Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 6515 : 1999

ISO 4007 : 1977

PHƯƠNG TIỆN BẢO VỆ MẮT CÁ NHÂN - THUẬT NGỮ

Personal eye-protectors - Vocabulary

Lời nói đầu

TCVN 6515 : 1999 tương đương với ISO 4007 : 1977 với các thay đổi biên tập cho phép;

TCVN 6515 : 1999 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC 94 “Phương tiện bảo vệ cá nhân” biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) ban hành;

Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

 

PHƯƠNG TIỆN BẢO VỆ MẮT CÁ NHÂN - THUẬT NGỮ

Personal eye-protectors - Vocabulary

1. Phạm vi và lĩnh vực áp dụng

Tiêu chuẩn này định nghĩa các thuật ngữ chủ yếu dùng trong lĩnh vực phương tiện bảo vệ mắt cá nhân.

Những thuật ngữ này và định nghĩa của chúng đều phù hợp với TCVN 6398-6 : 1999 (ISO 31-6 : 1992) và công bố CIE/17.

Trong bảng của phần Phụ lục còn nêu rõ sự phân bố năng lượng theo phổ của bức xạ mặt trời (trong phổ hồng ngoại)

2. Tiêu chuẩn trích dẫn

TCVN 6398-6 : 1999 (ISO 31-6 : 1992) Đại lượng và đơn vị - Phần 6: ánh sáng và bức xạ điện từ liên quan. Công bố CIE/17 Thuật ngữ quốc tế về chiếu sáng

3. Thuật ngữ và định nghĩa

3.1. Phương tiện bảo vệ mắt (eye-protector)

Bất kỳ dạng thiết bị bảo vệ nào che ít nhất là khu vực mắt.

3.2. Mắt kính (ocular)

Phần trong suốt của phương tiện bảo vệ mắt qua đó người đeo nhìn được (thí dụ thấu kính, tấm che, tấm chắn).

3.3. Kính cong (meniscus)

Mắt kính có hai mặt cầu, một mặt lồi, một mặt lõm. Mắt kính này thường được chế tạo bằng cách mài quang học hoặc gia công chính xác một mẫu đúc vật liệu quang học.

3.4. Mặt chắn (face-shield)

Phương tiện bảo vệ mắt che kín toàn bộ hoặc một phần quan trọng của mặt.

3.5. Kính có gọng (spectacle)

Phương tiện bảo vệ mắt mà các mắt kính được lắp vào một cái khung có gọng (có hoặc không có tấm chắn bên).

3.6. Kính không gọng (goggle)

Phương tiện bảo vệ mắt có một hoặc hai mắt kính che phần mắt (kính loại này thường được đeo bằng một dải băng quàng ra sau đầu).

3.7. Kính lọc (filter)

Mắt kính có tác dụng làm giảm cường độ các bức xạ chiếu tới.

3.8. Độ truyền qua phổ (spectral transmittance)

Tỷ số giữa thông lượng bức xạ phổ truyền qua và thông lượng bức xạ chiếu tới:

3.9. Độ truyền ánh sáng (luminous transmittance)

Tỷ số giữa quang thông truyền qua kính lọc và quang thông tới. Để tính toán, phải đưa vào hiệu suất sáng phổ tương đối V(l):

3.10. Độ truyền trong phổ hồng ngoại (transmittance in infra-red spectrum)

a) Đối với các kính lọc hàn và kính lọc tia hồng ngoại (IR),

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6515:1999 (ISO 4007 : 1977) về Phương tiện bảo vệ mắt cá nhân - Thuật ngữ

  • Số hiệu: TCVN6515:1999
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1999
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản