- 1Luật khoáng sản 2010
- 2Quyết định 1509/QĐ-BGTVT năm 2011 phê duyệt chiến lược phát triển giao thông nông thôn Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 3Luật Xây dựng 2014
- 4Quyết định 4927/QĐ-BGTVT năm 2014 hướng dẫn lựa chọn quy mô kỹ thuật đường giao thông nông thôn phục vụ Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 5Luật ngân sách nhà nước 2015
- 6Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 7Quyết định 939/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Cao Bằng đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
- 8Luật Đầu tư công 2019
- 9Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 10Luật Xây dựng sửa đổi 2020
- 11Nghị quyết 864/NQ-UBTVQH14 năm 2020 về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Cao Bằng do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
- 12Nghị quyết 120/2020/QH14 về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 do Quốc hội ban hành
- 13Nghị định 15/2021/NĐ-CP hướng dẫn một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 59/NQ-HĐND | Cao Bằng, ngày 29 tháng 7 năm 2021 |
THÔNG QUA ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG
KHOÁ XVII KỲ HỌP THỨ 2
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 17 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Quyết định số 1509/QĐ-BGTVT ngày 08 tháng 7 năm 2011 của Bộ Giao thông vận tải phê duyệt Chiến lược phát triển giao thông nông thôn Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Xét Tờ trình số 1782/TTr-UBND ngày 14 tháng 7 năm 2021 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng về việc thông qua Nghị quyết về Đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2021 - 2025; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua Đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2021 - 2025.
(Có nội dung Đề án kèm theo).
Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này và báo cáo kết quả thực hiện với Hội đồng nhân dân tỉnh theo quy định.
Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu và Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng khóa XVII, Kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 29 tháng 7 năm 2021 và có hiệu lực từ ngày thông qua./.
| CHỦ TỊCH |
PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 59/NQ-HĐND ngày 29 tháng 7 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng)
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT VỀ PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
1. Hiện trạng đường huyện, đường xã, thôn xóm
Tính đến năm 2016, mạng lưới đường giao thông nông thôn (GTNT) trên địa bàn tỉnh có tổng chiều dài 4.279,55 Km, trong đó:
- Đường huyện có 1.459,04 Km;
- Đường nội thị, đô thị có 204,42 Km;
- Đường xã, thôn xóm có 2.616,09 Km;
- Tỷ lệ nhựa hóa mặt đường là 63,93% (tương đương 1.063,45 Km đường huyện và đường đô thị), còn lại là đường bê tông xi măng (BTXM), đường cấp phối và đường đất.
- Đến hết năm 2020, kết quả đầu tư xây dựng các công trình giao thông trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2020 đã góp phần tạo nên mạng lưới đường bộ với số liệu cụ thể như sau:
+ Đường huyện: Xây dựng mới 86,6 Km; cải tạo, nâng cấp 391,8 Km, chủ yếu đạt cấp A, B GTNT hoặc cấp VI miền núi, trong đó có 196,2 Km mặt đường láng nhựa, 182,3 Km mặt đường BTXM, còn lại là đường đất; toàn tỉnh hiện có 1.134,9 Km/1.488,7 Km đường huyện được cứng hóa (nhựa hoặc BTXM), đạt tỷ lệ 76%;
+ Đường trục xã, đường thôn xóm: Xây dựng mới 654 Km; cải tạo, nâng cấp 486 Km, đạt cấp B GTNT, trong đó có 171 Km mặt đường láng nhựa, 969 Km mặt đường BTXM; toàn tỉnh hiện có 2.422,5 Km/3.273,7 Km đường xã được cứng hóa, đạt tỷ lệ 74%;
+ Đường trục chính nội đồng: Xây dựng mới 290 Km mặt đường BTXM; toàn tỉnh hiện có 450,1 Km/818,4 Km đường nội đồng được cứng hóa, đạt 55%;
+ Đến năm 2020, toàn tỉnh có 153/161 xã có đường đến trung tâm xã được nhựa hóa/bê tông hóa (đạt 91%); còn khoảng 88,5 Km/8 xã có đường đến trung tâm xã chưa được cứng hóa.
- Bảng tổng hợp kết quả thực hiện Nghị quyết số 72/2016/NQ-HĐND về phát triển GTNT:
TT | Mục tiêu | Kết quả thực hiện | Tỷ lệ |
1 | Đường huyện |
|
|
| - Đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp khoảng 196 Km, nền đường đạt cấp V miền núi | - Mở mới 86,6 Km + cải tạo nâng cấp 391,8 Km | Đạt |
| - Láng nhựa 100 Km mặt đường | - Hoàn thành 196,2 Km | Đạt |
| - BTXM 80 Km mặt đường | - Hoàn thành 182,3 Km | Đạt |
2 | Đường xã |
|
|
| - Láng nhựa 150 Km mặt đường | - Hoàn thành 171 Km | Đạt |
| - BTXM 350 Km mặt đường | - Hoàn thành 969,0 Km | Đạt |
3 | Đường thôn xóm, nội đồng |
|
|
| - BTXM 800 Km mặt đường | - Hoàn thành 936 Km | Đạt |
4 | Xây dựng cầu dân sinh theo Đề án xây dựng cầu dân sinh do Bộ GTVT phê duyệt và theo các Chương trình hỗ trợ có mục tiêu |
|
|
| - Đề án cầu dân sinh | - Hoàn thành 36 cầu | Đạt |
| - Chương trình hỗ trợ có mục tiêu (100 cầu) | - Hoàn thành 17 cầu | Đạt 17% |
5 | 100% số Km đường GTNT đã được đầu tư hoàn chỉnh được tổ chức bảo trì theo quy định | Số liệu BDTX qua các năm - Năm 2016: 2.715,7 Km - Năm 2017: 3.232,7 Km - Năm 2018: 4.170,4 Km - Năm 2019: 3.947,1 Km - Năm 2020: 4.017,1 Km | Bình quân tăng trưởng mỗi năm đạt 10,3% |
- Cơ chế Nhà nước và nhân dân cùng làm đường GTNT: UBND tỉnh hỗ trợ vốn và xi măng để các địa phương làm đường BTXM. Trong giai đoạn 2016-2020, UBND tỉnh đã bố trí 24,661 tỷ đồng và huy động được 4.000 tấn xi măng của Tổng Công ty xi măng Việt Nam để hỗ trợ thực hiện 471 Km mặt đường BTXM trên địa bàn toàn tỉnh.
- Vốn đầu tư làm đường GTNT trong cả giai đoạn 2016-2020 là 5.474,1 tỷ đồng (trong đó vốn ngân sách: 3.881,1 tỷ đồng; các nguồn vốn khác: 647 tỷ đồng; vốn sự nghiệp kinh tế cho bảo trì các công trình: 946 tỷ đồng).
- Dưới sự chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh về thực hiện Chương trình phát triển hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh nói chung và về thực hiện Nghị quyết số 72/2016/NĐ-HĐND về phát triển GTNT nói riêng, các nhiệm vụ và mục tiêu của Nghị quyết đề ra đều đạt được theo kế hoạch, nhiều tuyến đường tỉnh, đường ra cửa khẩu được đầu tư bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nhất là khu vực cửa khẩu. Nhiều tuyến đường huyện, đường xã, thôn xóm được đầu tư qua các Chương trình mục tiêu quốc gia đã tạo cho bộ mặt nông thôn của tỉnh diện mạo mới, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân khu vực nông thôn. Phong trào phát triển GTNT ở khắp các địa bàn trong tỉnh được nhân dân đồng tình ủng hộ và hưởng ứng, đóng góp tiền, vật liệu, ngày công lao động để làm đường GTNT. Việc đầu tư xây dựng các tuyến đường GTNT còn góp phần hoàn thành tiêu chí số 2 đối với các xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới trong giai đoạn này.
- Trong giai đoạn 2016-2020, công tác quản lý, bảo trì đối với đường GTNT ngày càng được quan tâm và tổ chức thực hiện có hiệu quả, làm tăng tuổi thọ công trình. Tại 10/10 huyện, thành phố, đã tổ chức được Hội nghị tuyên truyền, phổ biến các văn bản hiện hành quy định về bảo vệ kết cấu hạ tầng đường bộ, bảo vệ hành lang an toàn giao thông đường bộ nhằm nâng cao nhận thức của lãnh đạo quản lý các cấp về công tác này.
4. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
4.1. Tồn tại, hạn chế
- Sau khi thực hiện Nghị quyết số 864/NQ-UBTVQH14 ngày 10/01/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Cao Bằng, đến hết năm 2020, toàn tỉnh vẫn còn khoảng 88,5 Km đường đến trung tâm xã chưa được cứng hóa, cụ thể là: 03 xã (Đức Hạnh, Vĩnh Phong, Thạch Lâm) huyện Bảo Lâm với khoảng 48 Km; 02 xã (Cao Thăng, Trung Phúc) huyện Trùng Khánh với khoảng 16 Km; 02 xã (Ngũ Lão, Trưng Vương) huyện Hòa An với khoảng 9,5 Km; xã Mai Long, huyện Nguyên Bình (15 Km), làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc đi lại, vận chuyển hàng hóa của nhân dân, nhất là nhân dân sinh sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng núi đá khu vực biên giới;
- Quy mô kỹ thuật của các tuyến đường vẫn ở cấp thấp, chủ yếu là cấp A, cấp B GTNT, chưa phù hợp với tốc độ tăng trưởng của số lượng phương tiện giao thông và nhu cầu đi lại ngày càng cao của nhân dân; nhiều tuyến chưa được quan tâm bố trí kinh phí quản lý, bảo dưỡng thường xuyên theo quy định;
- Cán bộ phụ trách lĩnh vực GTNT ở các huyện, thành phố, đặc biệt là ở cấp xã còn thiếu, trình độ chuyên môn không đồng đều, phụ trách nhiều lĩnh vực quản lý nhà nước, nghiệp vụ lại thường thay đổi sau mỗi kỳ bầu cử, dẫn đến công tác tham mưu đôi khi chưa kịp thời, hiệu quả và chất lượng chỉ đạo điều hành yếu kém, thiếu sâu sát trong việc giám sát, hướng dẫn chuyên môn.
4.2. Nguyên nhân
- Do đặc điểm của địa hình, do các tuyến đường giao thông đều có suất đầu tư lớn, thực hiện theo chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình xây dựng nông thôn mới, có yêu cầu nhân dân đóng góp khoảng 10% tổng mức đầu tư xây dựng công trình trong khi đời sống của người dân trong khu vực này đều còn khó khăn, mật độ dân cư thưa thớt, việc đóng góp gặp nhiều hạn chế;
- Do công tác tổ chức thực hiện và công tác tuyên truyền, vận động nhân dân về giải phóng mặt bằng có cấp, có nơi chưa hiệu quả, vẫn còn hiện tượng người dân khiếu nại, làm chậm tiến độ thi công công trình;
- Nguồn kinh phí bố trí cho công tác bảo dưỡng thường xuyên còn rất thấp so với nhu cầu thực tế, làm ảnh hưởng đến việc bảo vệ kết cấu mặt đường; công tác khắc phục hậu quả thiên tai đối với các công trình giao thông ở cấp huyện thực hiện chưa đảm bảo tuân thủ theo hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải (GTVT); Công tác sửa chữa định kỳ đối với các tuyến đường huyện, đường xã chưa được quan tâm đúng mức, ảnh hưởng đến an toàn của người và phương tiện khi tham gia giao thông;
- Công tác quản lý kết cấu hạ tầng giao thông ở cấp huyện còn nhiều bất cập, chưa thực hiện tốt công tác hạn chế các phương tiện quá khổ, quá tải lưu thông trên các tuyến đường, làm hư hỏng kết cấu nền mặt đường, nhất là các tuyến đường đi ra cửa khẩu, lối mở; ý thức trách nhiệm của người dân trong quản lý và sử dụng đường còn hạn chế, nhân dân chưa phát huy vai trò tự chủ trong việc quản lý đường.
SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2021-2025
1. Sự cần thiết lập Đề án trong giai đoạn 2021-2025
Mạng lưới GTNT của tỉnh Cao Bằng mặc dù đã được đầu tư khá lớn nhưng hầu như chưa đồng bộ, cấp hạng kỹ thuật và chất lượng thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Cao Bằng nhiệm kỳ 2020-2025 đã đưa ra mục tiêu phát triển GTNT trong giai đoạn này là “đến hết năm 2025, phấn đấu 85% chiều dài các tuyến đường huyện, đường xã được nhựa hóa/bê tông hóa mặt đường, 100% xã có đường đến trung tâm xã được nhựa hóa/bê tông hóa”, “xây dựng kết nối giao thông liên hoàn giữa các huyện của Cao Bằng và địa phương các tỉnh giáp ranh (Lạng Sơn, Bắc Kạn, Hà Giang)”, do đó, việc tiếp tục xây dựng Nghị quyết về Đề án phát triển GTNT trong giai đoạn 2021-2025 là rất cần thiết, tạo điều kiện phát triển nông thôn bền vững, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân khu vực nông thôn.
- Luật Xây dựng năm 2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng năm 2020;
- Luật Đầu tư công năm 2019;
- Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
- Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030;
- Quyết định số 1509/QĐ-BGTVT ngày 08/7/2011 của Bộ GTVT phê duyệt Chiến lược phát triển GTNT Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 4927/QĐ-BGTVT ngày 25/12/2014 của Bộ GTVT về việc ban hành Hướng dẫn lựa chọn quy mô kỹ thuật đường giao thông nông thôn phục vụ Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020;
- Quyết định số 939/QĐ-UBND ngày 26/6/2017 của UBND tỉnh Cao Bằng về điều chỉnh Quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Cao Bằng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Nghị quyết số 864/NQ-UBTVQH14 ngày 10/01/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Cao Bằng;
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Cao Bằng lần thứ XIX nhiệm kỳ 2020-2025, trong đó xác định triển khai Chương trình trọng tâm về phát triển kết cấu hạ tầng (giao thông, du lịch, cửa khẩu, đô thị, hạ tầng số và quy hoạch sân bay gắn với liên kết vùng và liên vùng) nhằm sớm khắc phục điểm nghẽn, nút thắt về kết cấu hạ tầng đảm bảo theo hướng đồng bộ, hiện đại; Chương trình hành động số 06-CTr/TU ngày 06/5/2021 của Tỉnh ủy Cao Bằng về thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Cao Bằng lần thứ XIX nhiệm kỳ 2020-2025.
3. Đối tượng, phạm vi điều chỉnh của Đề án
a) Đối tượng điều chỉnh: Đề án này quy định trực tiếp việc nghiên cứu, đề xuất nội dung liên quan đến kế hoạch, mục tiêu, giải pháp, chính sách về xây dựng đường GTNT giai đoạn 2021 - 2025.
b) Phạm vi thực hiện: Phát triển hệ thống đường GTNT theo hướng đảm bảo các tiêu chí nông thôn mới, đảm bảo cứng hóa, nhựa hóa các tuyến đường GTNT (gồm đường huyện, đường trục xã, liên xã, đường trục thôn xóm, đường ngõ xóm, đường trục chính nội đồng, bao gồm cả mở mới, mở rộng các tuyến đường) trên địa bàn tỉnh.
NỘI DUNG ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2021-2025
a) Quan điểm
- Cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; các Chương trình, kế hoạch của Tỉnh ủy, UBND tỉnh về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Phát triển GTNT phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển GTVT trên địa bàn tỉnh, phù hợp với 03 chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025, gồm:
(1) Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030;
(2) Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025;
(3) Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững giai đoạn 2021 - 2025.
Đồng thời, phát triển GTNT một cách bền vững, tạo sự gắn kết, liên hoàn thông suốt từ mạng lưới giao thông quốc gia đến đường tỉnh, đường huyện, đường xã, thôn xóm.
- Phát động phong trào phát triển GTNT rộng rãi, đều khắp trong toàn tỉnh; làm cơ sở cho UBND các huyện, thành phố, xã, phường, thôn, tổ dân phố chỉ đạo thực hiện các mục tiêu phát triển GTNT; đầu tư cải tạo, nâng cấp kết hợp xây dựng mới mạng lưới GTNT đồng bộ với hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới;
- Phát huy nội lực, có cơ chế chính sách phù hợp để huy động các nguồn lực xã hội đầu tư để bê tông hóa đường thôn, ngõ xóm trên các địa phương với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, đáp ứng nguyện vọng và nhu cầu sinh hoạt đi lại của nhân dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh quốc phòng của các địa phương.
b) Mục tiêu
- Đường huyện: Xây dựng các tuyến đường huyện đạt cấp VI miền núi (hoặc GTNT cấp A), nhựa hoá hoặc cứng hóa mặt đường đến trung tâm xã, đảm bảo đi lại được 4 mùa;
- Đường xã: Cải tạo, nâng cấp các tuyến đường xã tối thiểu đạt cấp A, cấp B GTNT;
- Đường bê tông thôn xóm: Hỗ trợ xi măng, các loại vật liệu khác (đá, cát, sỏi…) để hỗ trợ nhân dân làm đường bê tông thôn xóm;
- Cầu dân sinh: Xây dựng cầu dân sinh theo các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh.
- Đường huyện: Phấn đấu ít nhất 85% chiều dài các tuyến đường huyện được nhựa hóa/bê tông hóa mặt đường (thực hiện theo Nghị quyết về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 tỉnh Cao Bằng);
- Đường xã: Phấn đấu ít nhất 85% chiều dài các tuyến đường xã được nhựa hóa/bê tông hóa mặt đường, 100% xã có đường đến trung tâm xã được nhựa hóa/bê tông hóa;
- Đường thôn xóm, ngõ xóm: Phấn đấu ít nhất 85% đường ngõ xóm được cứng hóa;
- Xây dựng cầu dân sinh theo chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 (khoảng 50 cầu, gồm cầu treo, cầu cứng, cầu bản);
- 100% số Km đường GTNT đã được đầu tư hoàn chỉnh được tổ chức quản lý, bảo trì theo quy định để duy trì tốt nhất khả năng khai thác của tuyến đường.
1.1. Nguồn Ngân sách nhà nước
a) Nguồn lực do tỉnh hỗ trợ: Hỗ trợ kinh phí mua vật liệu xây dựng (xi măng, cát, đá, sỏi) đối với các tuyến đường đã được cấp xã, cấp huyện đăng ký với tỉnh và được duyệt trong năm kế hoạch.
b) Nguồn lực do UBND các huyện, thành phố bố trí
- Cân đối từ ngân sách hàng năm của huyện, thành phố để hỗ trợ mua vật liệu xây dựng (xi măng, cát, đá, sỏi) đối với các tuyến đường GTNT;
- Các huyện, thành phố phân bổ kinh phí cho xây dựng công trình GTNT trong tổng số kinh phí được tỉnh quyết định giao ngân sách hàng năm;
- Lồng ghép kinh phí từ các nguồn vốn của các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 được cấp có thẩm quyền giao cho UBND các huyện, thành phố.
1.2. Nguồn vốn do nhân dân đóng góp và nguồn huy động từ cộng đồng, đóng góp tự nguyện
Thực hiện đúng các trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật hiện hành như sau:
- Vận động nhân dân tự nguyện hiến đất và giải phóng mặt bằng;
- Đóng góp bằng tiền theo quy ước, hương ước của thôn, xóm;
- Tham gia đóng góp ngày công thi công xây dựng công trình và duy tu bảo dưỡng thường xuyên đường GTNT;
Tỷ lệ đóng góp của nhân dân phù hợp với cơ chế thực hiện của các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng và khả năng hỗ trợ từ ngân sách.
- Huy động sự đóng góp của các doanh nghiệp, nhà hảo tâm, các tổ chức kinh tế, xã hội...
1.3. Nguồn vốn tài trợ trong và ngoài nước
Vốn ODA; vốn viện trợ của các tổ chức phi chính phủ; vốn thu hút từ các nhà đầu tư...
a) Nhu cầu vốn đầu tư:
Dự kiến 3.300 tỷ đồng, trong đó:
- Đường huyện: |
| 1.600 tỷ |
+ Xây dựng, mở mới khoảng 200Km (hoàn thiện cả nền, mặt đường): | 200Km x 4.250tr/Km | 850 tỷ |
+ Mặt láng nhựa 200Km (cải tạo, sửa chữa trên nền đường cũ): | 200Km x 1.500tr/Km | 300 tỷ |
+ Mặt BTXM 150Km (hoàn thiện cả nền, mặt đường): | 150Km x 3.000tr/Km | 450 tỷ |
- Đường xã (xây dựng, mở mới khoảng 600Km): |
| 1.500 tỷ |
+ Láng nhựa 200Km: | 200Km x 1.500tr/Km | 300 tỷ |
+ Mặt đường BTXM 400Km: | 400Km x 3.000tr/Km | 1.200 tỷ |
- Đường thôn xóm, đường nội đồng (Nhà nước hỗ trợ, nhân dân cùng làm): |
| 150 tỷ |
+ Xây dựng 1000Km, mặt cứng hóa: | 1.000Km x 150tr/Km | 150 tỷ |
- Cầu dân sinh: |
| 50 tỷ |
+ Theo các chương trình mục tiêu quốc gia, khoảng 50 cái /800 m dài (cầu treo, cầu cứng, cầu bản) | 800m x 62,5tr/md | 50 tỷ |
Ghi chú:
- Suất đầu tư đường huyện, đường xã được xác định tham khảo trên cơ sở mức bình quân dự toán các công trình giao thông (đường cấp V, cấp VI miền núi) trên địa bàn tỉnh đã được lập và phê duyệt trong các năm gần đây;
- Đường thôn xóm, ngõ xóm, đường nội đồng được thực hiện theo cơ chế Nhà nước hỗ trợ kinh phí, nhân dân cùng làm; kinh phí hỗ trợ khoảng 150 triệu đồng/Km.
b) Nhu cầu vốn bảo trì:
Dự kiến: 141,300 tỷ đồng, trong đó:
+ Đường huyện: 1.815 Km x 13 triệu đồng/Km/năm x 5 năm = 117,975 tỷ đồng;
+ Đường xã: 3.110 Km x 1,5 triệu đồng/Km/năm x 5 năm = 23,325 tỷ đồng;
+ Đường thôn xóm: Do nhân dân tự quản.
- Kinh phí bảo trì nêu trên được tính toán theo định mức quy định tại Nghị quyết số 68/2016/NQ-HĐND ngày 08/12/2016 của HĐND tỉnh quy định định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2017, thời kỳ ổn định 2017-2020;
- Kinh phí bảo trì sẽ thực hiện theo nguồn lực thực tế hàng năm và áp dụng định mức theo quy định hiện hành.
3.1. Hỗ trợ đầu tư xây dựng
a) Đối với xây dựng đường huyện
- Nguồn ngân sách nhà nước: Đầu tư 100% từ ngân sách nhà nước;
- Vốn Chương trình mục tiêu quốc gia, vốn ODA: Đầu tư theo cơ chế của chương trình, nếu chương trình không có quy định cơ chế vốn cụ thể thì áp dụng theo cơ chế như đối với ngân sách nhà nước.
b) Đối với đường đến trung tâm xã, liên thôn, xóm, nội đồng
- Đầu tư từ ngân sách nhà nước và Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng cho xây dựng đường giao thông đến trung tâm xã, đường giao thông thôn xóm, đường giao thông nội đồng;
- Những tuyến đường cần sử dụng cát, đá, sỏi với khối lượng nhỏ và nhân dân có thể tự khai thác (hay thu gom) tại khu vực lân cận được thì huy động nhân dân khai thác (thu gom) vật liệu để làm đường;
- Những tuyến đường cần sử dụng cát, đá, sỏi với khối lượng lớn và nhân dân không thể tự khai thác thì các loại vật liệu xây dựng chính (xi măng, cát, đá hoặc sỏi, sắt thép, xi măng, vật liệu nổ…) được mua từ nguồn kinh phí huy động được từ các khoản đóng góp của xã hội và các nguồn vốn hợp pháp khác, nhân dân đóng góp ngày công lao động;
- Những tuyến đường nhân dân tự mở mới, mở rộng, nếu cần đào phá đá thì Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh tổ chức thực hiện việc phá đá nổ mìn khi có đề nghị của chính quyền địa phương đảm bảo tuân thủ theo quy định của pháp luật;
- Đối với địa bàn có các doanh nghiệp, tổ chức (nhất là các doanh nghiệp khai thác, chế biến, tiêu thụ khoáng sản) sử dụng phương tiện vận tải lưu thông trên tuyến đường dân đóng góp đầu tư, có trách nhiệm đóng góp để thực hiện công trình, khoản đóng góp này được tính vào phần đóng góp của dân.
c) Đối với cầu dân sinh
Thực hiện theo các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh, nhân dân hỗ trợ trong công tác giải phóng mặt bằng của dự án, tham gia đóng góp ngày công xây dựng các hạng mục phụ trợ hoặc thực hiện theo cơ chế thực hiện của dự án.
3.2. Công tác bảo trì
- Đường huyện: Tổ chức thực hiện bảo trì theo quy định hiện hành. Kinh phí do ngân sách nhà nước đảm bảo;
- Đường xã, thôn, xóm: Chủ yếu do nhân dân tự thực hiện, nhà nước chỉ hỗ trợ một phần kinh phí.
3.3. Đóng góp của nhân dân
- Khuyến khích tự nguyện hiến đất, giải phóng mặt bằng, đóng góp tiền và tổ chức thi công xây dựng công trình (thi công nền đường, đắp lề đường, rãnh thoát nước và đổ bê tông mặt đường, duy tu bảo dưỡng thường xuyên đường GTNT);
- Tỷ lệ đóng góp của nhân dân phù hợp với cơ chế thực hiện của các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng và khả năng hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.
3.4. Công tác giám sát
Thực hiện giám sát cộng đồng (các địa phương cử cán bộ kỹ thuật phòng chuyên môn tham gia giám sát cùng cộng đồng).
3.5. Thủ tục đầu tư, nghiệm thu, thanh quyết toán
a) Lập thủ tục đầu tư
- Đối với các tuyến đường huyện, đường xã, liên xã: Lập thủ tục đầu tư theo quy định của Luật Xây dựng, Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn hiện hành;
- Đối với các tuyến đường liên thôn, xóm, ngõ xóm: Trên cơ sở đề nghị của tổ nhân dân thôn, xóm về đầu tư các tuyến đường GTNT và đường bê tông ngõ xóm, UBND các xã, phường, thị trấn tiến hành kiểm tra, lập danh sách danh mục các tuyến cần đầu tư, tổ chức triển khai khảo sát, lập hồ sơ bản vẽ thi công, dự toán cho từng tuyến đường, đồng thời phối hợp với tổ nhân dân thôn, xóm để tổng hợp khả năng huy động đóng góp của nhân dân, sau đó trình UBND các huyện, thành phố xem xét, trình UBND tỉnh quyết định danh mục đầu tư và hình thức hỗ trợ kinh phí đầu tư.
b) Nghiệm thu, thanh quyết toán
- Nghiệm thu hạng mục, hoàn thành công trình: Theo các quy định hiện hành về quản lý đầu tư xây dựng;
- Thanh, quyết toán vốn đầu tư, vốn bảo trì cho phát triển đường GTNT theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính và các văn bản hướng dẫn có liên quan.
4. Phương thức huy động các nguồn lực
- Huy động vốn cho đầu tư xây dựng:
+ Hệ thống đường huyện: Do Nhà nước đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác;
+ Hệ thống đường xã, đường thôn bản, ngõ xóm: Tiếp tục thực hiện theo giải pháp nhà nước và nhân dân cùng làm; Nhân dân đóng góp ngày công lao động, vật tư, tiền vốn, Nhà nước hỗ trợ bằng vốn từ ngân sách, từ các chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2021-2025, các nguồn vốn huy động hợp pháp khác. Đồng thời, tiếp tục kêu gọi xã hội hóa nguồn tài trợ từ các nhà hảo tâm, tổ chức trong và ngoài nước, doanh nghiệp; khuyến khích các hộ gia đình, cá nhân tự nguyện xây dựng đường giao thông, hiến đất xây dựng…;
+ Hệ thống cầu dân sinh: Thực hiện theo các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh;
- Huy động vốn cho công tác quản lý và bảo trì: Kinh phí cho công tác quản lý và bảo trì đường huyện được huy động từ vốn ngân sách nhà nước do tỉnh quản lý. Đối với hệ thống đường xã, đường thôn bản chủ yếu huy động sự đóng góp từ nhân dân, nguồn vốn ngân sách địa phương hỗ trợ một phần.
- Là cơ quan thường trực thực hiện Đề án, là đầu mối hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện Đề án;
- Hướng dẫn, hỗ trợ kỹ thuật trong thực hiện công tác quản lý chất lượng xây dựng và quản lý, bảo trì công trình GTNT; Tổ chức tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức làm công tác GTNT các huyện, thành phố;
- Hàng năm tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm công tác GTNT toàn tỉnh. Tổng hợp, đề xuất thi đua khen thưởng các tổ chức, cá nhân có thành tích đóng góp trong trong phong trào xây dựng và phát triển GTNT.
- Đối với đường huyện: Đối với các dự án sử dụng vốn đầu tư công do tỉnh quyết định, Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các sở ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố tham mưu đề xuất với UBND tỉnh lồng ghép các nguồn vốn đầu tư, đưa danh mục dự án vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 và tham mưu giao kế hoạch vốn hàng năm cho các dự án;
- Đối với đường xã, thôn, xóm: Trên cơ sở tờ trình danh mục các tuyến đường cần được bê tông hóa, các tuyến đường xã, thôn, xóm cần được mở mới, cải tạo, nâng cấp của từng huyện, thành phố, Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu về chính sách huy động nguồn lực đầu tư và tổng hợp, trình UBND tỉnh quyết định danh mục, nguồn kinh phí đầu tư cho từng huyện, thành phố.
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu phân bổ nguồn vốn để hỗ trợ đầu tư xây dựng đường GTNT;
- Hướng dẫn các huyện, thành phố, đơn vị thực hiện thanh, quyết toán kinh phí theo quy định.
- Hướng dẫn thực hiện công tác thanh toán, quyết toán, kiểm tra, giám sát, thanh, quyết toán kinh phí do tỉnh hỗ trợ, đảm bảo gọn nhẹ, dễ áp dụng và tuân thủ các quy định của pháp luật;
- Tổ chức tập huấn, hướng dẫn các huyện, thành phố về công tác thanh, quyết toán xây dựng công trình.
5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Ban Dân tộc
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, chủ trì phối hợp với Sở GTVT, UBND các huyện, thành phố thực hiện lồng ghép các nguồn vốn trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững giai đoạn 2021-2025, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 để thực hiện mục tiêu của Đề án.
6. Sở Tài nguyên và Môi trường
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của ngành, hướng dẫn thực hiện các chính sách, thủ tục có liên quan trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng đường GTNT.
Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các sở, ban, ngành có liên quan, có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện nội dung về công tác rà phá bom mìn, vật nổ, phá đá nổ mìn các tuyến đường mở mới, mở rộng khi có đề nghị của chính quyền địa phương theo quy định của pháp luật.
8. Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các đoàn thể nhân dân
Phối hợp chặt chẽ với chính quyền các cấp, các ngành để tổ chức phổ biến, tuyên truyền vận động các tầng lớp nhân dân triển khai thực hiện có hiệu quả các mục tiêu của Nghị quyết; tham gia tích cực việc giám sát cộng đồng đối với hoạt động xây dựng các công trình đường GTNT.
Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các sở, ngành để tổ chức phổ biến, tuyên truyền vận động đoàn viên, thanh niên tham gia triển khai thực hiện có hiệu quả các mục tiêu của Nghị quyết; tổ chức các đợt thanh niên tình nguyện tham gia xây dựng các công trình làm đường GTNT.
- Trên cơ sở báo cáo nhu cầu các tuyến đường giao thông từ xã xuống thôn, đường thôn bản của các xã, phường, thị trấn cần được kiên cố hóa mặt đường, các tuyến đường liên thôn bản cần mở mới, chỉ đạo các phòng chuyên môn của huyện, thành phố lập danh mục các dự án cần đầu tư hàng năm;
- Khi có kế hoạch giao chỉ tiêu vốn của UBND tỉnh, UBND huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện các công tác chuẩn bị đầu tư, thẩm định, phê duyệt báo cáo Kinh tế - Kỹ thuật hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt báo cáo Kinh tế - Kỹ thuật theo đúng quy định phân cấp của UBND tỉnh;
- Hướng dẫn, đôn đốc UBND các xã, phường, thị trấn trong việc lập hồ sơ thi công, hồ sơ dự toán, hồ sơ thanh, quyết toán công trình;
- Chỉ đạo và tổ chức thực hiện quản lý kinh phí hỗ trợ và chất lượng công trình; nghiệm thu thanh toán khối lượng hoàn thành được đầu tư theo đúng quy định và kịp thời;
- Tổ chức quyết toán các nguồn kinh phí tỉnh hỗ trợ với cơ quan chức năng của tỉnh; định kỳ báo cáo tình hình triển khai và kết quả thực hiện về Sở GTVT để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh;
- Phối hợp với các sở, ngành có liên quan tổ chức tập huấn, quản lý thi công, thanh quyết toán công trình.
- Tổ chức họp dân và lập văn bản đề nghị xây dựng các tuyến đường, lập danh sách các tổ chức, cá nhân tự nguyện đóng góp xây dựng công trình đường GTNT thật công khai, minh bạch;
- Tổ chức lập hồ sơ thi công, hồ sơ dự toán theo thiết kế mẫu được UBND tỉnh ban hành và các hướng dẫn của các ngành chuyên môn;
- Tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực thực hiện chủ trương của tỉnh về phát triển đường GTNT; quản lý, bảo vệ và khai thác, sử dụng các tuyến đường và các công trình trên địa bàn được giao quản lý;
- Chủ trì triển khai, chỉ đạo, tổ chức thực hiện và quản lý mọi mặt công tác phát triển đường giao thông nông thôn và mở mới các tuyến đường thôn bản trên địa bàn;
- Hằng năm, báo cáo Ủy ban nhân dân huyện, thành phố về tình hình triển khai và kết quả thực hiện phát triển đường GTNT và mở mới các tuyến đường thôn bản;
- Theo phân cấp, tổ chức nghiệm thu bàn giao các tuyến đường đã xây dựng xong cho tổ nhân dân, thôn, xóm, bản, sử dụng và bảo trì; quyết toán nguồn kinh phí được tỉnh hỗ trợ với UBND các huyện, thành phố.
12. Tổ nhân dân, thôn, xóm, bản
- Cùng với UBND xã, phường, thị trấn tổ chức họp nhân dân và lập văn bản đề nghị xây dựng các tuyến đường, phối hợp với UBND xã, phường trong việc lập hồ sơ thi công, hồ sơ dự toán xây dựng công trình;
- Tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia xây dựng đường GTNT; tự nguyện đóng góp vật liệu, kinh phí để xây dựng đường; tham gia thi công, quản lý, bảo vệ các tuyến đường GTNT trên địa bàn./.
- 1Nghị quyết 12/2020/NQ-HĐND về phê chuẩn Đề án phát triển giao thông nông thôn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2021-2025
- 2Nghị quyết 73/2020/NQ-HĐND về thông qua Đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025
- 3Quyết định 162/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án phát triển giao thông nông thôn tỉnh Lạng Sơn, giai đoạn 2021-2026
- 4Nghị quyết 10/2021/NQ-HĐND về tiếp tục phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2021-2025
- 5Nghị quyết 79/2021/NQ-HĐND sửa đổi Điều 1 Nghị quyết 73/2020/NQ-HĐND thông qua Đề án phát triển Giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025
- 6Kế hoạch 237/KH-UBND năm 2021 về Đầu tư phát triển giao thông nông thôn năm 2021 và giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- 7Quyết định 12/2022/QĐ-UBND về tiêu chí phân bổ kinh phí thực hiện chính sách khuyến khích phát triển giao thông nông thôn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2022-2025
- 1Luật khoáng sản 2010
- 2Quyết định 1509/QĐ-BGTVT năm 2011 phê duyệt chiến lược phát triển giao thông nông thôn Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 3Luật Xây dựng 2014
- 4Quyết định 4927/QĐ-BGTVT năm 2014 hướng dẫn lựa chọn quy mô kỹ thuật đường giao thông nông thôn phục vụ Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 5Luật ngân sách nhà nước 2015
- 6Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 7Nghị quyết 68/2016/NQ-HĐND Quy định định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2017, thời kỳ ổn định 2017-2020 do tỉnh Cao Bằng ban hành
- 8Nghị quyết 72/2016/NQ-HĐND về phát triển giao thông nông thôn giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 9Quyết định 939/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Cao Bằng đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
- 10Luật Đầu tư công 2019
- 11Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 12Luật Xây dựng sửa đổi 2020
- 13Nghị quyết 864/NQ-UBTVQH14 năm 2020 về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Cao Bằng do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
- 14Nghị quyết 120/2020/QH14 về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 do Quốc hội ban hành
- 15Nghị quyết 12/2020/NQ-HĐND về phê chuẩn Đề án phát triển giao thông nông thôn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2021-2025
- 16Nghị quyết 73/2020/NQ-HĐND về thông qua Đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025
- 17Quyết định 162/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án phát triển giao thông nông thôn tỉnh Lạng Sơn, giai đoạn 2021-2026
- 18Nghị định 15/2021/NĐ-CP hướng dẫn một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng
- 19Nghị quyết 10/2021/NQ-HĐND về tiếp tục phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2021-2025
- 20Nghị quyết 79/2021/NQ-HĐND sửa đổi Điều 1 Nghị quyết 73/2020/NQ-HĐND thông qua Đề án phát triển Giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025
- 21Kế hoạch 237/KH-UBND năm 2021 về Đầu tư phát triển giao thông nông thôn năm 2021 và giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- 22Quyết định 12/2022/QĐ-UBND về tiêu chí phân bổ kinh phí thực hiện chính sách khuyến khích phát triển giao thông nông thôn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2022-2025
Nghị quyết 59/NQ-HĐND năm 2021 thông qua Đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2021-2025
- Số hiệu: 59/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 29/07/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Cao Bằng
- Người ký: Triệu Đình Lê
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 29/07/2021
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực