Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1049/QĐ-UBND

Sơn La, ngày 04 tháng 5 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ, BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA, DANH LAM THẮNG CẢNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Di sản văn hóa ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa ngày 18 tháng 6 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa; Nghị định số 70/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ về việc Quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh;

Căn cứ Quyết định số 1706/2001/QĐ-BVHTTDL ngày 24 tháng 7 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đến năm 2020;

Căn cứ Thông tư số 09/2011/TT-BVHTTDL ngày 14 tháng 7 năm 2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về nội dung hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh; Thông tư số 18/2012/TT-BVHTTDL ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích,

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 549/TTr-SVHTTDL ngày 25 tháng 4 năm 2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này là Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Sơn La.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở: Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tài Nguyên - Môi trường, Nội vụ, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Giáo dục và Đào tạo, Khoa học - Công nghệ, Thông tin - Truyền thông; Công an, Đài Phát thanh -Truyền hình; Báo Sơn La, Bảo tàng tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Thủ trưởng các tổ chức đoàn thể, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ VHTTDL;
- Cục DSVH;
- TT tỉnh ủy;
- TT HĐND tỉnh;
- TT UBND tỉnh;
- TT UBMTTQVN tỉnh Sơn La;
- Đoàn Đại biểu QH tỉnh;
- Trung tâm Công báo tỉnh;
- Lưu: VT. KGVX. HA.80b.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phạm Văn Thủy

 

QUY CHẾ

QUẢN LÝ, BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA, DANH LAM THẮNG CẢNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1049/QĐ-UBND ngày 04 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chế này quy định về phân cấp các hoạt động:

1. Quản lý, bảo vệ, khai thác và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh (sau đây gọi tắt là di tích), các di vật, cổ vật quốc gia trên địa bàn tỉnh Sơn La đã được cơ quan nhà nước xếp hạng theo quy định của Luật Di sản văn hóa, di tích thuộc danh mục kiểm kê đã được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt.

2. Công tác quy hoạch, lập dự án bảo quản, tu bổ, tôn tạo, phục hồi và lập hồ sơ khoa học xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Sơn La.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Quy chế này áp dụng đối với di tích đã được xếp hạng quốc gia đặc biệt, quốc gia, cấp tỉnh và các di tích đã được thống kê trong Danh mục kiểm kê di sản văn hóa.

Điều 3. Nguyên tắc thực hiện

1. Mọi hoạt động quản lý nhà nước; quản lý, bảo vệ, khai thác, phát huy giá trị di tích, các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia trên địa bàn tỉnh Sơn La của các tổ chức, cá nhân đều phải tuân theo Luật Di sản văn hóa, các văn bản hướng dẫn thi hành luật và nội dung của Quy chế này.

2. Các công trình, địa điểm, cảnh quan thiên nhiên mới phát hiện có dấu hiệu là di tích mà không xác định được chủ sở hữu thì thuộc thẩm quyền sở hữu của Nhà nước. Cơ quan nhà nước, tổ chức cá nhân khi phát hiện các dấu hiệu được coi là di tích phải có trách nhiệm bảo vệ nguyên trạng và thông báo kịp thời với UBND các xã, thị trấn, thành phố sở tại để có biện pháp bảo vệ cấp thiết và báo cáo Phòng Văn hóa và Thông tin, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để xử lý kịp thời.

3. Việc khai quật khảo cổ học chỉ được tiến hành khi có giấy phép của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và UBND tỉnh cho phép thực hiện đối với di chỉ cấp thiết cần khai quật phục vụ công tác nghiên cứu khoa học.

Điều 4. Mục đích phân cấp

1. Di tích là tài sản vô giá của dân tộc được Nhà nước thống nhất quản lý và pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo vệ.

2. Nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân và toàn xã hội trong việc quản lý, bảo vệ, khai thác và phát huy giá trị của di tích để giáo dục truyền thống văn hóa - lịch sử của dân tộc cho các thế hệ mai sau.

3. Tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương trong việc xây dựng, kiện toàn các ban quản lý di tích và xây dựng các biện pháp cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, qua đó làm tốt công tác quản lý, bảo vệ, khai thác và phát huy giá trị di tích theo Luật Di sản văn hóa, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

4. Huy động mọi nguồn lực nhằm đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong việc trùng tu, tôn tạo, lập hồ sơ khoa học xếp hạng di tích.

Chương II

PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DI TÍCH

Điều 5. Đối tượng phân cấp và cấp độ di tích

1. Di tích quốc gia đặc biệt.

2. Di tích quốc gia.

3. Di tích cấp tỉnh.

4. Di tích nằm trong danh mục kiểm kê di sản văn hóa.

Điều 6. Quản lý nhà nước về di tích

1. Công tác quản lý nhà nước về di tích trên địa bàn tỉnh do UBND tỉnh quản lý thống nhất và toàn diện.

2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan chuyên môn có nhiệm vụ tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về di tích trên địa bàn toàn tỉnh.

3. UBND các huyện, thành phố thực hiện việc quản lý theo phân cấp của UBND tỉnh tại Quy chế này.

Điều 7. Phân cấp quản lý nhà nước

UBND tỉnh giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện công tác quản lý nhà nước về di tích trên địa bàn toàn tỉnh; phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo tỉnh, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh xây dựng quy chế phối hợp về bảo vệ, tu bổ, tôn tạo, phát huy giá trị đối với các di tích gắn với hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng trên địa bàn.

Điều 8. Phân công quản lý, phát huy giá trị di tích

UBND tỉnh phân cấp cho các cơ quan, đơn vị, địa phương trực tiếp quản lý và chịu trách nhiệm bảo vệ, bảo vệ và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định của pháp luật, cụ thể như sau:

1. Bảo tàng tỉnh Sơn La

Trực tiếp quản lý bảo vệ và phát huy giá trị di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La, thuộc Phường Tô Hiệu, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La; Di tích quốc gia Văn bia Quế Lâm ngự chế - Đền thờ Vua Lê Thái Tông, thuộc phường Chiềng Lề, thành phố Sơn La (Phụ lục số 01).

2. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

Trực tiếp quản lý, bảo vệ và phát huy các di tích quốc gia, cấp tỉnh đã được xếp hạng có trên địa bàn (Phụ lục số 02).

3. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn

Trực tiếp quản lý và bảo vệ các di tích trong danh mục đã kiểm kê được UBND tỉnh phê duyệt kèm theo Quy chế này (Phụ lục số 03), đồng thời phối hợp với các cơ quan chuyên môn cấp huyện quản lý, khai thác và phát huy giá trị của các di tích đã được xếp hạng trên địa bàn.

Chương III

QUẢN LÝ, BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH

Điều 9. Thành lập Ban quản lý di tích

1. UBND các huyện, thành phố có trách nhiệm chỉ đạo thành lập Ban quản lý di tích để quản lý bảo vệ và phát huy giá trị đối với di tích Quốc gia, di tích cấp tỉnh có trên địa bàn ngay sau khi được xếp hạng.

Thành phần Ban quản lý di tích quốc gia, cấp tỉnh: Lãnh đạo UBND xã làm trưởng ban, các thành viên gồm: Cán bộ phụ trách văn hóa - xã hội, các công chức liên quan thuộc UBND, cán bộ phụ trách hội, đoàn thể của xã (phường, thị trấn) và đại diện nhân dân nơi có di tích, các cá nhân có liên quan đến quyền sở hữu đối với di tích hoặc trực tiếp và thường xuyên quản lý di tích.

Đối với các di tích là cơ sở thờ tự của tôn giáo, ngoài các thành phần trên có đại diện trụ trì (đối với những chùa có trụ trì) hoặc Trưởng Ban Hộ tự (đối với chùa không có trụ trì).

Đối với các di tích được xếp hạng quốc gia, cấp tỉnh có quy mô hoạt động lễ hội lớn, mức độ ảnh hưởng và lan tỏa rộng, UBND huyện, thành phố căn cứ tình hình thực tế cụ thể có thể xem xét thành lập Ban quản lý di tích cấp huyện để quản lý, khai thác, phát huy giá trị của từng di tích.

2. UBND huyện, thành phố; UBND xã, phường, thị trấn là cấp quản lý trực tiếp di tích có trách nhiệm chỉ đạo, xây dựng nội quy, quy chế hoạt động của di tích và của Ban quản lý di tích thuộc cấp mình quản lý theo quy định của pháp luật.

Điều 10. Chế độ làm việc và kinh phí hoạt động của Ban quản lý di tích

Ban quản lý di tích cấp huyện, xã hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm. Có trách nhiệm tham mưu cho UBND cùng cấp ban hành Quy chế hoạt động để thực hiện việc quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích.

Kinh phí hoạt động của các Ban quản lý di tích cấp huyện, xã cân đối nguồn thu từ di tích. Đối với các di tích chưa có nguồn thu, Ban quản lý có trách nhiệm lập dự toán chi phí bảo đảm hoạt động hàng năm trình UBND cùng cấp xem xét phê duyệt và tổ chức thực hiện.

Điều 11. Công tác lập hồ sơ khoa học xếp hạng di tích

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện công tác lập, thẩm định hồ sơ khoa học trình cấp có thẩm quyền quyết định xếp hạng di tích theo quy định của Luật Di sản văn hóa và các quy định có liên quan.

Điều 12. Công tác trùng tu, tôn tạo di tích

1. Các hồ sơ trùng tu tôn tạo di tích chỉ được tiến hành khi tuân thủ đầy đủ theo quy định tại Nghị định số 70/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ về việc Quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh và Thông tư số 18/2012/TT-BVHTTDL ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích.

2. Cấp huyện có trách nhiệm hướng dẫn các đơn vị, tổ chức, cá nhân đầu tư trùng tu, tôn tạo di tích trên địa bàn theo phân cấp quản lý. Quy trình, thẩm quyền, thủ tục lập, phê duyệt dự án trùng tu, tôn tạo tuân thủ theo đúng quy định của Nghị định số 70/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ về việc Quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh và Thông tư số 18/2012/TT-BVHTTDL ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích.

Điều 13. Nguồn kinh phí đầu tư tôn tạo và lập hồ sơ khoa học xếp hạng di tích

Kinh phí đầu tư cho lập hồ sơ khoa học xếp hạng di tích, công tác quy hoạch, lập dự án bảo quản, tu bổ, tôn tạo, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh gồm các nguồn: Ngân sách Trung ương (chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa); ngân sách địa phương và nguồn vốn hợp pháp khác.

Điều 14. Quản lý, sử dụng kinh phí

Các nguồn thu từ khai thác, phát huy giá trị di tích, phí thăm quan, nguồn công đức phải được quản lý và sử dụng đúng các quy định hiện hành của nhà nước.

Chương IV

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC SỞ, BAN, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN TRONG VIỆC QUẢN LÝ, BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH

Điều 15. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân

Các tổ chức, cá nhân được phân công trực tiếp quản lý, bảo vệ và phát huy di tích có trách nhiệm:

1. Thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật hiện hành về di sản văn hóa và Quy chế này.

2. Bảo vệ, giữ gìn các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể gắn với di tích như: Công trình văn hóa, kiến trúc, điêu khắc, tượng đài, vườn cây cảnh, cây cổ thụ, các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, hạ tầng kỹ thuật thuộc di tích...

3. Tiếp nhận các tài sản có giá trị như: Di vật, cổ vật, đồ thờ tự, đồ vật do khách thập phương hiến, tặng phải theo quy định, phù hợp với thuần phong mỹ tục của Việt Nam; Kiểm tra thường xuyên và kiểm kê hàng năm đối với các tài sản có giá trị như: Di vật, cổ vật, đồ thờ tự, đồ vật do khách thập phương hiến, tặng. Khi đưa các hiện vật ra khỏi di tích hoặc đưa từ ngoài vào phải được cấp có thẩm quyền cho phép.

4. Thực hiện kịp thời các biện pháp phòng chống cháy nổ, các hành vi xâm hại hoặc nguy cơ hủy hoại di tích. Báo cáo cho các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý các hành vi phá hoại, chiếm đoạt, sử dụng trái phép di tích.

5. Hướng dẫn công tác trùng tu, tôn tạo, phục hồi di tích đối với các di tích được giao quản lý theo đúng quy định của pháp luật.

Điều 16. Trách nhiệm của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

1. Chịu trách nhiệm tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh.

2. Chủ trì phối hợp với UBND các huyện, thành phố, quản lý hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di tích theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

3. Chỉ đạo, hướng dẫn Phòng Văn hóa - Thông tin các huyện, thành phố, Bảo tàng tỉnh phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc quản lý bảo vệ, chăm sóc trực tiếp, khai thác, phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh.

4. Thẩm định các dự án bảo tồn, phát huy giá trị di tích; chủ trì thẩm định các dự án, phương án tu bổ, tôn tạo chống xuống cấp di tích; phối hợp với các ngành liên quan thẩm định các dự án, công trình nằm ngoài khu vực bảo vệ di tích có khả năng ảnh hưởng đến không gian, cảnh quan, môi trường di tích theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa; tổ chức thực hiện các dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích trên địa bàn tỉnh sau khi được phê duyệt.

5. Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo tỉnh, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh xây dựng quy chế phối hợp về bảo vệ, tu bổ, tôn tạo, phát huy giá trị đối với các di tích gắn với hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng trên địa bàn quản lý, hướng dẫn các hoạt động lễ hội truyền thống, tín ngưỡng gắn với di tích.

6. Hướng dẫn việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di tích; tổ chức giám sát, thanh tra, kiểm tra các hoạt động liên quan đến quản lý, bảo vệ, sử dụng và khai thác phát huy hệ thống di tích hiện có; xử lý những hành vi vi phạm pháp luật về di tích theo thẩm quyền.

7. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng tham mưu đề xuất với UBND tỉnh ban hành chính sách khuyến khích, huy động các nguồn lực trong xã hội tham gia vào các hoạt động bảo tồn di tích trên địa bàn tỉnh; khen thưởng đối với tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích.

8. Hướng dẫn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chuyên trách ở địa phương để tăng cường tuyên truyền và thực hiện công tác quản lý, bảo vệ di tích có hiệu quả.

9. Đề xuất các đề tài nghiên cứu khoa học trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích.

10. Phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố làm tốt công tác quản lý các nguồn tài chính để trùng tu, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích trên địa bàn tỉnh.

11. Xây dựng kế hoạch và lập dự án trùng tu tôn tạo di tích theo Luật Di sản văn hóa, Luật Xây dựng và các quy định hiện hành của Nhà nước bằng nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa, ngân sách của tỉnh và nguồn vốn xã hội hóa.

12. Chủ trì thực hiện việc lập hồ sơ khoa học xếp hạng di tích trên địa bàn toàn tỉnh trình cấp có thẩm quyền quyết định xếp hạng theo đúng nội dung, trình tự Luật định.

13. Hàng năm, trên cơ sở dự toán kinh phí do các đơn vị lập, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm tổng hợp kinh phí gửi Sở Tài chính và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định, trình cấp có thẩm quyền quyết định.

14. Tổ chức triển khai việc kiện toàn bộ máy quản lý di tích phù hợp với điều kiện và yêu cầu thực tế của địa phương; đảm bảo hiệu quả công tác quản lý theo quy định hiện hành.

15. Chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thành phố; các sở, ban, ngành, đoàn thể có liên quan tổ chức thực hiện Quy chế; định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo UBND tỉnh để có biện pháp chỉ đạo kịp thời; bổ sung danh mục các di tích được xếp hạng hàng năm theo phân cấp tại Quy chế này.

Điều 17. Trách nhiệm của Sở Nội vụ

Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các sở, ban, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về tôn giáo đối với tổ chức và cá nhân đang hoạt động tôn giáo tại các di tích đã được xếp hạng trên địa bàn tỉnh; xây dựng quy chế phối hợp về bảo vệ, tu bổ, tôn tạo, phát huy giá trị đối với các di tích gắn với hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng trên địa bàn.

Điều 18. Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường

1. Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố,tham mưu việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các di tích trên địa bàn tỉnh, bảo đảm yêu cầu về bảo vệ và phát huy giá trị di tích.

2. Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc xác định ranh giới và cắm mốc ranh giới các khu vực bảo vệ di tích, hướng dẫn việc lập và xác nhận vào bản đồ khoanh vùng các khu vực bảo vệ di tích.

3. Phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố trong việc đầu tư ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến để bảo vệ môi trường bền vững tại những nơi có di tích.

Điều 19. Trách nhiệm của Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Tài chính và các sở, ban ngành có liên quan tham mưu cân đối kế hoạch ngân sách hàng năm cho việc trùng tu, tôn tạo và phát huy giá trị của các di tích.

Điều 20. Trách nhiệm của Sở Tài chính

1. Hàng năm, trên cơ sở dự toán do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch lập, Sở Tài chính có trách nhiệm tổng hợp, thẩm định và trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

2. Thực hiện kiểm tra việc quản lý và sử dụng kinh phí cho hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di tích theo quy định của pháp luật.

Điều 21. Trách nhiệm của Sở Xây dựng

1. Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các sở, ban, ngành liên quan tham gia ý kiến theo chức năng, nhiệm vụ của ngành xây dựng trong công tác quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.

2. Cấp phép xây dựng quy định tại Nghị định số 64/2012/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ về cấp giấy phép xây dựng; Thông tư số 10/2012/TT-BXD ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn chi tiết một số nội dung của Nghị định số 64/2012/NĐ-CP ; Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng.

3. Quản lý chất lượng công trình xây dựng theo các quy định của pháp luật về xây dựng.

Điều 22. Trách nhiệm của Sở Giáo dục và Đào tạo

1. Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND các huyện, thành phố tổ chức giáo dục cho học sinh các cấp học về bảo vệ và phát huy giá trị di tích; đưa việc học tập, tham quan, nghiên cứu di tích vào chương trình giáo dục ngoại khóa hàng năm của các cấp học, trường học.

2. Chỉ đạo các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh đăng ký nhận chăm sóc 01 - 02 di tích tại địa phương (chú trọng đến các di tích đã được xếp hạng cấp tỉnh, quốc gia, quốc gia đặc biệt) và xây dựng kế hoạch chăm sóc định kỳ đối với các di tích nhằm nâng cao ý thức bảo vệ di tích cho học sinh và giữ gìn vệ sinh môi trường xanh, sạch, đẹp cho di tích, bảo đảm mỗi di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh có một trường học nhận chăm sóc và bảo vệ.

3. Tổ chức tổng kết, sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện và khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân có thành tích trong việc triển khai thực hiện chăm sóc, bảo vệ di tích.

Điều 23. Trách nhiệm của Sở Khoa học và Công nghệ

Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc đề xuất triển khai, quản lý việc ứng dụng các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học phục vụ việc phát hiện, quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di tích.

Điều 24. Trách nhiệm của Sở Thông tin và Truyền thông

Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh và đổi mới các hoạt động truyền thông, tuyên truyền sâu rộng về mục đích, ý nghĩa của việc bảo vệ và phát huy giá trị của di tích.

Điều 25. Trách nhiệm của Công an tỉnh

1. Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các ngành có liên quan chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương làm tốt công tác giữ gìn an ninh trật tự tại các khu, điểm di tích trên địa bàn toàn tỉnh;

2. Chỉ đạo lực lượng công an các cấp phối hợp chặt chẽ với các ngành, các lực lượng có liên quan triển khai thực hiện các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh xử lý với các âm mưu, hoạt động phá hoại của các thế lực thù địch, phản động; với các hành vi xâm hại, trộm cắp, chiếm đoạt, mua bán, trao đổi, vận chuyển trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích.

Điều 26. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

1. Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan chức năng chỉ đạo, thực hiện công tác quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị các di tích trong phạm vi địa phương theo thẩm quyền. Xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện bảo vệ và phát huy giá trị của các di tích gắn với phát triển du lịch.

2. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến những quy định pháp luật về bảo tồn, phát huy giá trị di tích tại địa phương.

3. Xây dựng kế hoạch bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phát huy giá trị di tích trên địa bàn; cân đối, bố trí kinh phí bảo đảm triển khai thực hiện Quy chế này tại địa phương.

4. Chỉ đạo, hướng dẫn việc thực hiện quy trình, thủ tục, nội dung dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích tại địa phương trình cấp có thẩm quyền thỏa thuận, phê duyệt theo trình tự quy định của pháp luật.

5. Phối hợp chặt chẽ với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong lập hồ sơ khoa học xếp hạng di tích trên địa bàn.

6. Chỉ đạo công tác bảo vệ và phát huy giá trị di tích trong phạm vi địa phương.

7. Chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo, các trường phổ thông trên địa bàn tổ chức giáo dục cho học sinh về bảo vệ và phát huy giá trị di tích; đưa việc học tập, tham quan, nghiên cứu di tích vào chương trình giáo dục ngoại khóa hàng năm của các cấp học, trường học; tạo điều kiện thuận lợi để học sinh đi tham quan thực tế tại các di tích; đăng ký nhận chăm sóc 01 - 02 di tích tại địa phương (chú trọng đến các di tích đã được xếp hạng cấp tỉnh, quốc gia, quốc gia đặc biệt) và xây dựng kế hoạch chăm sóc định kỳ đối với các di tích, nhằm nâng cao ý thức bảo vệ di tích cho học sinh và giữ gìn vệ sinh môi trường xanh, sạch, đẹp cho di tích, bảo đảm mỗi di tích có một trường học nhận chăm sóc và bảo vệ.

8. Tổ chức kiểm tra, giám sát các hoạt động quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị các di tích trên địa bàn.

9. Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các sở, ban ngành có liên quan xử lý những hành vi xâm hại đến di tích.

Điều 27. Trách nhiệm của Bảo tàng tỉnh Sơn La

1. Chịu trách nhiệm quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị Di tích quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La được giao tại Khoản 1, Điều 7 Quy chế này.

2. Chịu sự quản lý nhà nước của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch theo quy định của pháp luật, phân cấp tại Quy chế này và nhiệm vụ của UBND tỉnh giao.

3. Phối hợp với UBND thành phố Sơn La trong việc quản lý bảo vệ và phát huy giá trị Di tích quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La; Di tích quốc gia văn bia Quế Lâm ngự chế - Đền thờ Vua Lê Thái Tông.

4. Thực hiện nhiệm vụ bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích đối với các điểm di tích được giao theo quy định của pháp luật.

Điều 28. Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Sơn La

Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá về các di tích trên địa bàn tỉnh, tuyên truyền sâu rộng về mục đích, ý nghĩa của việc bảo vệ và phát huy giá trị của di tích nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của công dân và toàn xã hội trong việc bảo vệ, trùng tu, tôn tạo và phát huy giá trị của các di tích.

Điều 29. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn

1. Tuyên truyền, phổ biến những quy định pháp luật về bảo tồn, phát huy giá trị di tích tại địa phương.

2. Tổ chức bảo vệ, chăm sóc trực tiếp và phát huy giá trị di tích tại địa phương, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong việc bảo vệ và quản lý di tích. Huy động các nguồn lực xã hội hóa để trùng tu, tôn tạo các di tích trên địa bàn.

3. Tiếp nhận khai báo về di tích mới phát hiện, kiến nghị việc xếp hạng di tích lên cơ quan cấp có thẩm quyền; kịp thời phòng ngừa và ngăn chặn kịp thời những hành vi làm ảnh hưởng tới di tích và cảnh quan môi trường của di tích; ngăn chặn và xử lý các hoạt động mê tín dị đoan tại di tích theo thẩm quyền.

Điều 30. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân

1. Có trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc trực tiếp, gìn giữ di tích; thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm hại di tích. Trong trường hợp phát hiện di tích bị lấn chiếm, hủy hoại hoặc có nguy cơ bị hủy hoại phải kịp thời có biện pháp ngăn chặn và thông báo cho UBND xã, phường, thị trấn hoặc Phòng Văn hóa - Thông tin của huyện, thành phố.

2. Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tham quan và các hoạt động học tập, nghiên cứu (khi được cơ quan có thẩm quyền cho phép) tại di tích.

3. Phối hợp chặt chẽ với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong lập hồ sơ khoa học xếp hạng di tích.

Chương V

THANH TRA, KIỂM TRA, KHEN THƯỞNG, XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 31. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm

Thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Thanh tra liên ngành; Thanh tra Nhà nước cấp tỉnh, huyện, thành phố, khi thanh tra hoạt động di tích, nếu phát hiện sai phạm có quyền lập biên bản, tạm đình chỉ, xử phạt theo quy định pháp luật hiện hành và báo cáo cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để có biện pháp xử lý. Việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến di tích thực hiện theo trình tự quy định tại Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo. Mọi hành vi xâm hại di tích đều được xử lý theo quy định của pháp luật.

Điều 32. Khen thưởng

Tổ chức, cá nhân có thành tích trong bảo vệ và phát huy giá trị của di tích được khen thưởng theo quy định của pháp luật.

Chương VI

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 33. Điều khoản thi hành

Trong quá trình tổ chức thực hiện có vấn đề chưa phù hợp, cần sửa đổi bổ sung các địa phương đơn vị báo cáo về UBND tỉnh (qua Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xem xét, chỉnh sửa cho phù hợp.

 

PHỤ LỤC SỐ 01

DANH MỤC DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA GIAO CHO BẢO TÀNG TỈNH QUẢN LÝ, BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ
(Kèm theo Quyết định số 1049/QĐ-UBND ngày 04 tháng 5 năm 2016 của UBND tỉnh Sơn La)

STT

Tên di tích

Địa điểm

Quyết định xếp hạng

1

Di tích lịch sử Nhà tù Sơn La

Tổ 9, phường Tô Hiệu, thành phố Sơn La

Quyết định xếp hạng quốc gia đặc biệt số 2408/QĐ-TTg ngày 31/12/2014

2

Di tích lịch sử - văn hóa Văn bia Quế Lâm ngự chế - Đền thờ Vua Lê Thái Tông

Tổ 3, phường Chiềng Lề, thành phố Sơn La

Quyết định xếp hạng quốc gia số 226/QĐ-BT ngày 05/02/1994

 

PHỤ LỤC SỐ 02

DANH MỤC DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA, DANH LAM THẮNG CẢNH GIAO CHO UBND CÁC HUYỆN, THÀNH PHỐ QUẢN LÝ, BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ
(Kèm theo Quyết định số 1049/QĐ-UBND ngày 04 tháng 5 năm 2016 của UBND tỉnh Sơn La)

TT

Tên di tích

Địa điểm

Quốc gia

Cấp tỉnh

Quyết định xếp hạng

I

Ủy ban nhân dân huyện Mộc Châu (13 di tích)

1

Di tích lịch sử Đồn Mộc Lỵ

Tiểu khu 11, Thị trấn Mộc Châu, huyện Mộc Châu

x

 

Số 95/QĐ-BVHTT ngày 24/01/1998

2

Di tích danh thắng Hang Dơi

Tiểu khu 12, thị trấn Mộc Châu, huyện Mộc Châu

x

 

Số 95/QĐ-BVHTT ngày 24/01/1998

3

Di tích lịch sử - Nơi Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, công nhân nông trường Mộc Châu

Thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu

 

x

Số 174/2004/QĐ-UB ngày 13/12/2004

4

Di tích lịch sử Bia căm thù tại thị trấn Mộc Châu

Tiểu khu 11, thị trấn Mộc Châu, huyện Mộc Châu

 

x

Số 174/2004/QĐ-UB ngày 13/12/2004

5

Di tích lịch sử Bia căm thù tại Km 64

Thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu

 

x

Số 174/2004/QĐ-UB ngày 13/12/2004

6

Di tích lịch sử Bia căm thù tại Km 70

Thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu

 

x

Số 174/2004/QĐ-UB ngày 13/12/2004

7

Di tích lịch sử lưu niệm Trung đoàn 52 Tây Tiến

Tiểu khu 12 thị trấn Mộc Châu, huyện Mộc Châu

 

x

Số 462/QĐ-UBND ngày 28/02/2007

8

Di tích thắng cảnh Hang động bản Ôn

Tiểu khu Cờ Đỏ, thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu.

 

x

Số 2234/QĐ-UBND ngày 15/9/2008

9

Di tích lịch sử - Nơi Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, nhân dân các dân tộc Mộc Châu

Tiểu khu 11, thị trấn Mộc Châu, huyện Mộc Châu

 

x

Số 2234/QĐ-UBND ngày 15/9/2008

10

Di tích danh lam thắng cảnh Thác Dải Yếm.

Bản Vặt, xã Mường Sang, huyện Mộc Châu.

 

x

Số 1040/QĐ-UBND ngày 28/5/2012

11

Di tích lịch sử - văn hóa Chùa Vặt Hồng

Bản Vặt, xã Mường Sang, huyện Mộc Châu

 

x

Số 353/QĐ-UBND ngày 27/02/2013

12

Di tích lịch sử Giếng nước Trung đoàn 280

Tiểu khu cơ quan, Thị trấn Nông trường Mộc Châu

 

x

Số 46/QĐ-UBND ngày 08/01/2016

13

Di tích lịch sử Bia lưu niệm các chiến sỹ quân tình nguyện Đoàn 83

Bản Áng, xã Đông Sang, huyện Mộc Châu

 

 

Số 174/2004/QĐ-UB ngày 13/12/2004

II

Ủy ban nhân dân huyện Yên Châu (09 di tích)

1

Di tích lịch sử - Nơi Bác Hồ nói chuyện với nhân dân các dân tộc huyện Yên Châu

Thị trấn Yên Châu, huyện Yên Châu

 

x

Số 174/2004/QĐ-UB ngày 13/12/2004

2

Di tích lịch sử Tượng đài chiến thắng Chiềng Đông

Bản Luống Mé, xã Chiềng Đông, huyện Yên Châu

 

x

Số 174/2004/QĐ-UB ngày 13/12/2004

3

Di tích lịch sử Cầu Tà Vài

Bản Pát, xã Chiềng Hặc, huyện Yên Châu.

 

x

Số 174/2004/QĐ-UB ngày 13/12/2004

4

Di tích lịch sử Cầu sắt Yên Châu

Bản Him Nam, xã Sập Vạt, huyện Yên Châu.

 

x

Số 1214/QĐ-UB ngày 28/4/2006

5

Di tích thắng cảnh Hang Chi Đảy

Bản Đán, xã Yên Sơn, huyện Yên Châu.

 

x

Số 2234/QĐ-UBND ngày 15/9/2008

6

Di tích danh lam thắng cảnh Hang Nhả Nhung

Bản Trạm Hốc, xã Chiềng On, huyện Yên Châu

 

x

Số 2636/QĐ-UBND ngày 11/11/2011

7

Di tích danh lam thắng cảnh Hang Ta Búng

Bản Trạm Hốc, xã Chiềng On, huyện Yên Châu

 

x

Số 2636/QĐ-UBND ngày 11/11/2011

8

Di tích danh thắng Hồ Chiềng Khoi

Bản Pút, xã Chiềng Khoi, huyện Yên Châu

x

 

Số 53/2001/QĐ-BVHTT 28/12/2001

9

Di tích lịch sử cách mạng Việt Nam - Lào

Bản Lao Khô, xã Phiêng Khoài, huyện Yên Châu

x

 

Số 1240/QĐ-BVHTTDL ngày 03/4/2012

III

Ủy ban nhân dân huyện Thuận Châu (06 di tích)

1

Di tích lịch sử Kỳ đài Thuận Châu

Thị trấn huyện Thuận Châu, huyện Thuận Châu

x

 

Số 1568/QĐ-BT ngày 20/4/1995

2

Di tích kiến trúc nghệ thuật Tháp Mường Bám

Bản Lào, xã Mường Bám, huyện Thuận Châu

x

 

Số 4064/QĐ-BVHTTDL ngày 24/10/2012

3

Di tích lịch sử Cầu Nà Hày

Bản Ba Nhất, xã Thôm Mòn, huyện Thuận Châu

 

x

Số 1214/QĐ-UBND ngày 28/4/2006

4

Di tích khảo cổ Mái đá Bản Mòn

Bản Mòn, xã Thôm Mòn, huyện Thuận Châu.

 

x

Số 1214/QĐ-UBND ngày 28/4/2006

5

Di tích lịch sử Khu căn cứ du kích Long Hẹ

Bản Long Hẹ, xã Long Hẹ, huyện Thuận Châu.

 

x

Số 451/QĐ-UBND ngày 04/3/2008

6

Di tích lịch sử Khu tự trị Tây Bắc ( Khu tự trị Thái - Mèo),

Thị trấn Thuận Châu, huyện Thuận Châu

 

x

Số 46/QĐ-UBND ngày 08/01/2016

IV

Ủy ban nhân dân huyện Mai Sơn (06 di tích)

1

Di tích lịch sử Tập đoàn cứ điểm Nà Sản

Xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn

x

 

Số 95/QĐ-BVHTT ngày 24/01/1998

2

Di tích lịch sử Ngã Ba Cò Nòi

Xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn

x

 

Số 16/2004/QĐ-BVHTT ngày 29/4/2004

3

Di tích lịch sử Hội trường sơ tán Tỉnh ủy hang Thẳm Quai

Bản Nà Tre, xã Chiềng Ban, huyện Mai Sơn

 

x

Số 174/2004/QĐ-UB ngày 03/12/2004

4

Di tích lịch sử Khu căn cứ cách mạng Mường Chanh

Bản Cang Mường, xã Mường Chanh, huyện Mai Sơn

 

x

Số 1214/QĐ-UBND ngày 28/4/2006

5

Di tích lịch sử Cây Me - Nơi thành lập Chi bộ đầu tiên của Đảng bộ tỉnh Sơn La

Tiểu khu 6, thị trấn Hát Lót, huyện Mai Sơn

 

x

Số 174/2004/QĐ-UB ngày 03/12/2004

6

Di tích lịch sử Bia căm thù tại Bản Mạt

Bản Mạt, xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn

 

x

Số 174/2004/QĐ-UB ngày 03/12/2004

V

Ủy ban nhân dân huyện Phù Yên (03 di tích)

1

Di tích lịch sử Đồn Bản Mo

Khối phố 11, Thị trấn Phù Yên, huyện Phù Yên

 

x

Số 451/QĐ-UBND , ngày 04/3/2008

2

Di tích lịch sử Khu rừng bản Nhọt

Xã Gia Phù, huyện Phù Yên

 

x

Số 451/QĐ-UBND ngày 04/3/2008

3

Di tích lịch sử - Văn hóa Đình Chu

Bản Chiềng, xã Quang Huy, huyện Phù Yên

 

x

Số 1108/QĐ-UBND ngày 07/6/2013

VI

Ủy ban nhân dân huyện Bắc Yên ( 02 di tích)

1

Di tích lịch sử Khu căn cứ kháng chiến 99.

Thuộc các xã vùng cao, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La

 

x

Số 1040/QĐ-UBND ngày 28/5/2012

2

Di tích khảo cổ Bãi đá khắc cổ Khe Hổ

Xã Hang Chú, huyện Bắc Yên

x

 

Số 4107QĐ -BVHTTDL ngày 12/12/2014

VII

UBND huyện Mường La (04 di tích)

1

Di tích lịch sử Đồn Pom Pát

Bản Hua Ít, thị trấn Ít Ong, huyện Mường La

 

x

Số 1214/QĐ-UBND ngày 28/4/2006

2

Di tích lịch sử Đồn Mường Chiến

Xã Ngọc Chiến, huyện Mường La.

 

x

Số 1214/QĐ-UBND ngày 28/4/2006

3

Di tích khảo cổ - danh thắng hang Co Noong

Xã Ít Ong, huyện Mường La

 

x

Số 1214/QĐ-UBND ngày 28/4/2006

4

Di tích thắng cảnh hang Hua Bó

Xã Mường Bú, huyện Mường La

 

x

Số 353/QĐ-UBND ngày 27/02/2013

VIII

Ủy ban nhân dân huyện Sông Mã (02 di tích)

1

Di tích lịch sử Cây đa Mường Hung

Xã Mường Hung, huyện Sông Mã.

 

x

Số 1214/QĐ-UB ngày 28/4/2006

2

Di tích lịch sử - văn hóa Đền thờ Hai Bà Trưng

Bản Nam Tiến, xã Chiềng Khương, huyện Sông Mã

 

x

Số 2636/QĐ-UBND ngày 11/11/2011

IX

Ủy ban nhân dân huyện Sốp Cộp (01 di tích)

1

Di tích Kiến trúc nghệ thuật Tháp Mường Và

Bản Mường Và, xã Mường Và, huyện Sốp Cộp

x

 

Số 95/1998/QĐ-BVHTT ngày 24/01/1998

X

Ủy ban nhân dân huyện Quỳnh Nhai (01 di tích)

1

Di tích lịch sử Cây đa Pắc Ma

Xã Pắc Ma, huyện Quỳnh Nhai

 

x

Số 462/QĐ-UBND , ngày 28/02/2007

XI

Ủy ban nhân dân Thành phố Sơn La (02 di tích)

1

Di tích lịch sử Cầu Trắng Sơn La

Tổ 1, Phường Tô Hiệu, thành phố Sơn La

 

 

Số 2234/QĐ-UBND ngày 15/9/2008

2

Di tích danh thắng Thẳm Tát Tòng

Bản Bó, Phường Chiềng An, thành phố Sơn La

x

 

Số 226-QĐ/BT ngày 05/02/1994

XII

Ủy ban nhân dân huyện Vân Hồ (04 di tích)

1

Di chỉ Khảo cổ Hang Mộ Tạng Mè

Bản Lồi, xã Suối Bàng, huyện Vân Hồ

x

 

Số 523QĐ-BVHTTDL ngày 05/3/2014

2

Di tích lịch sử Khu Căn cứ Cách mạng Mộc Hạ

Thuộc các xã khu vực Mộc Hạ, Vân Hồ

 

x

Số 462/QĐ-UBND ngày 28/02/2007

3

Di tích lịch sử - văn hóa Đền Hang Miếng.

Xã Quang Minh, huyện Vân Hồ

 

x

Số 46/QĐ-UBND ngày 08/01/2016

4

Di tích danh lam thắng cảnh Thác Tạt Nàng,

Bản Phụ Mẫu, xã Chiềng Yên, huyện Vân Hồ

 

x

Số 46/QĐ-UBND ngày 08/01/2016

(Số liệu Danh mục di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh xếp hạng quốc gia, cấp tỉnh giao cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, thành phố quản lý tính đến thời điểm tháng 01 năm 2016)

 

PHỤ LỤC SỐ 03

DANH MỤC DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA, DANH LAM THẮNG CẢNH CHƯA XẾP HẠNG GIAO CHO CÁC XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN QUẢN LÝ, BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ
(Kèm theo Quyết định số 1049/QĐ-UBND ngày 04 tháng 5 năm 2016 của UBND tỉnh Sơn La)

STT

Tên di tích

Địa điểm

Loại hình

Lịch sử

Loại hình khác

I

THÀNH PHỐ SƠN LA (04 Di tích)

1

Di tích lịch sử Khu căn cứ du kích Bản Thé

Bản Thé, xã Chiềng Xôm, thành phố Sơn La

x

 

2

Di tích lịch sử Cầu đá Bản Bó

Bản Bó, phường Chiềng An, thành phố Sơn La

x

 

3

Di tích lịch sử lưu niệm Nhà bia tưởng niệm anh hùng liệt sỹ Lò Văn Giá

Bản Cọ, Phường Chiềng An, thành phố Sơn La

x

 

4

Di tích danh thắng Hang Hắp

Xã Chiềng Cọ, thành phố Sơn La

 

x

II

HUYỆN MỘC CHÂU ( 04 di tích)

1

Di chỉ Khảo cổ mộ táng Tân Lập

Bản Dọi 1, xã Tân Lập, huyện Mộc Châu

 

x

2

Di tích Khảo cổ Hang Cò Lằn

Bản Cà Đạc, xã Tân Hợp, huyện Mộc Châu

 

x

3

Di tích danh thắng Hang Tiểu khu 83 - 84

Tiểu khu 83 - 84, Thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu

 

x

4

Di tích danh thắng Hang bản Lùn

Xã Mường Sang, huyện Mộc Châu

 

x

III

HUYỆN BẮC YÊN ( 02 di tích)

1

Di tích Khảo cổ hang Thẩm Puốc

Xã Pắc Ngà, huyện Bắc Yên

 

x

2

Di tích lịch sử Đèo Chẹn và bến phà Tạ Khoa

Xã Tạ Khoa, huyện Bắc Yên

x

 

IV

HUYỆN SÔNG MÃ ( 01 di tích)

1

Di tích lịch sử Thành cổ Chiềng Khương

Xã Chiềng Khương, huyện Sông Mã

x

 

V

HUYỆN VÂN HỒ ( 06 di tích)

1

Di chỉ Khảo cổ Hang Pông

Bản Pơ Tào, xã Mường Tè, huyện Vân Hồ

 

x

2

Di tích Khảo cổ Hang Bó Hiềng

Bản Bó Hiềng, xã Mường Tè, huyện Vân Hồ

 

x

3

Di chỉ Khảo cổ Hang Coong

Xã Mường Tè, huyện Vân Hồ

 

x

4

Di tích danh thắng Thác Nàng tiên

Bản Nà Trá, xã chiềng Khoa, huyện Vân Hồ

 

x

5

Di tích danh thắng Hang Hằng

Xã Xuân Nha, huyện Vân Hồ

 

x

6

Di tích danh thắng Hang Pá Pa

Xã Xuân Nha, huyện Vân Hồ

 

x

VI

HUYỆN MAI SƠN ( 03 di tích)

1

Di tích danh thắng Hồ Tiền Phong

Tiểu khu Nà Sản, xã Hát Lót, huyện Mai Sơn

 

x

2

Di tích lịch sử bản Giàn

Bản Giàn, xã Mường Bằng, huyện Mai Sơn

x

 

3

Di tích lịch sử hang Thẩm Mu

 Xã Chiềng Mai, huyện Mai Sơn

x

 

VII

HUYỆN QUỲNH NHAI ( 04 di tích)

1

Di tích danh thắng hang Na Lóm

Xã Chiềng Khay, huyện Quỳnh Nhai

 

x

2

Di tích danh thắng Thẳm Mường

Xã Chiềng Khay, huyện Quỳnh Nhai

 

x

3

Di tích danh thắng Mái đá Thẳm Đán Mom

Xã Chiềng Khay, huyện Quỳnh Nhai

 

x

4

Di tích khảo cổ Hang Lán Le

Xã Chiềng Khoang, huyện Quỳnh Nhai

 

x

VIII

HUYỆN THUẬN CHÂU ( 01 di tích)

1

Di tích lịch sử Đèo Pha Đin

Xã Phổng Lái, huyện Thuận Châu.

x

 

IX

HUYỆN MƯỜNG LA ( 01 di tích)

1

Di tích lịch sử Pom Đồn

Xã Mường Trai, huyện Mường La

x