Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2713/QĐ-UBND | Quảng Trị, ngày 12 tháng 12 năm 2014 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH CẤP NƯỚC SINH HOẠT VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG TRỊ ĐẾN NĂM 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 01 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 321/QĐ-TTg ngày 02 tháng 3 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị đến năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội. Nghị định số 04/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP;
Căn cứ Quyết định số 104/2000/QĐ-TTg ngày 25 tháng 8 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về cấp nước sinh hoạt và vệ sinh nông thôn đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 366/QĐ-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2012 - 2015;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 1660/TTr-SNN ngày 03 tháng 12 năm 2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt “Quy hoạch cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Quảng Trị đến năm 2020” với những nội dung chủ yếu như sau:
1. Tên dự án: Quy hoạch cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Quảng Trị đến năm 2020
2. Cơ quan quản lý ngành: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị
3. Chủ đầu tư: Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn Quảng Trị
4. Nội dung Quy hoạch cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Quảng Trị đến năm 2020
4.1. Quan điểm phát triển
- Phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, gắn quy hoạch cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn với mục tiêu xây dựng nông thôn mới, góp phần thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đến năm 2020, nhằm nâng cao sức khỏe và chất lượng sống cho người dân vùng nông thôn;
- Đảm bảo sự phát triển bền vững, sự phát triển cho hiện tại, không làm hại đến tương lai và khai thác hợp lý nguồn tài nguyên nước;
- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa, phát triển thị trường nước sạch và dịch vụ vệ sinh môi trường nông thôn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước;
- Phát huy nội lực của toàn xã hội thực hiện sự nghiệp cấp nước sinh hoạt và dịch vụ vệ sinh môi trường cho nhân dân, căn cứ đặc điểm của từng vùng và nhu cầu của người sử dụng để lựa chọn quy mô công nghệ, cấp độ dịch vụ phù hợp với khả năng tài chính và công tác quản lý, khai thác, sử dụng công trình sau đầu tư. Tranh thủ và sử dụng hiệu quả nguồn vốn của các nhà tài trợ, đảm bảo sự tham gia của cộng đồng;
- Ưu tiên hỗ trợ cho những vùng nghèo, người nghèo; các vùng đặc biệt khó khăn, thường xuyên hạn hán, ô nhiễm, miền núi, ven biển;
- Đảm bảo tính kế thừa trong việc xây dựng quy hoạch, sử dụng các tài liệu đã nghiên cứu và những cơ sở hạ tầng còn phù hợp tiếp tục đưa vào quy hoạch;
- Kết hợp chặt chẽ giữa các biện pháp quản lý Nhà nước, biện pháp hành chính với việc tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện quy hoạch.
4.2. Mục tiêu phát triển
- Mục tiêu tổng quát:
+ Làm cơ sở khoa học cho các cấp chỉ đạo về cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn;
+ Định hướng cho việc lập kế hoạch dài hạn và làm cơ sở cho các địa phương xây dựng các dự án đầu tư về cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn;
+ Khai thác hợp lý, có hiệu quả các nguồn nước, bảo vệ tài nguyên nước và môi trường bền vững nhằm giải quyết nhu cầu nước sinh hoạt cho nhân dân nông thôn. Góp phần thực hiện thành công mục tiêu Chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh đến năm 2020;
+ Nâng cao nhận thức về vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân cho cộng đồng, đồng thời giảm tỷ lệ bệnh tật có liên quan đến việc sử dụng nguồn nước và vệ sinh môi trường không đảm bảo;
+ Nâng cao nhận thức của người dân về đầu tư xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt, công trình vệ sinh công cộng, công trình vệ sinh nhỏ lẻ, hướng tới việc thực hiện và hành động theo quy hoạch.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Cấp nước sinh hoạt nông thôn: Đến năm 2020 có 95% dân số nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh; trong đó 55% dân số nông thôn sử dụng nước sạch đạt Quy chuẩn Việt Nam QCVN 02:2009/BYT;
+ Vệ sinh môi trường nông thôn: Đến năm 2020 có 75% số hộ gia đình ở nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh; 60% số hộ chăn nuôi gia súc có chuồng trại hợp vệ sinh.
+ Trường học và trạm y tế nông thôn: Đến hết năm 2015 có 100% trường học và trạm y tế nông thôn có nước và nhà tiêu hợp vệ sinh.
4.3.1. Quy hoạch cấp nước sinh hoạt nông thôn đến năm 2020:
- Nhiệm vụ: Xây dựng, sửa chữa nâng cấp và áp dụng các mô hình, công nghệ cấp nước phù hợp cho từng vùng, từng địa phương. Thực hiện tốt công tác quản lý đầu tư trước và sau xây dựng công trình. Tiếp tục thu hút sự tham gia đầu tư của các nguồn vốn và huy động nguồn lực cộng đồng.
- Phân vùng cấp nước theo 2 vùng:
+ Vùng có khả năng cấp nước thuận lợi: Gồm các xã thuộc thị xã Quảng Trị (01 xã), huyện Vĩnh Linh (19 xã), huyện Gio Linh (19 xã), huyện Cam Lộ (08 xã), huyện Triệu Phong (18 xã), huyện Hải Lăng (19 xã);
+ Vùng cấp nước còn gặp khó khăn: Gồm 33 xã thuộc 2 huyện Đakrông và Hướng Hóa.
- Xây dựng phương án quy hoạch cấp nước: Làm mới, nâng cấp, sửa chữa các công trình cấp nước tập trung, xây mới các giếng khoan, giếng đào phục vụ cho 103.625 người dân. Ưu tiên đầu tư cho các vùng thiếu nước nghiêm trọng, vùng bị ô nhiễm nguồn nước. Nội dung đầu tư phân thành 2 giai đoạn như sau:
+ Giai đoạn 2013 - 2015:
Số TT | Nội dung | Số lượng công trình | Số dân được cấp nước (người) | Kinh phí (106 đồng) |
| Tổng cộng |
| 51.669 | 184.209 |
1 | Nâng cấp, sửa chữa công trình cấp nước tập trung hiện có | 44 | 16.308 | 77.295 |
2 | Xây dựng mới công trình tập trung | 14 | 10.470 | 52.350 |
3 | Xây dựng mới công trình giếng khoan/giếng đào | 6.222 | 24.891 | 54.564 |
+ Giai đoạn 2016 - 2020:
Số TT | Nội dung | Số lượng công trình | Số dân được cấp nước (người) | Kinh phí (106 đồng) |
| Tổng cộng |
| 51.956 | 165.553 |
1 | Nâng cấp, sửa chữa công trình cấp nước tập trung hiện có | 63 | 6.099 | 28.578 |
2 | Xây dựng mới công trình tập trung | 22 | 16.631 | 83.155 |
3 | Xây dựng mới công trình giếng khoan/giếng đào | 7.314 | 29.226 | 53.820 |
- Giải pháp kỹ thuật cho các loại hình cấp nước:
+ Kỹ thuật cấp nước bơm dẫn: Sử dụng máy bơm khai thác từ các giếng khoan đường kính lớn hoặc sông, suối; sau đó nước được qua hệ thống xử lý rồi được bơm vào hệ thống ống dẫn tới từng hộ sử dụng. Toàn bộ các hộ sử dụng nước đều phải lắp đồng hồ đo nước;
+ Kỹ thuật cấp nước tự chảy: Áp dụng hệ thống lọc chậm đối với độ cao của nguồn nước khai thác dưới 30m; ưu tiên sử dụng bể lọc áp lực đối với độ cao của nguồn trên 30m. Toàn bộ các hộ sử dụng nước đều phải lắp đồng hồ đo nước;
+ Kỹ thuật cấp nước bằng giếng khoan, giếng đào quy mô hộ gia đình: Hướng dẫn cho các hộ gia đình về điều kiện để triển khai xây dựng các công trình giếng khoan, giếng đào mang lại hiệu quả sử dụng cao đồng thời hạn chế tối đa gây ô nhiễm nguồn nước ngầm.
4.3.2. Quy hoạch vệ sinh môi trường nông thôn đến năm 2020:
- Nhiệm vụ: Đảm bảo nhà tiêu, chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh
- Xây dựng phương án quy hoạch vệ sinh môi trường nông thôn:
+ Quy định nhà tiêu hợp vệ sinh: Các nhà tiêu hợp vệ sinh cần được xây dựng, sử dụng và bảo quản đúng quy định của Bộ Y tế;
+ Chuồng trại hợp vệ sinh: Đảm bảo các chỉ số đánh giá về mặt vệ sinh, khoa học kỹ thuật, phù hợp về mặt văn hóa - xã hội và khả thi về mặt kinh tế;
+ Thực hiện các biện pháp kiểm soát và xử lý chất thải sinh hoạt, chất thải chăn nuôi; có các biện pháp giám sát và kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm môi trường từ việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, chợ, bệnh viện...
- Khối lượng và kinh phí đầu tư cho công tác vệ sinh môi trường nông thôn đến năm 2020:
Số TT | Loại hình vệ sinh | Số lượng (công trình) | Kinh phí (triệu đồng) | ||
Giai đoạn 2013 - 2015 | Giai đoạn 2016 - 2020 | Giai đoạn 2013 - 2015 | Giai đoạn 2016 - 2020 | ||
| TỔNG CỘNG |
|
| 208.237 | 163.896 |
1 | Cơ sở công cộng |
|
| 7.950 |
|
| Cấp nước cho trường học | 66 |
| 3.300 |
|
| Nhà tiêu cho trường học | 28 |
| 4.200 |
|
| Cấp nước cho trạm y tế | 3 |
| 150 |
|
| Nhà tiêu cho trạm y tế | 2 |
| 300 |
|
2 | Gia đình |
|
| 200.287 | 163.896 |
| Nhà tiêu tự hoại | 10.422 | 9.650 | 125.064 | 115.800 |
| Nhà tiêu thấm dội nước | 1.852 | 769 | 18.520 | 7.690 |
| Nhà tiêu khô nổi | 2.777 | 2.277 | 24.993 | 20.493 |
| Nhà tiêu khô chìm | 422 | 235 | 1.266 | 700 |
| Chuồng trại hợp vệ sinh | 8.698 | 5.489 | 30.444 | 19.213 |
4.4. Tổng nhu cầu vốn: 757.895 triệu đồng, trong đó:
- Nâng cấp, sửa chữa công trình cấp nước tập trung: 105.873 triệu đồng;
- Xây dựng mới công trình cấp nước tập trung: 135.505 triệu đồng;
- Xây dựng mới giếng khoan/giếng đào: 108.384 triệu đồng;
- Xây dựng mới cấp nước và nhà tiêu cơ sở công cộng: 7.950 triệu đồng;
- Xây dựng mới nhà tiêu hộ gia đình: 314.526 triệu đồng;
- Xây dựng mới chuồng trại chăn nuôi hộ gia đình: 49.657 triệu đồng;
- Truyền thông, đào tạo, tập huấn: 36.000 triệu đồng.
4.5. Các giải pháp thực hiện:
- Giải pháp về thông tin, giáo dục, truyền thông: Nâng cao năng lực cán bộ làm công tác truyền thông, phát triển đa dạng và hiệu quả các hoạt động truyền thông. Công tác truyền thông tập trung vào các lĩnh vực: giáo dục sức khỏe; tuyên truyền, vận động các hộ gia đình sửa chữa, cải tạo, xây dựng mới các công trình cấp nước, nhà tiêu, chuồng trại, hầm biogas; cung cấp các thông tin về điều kiện và thủ tục tiếp cận các nguồn vốn hỗ trợ và vốn vay; Phát triển các hình thức, tài liệu truyền thông có hiệu quả;
- Giải pháp về vốn: Huy động đa dạng các nguồn vốn từ Trung ương đến địa phương, từ ngân sách nhà nước, hỗ trợ quốc tế, đầu tư của các tổ chức kinh tế và đóng góp của cộng đồng dân cư.
- Các giải pháp về chính sách:
+ Chính sách đào tạo: Nâng cao năng lực lập kế hoạch, quản lý, giám sát, đánh giá cho cán bộ; nâng cao năng lực về kỹ thuật xây dựng các công trình cấp nước và vệ sinh tại cộng đồng; nâng cao kỹ năng tư vấn và truyền thông; nâng cao việc giám sát và đánh giá toàn diện các dự án, các kỹ năng về quản lý, vận hành và bảo dưỡng các công trình cấp nước tập trung;
+ Chính sách bảo vệ nguồn nước và vệ sinh môi trường nông thôn: Tuyên truyền về pháp luật bảo vệ tài nguyên, môi trường; xây dựng các chính sách, biện pháp khai thác, phát triển, sử dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên nước hợp lý; đưa nội dung quản lý và trách nhiệm của nhân dân trong việc thực hiện cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn vào hương ước, quy ước thôn bản.
- Giải pháp công nghệ:
+ Công nghệ cấp nước: Từng bước mở rộng mô hình cấp nước tập trung với những cải tiến về công nghệ cung cấp và xử lý nước, nhân rộng công nghệ lọc áp lực đối với công trình cấp nước tự chảy thích hợp, lắp đặt các hệ thống khử trùng tại các trạm cấp nước, lắp đặt tất cả đồng hồ đo nước cho các hộ sử dụng;
+ Công nghệ vệ sinh môi trường nông thôn: Triển khai nghiên cứu và hỗ trợ sản xuất các cấu kiện vệ sinh bằng nhiều vật liệu phù hợp, đồng thời xây dựng các công trình vệ sinh công cộng đảm bảo đúng kỹ thuật và mục đích sử dụng.
- Giải pháp quản lý các công trình cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn:
+ Công trình cấp nước tập trung: Xây dựng các giải pháp và lựa chọn các mô hình quản lý phù hợp trong việc quản lý các công trình do nguồn vốn nhà nước hoặc do dân đầu tư, đảm bảo tính hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế;
+ Công trình cấp nước nhỏ lẻ quy mô hộ gia đình: Do chủ sở hữu công trình tự tổ chức xây dựng và quản lý.
5. Tổ chức thực hiện quy hoạch
Quá trình thực hiện Quy hoạch cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn của tỉnh cần có sự phối hợp chặt chẽ và phân công rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành, các địa phương trong tỉnh.
5.1. Ủy ban nhân dân tỉnh
- Chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng và trình duyệt các chương trình, dự án cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn;
- Huy động nguồn kinh phí trong nước và vốn nước ngoài để đầu tư cho chương trình Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn;
- Ban hành, hoàn thiện các chính sách liên quan đến quản lý, vận hành các công trình cấp nước tập trung nông thôn trên địa bàn tỉnh.
5.2. Các Sở, ngành có liên quan
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
+ Tổ chức công bố Quy hoạch đến các địa phương và người dân trong tỉnh; chủ trì hướng dẫn, kiểm tra các địa phương trong việc triển khai thực hiện quy hoạch; tham mưu, đề xuất với tỉnh ban hành, sửa đổi các cơ chế, chính sách nhằm tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện quy hoạch;
+ Phối hợp với UBND các huyện, thị xã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các chủ trương, chính sách có liên quan đến cung cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn;
+ Chủ trì phối hợp với các Sở, ngành liên quan xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các nội dung trong quy hoạch được duyệt theo từng giai đoạn: hàng năm và 5 năm; xem xét lựa chọn các giải pháp, nội dung được ưu tiên cho phù hợp với từng giai đoạn nhằm đạt tính khả thi và hiệu quả; xây dựng kế hoạch phối hợp, gắn kết với quy hoạch phát triển Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn với việc triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới;
+ Chủ trì triển khai các dự án đầu tư thuộc quy hoạch và quản lý Nhà nước trong lĩnh vực cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính: Căn cứ quy hoạch, chương trình dự án đầu tư, cơ chế, chính sách được cấp có thẩm quyền phê duyệt để nghiên cứu, đề xuất UBND tỉnh bố trí, cân đối nguồn vốn đầu tư thực hiện quy hoạch. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc sử dụng nguồn vốn ngân sách bố trí cho chương trình Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn đúng mục đích, đúng đối tượng;
- Các Sở, Ban ngành, đơn vị có liên quan theo theo chức năng nhiệm vụ của mình có trách nhiệm tham gia, tạo điều kiện thực hiện quy hoạch, góp phần thúc đẩy chương trình Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn của tỉnh phù hợp với định hướng quy hoạch chung.
5.3. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã
- Xây dựng các kế hoạch cụ thể và phân công trách nhiệm tổ chức thực hiện chương trình Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tại địa phương, xây dựng kế hoạch chương trình Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn trên địa bàn hàng năm và giai đoạn 5 năm;
- Triển khai đồng bộ các chương trình dự án có liên quan đến phát triển nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là các dự án liên quan đến chương trình Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn;
- Chỉ đạo các Phòng, Ban liên quan; UBND các xã tiến hành khảo sát, lựa chọn, phê duyệt địa điểm xây dựng các dự án về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công nhân ở cấp xã đủ năng lực đáp ứng yêu cầu quản lý vận hành các công trình Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn trên địa bàn;
- Tăng cường tuyên truyền vận động và khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia thực hiện quy hoạch theo quy định.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ; Giám đốc Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn và Chủ tịnh UBND các huyện, thị xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 3134/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Quy hoạch cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên ban hành
- 2Quyết định 909/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt quy hoạch cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020
- 3Quyết định 1087/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch tổng thể cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
- 4Quyết định 410/QĐ-UBND năm 2015 công bố sửa đổi định mức dự toán đối với công tác duy trì vệ sinh môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 5Quyết định 1050/QĐ-UBND năm 2013 về sáp nhập Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn vào Chi cục Phát triển nông thôn và Quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản và đổi tên thành Chi cục Phát triển nông thôn do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 6Quyết định 3892/QĐ-UBND.NN năm 2015 về điều chỉnh tên và đề cương nhiệm vụ quy hoạch cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Nghệ An đến năm 2030
- 7Quyết định 3297/2004/QĐ-UB ban hành Quy chế Tổ chức và hoạt động của Ban quản lý Dự án Cải thiện môi trường đô thị miền Trung tỉnh Quảng Trị
- 8Quyết định 2570/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Kế hoạch triển khai đợt cao điểm hành động Năm Vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
- 9Quyết định 31/2015/QĐ-UBND về Quy định giá tiêu thụ nước sạch trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
- 10Quyết định 3414/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt dự án Rà soát, điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Sơn La giai đoạn 2015-2020 và định hướng 2025
- 11Quyết định 1525/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 12Quyết định 2866/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch cấp nước sinh hoạt nông thôn tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 1Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 2Quyết định 104/2000/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 5Quyết định 321/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 3134/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Quy hoạch cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên ban hành
- 7Quyết định 366/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2012 - 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Quyết định 909/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt quy hoạch cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020
- 9Quyết định 1087/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch tổng thể cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
- 10Quyết định 410/QĐ-UBND năm 2015 công bố sửa đổi định mức dự toán đối với công tác duy trì vệ sinh môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 11Quyết định 1050/QĐ-UBND năm 2013 về sáp nhập Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn vào Chi cục Phát triển nông thôn và Quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản và đổi tên thành Chi cục Phát triển nông thôn do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 12Quyết định 3892/QĐ-UBND.NN năm 2015 về điều chỉnh tên và đề cương nhiệm vụ quy hoạch cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Nghệ An đến năm 2030
- 13Quyết định 3297/2004/QĐ-UB ban hành Quy chế Tổ chức và hoạt động của Ban quản lý Dự án Cải thiện môi trường đô thị miền Trung tỉnh Quảng Trị
- 14Quyết định 2570/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Kế hoạch triển khai đợt cao điểm hành động Năm Vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
- 15Quyết định 31/2015/QĐ-UBND về Quy định giá tiêu thụ nước sạch trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
- 16Quyết định 3414/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt dự án Rà soát, điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Sơn La giai đoạn 2015-2020 và định hướng 2025
- 17Quyết định 1525/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 18Quyết định 2866/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch cấp nước sinh hoạt nông thôn tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
Quyết định 2713/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Quảng Trị đến năm 2020
- Số hiệu: 2713/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 12/12/2014
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Trị
- Người ký: Nguyễn Quân Chính
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra