Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH CÀ MAU
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

Số: 17/NQ-HĐND

Cà Mau, ngày 09 tháng 12 năm 2020

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH 05 NĂM TỈNH CÀ MAU GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH CÀ MAU
KHÓA IX, KỲ HỌP THỨ 15

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017, năm 2019);

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 45/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết lập kế hoạch tài chính 05 năm và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm;

Căn cứ Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 27 tháng 6 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng Kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn 2021 - 2025;

Căn cứ Thông tư số 69/2017/TT-BTC ngày 07 tháng 7 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về hướng dẫn lập kế hoạch tài chính 05 năm và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm;

Căn cứ Thông tư số 38/2019/TT-BTC ngày 28 tháng 6 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2020, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2020 - 2022; kế hoạch tài chính 05 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2021 - 2025;

Xét Tờ trình số 150/TTr-UBND ngày 30 tháng 11 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Nghị quyết về Kế hoạch tài chính 05 năm tỉnh Cà Mau giai đoạn 2021 - 2025; Báo cáo thẩm tra số 81/BC-HĐND ngày 27 tháng 11 năm 2020 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh;

Hội đồng nhân dân tỉnh Cà Mau Khóa IX, Kỳ họp thứ 15 đã thảo luận và thống nhất.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Mục tiêu tổng quát

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống tài chính địa phương; huy động, phân phối, quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính, đáp ứng yêu cầu và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; từng bước cơ cấu lại thu, chi ngân sách nhà nước; triệt để tiết kiệm, chống lãng phí, sử dụng hiệu quả vốn đầu tư công, đầu tư hợp lý cho con người và giải quyết tốt các vấn đề an sinh xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh; siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính đi đôi với đẩy mạnh cải cách hành chính, hiện đại hóa và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát tài chính; giảm mạnh và kiểm soát chặt chẽ bội chi ngân sách nhà nước, bảo đảm ổn định kinh tế và an ninh tài chính trên địa bàn tỉnh.

Điều 2. Mục tiêu cụ thể

1. Phấn đấu tổng thu ngân sách nhà nước cả giai đoạn 2021 - 2025 khoảng 35.800 tỷ đồng, tăng khoảng 1,46 lần so với ước thực hiện giai đoạn 2016 - 2020; tỷ lệ thu ngân sách nhà nước so với GRDP ở mức khoảng 9%; trong đó, từ thuế, phí, lệ phí khoảng 6% GRDP; tỷ trọng thu nội địa bình quân khoảng 98,57% tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn.

2. Từng bước cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước theo hướng tích cực. Tổng chi cân đối ngân sách nhà nước cả giai đoạn 2021 - 2025 khoảng 51.196 tỷ đồng, trong đó, tỷ trọng chi đầu tư phát triển chiếm bình quân khoảng 32% tổng chi ngân sách nhà nước; tỷ trọng chi thường xuyên bình quân khoảng 68% tổng chi ngân sách nhà nước.

Tổng chi đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 khoảng 16.373 tỷ đồng. Trong đó, chi từ nguồn sử dụng đất là 3.564 tỷ đồng, từ nguồn thu xổ số kiến thiết là 7.394 tỷ đồng, từ nguồn vốn vay lại 1.128 tỷ đồng, nguồn vốn xây dựng cơ bản tập trung 4.286 tỷ đồng (chưa bao gồm vốn bố trí trả nợ gốc là 35,17 tỷ đồng). Phân bổ để đầu tư cho các công trình, dự án là 90%, dành 10% dự phòng chưa phân bổ để xử lý rủi ro về thu và các yêu cầu cấp bách về đầu tư trong điều hành. Căn cứ tình hình thực tế, số bố trí chi đầu tư phát triển sẽ được Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, quyết định trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm.

3. Tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước cả giai đoạn 2021 - 2025 bình quân không quá 0,3% GRDP.

(Kèm theo Phụ lục - Kế hoạch Tài chính - ngân sách giai đoạn 05 năm 2021 - 2025).

Điều 3. Định hướng

1. Về thu ngân sách nhà nước: triển khai thực hiện có hiệu quả chính sách thu, nâng dần tỷ lệ huy động GRDP vào ngân sách nhà nước, bảo đảm tỷ trọng thu nội địa không thấp hơn mức quy định trên, phù hợp với sự phát triển của tỉnh. Bảo đảm tỷ trọng hợp lý giữa thuế trực thu và thuế gián thu; khai thác tốt những nguồn thu còn dư địa. Đẩy mạnh các biện pháp chống thất thu thuế, giảm mạnh nợ đọng thuế và các khoản thu ngân sách nhà nước. Hạn chế tối đa việc đề ra các chính sách làm giảm thu ngân sách nhà nước.

2. Về chi ngân sách nhà nước: giữ cơ cấu hợp lý giữa tích lũy và tiêu dùng, tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển, giảm tỷ trọng chi thường xuyên; ưu tiên chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo và sự nghiệp khoa học và công nghệ đảm bảo tỷ lệ theo quy định từng thời kỳ; bảo đảm chi chế độ, chính sách cho con người, an sinh xã hội, chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng và chi cho quốc phòng, an ninh. Đặc biệt, thực hiện tiết kiệm chi thường xuyên dành nguồn để đảm bảo bố trí chi cải cách chính sách tiền lương theo lộ trình của Chính phủ.

Điều 4. Nhiệm vụ và giải pháp thực hiện

1. Đẩy mạnh việc triển khai thực hiện các chính sách về thuế, phí và lệ phí,… bảo đảm tính đồng bộ, công khai, minh bạch, ổn định và phù hợp với yêu cầu thực tiễn đặt ra trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Cà Mau. Thực hiện cơ cấu lại thu, chi ngân sách nhà nước bảo đảm theo mục tiêu, định hướng đã đề ra. Từng bước thực hiện quản lý ngân sách theo kết quả thực hiện nhiệm vụ. Thực hiện có hiệu quả các giải pháp bảo đảm cân đối tài chính ngân sách địa phương.

2. Tổ chức thực hiện có hiệu quả các quy định về quản lý ngân sách nhà nước theo Luật Ngân sách nhà nước, sắp xếp các khoản chi, triệt để tiết kiệm, chống lãng phí, tăng nguồn thu sự nghiệp; không ban hành các chính sách, chế độ, các chương trình, đề án khi không cân đối được nguồn; kiểm soát chặt chẽ việc ứng trước dự toán, chi chuyển nguồn, chi từ nguồn dự phòng ngân sách nhà nước.

3. Thực hiện nghiêm kỷ luật tài chính trong thu, chi ngân sách nhà nước. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, để chống thất thu, ngăn chặn các hành vi gian lận thương mại, trốn thuế, chống thất thoát, lãng phí trong chi ngân sách nhà nước, đặc biệt là trong chi đầu tư xây dựng cơ bản. Tích cực đôn đốc, xử lý nợ đọng thuế và các khoản thu ngân sách nhà nước; giảm tối đa nợ đọng thuế. Xử lý nghiêm, kịp thời các trường hợp vi phạm pháp luật về quản lý, thu, chi ngân sách nhà nước, nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu các Sở, ngành, địa phương trong việc quản lý ngân sách nhà nước.

4. Thực hiện quyết liệt, đồng bộ các cơ chế, chính sách liên quan đến việc đổi mới cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, đặc biệt là đẩy nhanh lộ trình thực hiện điều chỉnh giá dịch vụ sự nghiệp công tiến tới tính đủ chi phí, góp phần nâng cao tính tự chủ của các đơn vị; tạo điều kiện để cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước, dành nguồn thực hiện cải cách tiền lương, đồng thời tiếp tục thực hiện việc tinh giản biên chế, sắp xếp lại tổ chức bộ máy.

5. Đẩy mạnh việc cơ cấu lại và nâng cao chất lượng quản trị, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước. Rà soát cơ chế quản lý tài chính đối với một số doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước bảo đảm theo đúng quy định của Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và các luật về thuế.

6. Kiểm soát chặt chẽ các chỉ tiêu nợ công trong giới hạn cho phép; bố trí nguồn bảo đảm trả nợ đầy đủ, đúng hạn. Các khoản vay mới chỉ thực hiện sau khi đã đánh giá đầy đủ tác động lên quy mô nợ công và khả năng trả nợ.

7. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả khai thác nguồn lực tài chính trong việc quản lý, sử dụng tài sản công; triển khai thực hiện kịp thời, có hiệu quả các văn bản pháp luật về quản lý nợ công.

8. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài chính. Thực hiện hiện đại hóa công tác quản lý tài chính trên địa bàn tỉnh thông qua đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tích hợp dữ liệu tài chính địa phương vào hệ thống cơ sở dữ liệu tài chính quốc gia. Thúc đẩy và tăng cường tính minh bạch các thông tin tài chính ngân sách theo quy định. Giảm thời gian thực hiện các thủ tục hành chính về thuế, hải quan.

Điều 5. Tổ chức thực hiện

1. Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết.

2. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Cà Mau Khóa IX, Kỳ họp thứ 15 thông qua ngày 09 tháng 12 năm 2020./.

 

 

CHỦ TỊCH




Trần Văn Hiện

 

PHỤ LỤC

KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH - NGÂN SÁCH GIAI ĐOẠN 05 NĂM 2021 – 2025
(Kèm theo Nghị quyết số 17/NQ-HĐND ngày 09/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh)

Đơn vị: Triệu đồng.

STT

Nội dung

Mục tiêu giai đoạn 2016-2020

Thực hiện giai đoạn 2016-2020

Kế hoạch giai đoạn 2021- 2025

Tổng giai đoạn 2016- 2020

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

UTH Năm 2020

A

B

1

2

3

4

5

6

7

8

A

TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC (GRDP) THEO GIÁ HIỆN HÀNH

320.000.000

280.197.000

46.063.000

51.699.000

57.631.000

61.666.000

63.138.000

403.945.856

B

TỔNG THU NSNN TRÊN ĐỊA BÀN

22.903.000

24.505.909

4.191.302

4.171.970

4.715.050

5.739.587

5.688.000

35.800.000

 

Tốc độ tăng thu NSNN trên địa bàn (%)

 

7,27

2,94

-0,46

13,02

21,73

-0,90

9

 

Tỷ lệ thu NSNN so với GRDP (%)

7,16

8,75

9,10

8,07

8,18

9,31

9,01

9

 

Tỷ lệ thu từ thuế, phí so với GRDP (%)

 

6%

8%

5%

6%

6%

5%

6%

I

Thu nội địa

22.650.000

24.215.008

3.981.634

4.155.066

4.685.968

5.719.340

5.673.000

35.287.000

 

Tốc độ tăng thu (%)

10- 12%/năm

8,14

2,33

4,36

12,78

22,05

-0,81

9

 

Tỷ trọng trong tổng thu NSNN trên địa bàn (%)

 

98,81%

95,00%

99,59%

99,38%

99,65%

99,74%

98,57%

 

Trong đó: Thu tiền sử dụng đất

1.686.000

1.865.655

230.591

340.218

323.252

376.394

595.200

3.960.000

 

Thu xổ số kiến thiết

4.197.000

4.806.631

682.700

780.591

850.524

1.322.816

1.170.000

7.394.000

II

Thu từ dầu thô (nếu có)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tốc độ tăng thu (%)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tỷ trọng trong tổng thu NSNN trên địa bàn (%)

 

 

 

 

 

 

 

 

III

Thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu (nếu có)

253.000

290.901

209.668

16.904

29.082

20.247

15.000

513.000

 

Tốc độ tăng thu (%)

5-7%/năm

-12,01

16,16

-91,94

72,04

-30,38

-25,91

khoảng 5%/năm

 

Tỷ trọng trong tổng thu NSNN trên địa bàn (%)

1,10

1,19

5,00

0,41

0,62

0,35

0,26

1,43

C

TỔNG THU NSĐP

44.859.912

48.964.628

7.446.798

8.804.921

10.186.818

11.204.282

11.321.809

59.762.416

 

Tốc độ tăng thu NSĐP (%)

 

 

4,11

18,24

15,69

9,99

1,05

4

 

Tỷ lệ thu NSĐP so với GRDP (%)

 

 

0,16

0,17

0,18

0,18

0,18

0,15

I

Thu NSĐP được hưởng theo phân cấp

21.403.102

22.779.820

3.934.129

3.851.349

4.357.005

5.378.617

5.258.720

32.990.666

 

Tốc độ tăng (%)

 

10,98

22,63

-2,10

13,13

23,45

-2,23

8,96

 

Tỷ trọng trong tổng thu NSĐP (%)

 

0,47

0,53

0,44

0,43

0,48

0,46

 

II

Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên

23.456.810

26.184.808

3.512.669

4.953.572

5.829.813

5.825.665

6.063.089

26.771.750

 

Tốc độ tăng (%)

 

9,96

-10,96

41,02

17,69

-0,07

2,14

0,45

 

Tỷ trọng trong tổng thu NSĐP (%)

 

0,53

0,47

0,56

0,57

0,52

0,54

0,45

-

Thu bổ sung cân đối ngân sách

14.890.788

14.890.788

1.153.228

3.196.428

3.398.277

3.514.957

3.627.898

18.315.920

-

Thu bổ sung có mục tiêu

8.566.022

11.294.020

2.359.441

1.757.144

2.431.536

2.310.708

2.435.191

8.455.830

D

TỔNG CHI NSĐP

37.689.789

43.255.962

7.052.588

7.688.599

9.477.504

10.167.387

8.869.884

51.196.000

 

Tốc độ tăng chi NSĐP (%)

 

 

6

9,02

23,27

7,28

-12,76

18

 

Tỷ lệ chi NSĐP so với GRDP (%)

 

 

0,15

0,15

0,16

0,16

0,14

0

I

Chi đầu tư phát triển (1)

8.901.699

11.770.437

1.369.225

1.634.663

3.016.225

3.546.550

2.203.773

16.373.323

 

Tốc độ tăng (%)

 

14,40

-11,63

19,39

84,52

17,58

-37,86

8

 

Tỷ trọng trong tổng chi NSĐP (%)

23,62

27,2

19,41

21,26

31,83

34,88

24,85

32

II

Chi thường xuyên

28.058.160

30.766.210

5.365.176

5.826.674

6.374.277

6.564.811

6.635.272

34.729.917

 

Tốc độ tăng (%)

 

6

7,1

8,6

9,4

3,0

1,1

4,76

 

Tỷ trọng trong tổng chi NSĐP (%)

74,44

71,1

76,07

75,78

67,26

64,57

74,81

68

III

Chi trả nợ lãi các khoản do chính quyền địa phương vay

7.060

4.858

1.901

1.287

404

366

900

57.592

 

Tốc độ tăng (%)

 

 

-36

-32

-69

-10

146

 

 

Tỷ trọng trong tổng chi NSĐP (%)

 

 

0,03%

0,02%

0,00%

0,00%

0,01%

0,1%

IV

Chi tạo nguồn, điều chỉnh tiền lương

 

 

 

 

 

 

 

 

E

BỘI CHI/BỘI THU NSĐP

 

 

 

 

 

 

 

 

G

TỔNG MỨC VAY, TRẢ NỢ CỦA NSĐP

 

 

 

 

 

 

 

 

I

Hạn mức dư nợ vay tối đa của NSĐP

4.555.964

4.555.964

786.826

770.270

871.401

1.075.723

1.051.744

6.598.133

II

Mức dư nợ đầu kỳ (năm)

740.752

740.752

740.752

424.467

198.492

111.894

66.129

57.190

 

Tỷ lệ mức dư nợ đầu kỳ (năm) so với mức dư nợ vay tối đa của NSĐP (%)

 

 

0,94

0,55

0,23

0,10

0,06

 

 

Tỷ lệ mức dư nợ đầu kỳ (năm) so với GRDP (%)

 

 

 

 

 

 

 

 

III

Trả nợ gốc vay trong kỳ (năm)

722.870

714.457

316.285

225.975

86.598

55.660

29.939

35.167

-

Từ nguồn vay để trả nợ gốc

128.500

 

 

 

 

 

 

 

-

Từ nguồn bội thu NSĐP; tăng thu, tiết kiệm chi; kết dư ngân sách cấp tỉnh

594.370

714.457

316.285

225.975

86.598

55.660

29.939

35.167

IV

Tổng mức vay trong kỳ (năm)

722.870

30.895

0

0

0

9.895

21.000

1.128.951

-

Vay để bù đắp bội chi

594.370

 

 

 

 

 

 

1.128.951

-

Vay để trả nợ gốc

128.500

30.895

 

 

 

9.895

21.000

 

V

Mức dư nợ cuối kỳ (năm)

740.752

57.190

424.467

198.492

111.894

66.129

57.190

1.150.974

 

Tỷ lệ mức dư nợ cuối kỳ (năm) so với mức dư nợ vay tối đa của NSĐP (%)

 

 

53,9%

25,8%

12,8%

6,1%

5,4%

17%

 

Tỷ lệ mức dư nợ cuối kỳ (năm) so với GRDP (%)

 

 

0,9%

0,4%

0,2%

0,1%

0,1%

0,3%

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 17/NQ-HĐND năm 2020 về Kế hoạch tài chính 05 năm tỉnh Cà Mau giai đoạn 2021-2025

  • Số hiệu: 17/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 09/12/2020
  • Nơi ban hành: Tỉnh Cà Mau
  • Người ký: Trần Văn Hiện
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 09/12/2020
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản