Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ THỌ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2376/2001/QĐ-UB

Việt Trì, ngày 31 tháng 7 năm 2001

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ CẤP NƯỚC SẠCH VÀ VSMT NÔNG THÔN TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2001 - 2010.

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 21/6/1994;

Căn cứ Quyết định số 104/2000/QĐ-TTg ngày 25/8/2000 về việc phê duyệt chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đến năm 2020;

Theo đề nghị của Sở NN&PTTN,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt quy hoạch tổng thể cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2001 - 2010 với các nội dung chủ yếu sau:

I - CÁC MỤC TIÊU CẦN ĐẠT ĐƯỢC:

- Đến năm 2005 đạt được:

65% dân số nông thôn được dùng nước sạch

40% gia đình nông thôn hố xí hợp vệ sinh

30% gia đình có chuồng trại hợp vệ sinh

Đến năm 2010:

85% dân nông thôn được sử dụng nước sinh sạch với số lượng 601/ người/ ngày

70% gia đình nông thôn có hố xí hợp vệ sinh.

60% hộ gia đình có chuồng trại hợp vệ sinh.

II - PHẠM VI QUY HOẠCH

Bao gồm toàn bộ vùng nông thôn trong tỉnh.

III - PHÂN VÙNG QUY HOẠCH CHIA 3 VÙNG

- Vùng đồng bằng: 67 xã

- Vùng trung du: 127 xã

- Vùng miền núi: 76 xã.

IV- QUY HOẠCH CÁC CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN.

1. Cấp nước sinh hoạt:

Xây dựng mới 2.250 công trình cấp nước các loại.

Cải tạo 32.707 giếng đào có sẵn.

Trong đó:

- Vùng đồng bằng: Xây mới 57 công trình; cải tạo 4.101 giếng

- Vùng Trung du: Xây dựng 972 công trình; cải tạo 17.705

- Vùng miền núi: Xây dựng 1221 công trình; cải tạo 10.901

2. Vệ sinh môi trường:

+ Chuồng trại hợp vệ sinh xây mới: 17.858 công trình trong đó:

- Vùng đồng bằng; Cải tạo 4.404 công trình

- Vùng trung du: Cải tạo 4.404 công trình

- Vùng miền núi: Cải tạo 31.356 công trình xây mới 6.449 công trình

+ Hố xí hợp vệ sinh: Cải tạo 20.232 công trình; trong đó:

- Vùng đồng bằng: 10.779 công trình

- Vùng trung du: 60.767 công trình

- Vùng miền núi: 44.302 công trình.

+ Bể chứa thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật; Xây dựng: 1.620 công trình trong đó:

- Đồng bằng: 402 công trình

- Trung du: 762 công trình

- Miền núi: 456 công trình.

V - VỐN ĐẦU TƯ

1. Tổng số: 574,4 trong đó:

- Truyền thông, vận động tuyên truyền: 27,4 tỷ đồng.

- Đầu tư xây dựng các công trình cấp nước sạch: 350,0 tỷ đồng

- Đầu tư xây dựng các công trình vệ sinh môi trường: 197,0 tỷ đồng

2. Cơ cấu vốn, phân kỳ đầu tư:

+ Vốn đầu tư các công trình cấp nước sinh hoạt:

- Ngân sách: 60%

- Tài trợ nước ngoài: 20%

- Nhân dân đóng góp: 20%

+ Xây dựng các công trình vệ sinh môi trường:

- Ngân sách: 20%

- Tài trợ nước ngoài: 20%

- Nhân dân đóng góp: 60%

Cơ cấu vốn đầu tư 2001 - 2010 như sau:

Năm

Nước sạch

VSMT

Tổng cộng

2001

23.643

17.183

40.826

2002

29.100

18.395

47.495

2003

31.334

19.010

50.334

2004

34.056

19.635

53.691

2005

36.945

20.185

57.130

2006

38.005

20.590

58.595

2007

37.465

28.810

58.275

2008

39.368

20.495

59.863

2009

40.568

20.495

61.063

2010

39.318

20.308

59.626

Cộng

349.800

197.106

546.906

VI - CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Giải pháp quy hoạch;

a) Quy hoạch cấp nước:

+ Nguồn nước: Ưu tiên khai thác sử dụng nguồn nước ngầm, hạn chế sử dụng nguồn nước mặt cho sinh hoạt. Đối với vùng núi: Chú ý bảo vệ các vùng mạch lộ, khe suối.

+ Quy mô công trình:

- Vùng dân cư sống tập trung: Ưu tiên xây dựng các công trình cấp nước tập trung hợp với số dân.

- Vùng dân cư thưa: Xây dựng các công trình cấp nước phân tán cho nhóm hộ và hộ gia đình.

- Công nghệ cấp nước áp dụng công nghệ phù hợp.

b) Quy hoạch vệ sinh môi trường:

Đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế, thu thập và tập quán của dân: Chủ yếu XD các công trình xử lý chất thải, nước thải sinh hoạt và chăn nuôi; bảo quản và xử lý các vỏ bao bì, thuốc bảo vệ thực vật, đảm bảo không làm ô nhiễm đất, nguồn nước ngầm, nước mặt, không có mùi hôi thối, không làm mất mỹ quan khu vực ngoại cảnh; hạn chế tối đa các loại côn trùng gây bệnh.

2. Các giải pháp về truyền thông:

+ Truyền thông là nhiệm vụ quan trọng nhằm xã hội hóa chương trình cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Chú trọng bồi dưỡng, đào tạo trang bị những kiến thức về nước sạch và vệ sinh môi trường, kỹ năng tuyên truyền, xây dựng, củng cố và kiện toàn mạng lưới tuyên truyền viên nước sạch và vệ sinh cấp xã.

+ Đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục, vận động tuyên truyền nhân dân tích cực hưởng ứng tham gia và đóng góp sức người, kinh phí cùng Nhà nước thực hiện chương trình cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn trên toàn tỉnh.

+ Công tác truyền thông thường xuyên trên quy mô rộng; hình thức đa dạng dễ hiểu phù hợp với trình độ dân trí của từng vùng, từng địa phương có sự phối hợp của các ban ngành, đoàn thể và lồng ghép giữa các chương trình.

3. Giải pháp về vốn:

- Huy động tổng hợp các nguồn vốn gồm: Vốn ngân sách, vốn đóng góp của nhân dân, vốn tài trợ từ các tổ chức quốc tế.

- Khuyến khích nhân dân đóng góp dưới nhiều hình thức:

- Tiền công lao động, vật tư; tỉnh sẽ xem xét chính sách cho nhân dân vay vốn lãi suất ưu đãi.

- Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.

4. Các dự án ưu tiên.

Ưu tiên đầu tư các xã bị ảnh hưởng nặng nề về môi trường sống và môi trường nước có nguy cơ ô nhiễm cao, các vùng khan hiếm nước sinh hoạt, các xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số.

5. Vật liệu và công nghệ.

Chú trọng sử dụng vật liệu tại chỗ; áp dụng các công nghệ đơn giản, rẻ tiền phù hợp với tập quán trình độ quản lý vận hành của từng địa phương.

Ưu tiên áp dụng công nghệ tiên tiến đối với các thị trấn, thị tứ, vùng kinh tế phát triển.

6. Tổ chức, quản lý, khai thác bảo quản công trình:

Chính quyền địa phương hoặc đại diện các hộ hưởng lợi tham gia giám sát quá trình xây dựng.

Các công trình sau khi xây dựng xong bàn giao cho chính quyền địa phương tổ chức quản lý, khai thác, duy tu sửa chữa.

7. Các giải pháp vệ sinh chính sách.

Có chính sách cho công tác truyền thông. Quan tâm đến vùng đặc biệt khó khăn, các gia đình chính sách các hộ nghèo. Gắn với việc đầu tư xây dựng công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn với đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp, công nghiệp chế biến nông sản, dịch vụ tại các vùng nông thôn.

Điều 2. Phân công trách nhiệm:

Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính vật giá xây dựng kế hoạch hàng năm trình UBND tỉnh duyệt.

- Sở Y tế, Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường và PTNT xây dựng các mô hình điểm, kiểm tra và đôn đốc thực hiện vệ sinh môi trường nông thôn.

Sở Giáo dục và Đào tạo cùng Sở Khoa học công nghệ và Môi trường, Sở Y tế, Sở NN&PTNT tăng cường truyền thông, giáo dục, vận động hướng dẫn mọi người thực hiện chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn nhất là trong các trường trung học.

UBND các huyện, thành, thị chỉ đạo UBND các xã tham gia quản lý chất lượng các công trình nước sạch và vệ sinh môi trường; huy động các nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện; tổ chức quản lý khai thác các công trình cấp nước sạch và vệ sinh môi trường sau đầu tư; tập trung chỉ đạo tuyên truyền gắn với "khu dân cư, làng văn hóa xã"

Điều 3. Các ông: Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở: NN&PTNT, Tài chính Vật giá, Kế hoạch và Đầu tư, Y tế, Khoa học Công nghệ và Môi trường, Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị các ngành đơn vị liên quan căn cứ Quyết định thực hiện.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Ngô Đức Vượng

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 2376/2001/QĐ-UB phê duyệt quy hoạch tổng thể cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2001 - 2010

  • Số hiệu: 2376/2001/QĐ-UB
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 31/07/2001
  • Nơi ban hành: Tỉnh Phú Thọ
  • Người ký: Ngô Đức Vượng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 31/07/2001
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản