Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1174/QĐ-UBND

Bình Phước, ngày 19 tháng 7 năm 2023

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC GIAO DỰ TOÁN ĐIỀU CHỈNH THU, CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2023, TỈNH BÌNH PHƯỚC

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết số 70/2022/QH15 ngày 11 tháng 11 năm 2022 của Quốc hội khóa XV về phân b ngân sách trung ương năm 2023;

Căn cứ Quyết định số 1506/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao dự toán ngân sách Nhà nước năm 2023;

Căn cứ Quyết định số 2573/QĐ-BTC ngày 07 tháng 12 năm 2022 của Bộ Tài chính về việc giao dự toán thu, chi ngân sách Nhà nước năm 2023;

Căn cứ Nghị quyết s 07/NQ-HĐND ngày 12 tháng 7 năm 2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa X-kỳ họp thứ 11 về dự toán điều chỉnh thu, chi ngân sách địa phương và phân b dự toán chi ngân sách tỉnh năm 2023, tỉnh Bình Phước;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tại Tờ trình số 2322/TTr-STC ngày 18 tháng 7 năm 2023.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Giao dự toán điều chỉnh thu, chi ngân sách nhà nước năm 2023 cho các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Bình Phước (có biểu chi tiết đính kèm).

Điều 2. Căn cứ dự toán điều chỉnh thu, chi ngân sách nhà nước năm 2023 được giao, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua và tổ chức thực hiện theo quy định hiện hành, đảm bảo:

1. Thực hiện nghiêm Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 08/11/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong việc chấp hành pháp luật về ngân sách nhà nước. Tổ chức triển khai thực hiện tốt Luật NSNN, các Luật Thuế sửa đổi, bổ sung và nhiệm vụ thu NSNN theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết HĐND tỉnh bảo đảm thu đúng, đủ, kịp thời các khoản thuế, phí, lệ phí và thu khác vào NSNN. Quản lý thu, chng thất thu, ngăn chặn có hiệu quả các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, chuyển giá, trốn, lậu thuế, phát hiện kịp thời các trường hợp kê khai không đúng, không đủ, gian lận thuế. Phấn đấu đến 31/12/2023 số nợ thuế không vượt quá 5% tổng thu ngân sách.

Tăng cường hiệu lực, hiệu quả và tiếp tục đẩy mạnh chuyn đi s trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại điện tử, hoạt động kinh doanh trên nền tảng số, kinh doanh xuyên biên giới, kết nối, chia sẻ dữ liệu gia các cơ quan phục vụ phát triển thương mại điện tử, chống thất thu thuế, bảo đảm an ninh tiền tệ theo Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 30/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ.

2. Tập trung khai thác nguồn thu và kiểm soát tín dụng hỗ trợ khách hàng tháo gỡ khó khăn phục hồi phát triển kinh tế: Tiếp tục quán triệt, thực hiện tốt các chủ trương, định hướng, giải pháp về đi mới mô hình kinh tế, tăng cường xúc tiến thu hút đầu tư, nhất là các dự án tiềm năng tạo nguồn thu ln cho ngân sách. Có các giải pháp tạo quỹ đất sạch để mời gọi các nhà đầu tư, tập đoàn lớn, có uy tín tham gia vào những dự án chiến lược, góp phần gia tăng đóng góp ngân sách địa phương, xây dựng nguồn thu ngân sách ổn định.

Thường xuyên rà soát, đánh giá lại các nguồn thu nhằm xác định rõ những nguồn thu không ổn định, nguồn thu chưa khai thác hết, còn thất thu; hoàn thiện chính sách thu gắn với cơ cấu lại thu ngân sách nhà nước theo hướng bao quát toàn bộ các nguồn thu, m rộng cơ sở thu, nhất là các nguồn thu mới.

Đối với nguồn thu tiền sử dụng đất: các địa phương, đơn vị triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp thực hiện bán đấu giá các dự án sử dụng đất đ đảm bảo nguồn thanh toán cho các công trình, dự án được b trí từ nguồn thu này. Trong điều hành các địa phương cần căn cứ dự toán đã được giao và tiến độ thực hiện thu thực tế, trường hợp dự kiến giảm thu so với dự toán, đồng thời ngân sách địa phương không thể bù đắp từ các khoản tăng thu khác thì phải chủ động rà soát, cắt giảm hoặc giãn tiến độ thực hiện các công trình, dự án được bố trí từ nguồn thu này.

Chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn thực hiện kế hoạch kinh doanh trên cơ sở bám sát các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng, hoạt động ngân hàng của NHNN, phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Phước; kiểm soát chặt chẽ tốc độ tăng trưởng tín dụng trong khuôn khổ tăng trưởng tín dụng của ngân hàng...; các tổ chức tín dụng cần chọn lọc, thẩm định, cho vay các dự án hiệu quả, có khả năng trả nợ, đóng góp tích cực vào quá trình phục hồi và phát triển kinh tế; cân đối nguồn vốn, hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên.

3. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp: Triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả hơn nữa các nhiệm vụ giải pháp đề ra tại Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 31/01/2022 của Chính phủ và Kế hoạch hành động số 104/KH-UBND ngày 20/4/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Rà soát, cắt giảm thủ tục liên quan đến đầu tư theo hướng đơn giản hóa, mẫu hóa, rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục. Có biện pháp quyết liệt đ cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chỉ s PCI, PAPI, PAR INDEX; nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm Phục vụ hành chính công; tăng cường gặp mặt, đối thoại trực tiếp giữa Lãnh đạo tỉnh và doanh nghiệp.

Nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư: Kịp thời cập nhật, bổ sung, sửa đổi các chính sách khuyến khích, ưu đãi và hỗ trợ đầu tư của tỉnh phù hợp với các quy định của pháp luật và yêu cu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Chủ động xúc tiến đầu tư, đa dạng hóa các kênh và hình thức xúc tiến đầu tư. Tăng cường năng lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan xúc tiến đầu tư của tỉnh. Xây dựng cơ chế giao ban về xúc tiến đầu tư để phát huy tốt vai trò của các ngành, các cấp trong xúc tiến đầu tư. Thực hiện chương trình xúc tiến đầu tư tập trung vào các công ty có uy tín và thương hiệu ở các nước; ưu tiên thu hút các nhà đầu tư chiến lược, các dự án có giá trị gia tăng cao, công nghệ và mô hình quản trị hiện đại, có tác động lan tỏa, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng; lấy chất lượng hiệu quả công nghệ và bảo vệ tài nguyên môi trường làm tiêu chí đánh giá chủ yếu.

4. Tổ chức điều hành chi NSNN năm 2023 theo dự toán, chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả. Các địa phương chủ động sử dụng nguồn dự phòng ngân sách đã được giao để thực hiện chi cho công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn. Trường hợp, ngân sách địa phương đã sử dụng quá 50% nguồn dự phòng ngân sách để thực hiện cho các nhiệm vụ chi phòng, chống dịch nhưng vẫn chưa đảm bảo nguồn thì tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.

Định kỳ tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Tài chính) về tình hình chi phòng, chống dịch trên địa bàn để tổng hợp báo cáo Chính phủ, Bộ Tài chính theo đúng quy định.

5. Thực hiện nghiêm Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 06/01/2023 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Dự toán ngân sách nhà nước và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2023; Thông tư số 78/2022/TT-BTC ngày 26/12/2023 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách Nhà nước năm 2023.

6. Triển khai thực hiện có hiệu quả Luật Phòng chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong các lĩnh vực quản lý đất đai, đầu tư xây dựng, quản lý vốn, tài sản của nhà nước. Nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra và thực hiện nghiêm túc các kết luận của cơ quan thanh tra, Kim toán Nhà nước, các kết luận và kiến nghị giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh.

Điều 3. Dự toán điều chỉnh thu, chi ngân sách nhà nước năm 2023 được Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định trước ngày 22 tháng 7 năm 2023. Chậm nhất 05 ngày làm việc, kể từ ngày Hội đồng nhân dân quyết định dự toán ngân sách, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Tài chính về dự toán đã được Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định.

Điều 4. Quyết định này thay thế Quyết định số 2316/QĐ-UBND ngày 15 tháng 12 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2023, tỉnh Bình Phước.

Điều 5. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký. Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tài chính; Bộ KH&ĐT;
- Tổng Cục Thuế, Tổng Cục Hải quan;
- TTTU, TT.HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Như Điều 5;
- LĐVP, các Phòng;
- Lưu: VT, (Quế-19.7).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Trn Tuệ Hiền

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1174/QĐ-UBND về giao dự toán điều chỉnh thu, chi ngân sách nhà nước năm 2023, tỉnh Bình Phước

  • Số hiệu: 1174/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 19/07/2023
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bình Phước
  • Người ký: Trần Tuệ Hiền
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 19/07/2023
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản