- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 3Nghị định 136/2007/NĐ-CP Về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam
- 4Thông tư 02/2008/TT-BNG về việc cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ ở trong nước và nước ngoài theo Nghị định 136/2007/NĐ-CP về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam do Bộ Ngoại giao ban hành
- 5Quyết định 67/2011/QĐ-TTg về Quy chế quản lý thống nhất hoạt động đối ngoại của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Nghị định 65/2012/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 136/2007/NĐ-CP về xuất, nhập cảnh của công dân Việt Nam
- 7Thông tư 02/2013/TT-BNG hướng dẫn việc cấp, gia hạn, sửa đổi hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ và cấp công hàm đề nghị cấp thị thực do Bộ Ngoại giao ban hành
- 8Quyết định 36/2012/QĐ-UBND về Quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại tỉnh Thái Nguyên
- 1Quyết định 09/2019/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 08/2015/QĐ-UBND về Quy chế quản lý đoàn của tỉnh Thái Nguyên ra nước ngoài và người nước ngoài vào tỉnh Thái Nguyên; Quyết định 36/2012/QĐ-UBND Quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- 2Quyết định 103/QĐ-UBND năm 2020 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên ban hành hết hiệu lực toàn bộ, hết hiệu lực một phần trong năm 2019
- 3Quyết định 403/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên trong kỳ 2019-2023
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 08/2015/QĐ-UBND | Thái Nguyên, ngày 19 tháng 5 năm 2015 |
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 136/2007/NĐ-CP ngày 17/8/2007 của Chính phủ về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam; Nghị định số 65/2012/NĐ-CP ngày 06/9/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 136/2007/NĐ-CP;
Căn cứ Quyết định số 67/2011/QĐ-TTg ngày 12/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại của Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Căn cứ Thông tư số 02/2008/TT-BNG ngày 04/02/2008 của Bộ Ngoại giao về hướng dẫn cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ ở trong nước và nước ngoài; Thông tư số 02/2013/TT-BNG ngày 25/6/2013 của Bộ Ngoại giao hướng dẫn việc cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ và cấp công hàm đề nghị cấp thị thực;
Căn cứ Quyết định số 1040-QĐ/TU ngày 12/7/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về ban hành quy định quản lý cán bộ đảng viên khi đi nước ngoài;
Căn cứ Quyết định số 36/2012/QĐ-UBND ngày 31/10/2012 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên;
Xét đề nghị của Sở Ngoại vụ tại Tờ trình số 04/TTr-SNgV ngày 10/4/2015; ý kiến thẩm định của Sở Tư pháp tại Công văn số 133/STP-KSTT ngày 31/3/2015; thực kiến ý kiến chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tại Công văn số 1019-CV/TU ngày 16/4/2015 về việc tăng cường quản lý các đoàn đi công tác nước ngoài,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế quản lý đoàn của tỉnh Thái Nguyên ra nước ngoài và người nước ngoài vào tỉnh Thái Nguyên”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành, đoàn thể, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUẢN LÝ ĐOÀN CỦA TỈNH THÁI NGUYÊN RA NƯỚC NGOÀI VÀ NGƯỜI NƯỚC NGOÀI VÀO TỈNH THÁI NGUYÊN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 08/2015/QĐ-UBND ngày 19/5/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định về nguyên tắc quản lý; thẩm quyền quyết định; trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị; trình tự, thủ tục cử các đoàn của tỉnh đi công tác nước ngoài và đón tiếp, quản lý các đoàn nước ngoài đến thăm và làm việc trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
2. Đối tượng áp dụng
a) Cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức thực hiện theo Điều 6, Nghị định số 136/2007/NĐ-CP ngày 17/8/2007 về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam; khoản 3, 4, Điều 1, Nghị định số 65/2012/NĐ-CP ngày 06/9/2012 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 136/2007/NĐ-CP và Mục I, Thông tư số 02/2008/TT-BNG ngày 04/02/2008 của Bộ Ngoại giao về hướng dẫn cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ ở trong nước và nước ngoài, Thông tư số 02/2013/TT-BNG ngày 25/6/2013 của Bộ Ngoại giao hướng dẫn việc cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ và cấp công hàm đề nghị cấp thị thực; các tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật.
b) Người nước ngoài đến thăm và làm việc tại tỉnh Thái Nguyên.
1. Đảm bảo sự lãnh đạo thống nhất của Đảng, sự quản lý tập trung của Nhà nước, tôn trọng luật pháp và thông lệ quốc tế nhằm giữ vững ổn định chính trị, an ninh quốc phòng, trật tự và an toàn xã hội đáp ứng yêu cầu đối ngoại trong tình hình mới, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.
2. Nâng cao trách nhiệm và vai trò chủ động của các cấp, các ngành; phân công, phân nhiệm rõ ràng; có sự kiểm tra, giám sát trong việc tổ chức các đoàn đi nước ngoài và đón tiếp, quản lý các đoàn nước ngoài vào tỉnh Thái Nguyên.
3. Hoạt động quản lý đoàn đi nước ngoài, đoàn nước ngoài vào tỉnh phải chú trọng đến nội dung, hiệu quả, đúng thành phần, tiết kiệm, đảm bảo đúng nghi thức ngoại giao và thông lệ quốc tế.
1. Đoàn của tỉnh Thái Nguyên ra nước ngoài (sau đây gọi tắt là đoàn ra), gồm: Cán bộ, công chức, viên chức (CB,CC,VC) và các cá nhân khác được quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 1, Quy chế này được các cơ quan có thẩm quyền của tỉnh cử đi công tác nước ngoài để thực hiện công vụ hoặc ra nước ngoài về việc riêng được các cơ quan có thẩm quyền cho phép.
2. Đoàn khách nước ngoài vào tỉnh Thái Nguyên (sau đây gọi tắt là đoàn vào), gồm: Các đoàn của các nước, các cơ quan đại diện ngoại giao của nước ngoài tại Việt Nam, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, các doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài đến tỉnh Thái Nguyên.
THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH VÀ THỦ TỤC, QUY TRÌNH QUẢN LÝ ĐOÀN RA
Điều 4. Nguyên tắc tổ chức đoàn ra
1. Các cơ quan, đơn vị, địa phương không được tổ chức các chuyến tham quan, du lịch nước ngoài cho cán bộ, công chức, viên chức bằng ngân sách nhà nước; không cử đoàn đi giao lưu, khảo sát, học tập kinh nghiệm nước ngoài không thiết thực bằng ngân sách nhà nước.
2. Các đồng chí lãnh đạo UBND tỉnh, lãnh đạo và CB,CC,VC thuộc các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã thực hiện đúng quy định đi công tác nước ngoài không quá 2 lần trong một năm, không được tham gia các đoàn đi nước ngoài do các doanh nghiệp tổ chức và đài thọ hoặc do các doanh nghiệp nước ngoài mời đích danh (trừ trường hợp có nhu cầu đột xuất hoặc do công việc thật cần thiết được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định).
3. Không bố trí 2 lãnh đạo chủ chốt của một cơ quan, đơn vị, địa phương cùng tham gia một đoàn đi công tác nước ngoài.
4. Việc cử cán bộ tham gia đoàn đi nước ngoài cần đúng đối tượng, thành phần, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị. Trong thời gian cán bộ lãnh đạo của cơ quan, đơn vị đi công tác nước ngoài phải bố trí lãnh đạo điều hành đảm bảo hoạt động bình thường của các cơ quan, đơn vị, không làm ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao
Điều 5. Thẩm quyền quyết định cử đoàn ra
1. Đối với cán bộ, công chức thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý: Sau khi có ý kiến đồng ý của Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định cử đoàn đi nước ngoài về việc công hoặc có văn bản đồng ý cho phép cán bộ, công chức đi nước ngoài về việc riêng.
2. Đối với cán bộ, công chức, viên chức và các cá nhân khác thuộc khối quản lý nhà nước mà không thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý đi nước ngoài về việc công: Chủ tịch UBND tỉnh quyết định.
3. Đối với cán bộ, công chức, viên chức và các cá nhân khác thuộc khối quản lý nhà nước mà không thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý đi nước ngoài về việc riêng: Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã có văn bản đồng ý cho phép.
4. Đối với các đoàn có cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng quản lý đi công tác nước ngoài thực hiện theo Quyết định 1040-QĐ/TU ngày 12/7/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc quản lý cán bộ, đảng viên đi công tác nước ngoài.
Điều 6. Thủ tục và quy trình cử đoàn ra
1. Hồ sơ đề nghị cử đoàn ra
a) 01 bản chính văn bản đề nghị cho phép đoàn đi nước ngoài của cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp CB,CC,VC gửi UBND tỉnh đồng gửi Sở Ngoại vụ, trong đó nêu rõ: Họ tên, chức danh, loại công chức, bậc công chức, ngạch công chức, viên chức được cử đi; nước đến và thời gian lưu trú ở nước ngoài; mục đích chuyến đi và nguồn kinh phí.
b) 01 bản sao Công văn hoặc Thư mời (tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải được dịch sang tiếng Việt).
c) Đơn xin nghỉ phép (trường hợp đi nước ngoài về việc riêng).
2. Quy trình cử đoàn ra
a) Đối với các đoàn thuộc khoản 1, Điều 5, Sở Ngoại vụ nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trình UBND tỉnh xin ý kiến Thường trực Tỉnh ủy, sau khi có ý kiến đồng ý của Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định (đi nước ngoài về việc công) hoặc văn bản đồng ý cho phép (đi nước ngoài về việc riêng). Thời hạn trả kết quả là 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
b) Đối với các đoàn thuộc khoản 2, Điều 5, Sở Ngoại vụ nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định. Thời hạn trả kết quả là 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
c) Đối với các đoàn có cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng quản lý đi công tác nước ngoài thực hiện theo Quyết định 1040-QĐ/TU ngày 12/7/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc quản lý cán bộ, đảng viên đi công tác nước ngoài.
Điều 7. Các trường hợp không được làm thủ tục đoàn ra
Tuân thủ theo Điều 21 Nghị định số 136/2007/NĐ-CP ngày 17/8/2007 của Chính phủ về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.
THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH VÀ THỦ TỤC, QUY TRÌNH QUẢN LÝ ĐOÀN VÀO
Điều 8. Nguyên tắc tổ chức đoàn vào
1. Việc mời, đón tiếp các đoàn vào phải được tổ chức thiết thực, tiết kiệm, hiệu quả.
2. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị và địa phương chỉ được tổ chức đón tiếp đoàn vào sau khi có ý kiến đồng ý của cơ quan có thẩm quyền.
Điều 9. Thẩm quyền quyết định quản lý đoàn vào
1. Trên cơ sở chương trình hoạt động đối ngoại hàng năm đã được phê duyệt và các trường hợp phát sinh thuộc thẩm quyền, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chấp thuận đoàn vào.
2. Đối với việc mời và đón tiếp các đoàn vào cấp Bộ trưởng, Tỉnh trưởng hoặc tương đương trở lên của các nước, các vùng lãnh thổ, các tổ chức quốc tế đến thăm và làm việc tại tỉnh, thực hiện theo Quyết định số 36/2012/QĐ-UBND ngày 31/10/2012 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành Quy chế Quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền cho Giám đốc Sở Ngoại vụ chấp thuận đoàn vào đối với các đoàn thuộc các tổ chức phi chính phủ nước ngoài đang triển khai các chương trình dự án trên địa bàn tỉnh; các đoàn chuyển giao công nghệ, tham quan, khảo sát, học tập kinh nghiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài. Trường hợp các đoàn vào có liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực và các vấn đề nhạy cảm, Sở Ngoại vụ báo cáo xin ý kiến Bộ Ngoại giao và Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý lao động người nước ngoài tại địa phương theo quy định của pháp luật.
5. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận, tổng hợp, thẩm định trình UBND tỉnh đối với các đoàn doanh nghiệp của nước ngoài sang khảo sát, tìm hiểu cơ hội hợp tác đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên (trước khi báo cáo UBND tỉnh cần trao đổi thông tin của đoàn với Sở Ngoại vụ).
6. Công an tỉnh thực hiện việc quản lý xuất nhập cảnh của người nước ngoài trên địa bàn theo quy định, đảm bảo an ninh trật tự xã hội.
Điều 10. Thủ tục và quy trình đề nghị đoàn vào
1. Hồ sơ đề nghị đoàn vào
a) 01 bản chính văn bản đề xuất của cơ quan, đơn vị trong tỉnh trực tiếp làm việc với đoàn, trong đó nêu rõ: mục đích; thời gian; địa điểm; nội dung; kinh phí đón tiếp; thành phần đoàn đến (họ tên, ngày tháng, năm sinh, giới tính, quốc tịch; nghề nghiệp; số hộ chiếu, thời hạn hộ chiếu, thị thực nhập cảnh Việt Nam).
b) 01 bản sao Thư hoặc Công văn liên hệ của phía nước ngoài (văn bản bằng tiếng nước ngoài và bản dịch tiếng Việt).
2. Quy trình đề nghị đoàn vào: Sở Ngoại vụ là cơ quan đầu mối tiếp nhận và giải quyết thủ tục đoàn vào.
a) Đối với các đoàn thuộc Khoản 2, Điều 9 mà thành phần làm việc với đoàn có lãnh đạo Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Ngoại vụ tham mưu chương trình, kế hoạch đón tiếp đoàn báo cáo UBND tỉnh.
b) Đối với các đoàn thuộc Khoản 3, Điều 9, Sở Ngoại vụ nhận hồ sơ và trả lời trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp các đoàn có liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, các vấn đề nhạy cảm cần xin ý kiến Bộ Ngoại giao và Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Ngoại vụ phải thông báo cho các cơ quan, đơn vị biết. Thời hạn trả lời không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
NHIỆM VỤ CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ LIÊN QUAN
1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch đoàn ra, đoàn vào hàng năm và 5 năm trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định và gửi Bộ Ngoại giao.
2. Giải quyết thủ tục đoàn ra, đoàn vào theo đúng thẩm quyền. Phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu UBND tỉnh quản lý đoàn ra, đoàn vào hiệu quả, đúng thành phần, tiết kiệm, đảm bảo đúng nghi thức ngoại giao, phù hợp với đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Đối với các đoàn mà thành phần là lãnh đạo Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh đi công tác nước ngoài, Sở Ngoại vụ thông báo nội dung, chương trình hoạt động của đoàn cho cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam nơi đoàn đến và đồng thời thông báo cho Bộ Ngoại giao theo quy định.
3. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu nội dung, chương trình, thủ tục xuất cảnh cho đoàn ra và chương trình, kế hoạch đón tiếp đoàn vào mà thành phần đoàn ra và thành phần đón tiếp đoàn vào có lãnh đạo Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh. Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị có đoàn vào tổ chức đón tiếp đúng nghi thức ngoại giao.
4. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan đại diện Việt nam ở nước ngoài xem xét, thẩm tra thông tin đối với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nước ngoài sang khảo sát, tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Thái Nguyên.
5. Phối hợp với các cơ quan chức năng, đơn vị liên quan quản lý, tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài trong thời gian cư trú, làm việc trên địa bàn tỉnh và xử lý các vấn đề phát sinh thuộc thẩm quyền.
6. Định kỳ 6 tháng, hàng năm tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Ngoại giao về công tác đoàn ra, đoàn vào. Giải quyết những kiến nghị, vướng mắc về công tác đoàn ra, đoàn vào; thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định đoàn ra, đoàn vào theo quy định của pháp luật.
1. Chủ trì, phối hợp với Sở Ngoại vụ và các cơ quan đơn vị đảm bảo công tác an ninh, trật tự an toàn xã hội cho các đoàn ra, đoàn vào. Tạo điều kiện về thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh cho các đoàn ra, đoàn vào thuộc thẩm quyền.
2. Phối hợp với Sở Ngoại vụ hướng dẫn các ngành, các cơ quan, đơn vị và địa phương giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình các đoàn nước ngoài hoạt động tại Thái Nguyên và các đoàn ra công tác, học tập ở nước ngoài đúng quy định của pháp luật và đảm bảo yêu cầu đối ngoại.
3. Định kỳ hàng tháng, 6 tháng, hàng năm tổng hợp đoàn ra, đoàn vào báo cáo UBND tỉnh đồng gửi Sở Ngoại vụ.
Điều 13. Sở Kế hoạch và Đầu tư
1. Chủ trì, phối hợp với Sở Ngoại vụ xem xét, kiểm tra, thẩm định đối với các đoàn doanh nghiệp của nước ngoài sang khảo sát, tìm hiểu cơ hội đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên.
2. Phối hợp với Công an tỉnh và Sở Ngoại vụ hướng dẫn các đoàn doanh nghiệp của nước ngoài giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động tại tỉnh Thái Nguyên.
3. Định kỳ 6 tháng, hàng năm tổng hợp báo cáo UBND tỉnh đồng gửi Sở Ngoại vụ.
1. Tham mưu cho UBND tỉnh về chế độ, chính sách đối với CB,CC,VC đi bồi dưỡng, đào tạo hoặc công tác từ 6 tháng trở lên ở nước ngoài khi có ý kiến đề nghị của Sở Ngoại vụ.
2. Phối hợp với Sở Tài chính để đảm bảo chế độ cho các CB,CC,VC đi bồi dưỡng, đào tạo ở nước ngoài theo quy định.
Điều 15. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội
1. Tiếp nhận, giải quyết việc cấp, cấp lại giấy phép làm việc cho lao động người nước ngoài tại các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức trên địa bàn tỉnh theo quy định.
2. Phối hợp với Sở Ngoại vụ và các đơn vị liên quan giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình người lao động nước ngoài làm việc trên địa bàn tỉnh.
3. Định kỳ 6 tháng, hàng năm tổng hợp số lượng lao động là người nước ngoài trên địa bàn tỉnh báo cáo UBND tỉnh đồng gửi Sở Ngoại vụ.
1. Chủ trì, phối hợp với Sở Ngoại vụ và các cơ quan đơn vị liên quan tham mưu cho UBND tỉnh kế hoạch tài chính cho đoàn ra, đoàn vào hàng năm và 5 năm đảm bảo chủ động, hiệu quả và tiết kiệm, đáp ứng yêu cầu công tác đối ngoại của tỉnh.
2. Căn cứ các quy định hiện hành về chế độ, tiêu chuẩn cho đoàn ra, đoàn vào; xem xét trình UBND phê duyệt kinh phí cho các cơ quan, đơn vị liên quan để tổ chức đoàn ra và đón tiếp đoàn vào.
3. Tổng hợp báo cáo UBND tỉnh định kỳ 6 tháng, 01 năm hoặc đột xuất về tình hình kinh phí phục vụ đoàn ra, đoàn vào.
Điều 17. Các cơ quan, đơn vị liên quan
Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành, đoàn thể cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã và các cơ quan, đơn vị liên quan có nhiệm vụ.
1. Xây dựng chương trình, kế hoạch đoàn ra, đoàn vào hàng năm và 5 năm của đơn vị mình gửi Sở Ngoại vụ tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định. Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh về nhân sự mà cơ quan, đơn vị mình giới thiệu đi công tác nước ngoài.
2. Phối hợp với Sở Ngoại vụ, Công an tỉnh và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức đoàn ra và đón tiếp đoàn vào theo đúng quy trình quy định; kịp thời báo cáo, phối hợp giải quyết các vấn đề phát sinh thuộc thẩm quyền; tạo điều kiện để các cơ quan chức năng thực hiện các biện pháp đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, quản lý đoàn ra, đoàn vào thuộc cơ quan, đơn vị mình phụ trách.
3. Tổng hợp báo cáo UBND tỉnh thông qua Sở Ngoại vụ về công tác đoàn ra, đoàn vào của đơn vị mình theo định kỳ 6 tháng, 01 năm hoặc đột xuất.
Điều 18. Nhiệm vụ của các đoàn ra nước ngoài
1. Các đoàn đi công tác nước ngoài phải có đề án nêu rõ mục đích, yêu cầu chuyến đi, đối tác đón, nội dung, chương trình làm việc cụ thể. Đối với các đoàn đi nghiên cứu, học tập kinh nghiệm ở nước ngoài trong khuôn khổ các thỏa thuận hợp tác, các chương trình đào tạo, các dự án, đề tài, phải có đề cương nghiên cứu chi tiết và được cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi thực hiện.
2. Tuân thủ các quy định hiện hành của Đảng, Nhà nước về công tác đối ngoại, công tác đoàn ra, đoàn vào; tuân thủ pháp luật Việt Nam, pháp luật và thông lệ quốc tế, đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ chính trị nội bộ, bảo vệ bí mật Nhà nước. Các đoàn đi công tác nước ngoài phải bảo đảm đúng quy định pháp luật của nước sở tại.
3. Thời gian mỗi chuyến đi công tác nước ngoài cần phải tính toán kỹ lưỡng, chặt chẽ, trên cơ sở bảo đảm yêu cầu công việc, thiết thực, hiệu quả và tiết kiệm. Tặng phẩm cho các đối tác nước ngoài cần gọn nhẹ, tiết kiệm, phù hợp, chú trọng ý nghĩa văn hóa, tuyên truyền, giới thiệu về đất nước, con người Việt Nam, giới thiệu, quảng bá tiềm năng thế mạnh của tỉnh Thái Nguyên. Các đoàn đi công tác nước ngoài phải thực hành tiết kiệm khi sử dụng các phương tiện đi lại, khuyến khích sử dụng hàng không giá rẻ.
4. Sau chuyến công tác, các đoàn tổng hợp báo cáo kết quả quá trình hoạt động ở nước ngoài gửi UBND tỉnh (thông qua Sở Ngoại vụ để tổng hợp) và các cơ quan, đơn vị liên quan theo quy định.
Thời gian báo cáo: Trưởng đoàn công tác hoặc cá nhân đi nước ngoài báo cáo kết quả chuyến đi chậm nhất sau 05 ngày kể từ khi về nước.
Điều 19. Nhiệm vụ của các đoàn vào tỉnh Thái Nguyên
Tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật và thông lệ quốc tế, đảm bảo thực hiện nghiêm túc các nội dung, chương trình đã được phê duyệt, các quy định và phong tục tập quán của địa phương.
Điều 20. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị
Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành, đoàn thể cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã và các cơ quan, đơn vị liên quan có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Quy chế này. Trong quá trình thực hiện nếu có gì vướng mắc, phát sinh thì các cơ quan, đơn vị phản ánh bằng văn bản về Sở Ngoại vụ để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế.
1. Sở Ngoại vụ chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh và các cơ quan, đơn vị liên quan kiểm tra, báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định hoặc chuyển cho các cơ quan chức năng xử lý theo đúng quy định của pháp luật đối với việc vi phạm các quy định của Quy chế này.
2. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội xử lý các vi phạm trong lĩnh vực quản lý lao động nước ngoài theo quy định.
3. Công an tỉnh xử lý các vi phạm về xuất nhập cảnh và an ninh, trật tự theo quy định.
4. Xử lý vi phạm chế độ báo cáo
Đối với các trường hợp vi phạm chế độ báo cáo thì áp dụng các hình thức xử lý sau:
a) Vi phạm chế độ báo cáo không thường xuyên: Sở Ngoại vụ làm văn bản nhắc nhở và yêu cầu giải trình nguyên nhân vi phạm và cam kết những biện pháp thực hiện.
b) Vi phạm chế độ báo cáo có hệ thống, kéo dài: Sở Ngoại vụ báo cáo UBND tỉnh và đề xuất các biện pháp xử lý.
5. Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định của Quy chế này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật./.
- 1Quyết định 12/2013/QĐ-UBND về Quy chế quản lý đoàn đi nước ngoài, đoàn nước ngoài vào làm việc trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 2Quyết định 06/2013/QĐ-UBND về Quy chế quản lý đoàn đi nước ngoài, đoàn nước ngoài, đoàn quốc tế vào làm việc trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 3Quyết định 10/2014/QĐ-UBND về Quy chế quản lý đoàn nước ngoài đến làm việc trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 4Quyết định 2263/QĐ-UBND năm 2016 Quy chế phối hợp trong quản lý đoàn nước ngoài đến làm việc trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 5Quyết định 14/2018/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 13/2013/QĐ-UBND về quy chế quản lý đoàn ra trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 6Quyết định 13/2019/QĐ-UBND sửa đổi Quy chế theo Quyết định 12/2016/QĐ-UBND về quản lý đoàn của tỉnh Hưng Yên ra nước ngoài và đoàn nước ngoài vào tỉnh Hưng Yên
- 7Quyết định 09/2019/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 08/2015/QĐ-UBND về Quy chế quản lý đoàn của tỉnh Thái Nguyên ra nước ngoài và người nước ngoài vào tỉnh Thái Nguyên; Quyết định 36/2012/QĐ-UBND Quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- 8Quyết định 103/QĐ-UBND năm 2020 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên ban hành hết hiệu lực toàn bộ, hết hiệu lực một phần trong năm 2019
- 9Quyết định 403/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên trong kỳ 2019-2023
- 1Quyết định 09/2019/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 08/2015/QĐ-UBND về Quy chế quản lý đoàn của tỉnh Thái Nguyên ra nước ngoài và người nước ngoài vào tỉnh Thái Nguyên; Quyết định 36/2012/QĐ-UBND Quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- 2Quyết định 103/QĐ-UBND năm 2020 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên ban hành hết hiệu lực toàn bộ, hết hiệu lực một phần trong năm 2019
- 3Quyết định 403/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên trong kỳ 2019-2023
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 3Nghị định 136/2007/NĐ-CP Về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam
- 4Thông tư 02/2008/TT-BNG về việc cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ ở trong nước và nước ngoài theo Nghị định 136/2007/NĐ-CP về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam do Bộ Ngoại giao ban hành
- 5Quyết định 67/2011/QĐ-TTg về Quy chế quản lý thống nhất hoạt động đối ngoại của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Nghị định 65/2012/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 136/2007/NĐ-CP về xuất, nhập cảnh của công dân Việt Nam
- 7Quyết định 12/2013/QĐ-UBND về Quy chế quản lý đoàn đi nước ngoài, đoàn nước ngoài vào làm việc trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 8Thông tư 02/2013/TT-BNG hướng dẫn việc cấp, gia hạn, sửa đổi hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ và cấp công hàm đề nghị cấp thị thực do Bộ Ngoại giao ban hành
- 9Quyết định 06/2013/QĐ-UBND về Quy chế quản lý đoàn đi nước ngoài, đoàn nước ngoài, đoàn quốc tế vào làm việc trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 10Quyết định 10/2014/QĐ-UBND về Quy chế quản lý đoàn nước ngoài đến làm việc trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 11Quyết định 36/2012/QĐ-UBND về Quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại tỉnh Thái Nguyên
- 12Quyết định 2263/QĐ-UBND năm 2016 Quy chế phối hợp trong quản lý đoàn nước ngoài đến làm việc trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 13Quyết định 14/2018/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 13/2013/QĐ-UBND về quy chế quản lý đoàn ra trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 14Quyết định 13/2019/QĐ-UBND sửa đổi Quy chế theo Quyết định 12/2016/QĐ-UBND về quản lý đoàn của tỉnh Hưng Yên ra nước ngoài và đoàn nước ngoài vào tỉnh Hưng Yên
Quyết định 08/2015/QĐ-UBND về Quy chế quản lý đoàn của tỉnh Thái Nguyên ra nước ngoài và người nước ngoài vào tỉnh Thái Nguyên
- Số hiệu: 08/2015/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 19/05/2015
- Nơi ban hành: Tỉnh Thái Nguyên
- Người ký: Dương Ngọc Long
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 29/05/2015
- Ngày hết hiệu lực: 01/06/2019
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực