Hệ thống pháp luật

QCVN 6-3:2010/BYT

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA ĐỐI VỚI CÁC SẢN PHẨM ĐỒ UỐNG CÓ CỒN

National technical regulation for alcoholic beverages

Lời nói đầu

QCVN 6-3: 2010/BYT do Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Nhóm đồ uống biên soạn, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số 45/2010/TT-BYT ngày 22 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA ĐỐI VỚI CÁC SẢN PHẨM ĐỒ UỐNG CÓ CỒN

National technical regulation for alcoholic beverages

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định các chỉ tiêu an toàn thực phẩm và các yêu cầu quản lý đối với cồn thực phẩm được sử dụng để sản xuất đồ uống có cồn và các sản phẩm đồ uống có cồn.

2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với:

a) Các tổ chức, cá nhân nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh đồ uống có cồn tại Việt Nam;

b) Các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan.

3. Giải thích từ ngữ

Trong quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

3.1. Cồn thực phẩm

Là cồn ethanol đạt yêu cầu dùng trong thực phẩm, thu được bằng cách chưng cất từ dịch lên men có nguồn gốc tinh bột và các loại đường. Cồn thực phẩm phải đáp ứng quy định tại Phụ lục 1 của quy chuẩn này.

3.2. Bia hơi

Là đồ uống có cồn thu được từ quá trình lên men hỗn hợp các nguyên liệu chủ yếu gồm: malt đại mạch, ngũ cốc, nấm men bia, hoa houblon, nước.

3.3. Bia hộp, bia chai

Là đồ uống có cồn thu được từ quá trình lên men hỗn hợp các nguyên liệu chủ yếu gồm: malt đại mạch, ngũ cốc, nấm men bia, hoa houblon, nước; được xử lý và đóng hộp/đóng chai.

3.4. Rượu vang (wine)

Là đồ uống có cồn thu được từ quá trình lên men rượu từng phần/hoàn toàn từ nho tươi (hoặc từ dịch ép nho), không qua chưng cất. Độ rượu không dưới 8,5 % tính theo thể tích.

3.5. Rượu vang nổ (sparkling wines)

Là rượu vang được tiếp tục xử lý trong hoặc sau quá trình sản xuất. Sản phẩm có sủi bọt khi mở nắp chai do quá trình giải phóng CO2

3.6. Rượu mạnh (spirit drinks) nội sinh.

Là đồ uống có cồn, độ rượu không dưới 15 % tính theo thể tích. Sản phẩm thu được từ một trong các quá trình sau:

- Chưng cất các sản phẩm lên men tự nhiên (có thể bổ sung hoặc không bổ sung hương liệu);

- Bổ sung hương liệu, đường hoặc các sản phẩm tạo ngọt khác (mật ong, siro quả, các carbohydrat tự nhiên có vị ngọt) vào cồn thực phẩm hoặc các loại rượu thuộc nhóm rượu mạnh;

- Phối trộn một hoặc nhiều loại rượu mạnh với nhau và/hoặc với cồn thực phẩm và/hoặc đồ uống khác.

Trong quy chuẩn này các sản phẩm rượu mạnh bao gồm:

- Rượu vang mạnh (wine spirit)

- Rượu Brandy/Rượu Weinbrand (Brandy/ Weinbrand)

- Rượu bã nho (grape marc spirit hoặc grape marc)

- Rượu trái cây (fruit spirit)

- Rượu táo và rượu lê (cider spirit and pery spirit)

- Rượu Vodka (Vodka)

- Rượu gin Luân Đôn (London gin)

II. QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT

1. Yêu cầu đối với cồn thực phẩm được sử dụng để chế biến đồ uống có cồn

Yêu cầu đối với cồn thực phẩm được sử dụng để chế biến đồ uống có cồn được quy định tại Phụ lục I của quy chuẩn này.

2. Yêu cầu về an toàn thực phẩm đối với đồ uống có cồn

2.1. Các chỉ

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 06-3:2010/BYT về các sản phẩm đồ uống có cồn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

  • Số hiệu: QCVN06-3:2010/BYT
  • Loại văn bản: Quy chuẩn
  • Ngày ban hành: 22/12/2010
  • Nơi ban hành: Bộ Y tế
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản