Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1087/QĐ-UBND

Vĩnh Phúc, ngày 18 tháng 4 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ CẤP NƯỚC SINH HOẠT VÀ VSMT NÔNG THÔN TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về ban hành, sửa đổi, bổ sung lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội;

Căn cứ Thông tư số 03/2008/TT-BKH ngày 01/7/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 04/2008/NĐ-CP;

Căn cứ Quyết định số 104/2000/QĐ-TTg ngày 25/08/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 366/QĐ-TTg ngày 31/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2012 – 2015;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp & PTNT tại Văn bản số 253/SNN&PTNT-KH ngày 19/3/2014; của Trung tâm Nước sinh hoạt & VSMT nông thôn tại Tờ trình số 90/TTr-TTNSH&VSMTNT ngày 19/3/2014,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể cấp nước sinh hoạt và VSMT nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 gồm những nội dung sau:

1. Tên dự án: Quy hoạch tổng thể cấp nước sinh hoạt và VSMT nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

2. Chủ đầu tư: Trung tâm Nước sinh hoạt & VSMT nông thôn (Sở Nông nghiệp & PTNT Vĩnh Phúc).

3. Tổ chức tư vấn lập dự án: Trung tâm tư vấn và chuyển giao công nghệ cấp nước và Vệ sinh môi trường nông thôn - Bộ Nông nghiệp & PTNT.

4. Mục tiêu dự án: Nhằm thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ chiến lược Quốc gia Nước sạch & VSMT nông thôn để góp phần vào thực hiện mục tiêu thiên nhiên kỷ và mục tiêu phát triển của Việt Nam, đồng thời góp phần thực hiện thành công Chiến lược toàn diện về tăng cường xóa đói giảm nghèo của Việt Nam.

5. Phạm vi, mục tiêu và nhiệm vụ quy hoạch

5.1. Phạm vi quy hoạch:

- Về không gian: Quy hoạch tổng thể cấp nước trên địa bàn vùng nông thôn toàn tỉnh, địa phận các xã, thị trấn thuộc 9 huyện, thị xã và thành phố.

- Về thời gian: Đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

- Về nội dung: Theo Chương trình MTQG Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt gồm những lĩnh vực sau:

+ Cấp nước sạch nông thôn;

+ Xử lý chất thải con người (nhà tiêu);

+ Xử lý chất thải chăn nuôi (chuồng trại hợp vệ sinh);

+ Cấp nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh cho các cơ sở công cộng nông thôn: trường học, trạm y tế, trụ sở UBND xã, thị trấn, chợ đầu mối nông thôn.

5.2. Mục tiêu quy hoạch:

a.Về cấp nước sạch phục vụ cho sinh hoạt nông thôn:

- Đến năm 2015:

+ 85% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, trong đó 50% dân số nông thôn sử dụng nước sạch đạt Quy chuẩn Việt Nam QCVN 02:2009 ban hành kèm theo Thông tư 05/2009/TT-BYT ngày 17/6/2009 của Bộ Y tế.

+ 100% trường học, trạm y tế, chợ, trụ sở UBND xã được sử dụng nước sạch.

- Đến năm 2020:

+ 100% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, trong đó có 80% sử dụng nước sinh hoạt đạt Quy chuẩn Việt Nam 02:2009 của Bộ Y tế.

- Đến năm 2030:

+ 100% sử dụng nước sinh hoạt đạt Quy chuẩn Việt Nam 02:2009 của Bộ Y tế.

b.Về vệ sinh môi trường nông thôn:

- Đến năm 2015:

+ 70% số hộ gia đình ở nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh;

+ 65% số hộ nông dân chăn nuôi có chuồng trại hợp vệ sinh;

+ 100% các cơ sở công cộng có nhà tiêu hợp vệ sinh.

- Đến năm 2020:

+ 80% số hộ gia đình ở nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh;

+ 75% số hộ nông dân chăn nuôi có chuồng trại hợp vệ sinh.

- Đến năm 2030:

+ 90% số hộ gia đình ở nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh;

+ 85% số hộ nông dân chăn nuôi có chuồng trại hợp vệ sinh.

5.3. Nhiệm vụ quy hoạch:

- Thu thập tài liệu về tình hình phát triển dân sinh kinh tế, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn;

- Rà soát, đánh giá hiện trạng cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn bao gồm:

+ Khảo sát điều tra và đánh giá hiện trạng chất lượng công trình, hiện trạng công tác quản lý vận hành các công trình cấp nước tập trung nông thôn;

+ Hiện trạng công trình cấp nước nhỏ lẻ hộ gia đình, khả năng đáp ứng nhu cầu về cấp nước phục vụ cho sinh hoạt ở nông thôn, những tồn tại, nguyên nhân và những vấn đề cần giải quyết đối với quy hoạch giai đoạn này;

+ Hiện trạng vệ sinh môi trường nông thôn tập trung ở những vấn đề như: xử lý chất thải con người (nhà tiêu), xử lý chất thải chăn nuôi (chuồng trại chăn nuôi), xử lý chất thải ở các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm;

+ Hiện trạng công trình cấp nước và vệ sinh cho các cơ sở công cộng (trụ sở UBND xã, thị trấn; chợ, trạm y tế, trường học…) ở nông thôn của tỉnh;

- Tính toán dự báo nhu cầu dùng nước cho sinh hoạt qua các giai đoạn từ nay đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 dưới tác động của sự phát triển kinh tế xã hội và biến đổi khí hậu;

- Đề xuất phương án quy hoạch phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và các quy hoạch chuyên đề. Giải pháp quy hoạch tiên tiến, mang tính đồng bộ phục vụ cho nhiệm vụ phát triển kinh tế của tỉnh trong thời gian tới, từng bước phát triển về lĩnh vực cấp nước sạch và cải tạo môi trường sống ở khu vực nông thôn.

6. Nội dung quy hoạch:

6.1. Quy hoạch cấp nước nông thôn:

a. Kế hoạch đầu tư công trình cấp nước theo từng giai đoạn:

- Giai đoạn đến năm 2015:

Mục tiêu cấp nước đạt QCVN 02/BYT cho 50% dân số nông thôn, như vậy đến hết năm 2015, cần phải tăng thêm 12,53% dân số nông thôn sử dụng nước đạt QCVN 02:2009/BYT.

- Cải tạo, nâng cấp 3 công trình cấp nước tập trung đã có nhưng hoạt động kém hiệu quả, cấp nước cho 11.430 người, tương đương khoảng 0,93%;

- Xây dựng 6 công trình cấp nước tập trung quy mô xã, liên xã cấp cho 151.243 người, tương đương khoảng 10,19%. Trong đó có 2 công trình sẽ tiến hành xây dựng từ năm 2014 đến năm 2017;

- Nối mạng, mở rộng mạng đường ống từ 01 công trình cấp nước tập trung nông thôn đã xây dựng giai đoạn trước, cấp cho 6.191 người và từ 01 công trình cấp nước đô thị, cấp cho 5.938 người, tổng phần nối mạng tương đương khoảng 0,79%;

- Xây mới và cải tạo 3.120 công trình cấp nước nhỏ lẻ hộ gia đình cấp cho 12.474 người tương đương khoảng 0,62% dân số được sử dụng nước sạch.

- Giai đoạn 2016-2020:

Mục tiêu cấp nước đạt QCVN 02/BYT cho 60% dân số nông thôn, như vậy đến hết năm 2020, cần phải tăng thêm 10% dân số nông thôn sử dụng nước đạt QCVN 02/BYT.

- Cải tạo, nâng cấp 3 công trình được xây dựng từ giai đoạn trước, cấp cho 15.541 người, tương đương khoảng 0,46%;

- Xây dựng 6 công trình cấp nước tập trung quy mô liên xã và liên khu vực, cấp cho 69.366 người, tương đương khoảng 3%. Trong đó, tiếp tục xây dựng 2 công trình được tiến hành xây dựng từ năm 2014 đến năm 2017.

- Nối mạng, mở rộng mạng đường ống từ 09 công trình cấp nước tập trung nông thôn đã xây dựng giai đoạn trước, cấp cho 161.247 người, tương đương khoảng 6,06%;

- Xây mới và cải tạo 2.836 công trình nhỏ lẻ hộ gia đình, cấp cho 11.343 người tương đương khoảng 0,49%.

- Giai đoạn 2021-2030:

Mục tiêu cấp nước đạt QCVN 02/BYT cho 80% dân số nông thôn, như vậy đến hết năm 2030, cần phải tăng thêm 20% dân số nông thôn sử dụng nước đạt QCVN 02/BYT.

- Nối mạng, mở rộng mạng đường ống cấp nước từ 01 công trình cấp nước tập trung nông thôn xây dựng giai đoạn trước và với 09 công trình nước đô thị, cấp cho 92.386 người, tương đương khoảng 17%;

- Xây dựng 3 công trình cấp nước tập trung quy mô liên xã và liên khu vực, cấp cho 19.458 người, tương đương khoảng 3%.

b. Quy hoạch cấp nước cho các địa điểm công cộng:

Để đạt được mục tiêu đến năm 2015, 100% cần phải cấp nước sạch cho trường học, trạm y tế, trụ sở UBND, chợ quy hoạch đề xuất xây dựng công trình cấp nước sạch cho các địa điểm như bảng sau:

TT

Loại hình

Đến hết năm 2015

Đến hết năm 2020

Đến hết năm

2030

1

Trường học

202

0

0

2

Trạm Y tế

10

0

0

3

UBND

28

0

0

4

Chợ

100

0

0

 

Tổng cộng

340

0

0

6.2. Quy hoạch vệ sinh môi trường nông thôn:

a. Công trình vệ sinh hộ gia đình:

*Quy hoạch nhà tiêu hộ gia đình đến năm 2015:

Giai đoạn này dự kiến trên toàn tỉnh cần xây dựng 24.972 nhà tiêu hợp vệ sinh. Các loại hình nhà tiêu xây dựng trong giai đoạn này chủ yếu gồm:

+ Nhà tiêu tự hoại: 14.411 công trình.

+ Nhà tiêu hai ngăn sinh thái: 8.085 công trình.

+ Nhà tiêu chìm có ống thông hơi (nhà tiêu một ngăn sinh thái): 2.476 công trình.

*Quy hoạch nhà tiêu hộ gia đình đến năm 2020:

Dự kiến đến năm 2020 trên toàn địa bàn tỉnh có 22.225 công trình nhà tiêu hợp vệ sinh được xây dựng. Trong đó bao gồm các loại hình nhà tiêu:

+ Nhà tiêu tự hoại: 14.433 công trình.

+ Nhà tiêu hai ngăn sinh thái: 6.723 công trình.

+ Nhà tiêu một ngăn sinh thái: 1.069 công trình.

*Quy hoạch nhà tiêu hộ gia đình đến năm 2030:

Dự kiến đến năm 2030 trên toàn địa bàn tỉnh có 105.576 công trình nhà tiêu hợp vệ sinh được xây dựng. Trong đó bao gồm các loại hình chính được xây dựng:

+ Nhà tiêu tự hoại: 61.731 công trình.

+ Nhà tiêu hai ngăn sinh thái: 34.482 công trình.

+ Nhà tiêu một ngăn sinh thái: 9.363 công trình.

b. Các loại chuồng trại hợp vệ sinh:

Hướng tới đầu tư xây dựng mô hình chăn nuôi tập trung, tách ra khỏi vùng dân cư để không gây ô nhiễm và đặc biệt hạn chế được dịch cúm gia cầm ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân.

* Quy hoạch chuồng trại có hố ủ phân và đệm lót sinh học, giai đoạn đến năm 2015:

Giai đoạn này dự kiến trên toàn tỉnh cần xây dựng thêm 1.473 chuồng trại có hố ủ phân.

* Quy hoạch chuồng trại có hố ủ phân và đệm lót sinh học, giai đoạn đến năm 2020:

Dự kiến trong giai đoạn năm 2016-2020 trên toàn địa bàn tỉnh cần xây dựng thêm 10.749 chuồng trại có hố ủ phân.

* Quy hoạch chuồng trại có hố ủ phân và đệm lót sinh học, giai đoạn đến năm 2030:

Dự kiến trong giai đoạn năm 2021-2030 trên toàn địa bàn tỉnh cần xây dựng thêm 14.047 chuồng trại có hố ủ phân.

*Quy hoạch chuồng trại có hầm Biogas đến năm 2015:

Giai đoạn này dự kiến trên toàn tỉnh cần xây dựng thêm 13.359 hầm Biogas.

*Quy hoạch chuồng trại có hầm Biogas đến năm 2020:

Dự kiến trong giai đoạn năm 2016-2020 trên toàn địa bàn tỉnh cần xây dựng thêm 38.506 hầm Biogas.

*Quy hoạch chuồng trại có hầm Biogas đến năm 2030:

Dự kiến trong giai đoạn năm 2021-2030 trên toàn địa bàn tỉnh cần xây dựng thêm 39.892 hầm Biogas.

c. Nhà tiêu hợp vệ sinh cho các địa điểm công cộng:

Để đạt được mục tiêu 100% các trường học và cơ sở công cộng có công trình cấp nước và nhà tiêu hợp vệ sinh năm 2015 cần đầu tư xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh cho các địa điểm công cộng như bảng sau:

Đơn vị: Triệu đồng

TT

Xã, thị trấn

Trường học

Trạm y tế

Chợ

Trụ sở UBND xã, thị trấn

 

Số trạm cần có nhà tiêu HVS

Kinh phí

Số chợ cần có nhà tiêu HVS

Kinh phí

Trụ sở cần có nhà tiêu HVS

Kinh phí

 

Số trường học cần có HVS

Kinh phí

 

TỔNG CỘNG

120

16.350

5

300

100

15.000

23

920

 

1

Huyện Bình Xuyên

29

4.350

2

120

10

1.500

1

40

 

2

Huyện Lập Thạch

13

1.950

1

60

15

2.250

5

200

 

3

Huyện Sông Lô

13

1.950

0

0

15

2.250

4

160

 

4

Huyện Tam Dương

6

900

0

0

10

1.500

1

40

 

5

Huyện Tam Đảo

15

2.250

0

0

2

300

3

120

 

6

Huyện Vĩnh Tường

18

2.700

0

0

26

3.900

5

200

 

7

Huyện Yên Lạc

10

1.500

2

120

16

2.400

3

120

 

8

TP. Vĩnh Yên

5

750

0

0

2

300

0

0

 

9

Thị xã Phúc Yên

11

 

0

0

4

600

1

40

 

7. Giải pháp thực hiện quy hoạch:

7.1. Giải pháp quản lý quy hoạch:

- Công bố rộng rãi về quy hoạch đến mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt tới các hộ nông thôn, để tăng nhận thức được lợi ích hưởng lợi từ chính sách của Đảng và Nhà nước, từ đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sống trong cộng đồng.

- Thực hiện chặt chẽ quản lý xây dựng các công trình, phân cấp, ủy quyền để quản lý theo một thể thống nhất, tạo ra tính pháp lý trong tổ chức thực hiện.

- Thực hiện quản lý khai thác nguồn nước chặt chẽ, hợp lý, đặc biệt ở các vùng hạn chế khai thác hoặc cấm khai thác. Ở những khu vực có tầng địa chất kém khi khi khai thác phải có các biện pháp hợp lý, tránh khai thác bừa bãi, cạn kiệt vì dễ gây sụt lún ảnh hưởng tới chất lượng nước ngầm. Ở những khu vực nước mặt bị ô nhiễm, … hạn chế khai thác hoặc khai thác thì phải có công nghệ xử lý thích hợp. Các giếng đào, giếng khoan hộ gia đình khi không sử dụng cũng phải có các biện pháp lấp giếng theo đúng yêu cầu kỹ thuật.

7.2. Giải pháp về truyền thông, tuyên truyền

+ Các thông tin về sức khỏe và vệ sinh;

+ Thông tin về các loại công trình cấp nước sạch và vệ sinh khác nhau, cách giám sát xây dựng, vận hành và duy tu bảo dưỡng công trình;

+ Thông tin về các hệ thống hỗ trợ tài chính, hướng dẫn các thủ tục để xin trợ cấp, vay vốn;

+ Cách thức tổ chức quản lý các hệ thống cấp nước tập trung;

+ Các chính sách có liên quan đến cấp nước sạch và vệ sinh môi trường;

+ Các điều kiện và thủ tục làm đơn xin vay vốn và trợ cấp cho việc cải thiện các công trình cấp nước;

+ Thành lập hội sử dụng nước trong công tác xây dựng và quản lý công trình cấp nước tập trung;

+ Phổ biến các mô hình tốt và điển hình tiên tiến về cấp nước sạch.

- Cách thức truyền thông, tuyên truyền:

+ Truyền thông trực tiếp thông qua các tuyên truyền viên cấp nước thôn, bản, cán bộ y tế thôn và các ban, ngành, đoàn thể chính trị - xã hội;

+ Phát tài liệu tại các buổi truyền thông trực tiếp, các sự kiện đặc biệt như các ngày phát động, biểu diễn ca nhạc, thi, đóng kịch;

+ Sử dụng truyền thông đại chúng, bao gồm các chương trình Truyền hình và Phát thanh, các bài báo, tạp chí.

8. Nguồn vốn đầu tư:

8.1. Tổng cộng nguồn vốn:

Đơn vị: Triệu đồng

Giai đoạn

Cấp nước

VSMT

Tuyên truyền, đào tạo

Tổng cộng

Đến 2015

243.076

269.606

10.800

523.482

Đến 2020

711.500

618.167

15.000

1.344.667

Đến 2030

77.263

1.100.966

25.000

1.203.229

Tổng

1.031.839

1.988.739

50.800

3.071.378

Cụ thể như sau:

Nguồn vốn cho cấp nước:

Đơn vị: Triệu đồng

Giai đoạn

Tổng vốn nước sạch

Vốn đầu tư

Ngân sách tỉnh

Ngân sách huyện

Quốc tế

Doanh nghiệp

Dân

Đến năm 2015

243.076

Vốn đầu tư phát triển

33.449

18.624

149.045

-

26.792

Vốn sự nghiệp

15.166

 

 

 

 

2016-2020

711.500

Vốn đầu tư phát triển

20.275

38.794

434.681

88.143

91.692

Vốn sự nghiệp

37.915

 

 

 

 

2021-2030

77.263

Vốn đầu tư phát triển

 

16.094

 

13.620

34.967

Vốn sự nghiệp

12.582

 

 

 

 

Nguồn vốn cho vệ sinh môi trường:

Đơn vị: Triệu đồng

Giai đoạn

Tổng vốn VSMT+Tuyên truyền, đào tạo

Vốn đầu tư

Ngân sách tỉnh

Ngân sách huyện

Quốc tế

Dân

Đến năm 2015

280.406

Vốn đầu tư phát triển

56.123

15.270

-

198.213

Vốn sự nghiệp

10.800

 

 

 

2016-2020

633.166

Vốn đầu tư phát triển

85.945

-

-

532.222

Vốn sự nghiệp

15.000

 

 

 

2021-2030

1.125.966

Vốn đầu tư phát triển

125.404

-

-

975.562

Vốn sự nghiệp

25.000

 

 

 

8.2. Nguồn vốn đầu tư: Vốn ODA (Ngân hàng Thế giới), nguồn hỗ trợ của Ngân sách Trung ương, Ngân sách tỉnh, nhân dân đóng góp và các nguồn vốn hợp pháp khác.

9. Tổ chức thực hiện:

Quá trình thực hiện Quy hoạch cấp nước sinh hoạt và VSMT nông thôn của tỉnh cần có sự phối hợp chặt chẽ và phân công rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành, các địa phương trong tỉnh:

9.1. Ủy ban nhân dân tỉnh:

- Tổ chức công bố, công khai quy hoạch, thu hút các nhà đầu tư tham gia thực hiện quy hoạch.

- Chỉ đạo Sở Nông nghiệp và PTNT xây dựng và trình duyệt các chương trình, dự án cung cấp nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn.

- Huy động nguồn kinh phí trong nước và vốn nước ngoài để đầu tư cho chương trình Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn.

- Ban hành, hoàn thiện các chính sách liên quan đến quản lý, vận hành các công trình cấp nước tập trung nông thôn trên địa bàn tỉnh

9.2. Sở Nông nghiệp và PTNT:

- Tổ chức công bố Quy hoạch đến các địa phương và người dân trong tỉnh; chủ trì hướng dẫn, kiểm tra các địa phương trong việc triển khai thực hiện quy hoạch, tham mưu, đề xuất với tỉnh ban hành, sửa đổi các cơ chế, chính sách nhằm tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện quy hoạch.

- Phối hợp với các huyện, thành, thị tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các chủ trương, chính sách có liên quan đến cung cấp nước sinh hoạt và VSMT nông thôn.

- Chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các nội dung trong quy hoạch được duyệt theo từng giai đoạn: Hàng năm, 5 năm; xem xét lựa chọn các giải pháp, nội dung được ưu tiên cho phù hợp với từng giai đoạn nhằm đạt tính khả thi và hiệu quả. Xây dựng kế hoạch phối hợp, gắn kết với quy hoạch phát triển Nước sạch và VSMT nông thôn với việc triển khai thực hiện xây dựng Nông thôn mới.

- Xây dựng kế hoạch phối hợp giữa Vĩnh Phúc và các tỉnh, thành cả nước trong phát triển Nước sạch và VSMT nông thôn, áp dụng khoa học kỹ thuật, mô hình quản lý vận hành phù hợp với xu thế phát triển kinh tế - xã hội.

- Chủ trì triển khai các dự án đầu tư thuộc quy hoạch và quản lý Nhà nước trong lĩnh vực Cấp nước và VSMT nông thôn.

- Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao, tiến hành thẩm định các dự án cung cấp Nước sạch và VSMT nông thôn trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

9.3. Các sở, ngành có liên quan:

- Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính: Trên cơ sở quy hoạch, chương trình dự án đầu tư, cơ chế, chính sách đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt để bố trí, cân đối nguồn vốn đầu tư thực hiện quy hoạch. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc sử dụng nguồn vốn Ngân sách cho cung cấp Nước sạch và VSMT nông thôn đúng mục đích.

- Sở Tài nguyên và Môi trường: Quản lý bảo vệ nguồn nước, kiểm tra giám sát việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, cấp giấy phép khai thác nguồn nước, giấy phép sử dụng đất để xây dựng công trình cấp nước tập trung, công trình xử lý chất thải làng nghề.

- Sở Xây dựng: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Kế hoạch & Đầu tư thẩm định các dự án cấp nước tập trung.

- Sở Khoa học và Công nghệ: Đề xuất các giải pháp khuyến khích chuyển giao công nghệ và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực Nước sạch và VSMT nông thôn; nghiên cứu thực hiện các đề án về khoa học công nghệ và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật công nghệ xử lý nước cấp, chất thải sinh hoạt, chất thải chăn nuôi, chất thải sản xuất.

- Các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan theo theo chức năng nhiệm vụ của mình có trách nhiệm tham gia, tạo điều kiện thực hiện quy hoạch, góp phần thúc đẩy cung cấp Nước sạch và VSMT nông thôn của tỉnh phù hợp với định hướng quy hoạch chung.

9.4. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:

- UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường tuyên truyền vận động và khuyến khích các thành phần kinh tế triển khai thực hiện quy hoạch theo quy định.

- Xây dựng các kế hoạch cụ thể và phân công trách nhiệm tổ chức thực hiện việc cung cấp Nước sạch và VSMT tại địa phương, xây dựng kế hoạch cung cấp Nước sạch và VSMT trên địa bàn hàng năm và giai đoạn 5 năm.

- Triển khai đồng bộ các chương trình dự án có liên quan đến phát triển nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là các dự án liên quan đến Nước sạch và VSMT nông thôn.

- Chỉ đạo các phòng, ban liên quan; UBND các xã tiến hành khảo sát, lựa chọn, phê duyệt địa điểm xây dựng các dự án về Nước sạch và VSMT nông thôn. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công nhân ở cấp xã đủ năng lực đáp ứng yêu cầu quản lý vận hành các công trình Nước sạch và VSMT nông thôn.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã và Thủ trưởng các đơn vị liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Phùng Quang Hùng

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1087/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch tổng thể cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030

  • Số hiệu: 1087/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 18/04/2014
  • Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Phúc
  • Người ký: Phùng Quang Hùng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản