- 1Luật Xây dựng 2014
- 2Luật ngân sách nhà nước 2015
- 3Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 5Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật
- 6Nghị định 163/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật ngân sách nhà nước
- 7Luật Đầu tư công 2019
- 8Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 9Luật Xây dựng sửa đổi 2020
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 73/2020/NQ-HĐND | Yên Bái, ngày 16 tháng 12 năm 2020 |
THÔNG QUA ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI, GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI
KHÓA XVIII - KỲ HỌP THỨ 20
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 06 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 06 năm 2019;
Thực hiện Quyết định số 1509/QĐ-BGTVT ngày 08 tháng 7 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc phê duyệt chiến lược phát triển giao thông nông thôn Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Xét Tờ trình số 159/TTr-UBND ngày 09 tháng 11 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thông qua Đề án phát triển giao thông nông thôn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025; Báo cáo thẩm tra của Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua Đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025, với những nội dung chủ yếu sau:
1. Mục tiêu của Đề án: Giai đoạn 2021 - 2025, toàn tỉnh phấn đấu kiên cố hóa từ 900 km đường giao thông nông thôn; mở mới, mở rộng 150 km đường đất; xây dựng 1.000 công trình thoát nước các loại trở lên.
2. Tổng kinh phí thực hiện Đề án: 785,33 tỷ đồng. Trong đó: Tổng kinh phí nhà nước hỗ trợ là 388,21 tỷ đồng (gồm: Kiên cố hóa đường giao thông nông thôn: 355,97 tỷ đồng; mở mới, mở rộng đường đất: 10,5 tỷ đồng; xây dựng công trình thoát nước: 15 tỷ đồng; chi phí quyết toán, lập hồ sơ và quản lý thi công: 6,74 tỷ đồng); Nguồn vốn nhân dân đóng góp và nguồn vốn khác: 397,11 tỷ đồng.
a) Nguồn vốn: Đề án này được thực hiện bằng ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương, nguồn vốn đóng góp của nhân dân, doanh nghiệp và các nguồn vốn vay, hỗ trợ giao thông nông thôn hợp pháp khác.
b) Tỷ lệ phân bổ: Trong tổng giá trị hỗ trợ từ ngân sách nhà nước thì ngân sách cấp tỉnh bố trí 70%, ngân sách cấp huyện 30%.
a) Loại 1: Các tuyến đường liên xã, liên thôn được thiết kế xây dựng theo tiêu chuẩn đường cấp B. Bề rộng mặt đường từ 3,5m đến 4,5m (riêng đối với địa hình không thể giải phóng được đối với nhà cửa, vật kiến trúc kiên cố thì loại bề rộng mặt đường 3,5m cho phép làm từ 3,0m đến 3,5m); lề đường mỗi bên từ 0,5m đến 0,75m, rãnh dọc đảm bảo thoát nước hai bên; kết cấu mặt đường là bê tông xi măng mác 250, có chiều dày H = 18cm, trên nền đường hiện tại đang khai thác ổn định, được đầm kỹ, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật.
Các tuyến đường nội thôn bản, ngõ xóm được thiết kế theo quy mô đường cấp D, phù hợp với điều kiện thực tế: Loại đường có bề rộng mặt đường từ 1,2m đến dưới 2,0m, kết cấu mặt đường bê tông xi măng mác 250, chiều dày mặt đường H = 12cm, trên nền đường hiện tại đang khai thác ổn định, được đầm kỹ, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật. Áp dụng cho các địa phương: 02 huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải và các xã khu vực III, thôn, bản đặc biệt khó khăn thuộc các huyện còn lại theo quy định của Chính phủ.
c) Loại 3: Các tuyến đường đất mở mới bề rộng nền đường tối thiểu bằng 3,5m, có rãnh dọc một hoặc hai bên, cống thoát nước xây đá, gạch hoặc bê tông.
d) Loại 4: Các tuyến đường đất mở rộng nền đường đạt 3,5m, có rãnh dọc một hoặc hai bên, cống thoát nước xây đá, gạch hoặc bê tông.
đ) Công trình thoát nước: Xây dựng các công trình thoát nước tùy theo điều kiện thoát nước thực tế có thể lắp ghép tại chỗ bằng ống cống bê tông cốt thép hoặc có thể kiên cố bằng xây đá, gạch hoặc bê tông.
a) Đối với đường loại 1, loại 2 quy định tại khoản 4 Điều 1:
Các xã khu vực III và các thôn, bản đặc biệt khó khăn thuộc các xã khu vực II được nhà nước hỗ trợ vật liệu chính (xi măng, cát, đá hoặc sỏi) đến chân công trình (đã bao gồm thuế VAT).
Các xã còn lại được nhà nước hỗ trợ xi măng đến chân công trình (đã bao gồm thuế VAT).
b) Đối với đường loại 3, loại 4 quy định tại khoản 4 Điều 1:
Đường mở mới: Nhà nước hỗ trợ mở mới nền đường loại bề rộng tối thiểu bằng 3,5m là 70 triệu đồng/1km.
Đường mở rộng nền: Nhà nước hỗ trợ mở rộng nền đường đạt 3,5m theo tỷ lệ tương ứng như sau: Nhà nước hỗ trợ = (70 triệu/3,5m) x (3,5m - bề rộng mặt đường hiện tại).
c) Đối với công trình thoát nước:
Đối với các công trình cầu áp dụng cho cầu bản có khẩu độ Lo ≤ 6m, công trình thoát nước (cống bản có khẩu độ ≥ 0,75m; cống tròn có đường kính > 0,75m; tràn liên hợp). Ngân sách nhà nước hỗ trợ vật liệu chính (cát, đá hoặc sỏi, xi măng, sắt thép) và thuế VAT; hỗ trợ 35% chi phí khảo sát, 35% chi phí thiết kế và 35% chi phí giám sát thi công xây dựng công trình thoát nước (tính theo quy định xây dựng cơ bản hiện hành). Địa phương huy động sức đóng góp của nhân dân để đầu tư xây dựng phần còn lại.
Đối với các công trình thoát nước nhỏ cống tròn có đường kính ≤ 0,75m, kiên cố rãnh dọc tại các vị trí xung yếu: Ngân sách nhà nước hỗ trợ chi phí ống cống định hình, vật liệu chính (xi măng, cát, sỏi hoặc đá) kiên cố rãnh dọc và thuế VAT. Hồ sơ cống, kiên cố rãnh dọc được áp dụng theo thiết kế mẫu và do Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức lập.
Ngân sách nhà nước hỗ trợ chi phí ống cống định hình Φ = 30 ÷ 75cm đến chân công trình và thuế VAT đối với các tuyến mở mới, mở rộng đường đất.
Nhà nước hỗ trợ chi phí quyết toán công trình, được tính bằng 50% mức phí theo quy định và hỗ trợ 5 triệu đồng/1km cho các chi phí: Quản lý thi công, lập hồ sơ công trình đối với kiên cố mặt đường và mở mới, mở rộng nền đường (công tác lập hồ sơ do chính quyền địa phương tổ chức lập theo quy định của Đề án).
Đối với các tuyến mở mới, mở rộng đường đất có khối lượng địa chất là đá cần phải nổ mìn: Ngân sách nhà nước hỗ trợ chi phí mở mới, mở rộng theo quy định, ngoài ra đối với các tuyến đường có khối lượng phá đá nổ mìn thì ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí vật liệu nổ (thuốc nổ, kíp nổ, dây điện), chi phí khoan, chi phí vận chuyển và công kỹ thuật được tính theo định mức của Bộ Xây dựng ban hành. Đối với những công trình phải sử dụng vật liệu nổ để phá đá nền đường, giao Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh là đầu mối hướng dẫn các địa phương lựa chọn đơn vị có chức năng, năng lực để thực hiện theo quy định.
Đối với địa bàn có các doanh nghiệp, tổ chức (nhất là các doanh nghiệp khai thác, chế biến, tiêu thụ khoáng sản) sử dụng phương tiện vận tải lưu thông trên tuyến đường dân đóng góp đầu tư, có trách nhiệm đóng góp (trên cơ sở tuyên truyền đóng góp tự nguyện) để thực hiện dự án, khoản đóng góp này được tính vào phần đóng góp của nhân dân.
Các huyện, thị xã, thành phố nếu có điều kiện, có thể hỗ trợ thêm kinh phí để giảm phần đóng góp của người dân.
đ) Đối với các địa phương đang hưởng chính sách hỗ trợ của nhà nước để xây dựng các tuyến đường giao thông nông thôn, thì được áp dụng chính sách có mức hỗ trợ cao nhất.
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức, triển khai thực hiện Nghị quyết.
2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái khóa XVIII - Kỳ họp thứ 20 thông qua ngày 16 tháng 12 năm 2020 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2021./.
Nơi nhận: | PHÓ CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 44/2017/QĐ-UBND sửa đổi, bổ sung Đề án Phát triển giao thông nông thôn, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2016-2020 kèm theo Quyết định 47/2016/QĐ-UBND
- 2Quyết định 978/QĐ-UBND năm 2017 sửa đổi Đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2016-2020 kèm theo Quyết định 3156/QĐ-UBND
- 3Quyết định 1176/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Kon Tum đến năm 2025, tầm nhìn đền năm 2035
- 4Nghị quyết 12/2020/NQ-HĐND về phê chuẩn Đề án phát triển giao thông nông thôn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2021-2025
- 5Nghị quyết 22/2020/NQ-HĐND quy định về chính sách đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới và lập quy hoạch chi tiết điểm dân cư nông thôn trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 6Nghị quyết 59/NQ-HĐND năm 2021 thông qua Đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2021-2025
- 7Nghị quyết 10/2021/NQ-HĐND về tiếp tục phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2021-2025
- 1Quyết định 1509/QĐ-BGTVT năm 2011 phê duyệt chiến lược phát triển giao thông nông thôn Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 2Luật Xây dựng 2014
- 3Luật ngân sách nhà nước 2015
- 4Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 5Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 6Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật
- 7Nghị định 163/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật ngân sách nhà nước
- 8Quyết định 44/2017/QĐ-UBND sửa đổi, bổ sung Đề án Phát triển giao thông nông thôn, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2016-2020 kèm theo Quyết định 47/2016/QĐ-UBND
- 9Quyết định 978/QĐ-UBND năm 2017 sửa đổi Đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2016-2020 kèm theo Quyết định 3156/QĐ-UBND
- 10Luật Đầu tư công 2019
- 11Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 12Luật Xây dựng sửa đổi 2020
- 13Quyết định 1176/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Kon Tum đến năm 2025, tầm nhìn đền năm 2035
- 14Nghị quyết 12/2020/NQ-HĐND về phê chuẩn Đề án phát triển giao thông nông thôn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2021-2025
- 15Nghị quyết 22/2020/NQ-HĐND quy định về chính sách đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới và lập quy hoạch chi tiết điểm dân cư nông thôn trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 16Nghị quyết 59/NQ-HĐND năm 2021 thông qua Đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2021-2025
- 17Nghị quyết 10/2021/NQ-HĐND về tiếp tục phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2021-2025
Nghị quyết 73/2020/NQ-HĐND về thông qua Đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025
- Số hiệu: 73/2020/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 16/12/2020
- Nơi ban hành: Tỉnh Yên Bái
- Người ký: Vũ Quỳnh Khánh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/01/2021
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực