Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 269/KH-UBND | Hà Giang, ngày 05 tháng 11 năm 2021 |
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG, LÂM SẢN TỈNH HÀ GIANG GIAI ĐOẠN 2021-2025
Thực hiện Nghị quyết số 39/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng Nhân dân tỉnh thông qua kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2020 - 2025 tỉnh Hà Giang;
Căn cứ Chương trình số 06/CTr-UBND ngày 07 tháng 01 năm 2021 của UBND tỉnh về việc thực hiện Nghị Quyết 46/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021;
Căn cứ Thông báo số 204/TB-UBND ngày 05 tháng 11 năm 2021 của UBND tỉnh Hà Giang thông báo Kết luận phiên họp giao ban Lãnh đạo UBND tỉnh ngày 01 tháng 11 năm 2021;
UBND tỉnh Hà Giang ban hành Kế hoạch phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản tỉnh Hà Giang giai đoạn 2021-2025, cụ thể như sau:
HIỆN TRẠNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG - LÂM SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG
I. Hiện trạng cơ sở chế biến nông lâm sản trên địa bàn tỉnh Hà Giang:
Trong những năm qua với sự nỗ lực của các cấp, ngành và các thành phần kinh tế trên địa bàn, ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản đang được phát triển về cả số lượng, đa dạng về nghề; giá trị sản xuất và xuất khẩu không ngừng tăng cao qua các năm ở nhiều lĩnh vực như: chế biến nông, lâm sản, dệt thổ cẩm... góp phần giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động ở các vùng nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân.
Ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản của tỉnh đang từng bước chuyển dịch từ quy mô nhỏ mang tính truyền thống sang phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, được định hướng đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, áp dụng khoa học kỹ thuật công nghệ, có đầu tư về máy móc hỗ trợ sản xuất nên nhiều sản phẩm làm ra đạt chất lượng cao, các lĩnh vực cụ thể như sau:
Năm 2020, tổng diện tích chè đạt 20.353,4 ha, diện tích chè kinh doanh toàn tỉnh đạt 18.289,8 ha; năng suất bình quân ước đạt 40 tạ/ha; sản lượng chè búp tươi đạt 75.949 tấn. Trên địa bàn tỉnh đến nay có khoảng 257 cơ sở chế biến chè đang hoạt động, sử dụng nguồn nguyên liệu chè búp tươi sản xuất trên địa bàn để sơ chế, chế biến chè, trong đó có: 11 Doanh nghiệp (công ty TNHH, Công ty cổ phần), 22 cơ sở là HTX. Tổng công suất các cơ sở chế biến đạt trên 14.320 tấn/năm, trong đó các nhà máy quy mô công nghiệp đạt trên 8.000 tấn sp/năm. Đã có một số dây chuyền công nghệ sản xuất, thiết bị hiện đại, công suất lớn đã tạo ra được các sản phẩm chè có chất lượng cao được thị trường chấp nhận, các doanh nghiệp đã chú trọng vào đầu tư đổi mới công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm nên đã tạo và mở rộng được thị trường tiêu thụ, với những sản phẩm chè xuất khẩu khá đa dạng, phong phú như: Chè đen, chè xanh, chè vàng, chè Phổ Nhĩ...bao gồm các đơn vị: Công ty TNHH thương mại Hùng Cường, Công ty cổ phần chè Hùng An, Công ty TNHH Hoàng Long, Công ty cổ phần trà Hữu Cơ Cao Bồ...
Năm 2020, tổng diện tích gỗ rừng trồng đến kỳ khai thác là 31.011,1 ha, tổng sản lượng khai thác 128.500 m3. Đến này trên địa bàn tỉnh hiện có khoảng 190 cơ sở chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ. Các cơ sở chế biến gỗ có ở hầu khắp các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh và tập trung nhiều nhất tại các huyện Bắc Quang, Quang Bình và Vị Xuyên. Sản phẩm chủ yếu gồm: Ván ép, ghép thành, viên gỗ nén, gỗ xẻ, gỗ bóc, dăm gỗ, giấy, các cơ sở gỗ mộc gia dụng...
Trên địa bàn tỉnh hiện có các nhà máy được đầu tư công nghệ hiện đại, đồng bộ đã đi vào hoạt động gồm: Nhà máy sản xuất ván dán 50.000 m3sp/năm, ván ghép thanh 20.000 m3/năm tại khu công nghiệp Bình Vàng; nhà máy sơ chế gỗ tươi thành gỗ thanh sấy khô công suất 2.500 m3/năm tại Hùng An - Bắc Quang; nhà máy sản xuất viên gỗ nén công suất 20.000 tấn/năm tại cụm công nghiệp Nam Quang; nhà máy ván ép công nghệ cao xuất khẩu công suất 15.000 m3/năm tại cụm công nghiệp Nam Quang,...
Năm 2020, tổng diện tích cam 8.610 ha, tổng diện tích cho thu hoạch 7.418 ha, tổng sản lượng đạt 80.979 tấn. Trên địa bàn tỉnh hiện có 03 cơ sở chế biến cam, trong đó có 01 cơ sở quy mô công nghiệp và 02 cơ sở quy mô tiểu thủ công nghiệp, cụ thể như sau:
- Nhà máy chế biến nước hoa quả công suất 190.000 lít/năm do Công ty CP Tập đoàn dược Bảo Châu làm chủ đầu tư tại tổ 12, TT Vị Xuyên, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.
- Cơ sở chế biến cam công suất 2 tấn cam/ngày tại thôn Khuổi Niếng - xã Đông Thành, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang, do Công ty Cổ phần cam ta làm chủ đầu tư.
- Cơ sở chế biến cam công suất 5 tấn cam/ngày -HTX Phú Vinh - xã Hùng An, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang.
4. Chế biến nông sản, thực phẩm:
Năm 2020, tổng diện tích sắn 4.974,8 ha, tổng diện tích cho thu hoạch 4.974,8 ha, tổng sản lượng đạt 44.979 tấn.
Nhà máy chế biến nông sản công suất 480 tấn sp nông sản/năm do Công ty Công ty TNHH một thành viên Hùng Hà Bắc Quang làm chủ đầu tư tại Cụm công nghiệp Nam Quang; Nhà máy chế biến nông lâm sản Việt Vinh, Bắc Quang công suất 4.800 tấn sp nông sản/năm và một số cơ sở chế biến dong riềng tại Hoàng Su phì, Xín Mần đã đi vào hoạt động.
5. Chế biến các sản phẩm khác:
Nhiều sản phẩm hàng lưu niệm, hàng hóa đặc trưng và làng nghề đã tạo được uy tín và niềm tin đối với người tiêu dùng, mật ong bạc hà Mèo Vạc đạt giải sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực, sản phẩm dệt lanh Lùng Tám đạt giải sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh...Ngoài ra còn nhiều sản phẩm khác của các làng nghề cũng đang trên đà phát triển.
(Chi tiết tại Phụ lục 1 kèm theo)
II. Thuận lợi, khó khăn, hạn chế và nguyên nhân:
1. Thuận lợi:
- Nhìn chung các cấp, các ngành đã có sự phối hợp trong việc giải quyết các thủ tục đầu tư cho nhà đầu tư khi đến với tỉnh Hà Giang. Thủ tục hành chính được cải cách theo hướng nhanh, gọn, ít đầu mối, rút ngắn về thời gian.
- Có tiềm năng nguồn nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến nông lâm sản: Chè, gỗ, cam...
- Tình hình chính trị trong tỉnh ổn định, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư khi đến với Hà Giang.
- Đảng và Nhà nước tiếp tục có nhiều chủ trương, chính sách phát triển kinh tế, xã hội miền núi, vùng cao, tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
2. Khó khăn, hạn chế và nguyên nhân:
- Các đơn vị chế biến nông lâm sản, thực phẩm có quy mô nhỏ, sản xuất không tập trung, trình độ quản lý sản xuất, quản lý kinh tế, tay nghề của lực lượng lao động thấp dẫn đến chất lượng sản phẩm, mẫu mã hàng hóa không đa dạng, sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu ít.
- Tỉnh chưa ban hành Chính sách khuyến khích đầu tư vào công nghiệp chế biến nông lâm sản trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
- Chưa huy động được nhiều các nhà đầu tư có năng lực chuyên môn, vốn lớn đầu tư vào Ngành công nghiệp chế biến lâm sản, thực phẩm. Các nhà đầu tư mới chỉ tập trung vào vào các lĩnh vực: Thủy điện, khoáng sản., chưa quan tâm đến lĩnh vực chế biến nông lâm sản.
- Việc khai thác tài nguyên về nông lâm sản trên địa bàn tỉnh, sử dụng lao động chưa ngang tầm với tiềm năng hiện có. Các sản phẩm là thế mạnh của tỉnh chưa đa dạng, sản lượng còn ít, chưa giữ vững được thị trường tiêu thụ và giá trị sản phẩm tiêu thụ chưa xứng tầm với tiềm năng và lợi thế sẵn có.
- Các Chương trình xúc tiến thương mại hỗ trợ cho việc tiêu thụ sản phẩm chưa đa dạng, phong phú, thiếu định hướng dài hạn.
- Chưa bố trí được đất sạch để thu hút các dự án đầu tư trong lĩnh vực chế biến nông lâm sản.
KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG, LÂM SẢN TỈNH HÀ GIANG GIAI ĐOẠN 2021-2025
1. Mục đích:
- Cụ thể hóa nội dung, định hướng phát triển của Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII về nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế, phát triển các ngành, lĩnh vực có lợi thế.
- Phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản bền vững trên cơ sở phát huy tối đa lợi thế của từng vùng, từng địa phương. Tổ chức liên kết theo chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp đảm bảo an toàn thực phẩm, phát triển các sản phẩm chế biến, chế biến sâu sản phẩm chủ lực của tỉnh.
- Hiện đại hóa công nghệ, áp dụng tiến bộ kỹ thuật và hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến vào chế biến và bảo quản để tạo ra sản phẩm phong phú về chủng loại, giá thành hạ, giá trị gia tăng cao, đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.
2. Yêu cầu:
- Nội dung Kế hoạch phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản tỉnh Hà Giang giai đoạn 2021-2025 và việc tổ chức thực hiện phải cụ thể, chi tiết, để thuận lợi cho việc đánh giá, tổng hợp báo cáo.
- Yêu cầu xây dựng chương trình, kế hoạch, phương án phải sát với điều kiện thực tế của địa phương, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực và phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương.
- Tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, đồng bộ và kết hợp, lồng ghép với các Chương trình khuyến công quốc gia, khuyến công địa phương, xúc tiến thương mại, khoa học công nghệ, đào tạo nghề, xúc tiến đầu tư và các nguồn vốn khác theo quy định.
1. Mục tiêu tổng quát:
Đến năm 2025, công nghiệp chế biến nông, lâm sản tỉnh Hà Giang có đủ năng lực chế biến gắn với phát triển thị trường theo hướng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, bền vững, an toàn thực phẩm, hiệu quả, có sức cạnh tranh cao, đáp ứng các yêu cầu của thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, với trình độ công nghệ từ trung bình, tiên tiến trở lên, góp phần tăng nhanh giá trị gia tăng sản phẩm nông lâm tỉnh Hà Giang góp phần hoàn thành một số nhiệm vụ trọng tâm của Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII.
2. Mục tiêu cụ thể:
- Đạt 445,9 tỷ đồng giá trị gia tăng (theo giá cố định năm 2020) vào năm 2025, tương ứng với tăng trưởng là 15,28 %/năm trong giai đoạn 2021-2025.
- Một số sản phẩm chính phấn đấu tăng thêm đến năm 2025: Ván ép, MDF, ván ghép thành đạt trên 40.000 m3/năm; sản xuất đồ gỗ nội thất cao cấp công suất đạt trên 100 triệu sp/năm; sản xuất bao bì công suất đạt trên 150 triệu sp/năm; viên gỗ nén đạt trên 50.000 tấn/năm; chè chế biến đạt trên 6.000 tấn/năm; chế biến cam đạt trên 45.000 tấn quả/năm
- 100% sản phẩm chuỗi sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản, thực phẩm trên địa bàn tỉnh sử dụng mã QR trên Hệ thống truy suất nguồn gốc sản phẩm theo quy định và đảm bảo các điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường.
- Đầu tư công nghệ, thiết bị sơ chế, chế biến, bảo quản, đóng gói, kho lạnh bảo quản ngay tại các vùng sản xuất chuyên canh tập trung, nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch xuống dưới 10% vào năm 2025.
- Thành lập cụm công nghiệp theo quy hoạch tỉnh để phục vụ phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2021-2025.
1. Nhiệm vụ trọng tâm:
1.1. Chế biến chè:
- Thực hiện liên kết giữa doanh nghiệp chế biến chè với doanh nghiệp, HTX, nông dân từ xây dựng vùng nguyên liệu, đến bao tiêu sản phẩm nhằm đảm bảo sự ổn định, đủ nguyên liệu chè tươi cho chế biến.
- Thực hành GMP (hướng dẫn thực hành sản xuất tốt) trong chế biến chè; áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng tiên tiến như HACCP (Hệ thống giúp nhận diện, đánh giá, và kiểm soát các mối nguy hiểm ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm), SSOP (Quy trình vận hành tiêu chuẩn vệ sinh); ISO. Kiểm soát chặt chẽ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm ở tất cả các khâu trong chuỗi sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè nội địa và xuất khẩu.
- Đầu tư công nghệ, thiết bị tiên tiến sản xuất, bảo quản nâng cao chất lượng, tăng tỷ lệ chế biến sâu; Đa dạng hóa các sản phẩm chè chế biến như: chè ô long, chè túi lọc, chè bột matcha, sencha bằng công nghệ tiên tiến.
- Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân đầu tư vào phát triển cây chè. Thúc đẩy việc liên doanh liên kết trong phát triển cây chè; hình thành các vùng nguyên liệu phục vụ cho chế biến công nghiệp, cho xuất khẩu; gắn vùng nguyên liệu với nhà máy chế biến và thị trường tiêu thụ. Từng bước hình thành các làng nghề sản xuất chè gắn với phát triển du lịch.
- Về cơ chế, chính sách, tiếp tục thực hiện các chính sách ưu đãi của tỉnh đã ban hành. Tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư trồng và chế biến, tiêu thụ sản phẩm chè trong tỉnh.
- Thu hút đầu tư 03 nhà máy mới có công nghệ hiện đại có công suất trên 2.000 tấn sản phẩm/năm/01 nhà máy; Sản xuất nước giải khát đóng chai chè xanh, chè xanh hòa tan, tinh dầu chiết xuất từ chè xanh (tại các huyện Bắc Quang, Hoàng Su Phì, Quang Bình).
1.2. Chế biến gỗ:
- Tập trung phát triển năng lực chế biến bằng công nghệ tiên tiến, liên kết chặt chẽ giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm với vùng nguyên liệu theo chuỗi giá trị, đảm bảo gia tăng giá trị sản phẩm và phát triển bền vững.
- Ưu tiên hỗ trợ doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế chuyển giao, ứng dụng công nghệ phục vụ thay thế, nâng cấp, đổi mới công nghệ và thiết bị ở các cơ sở chế hiện có, để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nâng cao giá trị lâm sản.
- Đẩy mạnh việc trồng rừng nguyên liệu gỗ lớn theo quy hoạch, có chứng chỉ quản lý rừng bền vững để đáp ứng nhu cầu gỗ nguyên liệu hợp pháp, chất lượng cao, đảm bảo cho công nghiệp chế biến gỗ.
- Thu thu hút đầu tư 01 nhà máy chế biến gỗ công nghệ hiện đại công suất trên 40.000 tấn sp/năm (Ván ghép thanh, MDF, ván sợi, ván dán, ván dăm, và các sản phẩm chế biến khác từ gỗ); 01 dự án sản xuất viên gỗ nén (Nguyên liệu là phế thải của ngành nông nghiệp hiện có), 01 nhà máy sản bao bì và 01 nhà máy sản xuất đồ gỗ nội thất cao cấp (nguyên liệu là chế biến sâu các sản phẩm ván ép hiện có trên địa bàn tỉnh).
1.3. Chế biến cam:
- Đầu tư mở rộng công suất các nhà máy chế biến hoa quả hiện có, hỗ trợ lãi suất vay vốn để thu mua cam dự trữ phục vụ chế biến.
- Hỗ trợ các DN/HTX xây dựng hệ thống kho lạnh bảo quản, lưu trữ sản phẩm cam tại các vùng sản xuất tập trung và tại các nhà máy chế biến cam trên địa bàn tỉnh.
- Ưu tiên hỗ trợ doanh nghiệp chuyển giao, ứng dụng công nghệ phục vụ thay thế, nâng cấp, đổi mới công nghệ và thiết bị ở các cơ sở chế biến cam hiện có; tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các cơ sở chế biến hiện có về mặt bằng sạch, hỗ trợ lãi suất vay ngân hàng để các đơn vị đầu tư mở rộng sản xuất.
- Thu hút đầu tư xây dựng 03 cơ sở chế biến sâu các sản phẩm từ cam như rượu cam, mứt cam, sirô cam, tinh dầu cam, nước cam lên men, xà phòng cam và các sản phẩm khác chế biến từ cam tại huyện Bắc Quang, Vị Xuyên và Quang Bình, với tổng công suất chế biến đến năm 2025 đạt trên 15.000 tấn quả cam/năm cho một cơ sở chế biến, với tổng quy mô chế biến đạt 45.000 tấn quả/năm.
1.4. Chế biến rau, củ quả:
- Rà soát, củng cố, phát triển các vùng chuyên canh tập trung sản xuất rau, quả an toàn theo tiêu chuẩn Quốc gia về thực hành nông nghiệp tốt tại Việt Nam (VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ...) cung cấp nguyên liệu có chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm cho ngành chế biến.
- Đầu tư công nghệ hiện đại, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến cho chế biến rau, củ quả; chế biến sâu, sấy chân không, đồ hộp cô đặc...; chế biến tổng hợp, đa dạng hóa sản phẩm, tăng giá trị gia tăng cho sản phẩm.
- Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển rau, củ quả, sơ chế, chế biến, chế biến sâu, chế biến rau quả đông lạnh, đồ hộp, sấy chân không, nước ép rau, quả, đóng gói rau quả tươi, tiêu thụ sản phẩm rau, quả theo chuỗi liên kết.
- Tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm theo chuỗi; kết nối cung cầu, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, phát triển thương hiệu cho sản phẩm rau, quả chủ lực, đặc sản của Hà Giang.
1.5. Chế biến sản phẩm từ chăn nuôi:
- Tổ chức liên kết theo chuỗi sản phẩm từ khâu sản xuất đến thị trường tiêu thụ, chuyển dịch cơ cấu vật nuôi theo nhu cầu thị trường; Chăn nuôi theo hướng VietGAP, hữu cơ, sinh học. Kiểm soát chặt chẽ chất lượng con giống, thức ăn, vật tư trong chăn nuôi, an toàn dịch bệnh và dư lượng thuốc kháng sinh.
- Phát triển về số lượng, quy mô các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, chế biến thịt, trứng, sữa gắn với vùng chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm, nhằm hạn chế và tiến tới loại bỏ các cơ sở giết mổ, chế biến không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, ô nhiễm môi trường.
- Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển chăn nuôi, cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm quy mô công nghiệp, hiện đại, chế biến thịt (đông lạnh, đồ hộp, xông khói, giò, chả, xúc xích, lạp sườn, muối, lên men...), tiêu thụ sản phẩm thịt, trứng, sữa trong mối liên kết chuỗi.
- Tổ chức hệ thống tiêu thụ gắn với chuỗi chăn nuôi, giết mổ, sơ chế, chế biến có kiểm soát thú y chặt chẽ và xử lý hiệu quả môi trường phục vụ nhu cầu tiêu thụ tại các đô thị, chợ đầu mối.
1.6. Chế biến lúa, gạo:
- Tổ chức sản xuất, chế biến lúa gạo chất lượng cao theo chuỗi giá trị. Nâng cao chất lượng sản phẩm gạo, tỷ lệ gạo thu hồi trong xay xát đạt trên 70%; đa dạng hóa các sản phẩm chế biến từ gạo có giá trị gia tăng cao; áp dụng công nghệ vi sinh chế biến thực phẩm chức năng, các sản phẩm ăn liền....
- Khuyến khích đầu tư phát triển vùng trồng lúa tập trung, giống chất lượng cao, xay xát, chế biến, trưng bầy giới thiệu sản phẩm đặc sản, tiêu thụ lúa gạo theo chuỗi.
- Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở sấy lúa, xay xát, kho bảo quản thóc gạo đồng bộ, chế biến các sản phẩm từ gạo có giá trị cao (sản phẩm làm sẵn, ăn liền).
1.7. Phát triển làng nghề, cụm công nghiệp:
- Hỗ trợ, khuyến khích phát triển làng nghề chế biến, bảo quản nông, lâm sản, nhất là công nghiệp chế biến sâu và ứng dụng công nghệ cao tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển chuỗi liên kết giá trị từ sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm gắn với chương trình “mỗi xã một sản phẩm”.
- Khuyến khích phát triển các hình tổ chức sản xuất (Hợp tác xã, tổ đội sản xuất), các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, kết nối tiêu thụ sản phẩm chủ lực trên địa bàn.
- Thành lập cụm công nghiệp theo Quy hoạch để phục vụ phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2021-2025.
(Chi tiết tại Phụ lục 2, 3, 4 kèm theo)
2. Giải pháp thực hiện:
2.1. Giải pháp cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh:
- Cải cách thủ tục hành chính theo hướng nhanh gọn, thuận lợi cho tổ chức, cá nhân, các nhà đầu tư; thực hiện đơn giản hóa thủ tục hành chính.
- Đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước, phát huy tính năng động, sáng tạo, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cấp, các ngành trên cơ sở phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, của mỗi cơ quan trong bộ máy hành chính nhà nước.
- Công khai danh mục thủ tục hành chính, địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính tại trụ sở làm việc và cổng thông tin điện tử theo quy định.
- Duy trì đối thoại hàng năm giữa doanh nghiệp với các cơ quan hành chính nhà nước để tìm giải pháp giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp.
2.2. Giải pháp về cải thiện về thu hút đầu tư:
- Rà soát xây dựng các chương trình, đề án, dự án phát triển nông nghiệp liên quan đến chế biến nông lâm sản, đề xuất mới và điều chỉnh, bổ sung đề án, dự án đã xây dựng cho phù hợp theo quy hoạch.
- Ban hành Chính sách khuyến khích đầu tư vào công nghiệp chế biến nông lâm sản trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
- Khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư công nghệ tiên tiến, có tính tiên phong về công nghệ chế biến, bảo quản nông sản và tạo ra sản phẩm mới, công nghệ hiện đại, chế biến sâu nông sản hàng hóa, tạo giá trị gia tăng cao, chuyển dịch cơ cấu sản phẩm phù hợp nhu cầu thị trường và định hướng chung.
2.3. Giải pháp về vốn
- Kinh phí để hỗ trợ các chương trình, đề án phát triển công nghệ chế biến nông lâm sản được huy động từ các nguồn của doanh nghiệp, nguồn vốn vay, vốn tài trợ của nước ngoài và một phần từ nguồn vốn ngân sách nhà nước để hỗ trợ cho thực hiện kế hoạch từ khuyến công quốc gia, khuyến công địa phương, xúc tiến thương mại, khoa học công nghệ, đào tạo nghề, xúc tiến đầu tư và các nguồn vốn khác theo quy định.
- Tranh thủ các chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia của Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam để quảng bá, xúc tiến thương mại cho các sản phẩm của tỉnh Hà Giang.
- Thực hiện đầu tư tập trung, có trọng điểm; chủ động tìm nhiều giải pháp huy động vốn, đặc biệt nguồn vốn của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước.
2.4. Giải pháp về đất đai và phát triển cơ sở hạ tầng:
- Phối hợp với đơn vị tư vấn lập Quy hoạch tỉnh tích hợp các cụm công nghiệp chế biến nông lâm sản thực phẩm vào trong quy hoạch tỉnh Hà Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.
- Đầu tư phát triển hệ thống giao thông đến các khu, cụm công nghiệp đảm bảo kết nối nội vùng và liên vùng trong tỉnh, các tỉnh lân cận và hệ thống giao thông quốc gia. Trước mắt ưu tiên cho công trình có tính lan tỏa, kết nối các phương thức vận tải, các vùng kinh tế trọng điểm, các cửa ngõ đầu mối giao thông quan trọng để tạo động lực phát triển kinh tế-xã hội và thu hút đầu tư.
2.5. Giải pháp về khoa học công nghệ:
- Đẩy nhanh việc ứng dụng thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0 vào quá trình sản xuất, chế biến nông sản: Tích hợp công nghệ thông tin và tự động, hóa vào công nghiệp chế biến nông sản nhằm tạo ra các quy trình sản xuất, mô hình nhà máy thông minh liên kết với nguồn cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm.
- Khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư công nghệ tiên tiến, hiện đại, chế biến sâu nông sản hàng hóa, tạo giá trị gia tăng cao, chuyển dịch cơ cấu sản phẩm phù hợp nhu cầu thị trường với định hướng chung.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về trình độ công nghệ chế biến, bảo quản nông sản để tiến tới hình thành thị trường khoa học công nghệ gắn với định hướng đầu tư phát triển bền vững.
- Ưu tiên nguồn vốn sự nghiệp khoa học hỗ trợ các cơ sở chế biến nông lâm sản đổi mới công nghệ trong chế biến, bảo quản.
2.6. Giải pháp bảo vệ môi trường:
- Thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo vệ môi trường tại tất cả các đơn vị sản xuất, các khu, cụm công nghiệp trong tỉnh; đánh giá đầy đủ các nguồn gây ô nhiễm môi trường trong sản xuất để thực hiện các biện pháp khắc phục ô nhiễm và áp dụng công nghệ sạch, công nghệ thân thiện với môi trường theo quy định; hỗ trợ kỹ thuật cho công tác quan trắc và quản lý môi trường.
- Ưu tiên các dự án có công nghệ sản xuất hiện đại, công nghệ cao, không hoặc ít gây ô nhiễm môi trường, công nghệ sản xuất sạch hơn, thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng.
- Tăng cường công tác quản lý kiểm tra, kiểm soát ô nhiễm tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, yêu cầu doanh nghiệp phải thực hiện theo đúng Luật Bảo vệ môi trường; hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển đổi công nghệ để xử lý triệt để ô nhiễm môi trường hoặc di dời vào các khu, cụm công nghiệp.
2.7. Giải pháp về an toàn vệ sinh thực phẩm:
- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng sản phẩm nông lâm thủy sản từ khâu sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm theo đúng quy định pháp luật.
- Áp dụng hệ thống quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia, truy xuất nguồn gốc cho các ngành hàng nông sản; xây dựng các phần mềm truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông sản, tăng niềm tin của người tiêu dùng và trách nhiệm, uy tín nhà sản xuất.
- Áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến như HACCP, ISO 22000 trong các cơ sở chế biến nông sản, nhất là các cơ sở chế biến xuất khẩu để đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.
2.8. Giải pháp về đào tạo, sử dụng lao động:
- Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực dưới nhiều hình thức để đáp ứng yêu cầu của Kế hoạch phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản tỉnh Hà Giang giai đoạn 2021-2025.
- Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn tỉnh; khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia đào tạo nghề gắn với sử dụng lao động; hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia đào tạo nghề từ nguồn kinh phí dạy nghề và khuyến công hàng năm của tỉnh.
2.9. Giải pháp phát triển thị trường:
- Tăng cường tuyên truyền, tập huấn nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp, HTX về hội nhập kinh tế quốc tế, thông tin thị trường; xây dựng nhãn mác bao bì sản phẩm chủ lực gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm.
- Tổ chức kết nối tiêu thụ sản phẩm với các tập đoàn bán lẻ, siêu thị cho các doanh nghiệp, HTX trên địa bàn tỉnh. Hàng năm tổ chức, tham gia hội chợ, chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm để giới thiệu sản phẩm nông nghiệp.
- Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp trong nước, quốc tế đầu tư xây dựng các trung tâm thương mại, siêu thị... theo quy hoạch nhằm phục vụ nhu cầu mua sắm của nhân dân, góp phần phát triển thương mại, dịch vụ theo hướng văn minh hiện đại.
- Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu các thị trường, xúc tiến thương mại gắn với sản phẩm; tăng cường phối hợp, liên kết phát triển thị trường tiêu dùng nội địa tập trung vào thị trường Hà Nội và các tỉnh lân cận đối với các sản phẩm: chè, mật ong, cam...
Là cơ quan đầu mối quản lý Nhà nước về công nghiệp, có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các ngành, địa phương công bố, tuyên truyền, kiểm tra và giám sát việc thực hiện nội dung của Kế hoạch phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản. Định kỳ hàng năm báo cáo việc tổ chức thực hiện Kế hoạch với UBND tỉnh; Phối hợp với các ngành liên quan thực hiện lồng ghép với các chương trình hỗ trợ của trung ương để triển khai kế hoạch đảm bảo hiệu quả. Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội tham mưu, đề xuất trình UBND tỉnh điều chỉnh Kế hoạch cho phù hợp.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các huyện, thành phố trong việc triển khai sản xuất các sản phẩm nông nghiệp theo các kế hoạch của tỉnh đã ban hành. Thường xuyên rà soát, cập nhật, cung cấp thông tin về sản phẩm: sản lượng, đơn vị cung cấp, quy cách sản phẩm (tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ,...) phục vụ chế biến và công tác xúc tiến và các hoạt động tuyên truyền giới thiệu sản phẩm.
- Tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, giám sát chất lượng, an toàn thực phẩm các sản phẩm nông sản lâm, thủy sản và các cơ sở đã được chứng nhận theo các tiêu chuẩn chất lượng, an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp
- Phối hợp với các sở ngành có liên quan thực hiện các nhiệm vụ liên quan trong Kế hoạch và thực hiện các nhiệm vụ khác theo chỉ đạo của UBND tỉnh.
- Đề xuất các kế hoạch, đề án, dự án cụ thể để phát triển vùng nguyên liệu có thế mạnh của tỉnh phục vụ chế biến nông lâm sản giai đoạn 2021-2025.
- Chủ trì và phối hợp các sở, ngành liên quan rà soát, đề xuất điều chỉnh, bổ sung các cơ chế chính sách có liên quan tới năng lực nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao khoa học công nghệ và tiến bộ kỹ thuật, xã hội hóa nguồn lực cho phát triển khoa học, công nghệ.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan đẩy mạnh, tăng cường triển khai Đề án áp dụng và quản lý hệ thống truy suất nguồn nguồn gốc trên địa bàn tỉnh Hà Giang; tham mưu thực hiện hỗ trợ và quản lý tem truy xuất nguồn gốc cho các sản phẩm nông sản hàng hóa của tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hỗ trợ, hướng dẫn các cơ sở, doanh nghiệp áp dụng khoa học công nghệ để nâng cao năng suất, tiêu chuẩn chất lượng và xây dựng, đăng ký nhãn hiệu, bảo hộ, phát triển thương hiệu.
Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Công Thương, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và các ngành liên quan xây dựng và cân đối nguồn vốn đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp trong các kế hoạch hàng năm.
Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các sở, ngành liên quan cân đối và bố trí các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước và các nguồn khác trong kế hoạch ngân sách hàng năm để thực hiện có hiệu quả các nội dung của kế hoạch được duyệt.
6. Các Sở, ngành khác có liên quan:
Chủ động phối hợp chặt chẽ với Sở Công Thương trong tổ chức thực hiện Kế hoạch; xây dựng kế hoạch, giải pháp và biện pháp để tổ chức triển khai thực hiện các nội dung Kế hoạch theo thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mình. Tham mưu cho UBND tỉnh những cơ chế, chính sách, nội dung, giải quyết các vướng mắc liên quan lĩnh vực của đơn vị mình quản lý để thực hiện Kế hoạch có hiệu quả.
7. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:
- Căn cứ kế hoạch của tỉnh ban hành kế hoạch chi tiết "Kế hoạch phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản giai đoạn 2021-2025" và tổ chức triển khai thực hiện phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương.
- Nâng cao năng lực quản lý nhà nước của địa phương về công nghiệp chế biến nông lâm sản; tập trung chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo quy hoạch, kế hoạch; khuyến khích ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản nông sản, lâm sản, phát huy tối đa hiệu quả sử dụng đất và đầu tư, phát triển các sản phẩm có thế mạnh của từng địa phương.
- Đề xuất các kế hoạch, đề án, dự án cụ thể để phát triển chế biến nông lâm sản trên địa bàn gắn với vùng nguyên liệu, thế mạnh của địa phương, phù hợp với định hướng phát triển chung của tỉnh.
- Chủ động bố trí quỹ đất phù hợp với các quy hoạch, kế hoạch để thu hút các dự án đầu tư công nghiệp chế biến nông, lâm sản vào địa phương.
(Chi tiết tại Phụ lục 5 kèm theo)
Các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố được giao thực hiện kế hoạch, tổng hợp báo cáo năm (trước ngày 20/12 hàng năm), báo cáo đột xuất phản ảnh những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện về Sở Công Thương, để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.
Trên đây là Kế hoạch phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản tỉnh Hà Giang giai đoạn 2021-2025. Trong quá trình thực hiện cần bổ sung, điều chỉnh yêu cầu các ngành có liên quan, UBND các huyện, thành phố kịp thời báo cáo UBND tỉnh để xem xét./.
| KT. CHỦ TỊCH |
TÌNH HÌNH CHẾ BIẾN, THU MUA NGUYÊN LIỆU, CÔNG SUẤT, LAO ĐỘNG, DOANH THU, NỘP THUẾ CỦA CÁC CƠ SỞ CHẾ BIẾN TRÊN ĐỊA BÀN TINH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG
(Kèm theo Kế hoạch 269/KH-UBND ngày 05/11/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang)
STT | Đơn vị sản xuất | Tên sản phẩm | Địa chỉ | Đơn vị tính sản Lượng | Công suất thiết kế/năm | Sản lượng sản xuất năm 2020 | Tổng sản lượng thu mua nguyên liệu phục vụ chế biến năm 2020 trên địa bàn tỉnh | Tổng số lao động năm 2020 (người) | Tổng doanh thu năm 2020 (triệu đồng) | Tổng nộp ngân sách nhà nước tại Hà Giang năm 2020 (triệu đồng) |
I | Huyện Bắc Quang |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Công ty Cổ phần Hải Hà | Giấy | Cụm Công nghiệp Nam Quang - Vĩnh Tuy, | Tấn | 5.000 | 2.034,66 | 2.414 | 45 | 20.338,5 | 726 |
2 | Công ty TNHH một thành viên Hùng Hà Bắc Quang | Bột sắn | Cụm Công nghiệp Nam Quang - Vĩnh Tuy, | Tấn | 480 | 485 | 1.200 | 45 | 5.040 | 0 |
3 | Công ty Cổ phần GPTek | Giấy | Cụm Công nghiệp Nam Quang | Tấn | 250 | 290 | 220 | 13 | 2.899 | 2 |
4 | Công ty Cổ phần xây dựng và Thương mại Thái Hoàng | Ván ép | Cụm Công nghiệp Nam Quang - Vĩnh Tuy | m3 | 15.000 | 14.944,83 | 5.604 | 226 | 142.000 | 0 |
5 | Công ty Cổ phần cam ta | Nước cam | xã Đông Thành, | Tấn | 50 | 40 | 160 | 12 | 600 | 6 |
6 | Công ty TNHH 1TV Anh Quân | ván bóc | xã Đông Thành | m3 | 1500 | 1.200 | 1.800 | 6 | 350 | 28 |
7 | Công ty TNHH 1TV Trường Sa | ván bóc | xã Đông Thành | m3 | 500 | 374 | 440 | 4 | 250 | 28 |
8 | Công ty TNHH 1TV Đỗ Hạnh | Dăm gỗ | Xã Đông Thành | Tấn | 10.000 | 7.030 | 7.035 | 5 | 747 | 81 |
9 | Nhà máy sơ chế gỗ tươi thành gỗ thanh sấy khô - Công ty cổ phần Xín Mần | Gỗ xẻ | Xã Hùng An | m3 | 1.500 | 450 | 1000 | 22 | 2.950 | 130,5 |
10 | Công ty cổ phần chè Hùng An | chè | Xã Hùng An | Tấn | 3.000 | 1.841 | 7.167 | 320 | 43.468 | 2.284 |
11 | Công ty TNHH 1TV Pháo Nhung | Dăm băm | Xã Kim Ngọc | Tấn | 500 | 393 | 393 | 5 | 660 | 151 |
12 | Cơ Sở chế biến chè - Cty TNHH Chè Biên Cương | chè | TT Việt Quang | Tấn | 2.000 | 1.677 | 6.750 | 26 | 51.800 | 0 |
13 | Công ty TNHH Trung Kính | Tinh bột sắn | Xã Việt Vinh | Tấn | 4.800 | 920 | 2.575 | 35 | 12.131 | 54 |
14 | Cơ sở chế biến nước cam tươi cô đặc và tinh dầu cam - HTX Phú Vinh | Nước cam | Xã Hùng An | lít | 2.000 | 1.209 | 16 (Tấn) | 15 | 1.200 | 2 |
I | Huyện Vị Xuyên |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Công ty cổ phần trà Bách Shan Hà Giang | Chè khô | Xã Thanh Thủy | Tấn | 70 | 15 | 80 | 18 | 6.000 | 77 |
2 | Công ty CP trạch Duy | Ván bóc | Xã Thanh Thủy | m3 | 1.500 | 1.000 | 1087,43 | 15 | 5371 | 218 |
3 | Nhà máy chè Cao Bồ- Công ty cổ phần chè Cao Bồ | Chè khô | Xã Cao Bồ | Tấn | 20 tấn/ngày | 54.787 kg | 262,978 kg | 14 | 9.248 | 0 |
4 | Công ty cổ phần tập đoàn Dược Bảo Châu | Nước hoa quả ép, dược liệu | Tổ 12, Thị trấn Vị Xuyên, H. Vị Xuyên, Tỉnh Hà Giang | Sản phẩm | 30.000 sp/giờ | 120.914 | 17.286 | 46 | 280.955 | 415 |
5 | Công ty Cp CN và XNK lâm nghiệp HG | Ván ép | Khu công nghiệp Bình Vàng xã Đạo Đức | m3 | 50.000 | 10.000 | 5.000 | 50 | 86.000 | 0 |
6 | Công ty Hùng Cường | Chè khô | thôn Làng Khẻn xã Đạo Đức | tấn | 2000 | 1350 | 1000 | 10 | 0 | 0 |
III | Quang Bình |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | HTX Nông nghiệp Thanh Thủy | Chế biến gạo | Xã Vĩ Thượng, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang | Tấn | 100 | 50 | 70 | 5 | 700 | 13 |
2 | CTy TNHH Chè Quang Bình (Cơ sở 1) | Chè khô | Nà Tho Xã Tân Bắc | Tấn | 500 | 240 | 1000 | 10 | 11000 | 75,5 |
3 | CTy TNHH Chè Quang Bình (Cơ sở 2) | Chè khô | Thôn Tân Tiến- Tiên Nguyên | Tấn | 500 | 252 | 1200 | 12 | 13000 | |
4 | HTX Cao Nguyên | Chè khô | Thôn Tân Tiến- Tiên Nguyên | Tấn | 100 | 40 | 160 | 10 | 2700 | 2 |
5 | Cơ sở Nguyễn Ngọc Sơn | Xẻ gỗ | Thôn Trung Thành- Vĩ Thượng | m3 | 500 | 120 | 150 | 2 | 300 | 0 |
6 | Cơ sở Chương Văn Minh | Xẻ gỗ, SX đồ mộc | Thôn Trung-Vỹ Thượng | m3 | 500 | 150 | 180 | 3 | 350 | 3,6 |
7 | HTX Xuân Mai | Chè khô | Thôn Minh Sơn - Xuân Minh | Tấn | 100 | 45 | 165 | 7 | 3200 | 7,8 |
8 | HTX Vân Trang | Chế biến lâm Sản, SX đồ mộc | Yên Bình - Quang Bình | m3 | 1500 | 250 | 300 | 5 | 1200 | 2 |
IV | Hoàng Su Phì |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | HTX chế biến chè Phìn Hò Trà | Xã Thông Nguyên | Chè shan tuyết Phìn Hò Trà | Tấn | 100,0 | 30 | 150 | 25 | 6.000 | 69 |
2 | HTX chế biến chè Hạnh Quang | Xã Nậm Ty | Chè shan tuyết cổng trời | Tấn | 95,0 | 20 | 100 | 6 | 2.000 | 1,4 |
3 | HTX thương mại DV và chế biến NLS Hoàng Su Phì | Xã Tân Tiến | Trà siêu sạch Túng Sán | Tấn | 80,0 | 5 | 25 | 3 | 1.500 | 3,69 |
4 | Cơ sở sản xuất kinh doanh chè Chiến Hảo | Xã Nậm Ty | Trà Tấn Xà Phìn | Tấn | 100,0 | 30 | 150 | 15 | 3.500 | 0 |
5 | HTX chế biến chè Hồ Thầu xã Hồ Thầu - Hoàng Su Phì | Xã Hồ Thầu | Trà Hồ Thầu | Tấn | 60,0 | 1,5 | 10 | 2 | 70 | 0 |
6 | HTX chế biến chè và Du lịch Sơn Thành | Xã Nậm Khòa | Trà Sơn Thành | Tấn | 60,0 | 3 | 15 | 5 | 150 | 2,8 |
V | Xín Mần |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Công ty TNHH- Tổng công ty Gia long | Miến dong | Tổ 2, TT Cốc Pài, huyện Xín Mần | Tấn | 500 | 8,1 | 100 | 5 | 600 | 1.408 |
2 | HTX dịch vụ tổng hợp Xuân Mai | Chè | Thôn Cốc Cộ, xã Chế Là, huyện Xín Mần | Tấn | 2 | 6,97 | 38 | 12 | 1.400 | 0 |
3 | HTX thương mại dịch vụ vận tải Tuấn Băng | Chè | Khu phố Nà Chì, xã Nà Chì | Tấn | 300 | 268 | 1340 | 15 | 6 | 0 |
4 | HTX Chè Bản Vẽ | Chè | Thôn Bản Vẽ, xã Nà Chi, huyện Xín Mần | Tấn | 4 | 1,19 | 6 | 6 | 230 | 2,06 |
5 | HTX TM DV nông lâm nghiệp Cốc Rế | Mật | Thôn Nẳm Ngà, xã Cốc Rế, huyện Xin Mần | lít | 400 | 580 | 400 | 3 | 200 | 2,05 |
6 | HTX Thanh Tâm | Gạo nếp Quảng Nguyên | Thôn Quảng Hạ, xã Quảng Nguyên, huyện Xin Mần | Tấn | 85 | 35,75 | 65 (thóc) | 3 | 1.072,5 | 2 |
7 | Hợp tác xã Sông Chảy | Trà khổ Qua rừng | Tổ 4, TT Cốc Pài, huyện Xín Mần | Tấn | 10 | 1,7 | 20 (quả tươi) | 5 | 600 | 0 |
8 | Cơ sở sản xuất Tô Thị Vân Anh | Mật ong Hoa thảo quả | Thôn Tân Sơn, xã Nấm Dẩn, huyện Xín Mần | Lít | 1.000 | 1.230 | 800 | 3 | 180 | 0 |
VI | Thành phố Hà Giang |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Công ty TNHH Thành Sơn | Chế biến chè | Tổ 9, phường Nguyễn Trãi Thành phố Hà Giang | Hộp | 12.000 | 10.500 | 35 tấn | 15 | 1.123 | 3 |
2 | Công ty TNHH Phương Nam | Chế | Tổ 9, phường Nguyễn Trãi Thành phố Hà Giang | Tấn | 200 | 181 | 600 | 20 | 13.668 | 35 |
VII | Bắc Mê |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | HTX dịch vụ nông lâm nghiệp tổng hợp Ngọc Sơn | Tinh bột nghệ | Xã Minh Ngọc | Tấn | 8 tấn/tháng | 2,1 | 200 | 12 | 1.260 | 24,9 |
2 | Công ty TNHH Cát Thành | Tinh bột nghệ | Tổ 3 thị trấn Yên Phú | Tấn | 5 tấn/tháng | 6,099 | 50 | 25 | 39,6 | 17,6 |
3 | HTX chế biến chè Kiên Giang | Chè | Thôn Nà Sài, xã Minh Ngọc | Tấn | 1 Tấn/tháng | 2,0 | 10 | 7 | 600 | 2 |
VIII | Quản Bạ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | HTX dịch vụ tổng hợp Bình An | Mật ong bạc hà và Mật ong Rừng | Thôn Lùng Thàng Xã Quyết Tiến | lít | 2000 | 700 | 400 | 15 | 175.000 | 0 |
2 | HTX Mật ong dược liệu Thanh Vân | Mật ong | Thôn Thanh Long, Xã Thanh Vân | lít | 2.000 | 1000 | 500 | 8 | 2.400 | 2 |
IX | Đồng Văn |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | HTX Thiên Sơn | Bánh Hạt dền đỏ | TT. Đồng Văn | SP | 18.000 | 18.000 | 2 tấn | 2 | 420 | 2 |
2 | HTX DV vận tải Bắc Nam | Bánh Tam giác mạch | TT Đồng Văn | SP | 98.400 | 33.300 | 10 tấn | 3 | 910 | 72 |
X | Yên Minh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | HTX sản xuất nông lâm nghiệp Cốc Cai | Gạo: Bao thai, DS1, Khẩu mang, Nếp | Xã Mậu Duệ | Tấn | 200 | 6 | 10 | 6 | 168 | 0 |
2 | HTX Hương Vị Núi | Chè khô, tinh bột nghệ | Xã Mậu Duệ | Tấn | 25 | 2 | 3 | 5 | 280 | 0 |
XI | Mèo Vạc |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | HTX Tuấn Dũng | Sản xuất mật ong bạc hà | Tổ 2, thị trấn Mèo Vạc | Lít | 15.000 | 7.000 | 3.000 | 10 | 3.500 | 41,8 |
2 | HTX dịch vụ nông nghiệp Tả Lủng | Sản xuất mật ong bạc hà | Thôn Há Xúa, xã Tả Lủng, huyện Mèo Vạc | Lít | 2.000 | 1.500 | 300 | 5 | 750 | 3,9 |
3 | HTX Đại Dương | Chế biến thịt bò khô | Thôn Sản Pả B, TT Mèo Vạc | Tấn | 3 | 0,2 | - | 3 | 240 | 3,2 |
4 | HTX dịch vụ nông lâm nghiệp và du lịch thôn Tát Ngà | Gạo | Thôn Tát Ngà, xã Tát Ngà, huyện Mèo Vạc | Tấn | 20 | 18 | 15 | 6 | 450 | 0 |
5 | HTX dịch vụ nông nghiệp, lâm nghiệp xã Khâu Vai | Sản xuất tinh bột nghệ | Thôn Khâu Vai, xã Khâu Vai, huyện Mèo Vạc | Tấn | 2,1 | - | - | 2 | 0 | 2 |
6 | HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Đức Thắng | Chế biến chè | Thôn Sủng Khể, xã Lũng Chinh, huyện Mèo Vạc | Tấn | 1 | 0,3 | 0,1 | 5 | 36,0 | 2 |
HIỆN TRẠNG LĨNH VỰC SẢN XUẤT CHĂN NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG NĂM 2020, ƯỚC NĂM 2021 VÀ KẾ HOẠCH ĐẾN NĂM 2025
(Kèm theo Kế hoạch số: 269/KH-UBND ngày 05/11/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang)
TT | Sản phẩm |
| ĐVT | Kết quả năm 2020 | Ước năm 2021 | Kế hoạch đến năm 2025 |
1 | Trâu | - Tổng đàn | Con | 163.004,0 | 159.406,0 | 151.500,0 |
- Sản lượng | Tấn | 4.794,0 | 4.798,8 | 6.416,0 | ||
2 | Bò | - Tổng đàn | Con | 122.788,0 | 125.906,0 | 133.100,0 |
- Sản lượng | Tấn | 3.987,0 | 4.471,0 | 5.089,0 | ||
3 | Lợn | - Tổng đàn | Con | 571.505,0 | 600.519,0 | 701.000,0 |
- Sản lượng | Tấn | 31.868,0 | 34.095,3 | 40.674,0 | ||
4 | Dê | - Tổng đàn | Con | 157.475,0 | 160.105,0 | 160.500,0 |
- Sản lượng | Tấn | 1.874,0 | 2.100,0 | 2.227,0 | ||
5 | Gia cầm | - Tổng đàn | 1000 Con | 5.309,0 | 5.754,0 | 6.655,0 |
- Sản lượng | Tấn | 8.386,0 | 9.085,0 | 11.386,0 | ||
6 | Ong | - Tổng đàn | Tổ | 58.754,0 | 59.632,0 | 65.300,0 |
- Sản lượng | Tấn | 332,0 | 359,5 | 392,0 |
HIỆN TRẠNG LĨNH VỰC NÔNG LÂM SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG NĂM 2020, ƯỚC THỰC HIỆN NĂM 2021 VÀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2025
(Kèm theo Kế hoạch số 269/KH-UBND ngày 05/11/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang)
TT | Sản phẩm | Năm 2020 | Ước năm 2021 | Kế hoạch phát triển đến 2025 | ||||||
Tổng diện tích (ha) | Tổng DT cho thu hoạch (ha) | Tổng sản lượng (tấn) | Tổng diện tích (ha) | Tổng DT cho thu hoạch (ha) | Tổng sản lượng (tấn) | Tổng diện tích (ha) | Tổng DT cho thu hoạch (ha) | Tổng sản lượng (tấn) | ||
I | TRỒNG TRỌT | |||||||||
1 | Gạo (thóc) | 37.521,5 | 37.521,5 | 215.663,7 | 37.413,0 | 37.413,0 | 213.527,2 | 37.150,0 | 37.150,0 | 215.323,0 |
2 | Đậu tương | 14.148,6 | 14.148,6 | 21.723,3 | 13.147,0 | 13.147,0 | 19.905,8 | 14.070,0 | 14.070,0 | 22.934,0 |
3 | Lạc | 9.519,8 | 9.519,8 | 23.181,6 | 9.520,8 | 9.520,8 | 24.933,6 | 9.510,0 | 9.510,0 | 23.300,0 |
4 | Sắn | 4.974,8 | 4.974,8 | 44.979,0 | 4.975,0 | 4.975,0 | 44.980,0 | 5.000,0 | 5.000,0 | 45.250,0 |
5 | Cam | 8.610,0 | 7.418,0 | 80.979,0 | 8.643,9 | 7.317,4 | 79.370,2 | 9.025,0 | 7.200,0 | 90.048,0 |
6 | Chè | 20.353,4 | 18.289,8 | 75.949,0 | 20.380,0 | 18.990,0 | 78.634,0 | 20.380,0 | 18.740,0 | 89.823,0 |
II | LÂM NGHIỆP | |||||||||
TT | Sản phẩm | Năm 2020 | Ước năm 2021 | Kế hoạch phát triển đến 2025 | ||||||
Tổng diện tích trồng (ha) | Tổng diện tích trồng (cho thu hoạch, đến thời kỳ khai thác) (ha) | Tổng sản lượng (khai thác, thu hái, thu hoạch...) (m3) | Tổng diện tích trồng (ha) | Tổng diện tích trồng (cho thu hoạch, đến thời kỳ khai thác) (ha) | Tổng sản lượng (khai thác, thu hái, thu hoạch...) (m3) | Tổng diện tích trồng (ha) | Tổng diện tích trồng (cho thu hoạch, đến thời kỳ khai thác, thu hái...) (ha) | Tổng sản lượng (khai thác, thu hoạch...) (m3) | ||
1 | Gỗ rừng sản xuất | 1.612,7 | 31.011,1 | 128.500,0 | 1.638,5 | 30.911,0 | 120.000,0 | 5.840,0 | 32.081,0 | 150.000,0 |
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN CHỦ YẾU THU HÚT ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG LÂM SẢN TỈNH HÀ GIANG, GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Kế hoạch số 269/KH-UBND ngày 05/11/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang)
TT | Tên công trình, dự án | Khu vực | Công suất | Đơn vị | Dự kiến vốn ĐT (tỷ đồng) | Ghi chú |
1 | Nhà máy chế biến chè (Sản xuất nước giải khát đóng chai chè xanh, chè xanh hòa tan, tinh dầu chiết xuất từ chè xanh và các sản phẩm khác từ chè ) | Bắc Quang | 2.000 | Tấn sản phẩm/năm | 30 | Đầu tư mới |
Quang Bình | 2.000 | Tấn sản phẩm/năm | 30 | |||
Hoàng Su Phì | 2.000 | Tấn sản phẩm/năm | 30 | |||
2 | Nhà máy chế biến thực phẩm (bò, trâu, lợn... đặc sản vùng cao) | Quản Bạ | 1.500 | Tấn sản phẩm/năm | 15 | Đầu tư mới |
Bắc Quang | 1.500 | Tấn sản phẩm/năm | 15 | |||
3 | Nhà chế biến lâm sản (MDF, ván dán, ván dầm, ván ghép thành, ván sàn, gỗ biến tính và các sản phẩm khác chế biến từ gỗ) | Cụm công nghiệp Tân Bắc, huyện Quang Bình | 40.000 | m3 sp/năm | 100 | Đầu tư mới |
4 | Nhà máy chế biến gỗ viên nén | Cụm công nghiệp Tân Bắc, huyện Quang Bình | 50.000 | tấn sản phẩm/năm | 100 | Đầu tư mới |
5 | Nhà máy sản xuất đồ gỗ nội thất cao cấp phục vụ trong nước và xuất khẩu | Khu công nghiệp Bình Vang | 100.000.000 | Sản phẩm/năm | 120 | Đầu tư mới |
6 | Nhà máy sản xuất bao bì | Cụm công nghiệp Tân Bắc, huyện Quang Bình | 150.000.000 | Sản phẩm/năm | 120 | Đầu tư mới |
7 | Nhà máy chế biến cam | Vị Xuyên | 15.000 | tấn quả cam/năm | 150 | Đầu tư mới |
Quang Bình | 15.000 | tấn quả cam/năm | 150 | |||
Bắc Quang | 15.000 | tấn quả cam/năm | 150 |
MỘT SỐ NHIỆM VỤ CHỦ YẾU THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG, LÂM SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Kế hoạch số 269/KH-UBND ngày 05/11/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang)
TT | Nội dung công việc | Cơ quan chủ trì, thực hiện | Cơ quan phối hợp | Thời gian thực hiện |
1 | Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các nội dung, giải pháp Kế hoạch đẩy mạnh công nghiệp chế biến nông, lâm sản giai đoạn 2021-2025 | Sở Thông tin và Truyền thông | - Các Sở, ngành liên quan; - Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; - Các cơ quan báo, đài trên địa bàn. | Hàng năm |
2 | Thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư các dự án công nghiệp chế biến nông, lâm sản vào địa bàn tỉnh Hà Giang. | Sở Kế hoạch và Đầu tư | - Các Sở, ngành liên quan; - Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố. | Hàng năm |
3 | Tăng cường cải cách hành chính trong lĩnh vực chế biến nông, lâm sản tỉnh Hà Giang | Sở Kế hoạch và Đầu tư | - Các Sở, ngành liên quan; - Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố. | Hàng năm |
4 | Tham mưu Chính sách khuyến khích đầu tư vào công nghiệp chế biến nông lâm sản trên địa bàn tỉnh Hà Giang. | Sở Công Thương | - Các Sở, ngành liên quan; - Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố. | 2022-2023 |
5 | Đề xuất các kế hoạch, đề án, dự án cụ thể để phát triển vùng nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến nông lâm sản trên địa bàn tỉnh | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | - Các Sở, ngành liên quan; - Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố. | Hàng năm |
6 | Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ dự án phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn tỉnh | Sở Lao động, Thương binh và Xã hội; | - Các Sở, ngành liên quan; - Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; - Các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh. | Hàng năm |
7 | Thành lập, đầu tư xây dựng hạ tầng các cụm công nghiệp theo Quy hoạch; chủ động bố trí quỹ đất phù hợp với các quy hoạch, kế hoạch để thu hút các dự án đầu tư công nghiệp chế biến nông, lâm sản vào địa phương. | Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; | Các Sở, ngành liên quan. | Hàng năm |
8 | Tổ chức thực hiện các chương trình, đề tài, dự án khoa học và công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp chế biến nông, lâm sản | Sở Khoa học và Công nghệ | - Các Sở, ngành liên quan; - Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố. | Hàng năm |
9 | Thực hiện các đề án khuyến công hỗ trợ phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản | Sở Công Thương | - Các Sở, ngành liên quan; - Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố. | Hàng năm |
10 | Hỗ trợ từ nguồn kinh phí XTTM cho các cơ sở chế biến nông, lâm sản | Sở Công Thương | - Các Sở, ngành liên quan; - Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố. | Hàng năm |
- 1Quyết định 442/QĐ-UBND năm 2019 về Kế hoạch phát triển cụm công nghiệp, khu chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản, hải sản tập trung cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- 2Quyết định 1045/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án phát triển mạng lưới chế biến nông, lâm sản trên địa bàn tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2021-2025
- 3Quyết định 1261/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án phát triển, nhân rộng mô hình chuỗi liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thủy sản giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 4Quyết định 506/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030
- 5Kế hoạch 68/KH-UBND năm 2022 về xây dựng và phát triển thương hiệu nông sản thành phố Cần Thơ giai đoạn 2022-2025
- 6Kế hoạch 62/KH-UBND năm 2022 thực hiện Đề án phát triển ngành chế biến rau quả trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2022-2030
- 7Kế hoạch 09/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chỉ thị 10-CT/TU về đẩy mạnh phát triển vùng nguyên liệu rừng trồng thâm canh chất lượng cao gắn với cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững và công nghiệp chế biến lâm sản giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Nghệ An ban hành
- 1Luật bảo vệ môi trường 2014
- 2Quyết định 442/QĐ-UBND năm 2019 về Kế hoạch phát triển cụm công nghiệp, khu chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản, hải sản tập trung cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- 3Nghị quyết 39/NQ-HĐND năm 2020 về thông qua Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025, tỉnh Hà Giang
- 4Quyết định 1045/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án phát triển mạng lưới chế biến nông, lâm sản trên địa bàn tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2021-2025
- 5Quyết định 1261/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án phát triển, nhân rộng mô hình chuỗi liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thủy sản giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 6Chương trình 06/CTr-UBND hành động thực hiện Nghị Quyết 46/NQ-HĐND về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 do tỉnh Hà Giang ban hành
- 7Quyết định 506/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030
- 8Kế hoạch 68/KH-UBND năm 2022 về xây dựng và phát triển thương hiệu nông sản thành phố Cần Thơ giai đoạn 2022-2025
- 9Kế hoạch 62/KH-UBND năm 2022 thực hiện Đề án phát triển ngành chế biến rau quả trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2022-2030
- 10Kế hoạch 09/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chỉ thị 10-CT/TU về đẩy mạnh phát triển vùng nguyên liệu rừng trồng thâm canh chất lượng cao gắn với cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững và công nghiệp chế biến lâm sản giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Nghệ An ban hành
Kế hoạch 269/KH-UBND năm 2021 về phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản tỉnh Hà Giang giai đoạn 2021-2025
- Số hiệu: 269/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 05/11/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Hà Giang
- Người ký: Hoàng Gia Long
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 05/11/2021
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra