Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3385/QĐ-UBND | Thanh Hóa, ngày 06 tháng 9 năm 2016 |
PHÊ DUYỆT DANH MỤC VÀ GIÁ MUA HIỆN VẬT TẠI DI TÍCH LỊCH SỬ LAM KINH
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Di sản văn hóa ngày 29/6/2001 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa ngày 18/6/2009;
Căn cứ Nghị định số 98/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản Văn hóa năm 2001 và Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa năm 2009;
Căn cứ Thông tư số 11/2013/TT-BVHTTDL ngày 16/12/2013 của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch quy định về việc sưu tầm hiện vật của bảo tàng công lập;
Căn cứ Quyết định số 5256/2015/QĐ-UBND ngày 14/12/2015 của UBND tỉnh về việc giao dự toán thu NSNN, chi ngân sách địa phương và bổ sung ngân sách cấp tỉnh năm 2016; Quyết định số 1453/QĐ-UBND ngày 16/5/2014 về việc thành lập Hội đồng mua hiện vật tại Ban Quản lý Di tích Lịch sử Lam Kinh; Quyết định số 1862/QĐ-UBND ngày 16/6/2014 về việc ban hành Quy chế tổ chức hoạt động của Hội đồng thẩm định, định giá mua hiện vật tại Ban Quản lý Di tích Lịch sử Lam Kinh của Chủ tịch UBND tỉnh;
Xét đề nghị của Hội đồng thẩm định mua hiện vật Di tích Lịch sử Lam Kinh tại Tờ trình số 2092/TTr-HĐTĐ ngày 17 tháng 8 năm 2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt danh mục và giá mua hiện vật tại Di tích Lịch sử Lam Kinh, với các nội dung chính như sau:
1. Tổng số hiện vật: 25 hiện vật (Hai mươi lăm hiện vật - kèm theo danh sách hiện vật).
2. Tổng kinh phí: 131.200.000 đồng (Một trăm ba mươi mốt triệu hai trăm nghìn đồng - kèm theo phụ lục chi tiết).
3. Nguồn kinh phí: Từ nguồn dự toán kinh phí đã được phê duyệt năm 2016 (Kinh phí sưu tầm, bảo quản hiện vật) của Ban Quản lý Di tích Lịch sử Lam Kinh.
Điều 2. Căn cứ nội dung phê duyệt tại quyết định này và các quy định hiện hành của pháp luật có liên quan, Ban Quản lý Di tích Lịch sử Lam Kinh có trách nhiệm thực hiện theo đúng danh mục và giá hiện vật được phê duyệt; bảo quản, lưu giữ, phát huy giá trị hiện vật theo đúng quy định hiện hành.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Hội đồng thẩm định mua hiện vật Di tích Lịch sử Lam Kinh; giám đốc các sở: Văn hóa Thể thao Du lịch, Tài chính; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Trưởng Ban Quản lý Di tích Lịch sử Lam Kinh, thủ trưởng, các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
HIỆN VẬT
(Kèm theo Quyết định số 3385/QĐ-UBND ngày 06/9/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh)
Đơn vị tính: Triệu đồng
STT | Tên hiện vật | Chất liệu | Số lượng | Kích thước | Niên đại | Miêu tả hiện vật | Nguồn gốc | Tình trạng | Hình ảnh, mã số HV | Giá tiền (VNĐ) | Ghi chú | ||||||||||
Chủ nhân báo giá | Hội đồng khoa học Ban QLDT Lam Kinh thương thảo | Hội đồng thẩm định đề nghị | |||||||||||||||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | ||||||||
I | Hiện vật của chủ nhân Ông Hoàng Ngọc Sơn: (Xã Đông Lĩnh, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa) Số lượng: gồm 12 hiện vật (10 hiện vật gốm, 02 hiện vật chất liệu đồng) Số tiền: 60.700.000 (Sáu mươi triệu bảy trăm nghìn đồng) | ||||||||||||||||||||
1 | Bình tỳ bà (Ngọc hồ xuân) | Gốm | 01 | ĐKM 8,5 cm ĐKĐ: 9,5 cm Cao: 30cm | TKXV | Bình tỳ bà gốm. Men màu trắng ngà, vẽ lam, có vết rạn. Bình miệng loe, cổ thắt, thân phình, thót dần xuống đáy. Chân đế thấp, lòng đế quét men nâu. Bề ngoài hoa văn trang trí gồm 4 băng chủ đạo. - Cổ vẽ lá chuối lật - Vai và sát chân trang trí cánh sen kép, trong xoắn ruột ốc. - Giữa thân trang trí con chim chích chòe đang dang cánh bay trên nền cỏ, cách điệu. Các băng hoa văn phân cách nhau bằng các đường chỉ lam chạy bao quanh. Xương gốm dầy, rắn chắc, kỹ thuật chế tác bằng thủ công. | Xã Ngọc Phụng, huyện Thường Xuân | Bị vỡ miệng đã phục dựng lại | DTLK-ST 01/GM:01 | 35.000 | 28.000 | 25.000 |
| ||||||||
2 | Âu | Gốm | 01 | ĐKM: 9,5cm ĐKĐ: 5,2cm Cao: 6,5 cm | TKXV | Men rạn, màu trắng ngả xanh, sát miệng hơi thu, vành miệng loe bẻ, thành đứng thót dần xuống đế; đế cao trung bình lòng để quét men nâu. Mặt ngoài sát miệng và chân đế trang trí hai đường chỉ lam, xương gốm mỏng mịn độ nung trung bình./. | TT Lam Sơn - Thọ Xuân | Lành | DTLK-ST 03/GM:03 | 7.000 | 3.500 | 2.500 |
| ||||||||
3 | Đĩa | Gốm | 01 | ĐKM: 15,5 cm ĐKĐ: 5 cm Cao: 3,5 cm | TKXV | Đĩa Gốm men nền màu trắng ngả vàng. Đĩa lòng sâu, miệng loe, thành cong. Chân đế thấp quét men nâu. Thành trong đĩa trên vành miệng trang trí cánh sen xung quanh tâm đĩa viết lam chữ hán (Phúc). Lòng đĩa còn dấu vết khoanh lòng. Thành ngoài đĩa vẽ lam cánh sen kép, trong xoắn ruột ốc, phần miệng và đế được ngăn cách với phần thân bằng hai đường chỉ lam. Xương gốm dày, mịn, rắn chắc, đọ nung cao. Kỹ thuật chế tác bằng bàn xoay và vẽ hoa văn bằng bút lông. | TT Lam Sơn - Thọ Xuân | Bị sứt nhẹ ở thành ngoài | DTLK-ST 04/GM:04 | 4.000 | 3.000 | 2.500 |
| ||||||||
4 | Bát | Gốm | 01 | ĐKM: 14,5 cm ĐKĐ: 5 cm; Cao: 4,5 cm | TKXV -XVI | Bát gốm men nâu, thành và miệng loe bẻ. Trong lòng bát quét men nâu, được trang trí thành 8 ô, trong mỗi ô đều viết chữ hán Thành ngoài quét men nâu để trơn. Đế bát để mộc, còn in dấu bàn xoay Xương gốm dầy, mịn, độ nung trung bình. Kỹ thuật chế tác bằng bàn xoay. | Xã Ngọc Phụng-Thường Xuân | Lành | DTLK-ST 05/GM:05 | 7.000 | 3.500 | 3.000 |
| ||||||||
5 | Bát | Gốm | 01 | ĐKM: 12 cm ĐKĐ: 5,5cm; Cao: 6,5 cm | TKXV-XVI | Bát gốm men nâu sẫm, miệng loe hơi bẻ, thành đứng, lòng sâu. Lòng trong bát phủ men trắng để trơn. Thành ngoài phủ men nâu, chân đế để mộc còn in dấu bàn xoay. Xương gốm dầy, mịn, rắn chắc độ nung trung cao. Kỹ thuật chế tác bằng bàn xoay. | Xã Kiên Thọ, huyện Ngọc Lặc | Lành | DTLK-ST 06/GM:06 | 5.000 | 4.000 | 3.200 |
| ||||||||
6 | Súng lệnh | Đồng | 01 | Dài: 33 cm ĐKĐ: 3,2 cm ĐKN: 2,7 cm | TKXV-XVII | Súng Lệnh màu xanh ngả vàng, hình ống, giữa thân phình, đầu nòng và sát đế thu, có 03 khấc tròn, bên trong súng rỗng, kỹ thuật chế tác bằng khuôn đúc. | Thị trấn Lam Sơn | Lành nguyên | DTLK-ST 07/Đđ:07 | 21.000 | 16.000 | 15.000 |
| ||||||||
7 | Tiền đồng | Đồng | 01 | ĐK: 2,5cm; Dày: 0,1 cm | TK XVI | Tiền đồng hình tròn, lỗ vuông, biên dầy. Tiền có màu xám đen, hai mặt phẳng. Mặt phải tiền có bốn chữ Hán (Quang Thiệu thông bảo), mặt trái để trơn. Kỹ thuật chế tạo bằng khuôn đúc. | Khu 1- TT Thọ Xuân | Bị ô xi hóa | DTLK-ST 08/Đđ:08 | 5.500 | 5.000 | 4.500 | 1516-1522 thời vua Lê Chiêu Tông | ||||||||
8 | Lọ đựng nước mài mực (thủy trì) | Gốm | 01 | ĐKM: 3,5cm ĐKĐ: 4cm ĐKT: 10,5 cm Cao: 6,5 cm | TK XVI-XVII | Lọ đựng bằng gốm, men nâu sẫm. Miệng thu, vành miệng bẻ thân phình thóp dần xuống đế, đế bằng để mộc, chân đế bằng còn in dấu bàn xoay. Xương gốm dầy, mịn, rắn chắc, độ nung cao. Kỹ thuật chế tác: đổ khuôn và sửa tay trên bàn xoay. | Xã Xuân Thiên -Thọ Xuân | Lành | DTLK-ST 11/GM:11 | 5.000 | 4.000 | 2.500 |
| ||||||||
9 | Lọ đựng nước mài mực (thủy trì) | Gốm | 01 | ĐKM: 3,5cm ĐKĐ: 4cm ĐKT: 10cm Cao: 6,2cm | TK XVI-XVII | Lọ đựng bằng gốm, men nâu sẫm. Miệng thu, vành miệng bẻ thân phình thóp dần xuống đế, đế bằng để mộc, chân đế bằng còn in dấu bàn xoay. Xương gốm dầy, mịn, rắn chắc, độ nung cao. Kỹ thuật chế tác: đổ khuôn và sửa tay trên bàn xoay. | Xã Xuân Thiên -Thọ Xuân | Tương đối lành | DTLK-ST 12/GM:12 | 5.000 | 4.000 | 2.500 |
| ||||||||
II | Hiện vật của chủ nhân: Quách Ngọc Viện (Thôn Bắc Thái, xã Cẩm Tú, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa). Số lượng: gồm 16 hiện vật gốm chất liệu gốm. Số tiền: 70.500.000 (Bảy mươi triệu năm trăm nghìn đồng) | ||||||||||||||||||||
10 | Bình tỳ bà (Ngọc hồ xuân) | Gốm | 01 | ĐKM 9 cm ĐKĐ: 10 cm Cao: 31 cm | TKXV | Bình gốm tỳ bà. Men màu trắng ngà, vẽ lam có vết rạn. Bình miệng loe, cổ thắt, thân phình, thót dần xuống đáy. Chân đế thấp, lòng quét men nâu, hoa văn trang trí gồm 4 băng chủ đạo. - Cổ vẽ lá chuối lật - Vai trang trí hoa cúc. Giữa thân trang trí hoa văn đan chéo nhau, Giữa các hoa văn viết lam 4 chữ hán (chữ An đồng an xuân). - Sát chân trang trí cánh sen kép, trong xoắn ruột ốc. Các băng hoa văn phân cách nhau bằng các đường chỉ lam chạy xung quanh. Xương gốm dầy, rắn chắc, kỹ thuật chế tác bằng bàn xoay và ve tay. | Xã Kiên Thọ, huyện Ngọc Lặc | Bị vỡ một phần miệng đã phục dựng lại | DTLK-ST 13/GM:13 | 35.000 | 28.500 | 26.000 |
| ||||||||
11 | Bát | Gốm | 01 | ĐKM: 16,5 cm ĐKĐ: 5,5 cm Cao: 6 cm | TK XIII-XIV | Bát men màu trắng ngả xanh. Miệng loe bẻ, lòng bát sâu, Chân đế bát thấp. Trong lòng bát trang trí hoa văn vân mây chìm. Giữa lòng bát trang trí 5 chấm kê vết tích của kỹ thuật nung chồng xếp Thành ngoài bát quét men trắng để trơn. Xương gốm mỏng mịn, rắn chắc, độ nung cao. Kỹ thuật chế tác bằng bàn xoay. | Làng Cham - TT Lam Sơn - Thọ Xuân | Lành | DTLK-ST 14/GM:12 | 6.000 | 4.000 | 2.500 |
| ||||||||
12 | Bát | Gốm | 01 | ĐKM: 17 cm ĐKĐ: 6,5 cm Cao: 6,5 cm | TK XIII-XIV | Bát men màu trắng ngả xanh. Miệng loe bẻ, lòng bát sâu, Chân đế bát thấp. Trong lòng bát trang trí hoa văn vân mây chìm. Giữa lòng bát trang trí 5 chấm kê vết tích của kỹ thuật nung chồng xếp Thành ngoài bát quét men trắng để trơn. Xương gốm mỏng mịn, rắn chắc, độ nung cao. Kỹ thuật chế tác bằng bàn xoay. | Làng Cham - TT Lam Sơn - Thọ Xuân | Lành | DTLK-ST 15/GM:15 | 7.000 | 4.000 | 2.500 |
| ||||||||
13 | Bát | Gốm | 01 | ĐKM: 18,5 cm ĐKĐ: 5,2 cm Cao: 8,5cm. | TK XIII-XIV | Bát men màu trắng ngả xanh. Miệng loe bẻ, lòng bát sâu, Chân đế bát thấp. Trong lòng bát trang trí hoa văn vân mây chìm. Giữa lòng bát trang trí 5 chấm kê vết tích của kỹ thuật nung chồng xếp Thành ngoài bát quét men trắng để trơn. Xương gốm mỏng mịn, rắn chắc, độ nung cao. Kỹ thuật chế tác bằng bàn xoay. | Làng Cham - TT Lam Sơn - Thọ Xuân | Lành | DTLK-ST 16/GM:16 | 7.000 | 5.000 | 3.000 |
| ||||||||
14 | Ấu | Gốm | 01 | ĐKM: 13cm ĐKĐ: 6,5 cm Cao: 12cm | TKXV-XVI | Men rạn, trắng ngả vàng, miệng hơi thu, vành miệng hơi loe, lòng sâu thành khum thóp dần xuống đế. Chân đế cao trung bình, lòng đế quét men nâu. Sát miệng mặt ngoài trang trí hoa dây soắn móc câu, giữa thân trang trí hoa cúc dây, sát đế trang trí cánh sen vẽ lam. Xương gốm dày mịn độ nung cao, kỹ thuật chế tác bằng bàn xoay. | Thị trấn Thọ Xuân | Bị mất men và nứt | DTLK-ST 17/GM:17 | 7.000 | 5.000 | 2.200 |
| ||||||||
15 | Âu | Gốm | 01 | ĐKM: 14 cm ĐKĐ: 9,5 cm Cao: 12,5 cm | TKXV-XVI | Men rạn, màu trắng ngả xanh, miệng hơi thu, vành miệng hơi loe bẻ, thành đứng, đế cao trung bình, lòng đế để mộc, xương gốm mỏng mịn, rắn chắc độ nung trung bình, kỹ thuật chế tác bằng bàn xoay | Thị trấn Thọ Xuân | Lành | DTLK-ST 18/GM:18 | 6.000 | 5.000 | 4.000 |
| ||||||||
16 | Bát (Dùng trong nghi thức trà đạo) | Gốm | 01 | ĐKM: 11,5 cm ĐKĐ: 6,5 cm Cao: 8,5 cm | TKXV-XVI | Bát gốm chân cao men màu trắng ngả xanh vẽ lam. Miệng hơi loe, lòng bát sâu, thành đứng, chân đế cao, lòng quét men nâu. Thành trong bát gần rìa miệng trang trí 4 đường chỉ lam tròn xen lẫn băng hẹp hoa văn xoắn móc. Sát đáy bát là những đường chỉ lam chạy quanh, ở giữa lòng bát viết chữ hán (chữ Kính). Thành ngoài bát trang trí đồ án hoa văn chủ đạo là cúc dây và hoa văn kỷ hạc, bên trong xoắn ruột ốc. Xương gốm dầy mịn, độ nung cao. Kỹ thuật chế tác: đổ khuôn, kết hợp bàn xoay. Hoa văn vẽ bằng bút lông | Thị trấn Thọ Xuân | Bị âm và bị sứt miệng | DTLK-ST 19/GM:19 | 7.000 | 5.000 | 4.000 |
| ||||||||
17 | Bát (Dùng trong nghi thức trà đạo) | Gốm | 01 | ĐKM: 13,5 cm ĐKĐ: 7 cm Cao: 8,5cm | TKXV-XVI | Bát gốm chân cao trung bình, men màu trắng ngả xanh. Miệng hơi loe, thành đứng, lòng sâu chân đế cao, lòng quét men nâu. Thành trong bát gần rìa miệng trang trí 4 đường chỉ lam tròn xen lẫn các chấm màu lam. Sát đáy bát là những đường chỉ lam chạy quanh, còn dấu ve lòng. Thành ngoài bát trang trí đồ án hoa văn chủ đạo là cúc dây và cánh sen kép, bên trong xoắn ruột ốc. Xương gốm dầy mịn, độ nung cao. Kỹ thuật chế tác: đổ khuôn, kết hợp bàn xoay. Hoa văn vẽ bằng bút lông. | TT Lam Sơn - Thọ Xuân | Bị cườm men miệng | DTLK-ST 20/GM:20 | 8.500 | 6.500 | 5.000 |
| ||||||||
18 | Bát (Dùng trong nghi thức trà đạo) | Gốm | 01 | ĐKM: 13,5 cm ĐKĐ: 10 cm Cao: 13cm | TKXV-XVI | Bát gốm chân cao trung bình, men màu trắng ngả xanh. Miệng hơi loe, thành đứng, lòng sâu chân đế cao, lòng quét men nâu. Thành trong bát gần rìa miệng trang trí 4 đường chỉ lam tròn xen lẫn các chấm màu lam. Sát đáy bát là những đường chỉ lam chạy quanh, còn dấu ve lòng. Thành ngoài bát trang trí đồ án hoa văn chủ đạo là cúc dây và cánh sen kép, bên trong xoắn ruột ốc. Xương gốm dầy mịn, độ nung cao. Kỹ thuật chế tác: đổ khuôn, kết hợp bàn xoay. Hoa văn vẽ bằng bút lông. | TT Lam Sơn - Thọ Xuân | Bị rạn và sứt miệng | DTLK-ST 21/GM:21 | 8.500 | 6.500 | 4.000 |
| ||||||||
19 | Búp sim | Gốm | 01 | ĐKM: 6 cm ĐKĐ: 5,2 cm Cao: 10cm | TKXV-XVI | Men rạn, màu trắng ngả xanh, dáng thanh cao, vành miệng loe, cổ thắt, thân phình, thu dần xuống đế, chân đế loe, lòng đế để mộc. Bên ngoài giữa thân trang trí hoa cúc dây, phía trên trang trí hoa xoắn móc câu, sát đế trang trí cánh sen, bên trong để mộc. Xương gốm mỏng, mịn độ nung cao. Kỹ thuật chế tác: đổ khuôn, kết hợp bàn xoay. Hoa văn vẽ bằng bút lông | Thị trấn Thọ Xuân | Bị vỡ đã gắn chắp lại | DTLK-ST 22/GM:22 | 9.000 | 7.000 | 4.500 |
| ||||||||
20 | Ang | Gốm | 01 | ĐKM: 10,5 cm ĐKĐ: 10,5 cm Cao: 10,5 cm | TKXV-XVI | Men màu trắng ngà, hình chum, vành miệng loe bẻ cổ thắt, thân phình thu dần xuống chân, chân đế loe. Phần chân và sát miệng trang trí 2 đường chỉ lam. Xương gốm dày, mịn, độ nung cao. Kỹ thuật chế tác bằng bàn xoay | Xã Thọ Lâm - Thọ Xuân | Bị sứt 1 chỗ trên miệng và âm 5cm | DTLK-ST 25/GM:25 | 2.000 | 1.800 | 1.800 |
| ||||||||
21 | Chén | Gốm | 01 | ĐKM: 8 cm ĐKĐ: 4 cm Cao: 5,5 cm | TKXV-XVI | Chén màu nâu xô cô la dáng cao, miệng hơi loe, thành đứng thu dần xuống đế, đế loe lòng đế quét men nâu, còn in dấu bàn xoay. Bên ngoài bát khắc các đường chỉ chìm phủ màu nâu ngả vàng. Bên trong phủ men màu trắng, sát đế trang trí hai đường chỉ lam, tâm bát viết chữ hán (Phúc). Xương gốm dày, mịn, độ nung cao. | Xã Phúc Thịnh-Ngọc Lặc | Bị sứt 2 chỗ trên miệng | DTLK-ST 26/GM:26 | 3.000 | 2.000 | 2.000 |
| ||||||||
22 | Lọ trà | Gốm | 01 | ĐKM: 4,5cm ĐKĐ: 6 cm Cao: 9,5 cm | TKXV | Men trắng ngà. Miệng loe bẻ, cổ thắt, thân hơi phình, thóp dần xuống chân, chân đế loe đế để mộc. Phần thân lọ trang trí các đường chỉ chìm, sát cổ lọ trang trí 4 bông hoa chanh ổi. Xương gốm dày, mịn, độ nung cao. Kỹ thuật chế tác bằng bàn xoay | Xã Phúc Thịnh -Ngọc Lặc | Bị sứt 3 chỗ trên miệng | DTLK-ST 27/GM:27 | 4.000 | 3.000 | 2.000 |
| ||||||||
23 | Lọ đựng nước thơm | Gốm | 01 | ĐKM: 3,5cm ĐKĐ: 5,5 cm Cao: 9 cm | TKXV-XVI | Men rạn, màu trắng ngả xanh, hình chum, thân phình, miệng và đế thu dần, xuống đế, chân đế thấp. Phần thân bên ngoài lọ được ngăn cách với phần miệng và đế bằng các đường chỉ vẽ lam sát đế trang trí vân mây, giữa thân trang trí hoa cúc dây đơn, phía trên miệng có 4 núm. Xương gốm dày, mịn độ nung cao. Kỹ thuật chế tác: đổ khuôn, kết hợp bàn xoay. Hoa văn vẽ bằng bút lông | Xã Phúc Thịnh -Ngọc Lặc | Lành | DTLK-ST 28/GM:28 | 5.000 | 4.000 | 3.000 |
| ||||||||
24 | Bát (Dùng trong nghi thức trà đạo) | Gốm | 01 | ĐKM: 11 cm ĐKĐ: 6 cm Cao: 10 cm | TKXV-XVI | Bát gốm chân cao men màu trắng ngả xanh, thành đứng, miệng hơi loe chân đế cao, lòng quét men nâu. Thành trong bát gần rìa miệng trang trí 4 đường chỉ lam tròn xen lẫn các chấm màu lam. Sát đáy bát là những đường chỉ lam chạy quanh, còn dấu ve lòng. Thành ngoài bát trang trí đồ án hoa văn chủ đạo là cúc dây và cánh sen kép, bên trong xoắn ruột ốc. Xương gốm dầy mịn, độ nung cao. Kỹ thuật chế tác: đổ khuôn, kết hợp bàn xoay. Hoa văn vẽ bằng bút lông | TT Lam Sơn - Thọ Xuân | Bị âm và sứt miệng | DTLK-ST 29/GM:29 | 4.000 | 3.000 | 2.500 |
| ||||||||
25 | Bát (Dùng trong nghi thức trà đạo) | Gốm | 01 | ĐKM: 12,5 cm ĐKĐ: 6 cm Cao: 9 cm | TKXV-XVI | Bát gốm men màu trắng ngả xanh. Thành đứng, miệng hơi bé, chân đế cao trung bình, lòng quét men nâu. Bên trong bát trang trí 2 đường chỉ vẽ lam. Tâm bát viết chữ hán. Xương gốm dầy mịn, độ nung cao. Kỹ thuật chế tác: đổ khuôn, kết hợp bàn xoay. | TT Lam Sơn - Thọ Xuân | Lành | DTLK-ST 30/GM:30 | 3.000 | 2.000 | 1.500 |
| ||||||||
| Tổng cộng |
| 25 |
|
|
|
|
|
| 216.500 | 163.300 | 131.200 |
| ||||||||
TỔNG CỘNG SỐ HIỆN VẬT: 25 Hiện vật (Bằng chữ: Hai lăm hiện vật)
Trong đó: - Chất liệu đồng là 02 hiện vật
- Chất liệu gốm là 23 hiện vật
TỔNG CỘNG SỐ TIỀN: 131.200.000đ (Một trăm ba mươi mốt triệu hai trăm nghìn đồng)./.
- 1Quyết định 1049/QĐ-UBND năm 2016 về Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 2Quyết định 3780/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt danh mục và giá mua hiện vật của Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa
- 3Quyết định 3528/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Phương án phòng cháy chữa cháy rừng đặc dụng Khu di tích Lịch sử Văn hóa Hàm Rồng, giai đoạn 2017-2020 do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 1Luật di sản văn hóa 2001
- 2Luật di sản văn hóa sửa đổi 2009
- 3Nghị định 98/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật di sản văn hóa và Luật di sản văn hóa sửa đổi
- 4Thông tư 11/2013/TT-BVHTTDL quy định sưu tầm hiện vật của bảo tàng công lập do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 5Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 6Quyết định 5256/2015/QĐ-UBND về giao dự toán thu ngân sách nhà nước, chi ngân sách địa phương và phân bổ ngân sách cấp tỉnh năm 2016 của tỉnh Thanh Hóa
- 7Quyết định 1049/QĐ-UBND năm 2016 về Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 8Quyết định 3780/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt danh mục và giá mua hiện vật của Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa
- 9Quyết định 3528/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Phương án phòng cháy chữa cháy rừng đặc dụng Khu di tích Lịch sử Văn hóa Hàm Rồng, giai đoạn 2017-2020 do tỉnh Thanh Hóa ban hành
Quyết định 3385/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt danh mục và giá mua hiện vật tại Di tích Lịch sử Lam Kinh do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- Số hiệu: 3385/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 06/09/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa
- Người ký: Phạm Đăng Quyền
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 06/09/2016
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra