Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH BẮC KẠN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 50/NQ-HĐND

Bắc Kạn, ngày 09 tháng 12 năm 2020

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH 05 NĂM GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 TỈNH BẮC KẠN

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN
 KHÓA IX, KỲ HỌP THỨ 18

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 45/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 của Chính phủ Quy định chi tiết lập kế hoạch tài chính 05 năm và kế hoạch tài chính - ngân sách Nhà nước 03 năm;

Căn cứ Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 27/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn 2021-2025;

Thông tư số 69/2017/TT-BTC ngày 07/7/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về Hướng dẫn lập kế hoạch tài chính 05 năm và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm; Thông tư số 38/2019/TT-BTC ngày 28/6/2019 của Bộ Tài chính Hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2020, kế hoạch tài chính - ngân sách Nhà nước 03 năm 2020 - 2022; kế hoạch tài chính 05 năm tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giai đoạn 2021 - 2025;

Căn cứ Nghị quyết số 48/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng và an ninh 05 năm 2021 - 2025;

Xét Tờ trình số 153/TTr-UBND ngày 20 tháng 11 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn về kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn 2021 - 2025 tỉnh Bắc Kạn; Báo cáo Thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến thảo luận của Đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Quyết định kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn 2021 - 2025 tỉnh Bắc Kạn với những nội dung chủ yếu như sau:

1. Mục tiêu tổng quát

Huy động và quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội 05 năm giai đoạn 2021 -2025 của tỉnh. Tiếp tục cơ cấu lại thu, chi ngân sách Nhà nước với phương châm thắt chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính đi đôi với cải cách hành chính; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; sử dụng hiệu quả vốn đầu tư công; thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội; đảm bảo quốc phòng, an ninh. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát tài chính, kiểm soát bội chi ngân sách nhà nước và nợ công.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn

Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn giai đoạn 2021 - 2025 là 4.562 tỷ đồng, tăng 41,2% so với giai đoạn 2016 - 2020, trong đó:

- Thu nội địa: 4.512 tỷ đồng, tăng 41,3% so với giai đoạn 2016 - 2020;

- Thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu: 50 tỷ đồng tăng 37,6% so với giai đoạn 2016 - 2020.

b) Thu ngân sách địa phương

Tổng thu ngân sách địa phương giai đoạn 2021 - 2025 là 30.470 tỷ đồng, trong đó:

- Thu ngân sách địa phương hưởng theo phân cấp giai đoạn 2021 - 2025 là 3.962 tỷ đồng, tăng 42,9% so với giai đoạn 2016 - 2020.

- Thu bổ sung từ ngân sách Trung ương giai đoạn 2021 - 2025 là 26.474 tỷ đồng, tăng 20,7% so với giai đoạn trước.

- Các khoản thu khác (thu chuyển nguồn từ năm trước sang): 37,987 tỷ đồng.

c) Chi ngân sách địa phương

Tổng chi ngân sách địa phương giai đoạn 2021 - 2025: 30.490,335 tỷ đồng, tăng 24,4% so với giai đoạn 2016 - 2020, trong đó:

- Chi đầu tư phát triển là 11.074 tỷ đồng.

- Chi thường xuyên là 18.928 tỷ đồng.

- Chi trả nợ lãi là 21,78 tỷ đồng.

Tổng chi ngân sách địa phương chưa bao gồm chi Chương trình mục tiêu quốc gia; các Chương trình này sẽ được bổ sung khi Trung ương thông báo vốn giai đoạn 2021 - 2025 cho tỉnh.

d) Bội chi, vay và trả nợ vay của ngân sách địa phương giai đoạn 2021 - 2025.

- Bội chi ngân sách là 19,804 tỷ đồng.

- Tổng số vay của ngân sách địa phương là 162,723 tỷ đồng.

- Tổng số trả nợ gốc là 142,919 tỷ đồng.

(Có biểu chi tiết kèm theo)

3. Giải pháp thực hiện

a) Giải pháp về thu ngân sách Nhà nước

Đẩy mạnh phát triển công nghiệp nhất là công nghiệp chế biến, tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp, thương mại dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Tăng cường các giải pháp thu hút đầu tư, chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp, khu dân cư. Quản lý, theo dõi chặt chẽ các nguồn thu ngân sách Nhà nước, không bỏ sót nguồn thu, đảm bảo thu đúng, thu đủ, kịp thời vào ngân sách Nhà nước. Tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của các tổ chức, hộ kinh doanh; rà soát, kiểm tra, hạn chế thấp nhất tình trạng nợ thuế, giảm dần số tiền và số đơn vị nợ thuế hằng năm, nhất là thuế khai thác khoáng sản và thuế xây dựng cơ bản.

- Có biện pháp quản lý đối với các hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ điện tử; các khoản thu liên quan đến đất đai như thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, các khoản thu từ phí, lệ phí,... đảm bảo chặt chẽ, chống thất thu ngân sách Nhà nước.

- Nâng cao tính chủ động và tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức ngành thuế trong công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp quản lý nguồn thu ngân sách trên địa bàn, kịp thời đề xuất tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong công tác thu ngân sách Nhà nước. Phấn đầu hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách trên địa bàn và thu cân đối ngân sách hằng năm.

b) Giải pháp về chi ngân sách nhà nước

- Thực hiện nghiêm Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Đầu tư công và các Luật có liên quan về quản lý tài sản, quản lý kinh phí của Nhà nước. Xây dựng cơ cấu chi ngân sách hợp lý, tăng dần tỷ trọng chi đầu tư, giảm tỷ trọng chi thường xuyên trong tổng chi ngân sách.

- Phê duyệt chủ trương đầu tư đảm bảo sát, đúng định hướng phát triển của tỉnh tránh dàn trải gây lãng phí ngân sách Nhà nước. Tập trung bố trí vốn cho các dự án trọng tâm, trọng điểm sớm hoàn thành đưa vào sử dụng nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển. Nâng cao năng lực quản lý dự án của các chủ đầu tư để triển khai thực hiện các dự án đảm bảo đúng tiến độ, kịp thời giải ngân các nguồn vốn, sử dụng hết nguồn vốn được giao.

- Tiếp tục thực hiện tiết kiệm chi thường xuyên để tạo nguồn vốn hỗ trợ xây dựng nông thôn mới. Quản lý chi ngân sách chặt chẽ, đúng mục đích, có hiệu quả và tiết kiệm, chủ động từ khâu lập, thẩm định và phân bổ dự toán. Đẩy mạnh cải cách hành chính trong quản lý chi ngân sách Nhà nước.

- Phát huy nội lực, tính chủ động trong thực hiện nhiệm vụ thu - chi ngân sách của các đơn vị, địa phương, hạn chế tình trạng cung cấp, bổ sung kinh phí phát sinh ngoài dự toán, từng bước thực hiện quản lý chi ngân sách Nhà nước theo kết quả thực hiện nhiệm vụ. Tiếp tục sắp xếp tinh giản bộ máy theo Nghị quyết số 18-NQ/TW và Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, giảm kinh phí hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước đối với khu vực sự nghiệp công.

- Tăng cường công tác theo dõi, kiểm tra việc quản lý sử dụng nguồn kinh phí, kết hợp hướng dẫn, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ đối với cán bộ làm công tác kế toán, tài chính các cấp. Tiếp tục thanh tra công tác quản lý tài chính tại các đơn vị sử dụng ngân sách đảm bảo đúng mục đích, có hiệu quả, thực hiện nghiêm túc các kết luận của Thanh tra và Kiểm toán Nhà nước.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết.

2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân, Tổ Đại biểu Hội đồng nhân dân và Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Kạn khóa IX, kỳ họp thứ 18 thông qua ngày 09 tháng 12 năm 2020./.

 

 

PHÓ CHỦ TỊCH




Hoàng Thu Trang

 

KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH - NGÂN SÁCH GIAI ĐOẠN 05 NĂM 2021 - 2025

(Kèm theo Nghị quyết số 50/NQ-HĐND ngày 09/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Kạn)

Đơn vị: Triệu đồng

STT

Nội dung

Kế hoạch giai đoạn 2016-2020

Thực hiện giai đoạn 2016-2020

Kế hoạch giai đoạn 2021-2025

Tổng giai đoạn

2016

2017

2018

2019

Ước 2020

A

B

1

2

3

4

5

6

7

8

A

TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC (GRDP) THEO GIÁ HIỆN HÀNH

0

55.137.304

9.171.766

10.044.521

11.041.384

12.050.052

12.829.581

75.000.000

B

TỔNG THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN

3.146.000

3.230.986

595.108

581.493

643.986

710.439

699.960

4.562.000

 

Tốc độ tăng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn (%)

34

59,6

23,4

-2,3

10,7

10,3

-1,5

41,2

 

Tỷ lệ thu ngân sách Nhà nước so với GRDP (%)

0

5,9

6,5

5,8

5,8

5,9

5,5

6,1

 

Tỷ lệ thu từ thuế, phí so với GRDP (%)

0

4,3

4,4

4,1

4,5

4,2

4,2

4,5

I

Thu nội địa

3.106.000

3.194.647

592.911

579.449

642.240

695.087

684.960

4.512.000

 

Tốc độ tăng thu (%)

 

52,9

33,2

-2,3

10,8

8,2

-1,5

41,2

 

Tỷ trọng trong tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn (%)

 

98,9

99,6

99,6

99,7

97,8

97,9

98,9

 

Trong đó: Thu tiền sử dụng đất

353.000

473.329

68.776

97.819

85.646

101.688

119.400

505.000

 

Thu xổ số kiến thiết

72.000

71.576

13.030

13.055

15.001

15.390

15.100

83.000

II

Thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu

40.000

36.338

2.197

2.044

1.746

15.351

15.000

50.000

 

Tốc độ tăng thu (%)

 

-66,3

-94,1

-7,0

-14,6

779,2

-2,3

37,6

 

Tỷ trọng trong tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn (%)

1,3

1,1

0,4

0,4

0,3

2,2

2,1

1,1

C

TỔNG THU NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG (I II III)

23.395.965

29.599.489

4.578.156

5.156.916

6.194.909

6.446.922

7.222.586

30.473.531

 

Tốc độ tăng thu ngân sách địa phương (%)

 

 

-0,1

12,6

20,1

4,1

12,0

3,0

 

Tỷ lệ thu ngân sách địa phương so với GRDP (%)

 

53,7

49,9

51,3

56,1

53,5

56,3

40,6

I

Thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp

2.791.118

2.784.614

494.916

513.174

572.272

600.142

604.110

3.961.600

 

Tốc độ tăng (%)

 

42,0

16,1

3,7

11,5

4,9

0,7

42,3

 

Tỷ trọng trong tổng thu ngân sách địa phương (%)

11,9

11,3

12,8

11,3

11,0

11,9

10,0

13,0

II

Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên

20.570.462

21.950.802

3.361.411

4.020.618

4.644.171

4.461.470

5.463.132

26.473.944

 

Tốc độ tăng (%)

 

36,3

-1,2

19,6

15,5

-3,9

22,5

20,6

 

Tỷ trọng trong tổng thu ngân sách địa phương (%)

88,1

88,7

87,2

88,7

89,0

88,1

90,0

87,0

 

Thu bổ sung cân đối ngân sách

12.870.065

12.870.065

1.492.057

2.802.252

2.802.252

2.858.252

2.915.252

15.459.310

 

Thu bổ sung thực hiên cải cách tiền lương

1.274.702

1.274.702

629.079

 

114.536

194.592

336.495

1.706.113

 

Thu bổ sung có mục tiêu

6.425.695

7.806.035

1.240.275

1.218.366

1.727.383

1.408.626

2.211.385

9.308.520

III

Các khoản thu khác (thu chuyển nguồn năm trước sang, thu kết dư ngân sách, thu ngân sách cấp dưới nộp lên,...)

34.385

4.864.073

721.829

623.124

978.466

1.385.310

1.155.344

37.987

D

TỔNG CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

23.332.315

24.512.988

4.020.058

4.067.582

4.860.496

5.258.274

6.306.578

30.493.335

 

Tốc độ tăng chi ngân sách địa phương (%)

 

21,2

-1,4

1,2

19,5

8,2

19,9

24,4

 

Tỷ lệ chi ngân sách địa phương so với DRDP (%)

 

44,5

43,8

40,5

44,0

43,6

49,2

40,7

 

Trong đó

 

 

 

 

 

 

 

 

I

Chi đầu tư phát triển

7.017.434

7.414.933

1.020.797

986.183

1.381.066

1.599.675

2.427.272

11.074.033

 

Tốc độ tăng (%)

 

102,1

-2,1

-3,4

40,0

15,8

51,7

49,3

 

Tỷ trọng trong tổng chi ngân sách địa phương (%)

30,1

30,2

25,4

24,2

28,4

30,4

38,5

 

II

Chi thường xuyên

15.945.360

16.721.957

2.884.195

3.042.899

3.380.263

3.538.294

3.876.306

18.928.231

 

Tốc độ tăng (%)

 

29,3

-0,3

5,5

11,1

4,7

9,6

13,2

 

Tỷ trọng trong tổng chi ngân sách địa phương (%)

68,3

68,2

71,7

74,8

69,5

67,3

61,5

 

III

Chi trả nợ lãi các khoản do chính quyền địa phương vay

3.708

4.535

 

1.735

376

424

2.000

21.780

 

Tốc độ tăng (%)

 

 

 

 

-78,3

12,8

371,7

480,3

 

Tỷ trọng trong tổng chi ngân sách địa phương (%)

 

0,019

 

0,043

0,008

0,008

0,032

0,071

IV

Chi tạo nguồn, điều chỉnh tiền lương

 

-

 

 

 

 

 

 

E

BỘI CHI/BỘI THU NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

231.990

249.961

 

154.006

26.089

19.466

50.400

19.804

F

TỔNG MỨC VAY, TRẢ NỢ CỦA NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

 

 

 

 

 

 

 

 

I

Hạn mức dư nợ vay tối đa của ngân sách địa phương

 

601.317

140.685

102.635

114.455

118.812

124.730

792.320

II

Mức dư nợ đầu kỳ (năm)

 

 

197.002

241.711

87.705

61.616

42.150

92.550

 

Tỷ lệ mức dư nợ đầu kỳ (năm) so với mức dư nợ vay tối đa của ngân sách địa phương (%)

 

 

140,0

235,5

76,6

51,9

33,8

11,7

 

Tỷ lệ mức dư nợ đầu kỳ (năm) so với GRDP (%)

 

 

2,1

2,4

0,8

0,5

0,3

0,1

III

Trả nợ gốc vay trong kỳ (năm)

 

297.806

61.402

157.700

36.700

33.304

8.700

142.919

-

Từ nguồn vay để trả nợ gốc

 

36.843

 

3.694

10.611

13.838

8.700

127.781

-

Từ nguồi bội thu ngân sách địa phương; tăng thu, tiết kiệm chi; kết dư ngân sách cấp tỉnh

 

260.963

61.402

154.006

26.089

19.466

 

15.138

IV

Tổng mức vay trong kỳ (năm)

 

193.354

106.111

3.694

10.611

13.838

59.100

162.723

-

Vay để bù đắp bội chi

 

50.400

 

 

 

 

50.400

34.942

-

Vay để trả nợ gốc

 

42.954

6.111

3.694

10.611

13.838

8.700

127.781

-

Vay tồn ngân Kho bạc Nhà nước

 

100.000

100.000

 

 

 

 

 

V

Mức dư nợ cuối kỳ (năm)

 

 

241.711

87.705

61.616

42.150

92.550

112.354

 

Tỷ lệ mức dư nợ cuối kỳ (năm) so với mức dư nợ vay tối đa của ngân sách địa phương (%)

 

 

171,8

85,5

53,8

35,5

74,2

14,2

 

Tỷ lệ mức dư nợ cuối kỳ (năm) so với GRDP (%)

 

 

2,6

0,9

0,6

0,3

0,7

0,1

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 50/NQ-HĐND năm 2020 về Kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Bắc Kạn ban hành

  • Số hiệu: 50/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 09/12/2020
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Kạn
  • Người ký: Hoàng Thu Trang
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 09/12/2020
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản