số 54-KL/TW ngày 07 tháng 8 năm 2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 Khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
- Luật An toàn thực phẩm;
- Quyết định số 357/QĐ-TTg ngày 10 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai Kết luận số 54-KL/TW ngày 07 tháng 8 năm 2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (Khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
- Kế hoạch hành động số 47-KH/TU ngày 31 tháng 5 năm 2012 của Tỉnh ủy Khánh Hòa thực hiện Chỉ thị số 08-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề an toàn thực phẩm trong tình hình mới”;
- Kế hoạch số 10224/KH-UBND ngày 28 tháng 9 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa về triển khai thực hiện Kế hoạch số 194-KH/TU ngày 14 tháng 8 năm 2020 của Tỉnh ủy Khánh Hòa triển khai thực hiện Kết luận số 54-KL/TW ngày 07 tháng 8 năm 2020 của Bộ Chính trị (Khóa XII) và Quyết định số 357/QĐ-TTg ngày 10 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (Khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
- Quyết định số 766/QĐ-UBND ngày 31 tháng 3 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa về việc ban hành Chương trình công tác năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh;
- Quyết định số 2367/QĐ-UBND ngày 24 tháng 9 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa “Về việc ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia an toàn thực phẩm giai đoạn 2012-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 tỉnh Khánh Hòa”.
TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN, TIÊU THỤ NÔNG, LÂM, THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA
I. Về sản xuất nông, thủy sản trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
1. Đối với nông sản
Khánh Hòa là một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ của nước ta, có phần lãnh thổ trên đất liền nhô ra xa nhất về phía biển Đông. Diện tích tự nhiên của Khánh Hòa là 5.197 km2, đứng vào loại trung bình so với cả nước. Tỉnh Khánh Hòa có diện tích đất nông nghiệp là 335.159 ha, đất trồng cây hàng năm là 59.734 ha chiếm 11,63% tổng diện tích và đất trồng cây lâu năm là 40.473 ha chiếm 7,88%. Diện tích cây hàng năm là 80.331 ha, cây công nghiệp lâu năm là 23.581 ha trong đó diện tích cây ăn quả là 16.349 ha. Trong những năm qua, thực hiện Đề án chuyển đổi cây trồng giai đoạn 2016-2020, đã chuyển đổi được 4.126,691 ha, trong đó là 1.191,24 ha từ đất lúa kém hiệu quả không chủ động nước sang trồng cây hàng năm khác và 2.935,451 ha chuyển từ đất trồng cây hàng năm và cây lâu năm kém hiệu quả sang trồng cây nông nghiệp hiệu quả kinh tế cao. Trên phạm vi toàn tỉnh đã hình thành và phát triển vùng cây ăn quả tập trung như xoài tại Cam Lâm, sầu riêng Khánh Sơn, bưởi da xanh Khánh Vĩnh. Cụ thể:
a) Cây xoài
Trong đó cây xoài hiện nay có diện tích là 8.194 ha (2019) tăng 914 ha so với năm 2016 là 7.280 ha. Cây xoài hiện được trồng chủ yếu tại Cam Lâm là 4.463 ha, Ninh Hòa 1.364 ha, Diên Khánh 1.043 ha. Diện tích ở thời kỳ kinh doanh là 6.722 ha tập trung tại Cam Lâm 3.726 ha, Ninh Hòa 1.318 ha, cho sản lượng hàng năm là 38.844 tấn. Các giống xoài chủ yếu hiện nay là Canh nông, R2E2, Cát Hòa lộc, Tứ quý. Chiếm lớn nhất hiện nay là xoài R2E2 khoảng 60% diện tích, 20% là giống xoài Canh nông, còn lại là các giống như Cát Hòa lộc, Tứ quý, Đài Loan chiếm 20%. Định hướng ngành nông nghiệp đến năm 2025, diện tích xoài toàn tỉnh là 12.000 ha, trong đó đầu tư phát triển các vùng sản xuất xoài chuyên canh có giá trị kinh tế cao tại huyện Cam Lâm với diện tích khoảng 8.000 ha.
b) Cây sầu riêng
Cây sầu riêng được trồng tập trung ở huyện Khánh Sơn trồng thử nghiệm vào những năm 2001. Với quá trình trồng thử nghiệm thành công, huyện Khánh Sơn đã quyết định xây dựng và triển khai thực hiện Đề án phát triển cây sầu riêng giai đoạn 2006-2010, nhằm mục đích đưa cây trồng này trở thành một trong những cây trồng chủ lực. Từ đó, diện tích sầu riêng Khánh Sơn ngày càng mở rộng. Diện tích hiện có là 1.650 ha, tăng 916 ha so với năm 2017 là 734 ha, năng suất trung bình là 76,07 tạ/ha cho sản lượng 3.750 tấn. Các giống được trồng chủ yếu là Monthong chiếm 70% diện tích, Ri6 chiếm 20%, Chín Hóa chiếm 9%, còn lại là các giống khác. Định hướng ngành nông nghiệp đến năm 2025, diện tích sầu riêng khoảng 2.500 ha.
c) Cây bưởi
Cây bưởi được đưa về đầu tiên ở Khánh Vĩnh cách đây khoảng 15 năm. Diện tích bưởi năm 2016 là 727 ha, sau 4 năm đã tăng 844 ha thành 1.571 ha trong đó diện tích cho sản phẩm là 600 ha. Bưởi da xanh chủ yếu trồng tại các huyện Khánh Vĩnh 606 ha, Diên Khánh 445 ha, Khánh Sơn 374 ha. Hiện nay cây bưởi đã vươn lên thành cây trồng chủ lực của Khánh Vĩnh, Diên Khánh. Mang lại thu nhập cao và ổn định cho người dân địa phương. Với giá bán dao động từ 25.000 - 30.000 đồng/kg, một ha bưởi có thể mang lại thu nhập từ 300 - 500 triệu đồng/năm. Lợi thế của cây bưởi là có thể neo trái tại vườn, kéo dài thời gian thu hoạch trong 1 tháng bằng cách tưới nước liên tục. Định hướng đến năm 2025 diện tích bưởi toàn tỉnh là 2.000 ha.
d) Cây tỏi
Năm 2017 diện tích trồng tỏi toàn tỉnh là 445 ha, đến năm 2019 diện tích là 538,7 ha, năng suất 48,22 tạ/ha, sản lượng thu hoạch 2.597,6 tấn, năm 2020 giảm 138 ha.
e) Cây mía tím
Bên cạnh cây sầu riêng thì mía tím được trồng chủ yếu trên đất Khánh Sơn, tập trung chủ yếu các xã Ba Cụm Bắc (77,1 ha), thị trấn Tô Hạp (53,2 ha), Sơn Hiệp (30 ha), Sơn Trung (38 ha), Ba Cụm Nam (23,2 ha). Định hướng đến năm 2025 diện tích mía toàn tỉnh 11.000 ha, trong đó vùng mía trên địa bàn thị xã Ninh Hòa còn khoảng 7.000 ha.
f) Cây mía nguyên liệu
Ninh Hòa là địa bàn trồng mía lớn nhất tỉnh với diện tích gieo trồng hàng năm là 10.773 ha giảm 802 ha so với năm 2016, Diên Khánh 1.647 ha giảm 715 ha so với thời điểm năm 2016, Cam Lâm 1.430 ha giảm 1.000 so với năm 2016. Diện tích mía năm 2019 là 16.438 ha, so với năm 2016 là 18.984 ha giảm 2.546 ha. Trong các năm qua diện tích trồng mía giảm dần qua từng năm, nguyên nhân là do thời tiết khô hạn, cây mía được tưới chủ yếu là nước trời, giá thu mua mía bấp bênh, chi phí sản xuất ngày một cao nên người dân không còn mặn mà để trồng mía. Những diện tích này người dân đã chuyển sang cây ăn quả và cây trồng có giá trị kinh tế cao. Năng suất trung bình toàn tỉnh là 470,73 tạ/ha, sản lượng 773.778 tấn.
Khánh Hòa là một tỉnh ven biển Nam Trung Bộ, với 385 km đường bờ biển và hơn 200 đảo lớn nhỏ, ba vịnh, hai đầm phá tương đối kín gió là lợi thế tốt để phát triển nuôi trồng thủy sản.
Khánh Hòa luôn được xem là trung tâm sản xuất giống thủy sản tại khu vực miền Trung. Đối tượng giống thủy sản sản xuất chủ yếu là tôm sú và tôm chân trắng. Ngoài ra, còn có các đối tượng thủy sản khác như: Ốc hương, cá biển, tu hài, cua, hải sâm… Nguồn giống thủy sản của Khánh Hòa cung cấp cho nhu cầu của địa phương và xuất đi các tỉnh miền Tây, các tỉnh phía Bắc như: Cà Mau, Bến Tre, Kiên Giang, Long An, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Thuận, Phú Yên, Quảng Bình, Nam Định, Quảng Ninh… Về nuôi thương phẩm: Khánh Hòa hiện có 05 vùng nuôi chính là huyện Vạn Ninh, thị xã Ninh Hòa, thành phố Nha Trang, huyện Cam Lâm và thành phố Cam Ranh. Đối tượng nuôi chủ yếu là tôm chân trắng, tôm sú, cá biển, ốc hương, cua…
Toàn tỉnh có 252 trại giống thủy sản. Trong đó số trại sản xuất giống chủ lực (tôm thẻ chân trắng và tôm sú) là 68 trại. Số trại cung cấp giống cho nuôi biển (nhuyễn thể, cá biển) là 182 trại. Diện tích ao, đìa là 4.300 ha; tổng số lồng, bè trên biển là 69.719 lồng (trong đó có 60.647 lồng tôm hùm, có 9.072 lồng cá biển).
a) Tôm hùm: Đối tượng tôm hùm là đối tượng nuôi biển trọng điểm của tỉnh, toàn tỉnh có 04 vùng nuôi chính là Vạn Ninh, Ninh Hòa, Nha Trang và Cam Ranh, với tổng số lồng thả nuôi trong năm 2020 là 60.647 ô lồng, sản lượng thu được là trên 1.500 tấn.
b) Ốc hương: Được nuôi chủ yếu tại Cam Ranh, Ninh Hòa, Vạn Ninh với diện tích khoảng 404 ha, sản lượng khoảng 2.053 tấn.
c) Tôm thẻ: Được nuôi chủ yếu tại Cam Ranh, Cam Lâm, Ninh Hòa, Nha Trang, Vạn Ninh với diện tích khoảng 862 ha, sản lượng khoảng 2.960 tấn.
d) Cá biển nuôi lồng: Được nuôi thương phẩm chủ yếu tại Khánh Hòa bao gồm cá chẽm, cá mú, cá bớp, cá chim vây vàng... Cá biển nuôi lồng với hai hình thức lồng bè truyền thống và lồng Nauy. Số lượng lồng nuôi cá truyền thống tại các vịnh, đầm của tỉnh trong năm 2020 là 9.072 lồng, với sản lượng đạt trên 8.200 tấn.
e) Cá biển nuôi đìa: Được nuôi chủ yếu tại Cam Ranh, Cam Lâm, Ninh Hòa với diện tích khoảng 229,7 ha, sản lượng khoảng 408 tấn.
f) Một số đối tượng khác như cua biển, hàu Thái Bình Dương, rong biển,...
- Cua biển: Thời gian gần đây, diện tích nuôi cua trên địa bàn tăng lên do người nuôi kết hợp với tôm chân trắng ở những ao nuôi tôm không đạt hiệu quả. Diện tích nuôi năm 2020 là 662 ha với sản lượng đạt 88,1 tấn.
- Hàu Thái Bình Dương là đối tượng được nuôi nhiều tại đầm Nha Phu từ mô hình nuôi thử nghiệm của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III từ năm 2012. Đến nay, đối tượng này đã góp phần giúp người dân ven biển mang lại thu nhập vừa giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường. Diện tích nuôi hàu là 37,5 ha với sản lượng 209,3 tấn.
- Rong biển: Diện tích thả nuôi rong biển khoảng 47,4 ha, sản lượng đạt 414,5 tấn; với hai đối tượng thả nuôi chủ yếu là rong sụn và rong nho. Rong sụn được trồng tập trung tại các vùng nuôi thành phố Cam Ranh và huyện Vạn Ninh. Rong nho chủ yếu được trồng ở thị xã Ninh Hòa bằng các phương pháp trồng treo, trồng đáy, trồng vỉ.
- Nhuyễn thể (ngao hai cồi, hải sâm, tu hài) được thả nuôi trong năm 2020 với tổng diện tích 100 ha với sản lượng 216 tấn.
Khánh Hòa là tỉnh có điều kiện thuận lợi để phát triển ngành chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, tuy nhiên trong các năm qua ngành chăn nuôi vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng và lợi thế của tỉnh, năng suất, chất lượng sản phẩm còn thấp, tỷ lệ sản xuất chăn nuôi nhỏ lẻ, lạc hậu còn chiếm tỷ lệ khá lớn. Tính đến cuối tháng 9 năm 2020, tổng đàn lợn 311.230 con, đàn trâu, bò có 59.300 con; đàn gia cầm có 2.662.900 con. Toàn tỉnh có 09 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm được công nhận cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh. Hiện nay chăn nuôi trang trại chiếm 80% (đối với chăn nuôi lợn) và 40% đối với gia cầm. Số cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ vẫn còn, số cơ sở này cơ sở vật chất còn hạn chế, khó áp dụng biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học.
II. Về sơ chế, chế biến và tiêu thụ nông, thủy sản trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, ngoài các sản phẩm thủy sản xuất khẩu như tôm thẻ chân trắng, cá ngừ,… được các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu sang các thị trường như Mỹ, Châu Âu,… các sản phẩm nông, thủy sản khác như xoài, sầu riêng, bưởi da xanh, tôm hùm, ốc hương được tiêu thụ trong nước, một số ít được thu gom, bao gói và xuất tươi sang thị trường Trung Quốc. Đây là thị trường nhiều rủi ro, thiếu bền vững do không có hợp đồng cố định, chủ yếu thu mua theo mùa vụ. Hiện nay, các doanh nghiệp tham gia đầu tư hệ thống bảo quản, công nghệ chế biến sâu các sản phẩm, đặc biệt là nông sản còn hạn chế. Do đó, các sản phẩm nông sản có chất lượng thấp rất khó để tiêu thụ vào dịp chính vụ.
III. Về liên kết sản xuất, sơ chế, chế biến, tiêu thụ
1. Thực trạng liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ theo chuỗi giá trị
Trong thời gian qua, thực hiện Quyết định số 3961/QĐ-UBND, đã hình thành được 06 chuỗi cung cấp thực phẩm nông, thủy sản an toàn trên địa bàn toàn tỉnh Khánh Hòa. Cùng với 03 chuỗi đã được hình thành trước đó, nâng tổng số chuỗi cung cấp thực phẩm nông, thủy sản an toàn trên địa bàn toàn tỉnh là 09 chuỗi, trong đó có 02 chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm rau, củ, quả; 01 chuỗi tỏi; 03 chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm trái cây; 01 chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm thịt gia cầm; 01 chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm thịt lợn và 01 chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm thủy sản nuôi. Các chuỗi được kiểm soát từ khâu sản xuất ban đầu cho đến sơ chế, chế biến, tiêu thụ. Mặc dù đã có sự liên kết trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị. Tuy nhiên chưa thật sự mang tính bền vững. Một số chuỗi có sự tham gia của doanh nghiệp như chuỗi sản xuất, sơ chế, tiêu thụ xoài của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Khánh Hòa Food, chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ thịt lợn của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Cường Long Phát thì hoạt động hiệu quả. Doanh nghiệp đầu tư vật tư nông nghiệp, nông dân sản xuất, doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm. Một số chuỗi chưa có sự tham gia của doanh nghiệp như chuỗi sầu riêng, bưởi da xanh, tỏi thì hầu như hoạt động chưa có hiệu quả, hoạt động liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ chưa mang tính bền vững, thiếu tính chặt chẽ.
2. Đánh giá chung về thực trạng phát triển chuỗi giá trị
Nhìn chung việc xây dựng liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị đang được các cấp các ngành cũng như các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh rất quan tâm và triển khai thực hiện trong thực tiễn sản xuất. Ngoài nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để xây dựng liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị thì rất nhiều cơ sở, doanh nghiệp, hợp tác xã đã tự nhận thấy được tiềm năng phát triển, sự bền vững của việc liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị để đầu tư, phát triển.
Đã hình thành chuỗi cung cấp nông, lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh nhưng sản lượng tiêu thụ ổn định qua chuỗi, nông sản tiêu thụ qua ký kết hợp đồng còn thấp.
Mặt khác, hiện nay thị trường vẫn chưa có sự phân biệt rõ ràng giữa các sản phẩm an toàn và các sản phẩm không an toàn nên nhiều cơ sở vẫn chưa mạnh dạn đầu tư, nâng cấp để xây dựng liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, đồng thời áp dụng các ứng dụng công nghệ trong sản xuất, kinh doanh, quản lý để tạo ra sản phẩm an toàn, truy nguyên được nguồn gốc. Ngoài ra, chưa nhiều doanh nghiệp tham gia vào các chuỗi nên việc liên kết chưa thật sự mang tính bền vững.
Hiện nay mới chủ yếu liên kết trong sản xuất, tiêu thụ mà chưa hình thành nhiều liên kết trong cung ứng vật tư, bao tiêu sản phẩm của doanh nghiệp và người nông dân.
Ngoài ra, sản phẩm qua sơ chế, chế biến vẫn chưa đa dạng, chủ yếu bán tươi nên giá trị vẫn chưa cao, thời gian bảo quản không dài dẫn đến khó vận chuyển đi xa cũng như hướng vào thị trường xuất khẩu.
Tóm lại, trong xây dựng liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, ngành nông nghiệp đã mang lại một số hiệu quả nhất định nhưng vẫn chưa phát huy hết tiềm năng, lợi thế của tỉnh nên sản lượng nông sản tiêu thụ thông qua chuỗi vẫn còn rất hạn chế, đặc biệt là trong việc xuất khẩu nông sản còn yếu.
IV. Tình hình sản xuất theo quy trình quản lý chất lượng tiên tiến
Các sản phẩm chủ lực của tỉnh như sầu riêng tại Khánh Sơn; bưởi da xanh tại Khánh Vĩnh; xoài tại huyện Cam Lâm; tỏi tại thị xã Ninh Hòa và huyện Vạn Ninh đã được chứng nhận sản xuất phù hợp với tiêu chuẩn VietGAP.
Một số sản phẩm, trong đó các sản phẩm chủ lực của tỉnh như sầu riêng, bưởi da xanh, xoài, thủy sản nuôi được chứng nhận sản xuất phù hợp với quy trình VietGAP. Tuy nhiên diện tích, sản lượng được chứng nhận vẫn còn rất hạn chế so với diện tích, sản lượng thực tế tại các địa phương.
Tỷ lệ diện tích được chứng nhận VietGAP rất thấp so với diện tích sản xuất thực tế hiện nay tại các địa phương, do đó rất khó để đáp ứng yêu cầu của một số doanh nghiệp thu mua có nhu cầu tiêu thụ sản phẩm đảm bảo an toàn với số lượng lớn. Bên cạnh đó, mặc dù các sản phẩm chứng nhận VietGAP đã được tiêu thụ tại một số siêu thị như Co.opmark, BigC,.. tuy nhiên với số lượng rất hạn chế; sản lượng tiêu thụ thông qua liên kết giữa doanh nghiệp với người nông dân, tổ hợp tác/hợp tác xã rất ít. Do đó các hộ nông dân, tổ hợp tác/hợp tác xã được chứng nhận vẫn gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm. Đầu ra cho các sản phẩm nông sản được chứng nhận VietGAP thiếu tính ổn định, chưa mang tính bền vững.
1. Mục tiêu chung
Nhân rộng, phát triển các mô hình chuỗi cung cấp nông lâm thủy sản an toàn theo VietGAP trên địa bàn tỉnh đã được triển khai, qua đó đẩy mạnh liên kết sản xuất và tiêu thụ nông, thủy sản giữa người nông dân, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác để khắc phục tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, qua đó nâng cao sản lượng và chất lượng, tăng thu nhập cho người dân, góp phần đạt được mục tiêu tăng trưởng của ngành nông nghiệp.
Nâng cao tỷ lệ sản phẩm sản xuất theo chuỗi giá trị từ sản xuất, thu gom, sơ chế, chế biến, bảo quản và tiêu thụ trên địa bàn tỉnh, đảm bảo quy mô hàng hóa, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao, bảo đảm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và cho xuất khẩu bền vững.
2. Mục tiêu cụ thể
Phát triển nhân rộng các mô hình chuỗi cung cấp nông lâm thủy sản an toàn theo VietGAP trên địa bàn toàn tỉnh theo hướng mỗi chuỗi có ít nhất 01 doanh nghiệp tham gia liên kết tiêu thụ các sản phẩm nông, thủy sản. Đến năm 2025, các sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh gồm sầu riêng, bưởi da xanh, xoài, tỏi, các loài thủy sản nuôi được kiểm soát an toàn thực phẩm theo chuỗi từ sản xuất ban đầu, thu gom, sơ chế, chế biến, bảo quản và tiêu thụ, có đầu ra ổn định, hướng đến xuất khẩu bền vững.
Mục tiêu cụ thể giai đoạn 2021-2025: Phát triển, nhân rộng 06 mô hình chuỗi cung cấp thực phẩm nông, thủy sản đã được chứng nhận VietGAP. Cụ thể:
- Giai đoạn 2021-2022: Triển khai nhân rộng, phát triển 01 mô hình chuỗi cung rau, củ, quả.
- Giai đoạn 2022-2023: Triển khai nhân rộng, phát triển 02 mô hình chuỗi cung cấp trái cây (xoài, bưởi da xanh, dừa xiêm,...).
- Giai đoạn 2023-2024: Triển khai nhân rộng, phát triển 01 mô hình chuỗi cung cấp trái cây (sầu riêng, chuối, mít,...) và 01 mô hình chuỗi cung cấp thịt lợn.
- Giai đoạn 2024-2025: Triển khai nhân rộng, phát triển 01 mô hình chuỗi cung cấp thủy sản nuôi (tôm hùm, ốc hương, tôm thẻ, rong nho, cá biển,...).
1. Khảo sát, đánh giá lựa chọn các tác nhân tham gia
Trên cơ sở các mô hình đã được triển khai, tiến hành khảo sát, lựa chọn và nhân rộng, phát triển mô hình tại tất cả các mắt xích tham gia trong chuỗi. Cụ thể:
- Cơ sở sản xuất ban đầu: Khảo sát, lựa chọn, vận động các hộ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản trên địa bàn toàn tỉnh tham gia để nhân rộng mô hình, đảm bảo tăng cả về số lượng hộ dân tham gia, diện tích, địa phương tham gia mô hình.
- Cơ sở thu gom, sơ chế, chế biến: Lựa chọn, vận động các cơ sở, thu gom, sơ chế, chế biến đáp ứng các điều kiện để tham gia vào chuỗi liên kết, chế biến, tiêu thụ sản phẩm trong đó tập trung ưu tiên lựa chọn các doanh nghiệp có đủ năng lực tham gia.
- Cơ sở kinh doanh: Vận động, lựa chọn các cơ sở kinh doanh, nhà hàng, khách sạn, siêu thị tham gia vào chuỗi liên kết để tạo kênh tiêu thụ sản phẩm ổn định cho các hợp tác xã, tổ hợp tác trên địa bàn tỉnh.
2. Đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực cho các mắt xích tham gia trong chuỗi
- Tổ chức đào tạo, tập huấn kiến thức đảm bảo an toàn thực phẩm cho các tổ chức, cá nhân tham gia chuỗi liên kết các quy định của Nhà nước về bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản; quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP; các chương trình quản lý chất lượng tiên tiến trong sơ chế, chế biến như GMP, SSOP, HACCP,...
- Tổ chức đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ cấp huyện, xã kiến thức về quản lý an toàn thực phẩm theo chuỗi để nâng cao chất lượng, nguồn nhân lực tham gia thực hiện nội dung Đề án.
3. Nâng cấp cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị sản xuất
Hỗ trợ các các tổ chức, cá nhân tham gia chuỗi nâng cấp điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị. Cụ thể:
- Tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia liên kết với người dân, hợp tác xã, tổ hợp tác tiếp cận các nguồn vốn chính sách hỗ trợ đầu tư, trang bị các thiết bị phục vụ sơ chế, chế biến sản phẩm như hệ thống máy sấy, kho bảo quản sản phẩm.
- Hỗ trợ các tổ hợp tác, hợp tác xã, nông dân tham gia chuỗi trong việc tiếp cận các nguồn vốn chính sách của Nhà nước về đầu tư hệ thống tưới nước tự động, tiết kiệm để phục vụ sản xuất.
4. Hỗ trợ xây dựng, áp dụng các chương trình quản lý chất lượng, đánh giá chứng nhận mở rộng VietGAP, chứng nhận hữu cơ, điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm
Tổ chức tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ các mắt xích tham gia trong chuỗi chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng an toàn thực phẩm, đáp ứng yêu cầu của thị trường (chứng nhận điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm, VietGAP, hữu cơ,...). Cụ thể:
- Tư vấn, hỗ trợ các tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất ban đầu trong việc duy trì chứng nhận VietGAP đã được cấp.
- Tư vấn, hỗ trợ đánh giá chứng nhận mở rộng quy trình sản xuất theo VietGAP cho các cơ sở sản xuất ban đầu đăng ký tham gia chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ.
- Lấy mẫu giám sát về vệ sinh an toàn thực phẩm tại tất cả các mắt xích tham gia trong chuỗi để đảm bảo việc kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm của các sản phẩm.
5. Xây dựng tiêu chí sản phẩm
Xây dựng tiêu chí sản phẩm cho các sản phẩm được kiểm soát an toàn thực phẩm theo chuỗi với đầy đủ các chỉ tiêu về chất lượng dinh dưỡng, an toàn thực phẩm, quy cách đóng gói, tem, nhãn để làm cơ sở cho việc chứng nhận sản phẩm đặc trưng của tỉnh.
6. Triển khai các hoạt động quảng bá xúc tiến thương mại
- Thiết kế, in tem nhãn, bao bì nhận diện, tem truy suất nguồn gốc điện tử cho các sản phẩm được kiểm soát an toàn theo chuỗi để người tiêu dùng nhận diện được sản phẩm, đáp ứng yêu cầu về truy suất nguồn gốc của thị trường xuất khẩu.
- Thiết kế ấn phẩm truyền thông như catalo, video giới thiệu về sản phẩm nông, thủy sản được kiểm soát an toàn thực phẩm theo chuỗi.
- Hỗ trợ các sản phẩm được kiểm soát theo chuỗi tham gia các hội chợ trong và ngoài tỉnh để quảng bá thương hiệu.
- Hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc đáp ứng các yêu cầu của thị trường, đặc biệt là thị trường xuất khẩu để các sản phẩm nông sản hướng tới xuất khẩu mang tính bền vững.
1. Giải pháp về cơ chế, chính sách
- Xây dựng, điều chỉnh phù hợp thực tế địa phương các chính sách hỗ trợ trong sản xuất nông nghiệp từ khâu quy hoạch, cung ứng vật tư nông nghiệp, cây giống, con giống đến sản xuất, sơ chế, chế biến và tiêu thụ. Đặc biệt chú ý đến các nhóm chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao, phát triển hợp tác xã kiểu mới, phát triển liên kết trong sản xuất và hỗ trợ phát triển chế biến, tiêu thụ sản phẩm.
- Xây dựng chính sách phát triển ngành hàng tập trung, tạo sức cạnh tranh, chia sẻ, hỗ trợ kinh nghiệm trong tổ chức sản xuất và tạo điều kiện cho lĩnh vực chế biến, xuất khẩu phát triển.
- Hỗ trợ các cơ sở sản xuất, kinh doanh tham gia tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước theo Nghị định số 98/2018/NĐ-CP của Chính phủ.
2. Giải pháp về huy động nguồn lực
- Thường xuyên tuyên truyền nâng cao nhận thức trong các cấp, các ngành, trong toàn bộ hệ thống chính trị từ tỉnh đến huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn về tầm quan trọng và yêu cầu bức thiết trong việc xây dựng và phát triển các chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm ổn định, bền vững. Đồng thời quán triệt đến tất cả các cấp, các ngành, các địa phương nội dung và phương pháp thực hiện hình thành, phát triển chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ nông sản bền vững, giới thiệu những cách làm hay, những mô hình có hiệu quả để nhân rộng. Các ngành, các cấp, các địa phương phải đẩy mạnh quán triệt, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân về lợi ích, trách nhiệm khi tham gia các hoạt động liên kết, hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ nông sản.
- Thu hút, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có năng lực đầu tư vào phát triển nông nghiệp, liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là xuất khẩu thông qua các chính sách ưu đãi về lãi suất, vốn vay, thuế nhập khẩu. Doanh nghiệp sẽ là nhân tố quan trọng trong định hướng thị trường, lựa chọn công nghệ, tìm kiếm nguồn đầu tư, hợp tác. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.
- Thúc đẩy sự phát triển của hợp tác xã, tổ hợp tác hình thành liên kết trong sản xuất, tiêu thụ đặc biệt gắn với các vùng nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh.
3. Giải pháp về khoa học công nghệ
- Tiếp cận, đầu tư cải tiến, áp dụng các công nghệ mới, hiệu quả từ khâu sản xuất giống - canh tác - sơ chế, chế biến - quản lý chất lượng, truy xuất sản phẩm - vận chuyển - tiêu thụ; đặc biệt là công nghệ cao, nông nghiệp thông minh 4.0 và nông nghiệp hữu cơ.
- Áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật trong sản xuất, sơ chế, chế biến.
- Chú trọng áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt trong quảng bá, thông tin, giới thiệu sản phẩm, cải tiến phương thức bán hàng qua các chợ online, sàn đấu giá nông sản...
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đối với cán bộ quản lý các cấp, doanh nghiệp, hợp tác xã và người sản xuất.
4. Giải pháp về tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm
- Thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chế biến nông sản, gắn kết nhà máy chế biến với vùng cung cấp nguyên liệu. Tạo mối quan hệ lợi ích, trách nhiệm hài hòa giữa doanh nghiệp và người sản xuất.
- Liên kết các địa phương trong tỉnh, cũng như các tỉnh trong khu vực có sản xuất các mặt hàng giống nhau tạo liên kết ngành hàng, đặc biệt là các mặt hàng xuất khẩu, hỗ trợ trao đổi thông tin và tham gia dự báo nguồn cung nông sản trong từng thời điểm cụ thể nhằm chủ động điều tiết sản xuất và phân phối sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường.
- Liên kết với các địa phương trong cả nước đặc biệt là các khu vực có nhu cầu lớn về các mặt hàng nông sản của tỉnh để phát triển thị trường tiêu thụ nông sản bên cạnh thị trường truyền thống phải đẩy mạnh tìm kiếm các thị trường mới tiềm năng).
5. Giải pháp về quản lý chất lượng nông sản
- Bên cạnh việc hình thành các liên kết, hình thành chuỗi tiêu thụ nông sản phải chú ý đến công tác quản lý chất lượng nông sản để tăng uy tín, sức cạnh tranh của nông sản Khánh Hòa. Tăng cường công tác kiểm tra, đặc biệt là kiểm tra đột xuất các cơ sở cung ứng vật tư nông nghiệp, chuỗi sản xuất - tiêu thụ, cơ sở sản xuất, sơ chế, chế biến, nhà hàng, khách sạn, siêu thị,...
- Nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm. Tổ chức truy xuất sản phẩm không an toàn nếu được phát hiện trong quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Phối hợp với các trung tâm bán buôn, bán lẻ kiểm soát, truy xuất nếu sản phẩm không an toàn để tìm cách khắc phục.
6. Giải pháp về thương hiệu, quảng bá sản phẩm, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường
- Khảo sát mạng lưới thị trường tiêu thụ sản phẩm nông sản; quảng bá, xúc tiến thương mại, kêu gọi các doanh nghiệp, các hợp tác xã, tổ hợp tác tham gia đầu tư sản xuất, chế biến, liên kết tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh.
- Chuyển từ tư duy sản xuất theo khả năng sang sản xuất theo thị trường, xác định thị trường chiến lược cho từng ngành hàng và ký các cam kết quốc gia để tạo cơ chế thuận lợi và hạn chế rủi ro. Hệ thống thông tin và dự báo, phân tích thị trường, tiêu chuẩn chất lượng đối với từng thị trường phải cập nhật và xây dựng cơ sở dữ liệu cho từng chủng loại sản phẩm.
- Xây dựng thương hiệu địa phương, khu vực, quốc gia để thương hiệu của từng sản phẩm được bảo hộ và nâng cao giá trị giá tăng. Xây dựng chỉ dẫn địa lý cho các loại đặc sản của tỉnh cụ thể qua việc quy hoạch và điều chỉnh xây dựng vùng sản xuất, xây dựng hệ thống tiêu chuẩn sản phẩm, quảng bá thương hiệu trên truyền thông để giới thiệu sản phẩm, hỗ trợ tham gia xúc tiến thương mại, hội chợ triển lãm.
1. Ngân sách nhà nước: Tổng kinh phí triển khai: 3.238.400.000 đồng (Ba tỷ, hai trăm ba mươi tám triệu, bốn trăm nghìn đồng), trong đó:
- Kinh phí khảo sát, đánh giá lựa chọn địa điểm, cơ sở triển khai: 81.000.000 đồng.
- Kinh phí đào tạo, phổ biến kiến thức an toàn thực phẩm cho các mắt xích tham gia chuỗi: 513.600.000 đồng.
- Hỗ trợ hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất ban đầu xây dựng, áp dụng và chứng nhận VietGAP, hữu cơ,...: 991.980.000 đồng.
- Kinh phí hỗ trợ cơ sở thu gom, đóng gói, sơ chế, chế biến, kinh doanh điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm: 47.520.000 đồng.
- Kinh phí xây dựng thương hiệu, quảng bá, xúc tiến thương mại, tiếp cận thị trường tiêu thụ: 1.548.000.000 đồng.
- Kinh phí tổ chức hội nghị tổng kết kế hoạch: 56.300.000 đồng.
2. Kế hoạch kinh phí thực hiện của từng năm:
TT | Năm | Số lượng mô hình thực hiện | Kinh phí thực hiện (VNĐ) | Ghi chú |
1 | 2021 | 01 | 530.350.000 |
|
2 | 2022 | 02 | 1.060.700.000 |
|
3 | 2023 | 01 | 530.350.000 |
|
4 | 2024 | 01 | 530.350.000 |
|
5 | 2025 | 01 | 586.650.000 |
|
Tổng |
| 3.238.400.000 |
|
Thời gian thực hiện: Dự kiến 05 năm (từ năm 2021 đến năm 2025).
Địa điểm: Tỉnh Khánh Hòa.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện kế hoạch đúng tiến độ và hiệu quả. Tổng hợp, báo cáo kết quả về Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Sở Công thương
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, thiết lập liên kết sản xuất - kinh doanh - tiêu thụ sản phẩm an toàn và quảng bá, giới thiệu sản phẩm an toàn theo chuỗi.
3. Sở Y tế
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc tuyên truyền, vận động các bếp ăn tập thể tại các công ty, nhà hàng, khách sạn liên kết, tiêu thụ các sản phẩm nông sản được kiểm soát an toàn thực phẩm theo chuỗi trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
4. Sở Thông tin và Truyền thông
Chỉ đạo các đơn vị truyền thông như Đài Phát thanh và Truyền hình Khánh Hòa, Báo Khánh Hòa,... xây dựng chuyên mục, tổ chức đưa tin, giới thiệu quảng bá sản phẩm an toàn được sản xuất theo chuỗi trên các phương tiện thông tin đại chúng.
5. Sở Tài chính
Trên cơ sở đề xuất của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính tổng hợp, cân đối kinh phí theo khả năng ngân sách từng năm để tham mưu, trình cấp thẩm quyền bố trí kinh phí thực hiện Đề án đối với phạm vi chi do ngân sách địa phương đảm bảo theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
6. Sở Khoa học và Công nghệ
- Nghiên cứu chuyển giao công nghệ, kỹ thuật canh tác nâng cao năng suất, chất lượng, giảm khả năng sâu bệnh cho nông sản trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tư vấn, hướng dẫn các thủ tục về sở hữu công nghiệp (nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý,...) cho các tổ chức, cá nhân tham gia vào chuỗi liên kết, sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm.
7. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Hội Phụ nữ tỉnh
Tổ chức tuyên truyền, vận động các hội viên và Nhân dân chấp hành tốt các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm, tích cực tham gia và có trách nhiệm xây dựng mô hình sản xuất kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn theo chuỗi cung ứng.
8. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
Phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ngành có liên quan, các tổ chức chính trị xã hội, các đoàn thể tích cực tham gia các hoạt động tuyên truyền, vận động người dân tham gia tổ hợp tác, hợp tác xã để hình thành vùng sản xuất có quy mô lớn.
Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có vướng mắc, khó khăn, cần bổ sung những nội dung cụ thể của Đề án, các sở, ngành, địa phương chủ động báo cáo qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, điều chỉnh cho phù hợp./.
TỔNG HỢP DỰ TOÁN KINH PHÍ NHÂN RỘNG, PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH CHUỖI LIÊN KẾT SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN VÀ TIÊU THỤ NÔNG, LÂM, THỦY SẢN GIAI ĐOẠN 2021-2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1261/QĐ-UBND ngày 13 tháng 5 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa)
TT | Nội dung | Kinh phí (1.000 VNĐ) | Ghi chú |
1 | Kinh phí khảo sát, đánh giá lựa chọn địa điểm, cơ sở triển khai | 81.000 | Biểu 1 |
2 | Kinh phí đào tạo, phổ biến kiến thức ATTP cho các mắt xích tham gia chuỗi | 513.600 | Biểu 2 |
3 | Hỗ trợ hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất ban đầu xây dựng, áp dụng và chứng nhận VietGAP | 991.980 | Biểu 3 |
4 | Kinh phí hỗ trợ cơ sở thu gom, đóng gói, sơ chế, chế biến, kinh doanh điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm | 47.520 | Biểu 4 |
5 | Quảng bá, xúc tiến thương mại, tiếp cận thị trường cho sản phẩm được chứng nhận | 1.548.000 | Biểu 5 |
6 | Tổ chức hội nghị tổng kết Kế hoạch | 56.300 | Biểu 6 |
| Tổng cộng | 3.238.400 |
|
Tổng cộng: Ba tỷ, hai trăm ba mươi tám triệu, bốn trăm nghìn đồng chẵn.
BIỂU 1. DỰ TOÁN KINH PHÍ KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ LỰA CHỌN CƠ SỞ THAM GIA
TT | Nội dung | Đơn vị tính | Số lượng | Đơn giá | Thành tiền | Cơ sở áp dụng |
I | Kinh phí triển khai cho 01 mô hình |
|
|
| 13.500 |
|
1 | Chi phí đi lại (05 chuyến/01 mô hình) | Chuyến | 5 | 2.000 | 10.000 | Theo thực tế |
2 | Công tác phí (5 người/1 chuyến) | Người | 25 | 80 | 2.000 | Nghị quyết số 15/2017/NQ-HĐND |
3 | Hỗ trợ tiền thuê phòng nghỉ cho cán bộ đi khảo sát, lựa chọn địa điểm triển khai (5 người/1 ngày x 2 đêm) | Người | 10 | 150 | 1.500 | |
II | Kinh phí triển khai 06 mô hình (I x 6 mô hình) |
|
|
| 81.000 |
|
Tổng cộng: 13,5 triệu/1 mô hình x 6 mô hình = 81 triệu đồng.
(Bằng chữ: Tám mươi mốt triệu đồng).
BIỂU 2. DỰ TOÁN KINH PHÍ ĐÀO TẠO, TẬP HUẤN CHO CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN THAM GIA MÔ HÌNH
TT | Nội dung | Đơn vị tính | Số lượng | Đơn giá | Thành tiền | Cơ sở áp dụng |
I | Kinh phí triển khai 01 mô hình |
|
|
| 85.600 |
|
1 | Kinh phí tập huấn, tuyên truyền |
|
|
| 40.100 |
|
| Số lớp tập huấn (02 lớp/01 mô hình) | Lớp | 2 |
|
|
|
a | Chi phí đi lại | Ngày | 2 | 2.000 | 4.000 | Theo thực tế |
b | Công tác phí (5 người/lớp x 2 lớp) | Người | 10 | 80 | 800 | Nghị quyết số 15/2017/NQ-HĐND |
c | Thuê và trang trí hội trường, hệ thống máy chiếu, âm thanh | Ngày | 2 | 1.500 | 3.000 | Theo thực tế |
d | Chi phí báo cáo viên (2 người/1 lớp x 2 lớp) | Người | 4 | 450 | 1.800 | Nghị quyết số 11/2018/NQ-HĐND ngày 07/12/2018 |
e | Hỗ trợ tiền ăn cho học viên (60 người/1 lớp x 2 lớp) | Người | 120 | 70 | 8.400 | Thông tư số 75/2019/TT-BTC ngày 04/11/2019 |
f | Nước uống cho học viên và đại biểu (65 người/1 lớp x 2 lớp) | Người | 130 | 30 | 3.900 | |
g | Hỗ trợ tiền đi lại cho học viên (60 người/1 lớp x 2 lớp) | Người | 120 | 100 | 12.000 | |
h | Bồi dưỡng phục vụ viên (1 người/lớp x 2 lớp) | Người | 2 | 100 | 200 | |
l | Tài liệu tập huấn, giấy, bút, cặp nút cho học viên (1 bộ/1 người x 60 người/1 lớp x 2 lớp) | Bộ | 120 | 50 | 6.000 | Theo thực tế |
2 | Kinh phí đi tham quan học tập kinh nghiệm |
|
|
| 45.500 |
|
1 | Thuê xe đi lại (4 ngày) | Đợt | 1 | 20.000 | 20.000 | Theo thực tế |
2 | Công tác phí (15 người x 4 ngày) | Người | 60 | 150 | 9.000 |
|
3 | Phòng nghỉ (15 người x 3 đêm) | Người | 45 | 300 | 13.500 |
|
4 | Chi phí khác (vé phà,...) |
|
|
| 3.000 |
|
II | Tổng kinh phí triển khai 06 mô hình |
|
|
| 513.600 |
|
Tổng cộng: 85,6 triệu đồng/1 mô hình x 6 mô hình = 513,6 triệu đồng.
(Bằng chữ: Năm trăm mười ba triệu, sáu trăm nghìn đồng).
TT | Nội dung | Đơn vị tính | Số lượng | Đơn giá | Thành tiền | Cơ sở áp dụng |
I | Dự toán kinh phí triển khai 01 mô hình |
|
|
| 165.330 |
|
1 | Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo yêu cầu của VietGAP, hữu cơ,… |
|
|
| 21.000 |
|
- | Xây dựng hồ sơ, tài liệu, biểu mẫu ghi chép (1 bộ/tổ chức x 3 tổ chức/1 mô hình) | Bộ | 3 | 1.000 | 3.000 | Theo thực tế |
- | Văn phòng phẩm, in ấn sổ ghi chép, hồ sơ, tài liệu (cho các hộ, ban QL) (30 bộ/1 tổ chức x 3 tổ chức) | Bộ | 90 | 200 | 18.000 | Theo thực tế |
2 | Tư vấn tại hiện trường cho các cơ sở về thực hành sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP, hữu cơ,… |
|
|
| 8.640 |
|
- | Chi phí đi lại (4 chuyến/1 mô hình) | Chuyến | 4 | 2.000 | 8.000 | Theo thực tế |
- | Công tác phí (2 người/1 chuyến x 4 chuyến) | Người | 8 | 80 | 640 | Nghị quyết số 15/2017/NQ-HĐND |
3 | Kinh phí lấy mẫu đất, nước theo yêu cầu của VietGAP, hữu cơ,… |
|
|
| 25.800 |
|
- | Kinh phí phân tích mẫu đất (5 mẫu /1 tổ chức x 3 tổ chức) | Mẫu | 15 | 900 | 13.500 | Theo thực tế |
- | Kinh phí phân tích mẫu nước (5 mẫu /1 tổ chức x 3 tổ chức) | Mẫu | 15 | 700 | 10.500 | Theo thực tế |
- | Dụng cụ lấy mẫu, bảo quản mẫu (60.000/1 mẫu) | Mẫu | 30 | 60 | 1.800 | Theo thực tế |
4 | Kinh phí phân tích mẫu sản phẩm để chứng nhận VietGAP, hữu cơ,… |
|
|
| 19.890 |
|
- | Chi phí xét nghiệm mẫu (3 mẫu/1 tổ chức x 3 tổ chức) | Mẫu | 9 | 2.000 | 18.000 | Theo thực tế |
- | Chi phí mua mẫu (01 mẫu gửi phân tích, 02 mẫu lưu) | Mẫu | 9 | 150 | 1.350 | Theo thực tế |
- | Dụng cụ lấy mẫu, bảo quản mẫu (60.000/1 mẫu) | Mẫu | 9 | 60 | 540 | Theo thực tế |
5 | Kinh phí đánh giá chứng nhận (30.000 triệu/1 tổ chức x 3 tổ chức) | Tổ chức | 3 | 30.000 | 90.000 | Theo thực tế |
II | Dự toán kinh phí triển khai 06 mô hình |
|
|
| 991.980 |
|
Tổng cộng: 165,33 triệu đồng/1 mô hình x 06 mô hình = 991,98 triệu đồng.
(Bằng chữ: Chín trăm chín mươi mốt triệu, chín trăm tám mươi nghìn đồng).
BIỂU 4. DỰ TOÁN KINH PHÍ TƯ VẤN, HỖ TRỢ CƠ SỞ THU GOM, SƠ CHẾ, CHẾ BIẾN, KINH DOANH THAM GIA MÔ HÌNH
TT | Nội dung | Đơn vị tính | Số lượng | Đơn giá | Thành tiền | Cơ sở áp dụng |
I | Dự toán kinh phí triển khai 01 mô hình |
|
|
| 7.920 |
|
1 | Tư vấn, hỗ trợ các cơ sở thu gom, sơ chế, chế biến khắc phục các điều kiện chưa đảm bảo ATTP |
|
|
| 4.320 |
|
- | Chi phí đi lại (2 chuyến/1 mô hình) | Chuyến | 2 | 2.000 | 4.000 | Theo thực tế |
- | Công tác phí (2 người/chuyến x 2 chuyến) | Người | 4 | 80 | 320 | Nghị quyết số 15/2017/NQ-HĐND |
2 | Hỗ trợ xây dựng các chương trình quản lý chất lượng tiên tiến GMP, SSOP, HACCP |
|
|
| 3.600 |
|
- | Xây dựng hồ sơ, tài liệu, biểu mẫu ghi chép (1 bộ/1 tổ chức x 3 tổ chức/1 mô hình) | Bộ | 3 | 1.000 | 3.000 |
|
- | Văn phòng phẩm, in ấn sổ ghi chép, hồ sơ, tài liệu | Bộ | 3 | 200 | 600 | Theo thực tế |
II | Tổng dự toán kinh phí triển khai 06 mô hình |
|
|
| 47.520 |
|
Tổng cộng: 7,920 triệu đồng/1 mô hình x 6 mô hình = 47,520 triệu đồng.
(Bằng chữ: Bốn mươi bảy triệu, năm trăm hai mươi nghìn đồng).
BIỂU 5. KINH PHÍ QUẢNG BÁ, XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI, TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG
TT | Nội dung | Đơn vị tính | Số lượng | Đơn giá | Thành tiền | Cơ sở áp dụng |
I | Dự toán kinh phí triển khai 01 mô hình |
|
|
| 258.000 |
|
1 | Hỗ trợ tem truy suất nguồn gốc sản phẩm cho các cơ sở tham gia trong chuỗi (30.000 tem/1 mô hình) | Cái | 30.000 | 1,5 | 45.000 | Thực tế và theo báo của các đơn vị thực hiện |
2 | Kinh phí hỗ trợ bao bì chứa đựng sản phẩm (30.000 bao bì/1 mô hình) | Cái | 30.000 | 2,6 | 78.000 | |
3 | Kinh phí hỗ trợ thiết kế, in ấn nhãn mác sản phẩm (200 m2/1 mô hình) | Cái | 200 | 200 | 40.000 | |
4 | Xây dựng, thiết kế ấn phẩm như video, catalog, tập san giới thiệu, quảng bá sản phẩm (1 ấn phẩm/1 mô hình) | Ấn phẩm | 1 | 20.000 | 20.000 | |
5 | Hỗ trợ tham gia hội chợ, hội nghị kết nối cung cầu trong và ngoài tỉnh (1 đợt/1 mô hình) | Đợt | 1 | 50.000 | 50.000 | Thực tế và theo báo của các đơn vị thực hiện |
6 | Kinh phí tổ chức hội nghị công bố, giới thiệu sản phẩm được chứng nhận (1 hội nghị/1 mô hình) | Ngày | 1 | 25.000 | 25.000 |
|
II | Dự toán kinh phí triển khai 06 mô hình |
|
|
| 1.548.000 |
|
Tổng cộng: 258 triệu/1 mô hình x 6 mô hình = 1,548 tỷ đồng.
(Bằng chữ: Một tỷ, năm trăm bốn mươi tám triệu đồng).
BIỂU 6. DỰ TOÁN KINH PHÍ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TỔNG KẾT KẾ HOẠCH
TT | Nội dung | Đơn vị tính | Số lượng | Đơn giá | Thành tiền | Cơ sở áp dụng |
1 | Thuê và trang trí hội trường | Ngày | 1 | 15.000 | 15.000 | Theo thực tế |
2 | Tài liệu hội nghị | Cuốn | 90 | 50 | 4.500 | Theo thực tế |
3 | Hỗ trợ tiền ăn cho đại biểu không hưởng lương từ ngân sách nhà nước | Người | 70 | 150 | 10.500 | Nghị quyết số 15/2017/NQ-HĐND ngày 06/12/2017 |
4 | Hỗ trợ tiền nước uống cho đại biểu tham gia | Người | 90 | 30 | 2.700 | |
5 | Hỗ trợ tiền đi lại cho đại biểu không hưởng lương từ ngân sách nhà nước | Người | 70 | 50 | 3.500 | |
6 | KP trưng bày sản phẩm (mua mẫu, dụng cụ dựng mẫu...) | Đợt | 1 | 20.000 | 20.000 | Theo thực tế |
7 | Bồi dưỡng phục vụ viên | Người | 1 | 100 | 100 | |
| Tổng |
|
|
| 56.300 |
|
Bằng chữ: Năm mươi sáu triệu, ba trăm nghìn đồng.
- 1Quyết định 5702/QĐ-UBND năm 2015 Chương trình xúc tiến thương mại tiêu thụ nông, lâm và thủy sản trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2020
- 2Quyết định 2631/QĐ-UBND năm 2020 về tiếp tục thực hiện Đề án “Xây dựng và khuyến khích phát triển mô hình chuỗi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông lâm thủy sản đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021-2025”
- 3Kế hoạch 194/KH-UBND năm 2021 thực hiện đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 4Quyết định 1914/QĐ-UBND năm 2021 về điều chỉnh Quyết định 1551/QĐ-UBND phê duyệt Đề án liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2019-2023
- 5Kế hoạch 269/KH-UBND năm 2021 về phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản tỉnh Hà Giang giai đoạn 2021-2025
- 6Kế hoạch 62/KH-UBND năm 2022 thực hiện Đề án phát triển ngành chế biến rau quả trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2022-2030
- 1Luật an toàn thực phẩm 2010
- 2Luật ngân sách nhà nước 2015
- 3Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4Quyết định 5702/QĐ-UBND năm 2015 Chương trình xúc tiến thương mại tiêu thụ nông, lâm và thủy sản trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2020
- 5Nghị quyết 15/2017/NQ-HĐND về quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị đối với cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 6Nghị định 98/2018/NĐ-CP về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
- 7Nghị quyết 11/2018/NQ-HĐND quy định về mức chi thù lao cho báo cáo viên, giảng viên trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, phổ biến kiến thức cho cán bộ, công chức, viên chức trên địa tỉnh Khánh Hòa
- 8Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 9Kết luận 54-KL/TW năm 2019 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết về nông nghiệp, nông dân, nông thôn do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 10Thông tư 75/2019/TT-BTC quy định về quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện hoạt động khuyến nông do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 11Quyết định 357/QĐ-TTg năm 2020 về Kế hoạch triển khai Kết luận 54-KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 12Quyết định 174/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Đề án thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 13Quyết định 2631/QĐ-UBND năm 2020 về tiếp tục thực hiện Đề án “Xây dựng và khuyến khích phát triển mô hình chuỗi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông lâm thủy sản đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021-2025”
- 14Quyết định 766/QĐ-UBND về Chương trình công tác năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa
- 15Kế hoạch 194/KH-UBND năm 2021 thực hiện đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 16Kế hoạch 10224/KH-UBND năm 2020 về thực hiện Kế hoạch 194-KH/TU triển khai Kết luận 54-KL/TW và Quyết định 357/QĐ-TTg về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn do tỉnh Khánh Hòa ban hành
- 17Quyết định 1914/QĐ-UBND năm 2021 về điều chỉnh Quyết định 1551/QĐ-UBND phê duyệt Đề án liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2019-2023
- 18Kế hoạch 269/KH-UBND năm 2021 về phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản tỉnh Hà Giang giai đoạn 2021-2025
- 19Kế hoạch 62/KH-UBND năm 2022 thực hiện Đề án phát triển ngành chế biến rau quả trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2022-2030
Quyết định 1261/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án phát triển, nhân rộng mô hình chuỗi liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thủy sản giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- Số hiệu: 1261/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 13/05/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Khánh Hòa
- Người ký: Đinh Văn Thiệu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra