Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 35/NQ-HĐND

Hà Giang, ngày 09 tháng 12 năm 2020

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH 05 NĂM TỈNH HÀ GIANG GIAI ĐOẠN 2021-2025

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG
KHÓA XVII - KỲ HỌP THỨ 16

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 31/2017/NĐ-CP ngày 23 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ ban hành Quy chế lập, thẩm tra, quyết định kế hoạch tài chính 05 năm địa phương, kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm địa phương, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm địa phương, dự toán và phân bổ ngân sách địa phương, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương hằng năm;

Căn cứ Nghị định số 45/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết lập kế hoạch tài chính 05 năm và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm;

Căn cứ Thông tư số 69/2017/TT-BTC ngày 07 tháng 7 năm 2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn lập kế hoạch tài chính 05 năm và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm;

Xét Báo cáo số 562/BC-UBND ngày 26/11/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về Kế hoạch tài chính 05 năm tỉnh Hà Giang giai đoạn 2021-2025; Báo cáo thẩm tra số 41/BC-KTNS ngày 06/12/2020 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua Kế hoạch tài chính 05 năm tỉnh Hà Giang giai đoạn 2021-2025 cụ thể như sau:

1. Mục tiêu tổng quát

Tiếp tục rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực tài chính, ngân sách theo thẩm quyền của địa phương; huy động, phân bổ, quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 15/01/2019 của Ban chấp hành trung ương Đảng, đáp ứng yêu cầu và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn gắn với thực hiện các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII.

Từng bước cơ cấu lại thu NSNN và chi ngân sách địa phương; triệt để tiết kiệm, chống lãng phí, sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư công; giải quyết tốt các vấn đề an sinh xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh theo phân cấp quản lý. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính đi đôi với đẩy mạnh cải cách hành chính và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát. Kiểm soát chặt chẽ bội chi ngân sách địa phương và hạn mức dư nợ theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và Luật Quản lý nợ công.

2. Mục tiêu cụ thể và khung cân đối ngân sách

a) Phấn đấu tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn cả giai đoạn 2021- 2025 khoảng 16.460 tỷ đồng (trong đó năm 2025 đạt 4.000 tỷ đồng), tăng 54% so với giai đoạn 2016-2020, tỷ lệ tăng thu bình quân khoảng 9,9%/năm, cụ thể:

- Thu từ thuế, phí, lệ phí khoảng 8,9% GRDP.

- Tỷ trọng thu nội địa bình quân chiếm khoảng 89% thu ngân sách nhà nước trên địa bàn hàng năm.

b) Từng bước cơ cấu lại chi ngân sách địa phương (giảm dần chi thường xuyên để tăng chi cho đầu tư phát triển). Tổng chi ngân sách địa phương khoảng 88.814 tỷ đồng (bao gồm chương trình mục tiêu quốc gia và mục tiêu, nhiệm vụ) tăng 31,6% so với giai đoạn 2016-2020, tốc độ tăng chi bình quân 6,5%, trong đó:

- Chi đầu tư phát triển 30.936 tỷ đồng, chiếm khoảng 34,8% tổng chi ngân sách địa phương (tốc độ tăng bình quân 13,7%/năm), tăng 8,3% so với cơ cấu chi giai đoạn 2016-2020.

- Chi thường xuyên 57.592 tỷ đồng, chiếm khoảng 64,8% tổng chi ngân sách địa phương (tốc độ tăng bình quân 7,3%/năm), tăng khoảng 1,4% so với cơ cấu chi giai đoạn 2016-2020.

- Đảm bảo chi trả nợ gốc, lãi và phí tiền vay theo cam kết.

c) Quản lý nợ của địa phương chặt chẽ, hiệu quả, tuân thủ quy định của Luật Ngân sách nhà nước và Luật Đầu tư công.

- Hạn mức dư nợ hàng năm của tỉnh không quá 20% số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp.

- Dự kiến vay trong cả giai đoạn 2021-2025: 364 tỷ đồng vay lại Chính phủ để thực hiện các dự án ODA trên địa bàn (vay để bù đắp bội chi).

- Dự kiến trả nợ gốc tiền vay của các dự án đang triển khai trong giai đoạn 2021-2025: 58 tỷ đồng

3. Dự báo những rủi ro tác động đến cân đối ngân sách địa phương

a) Dự báo giai đoạn 2021-2025, một số chính sách thuế thay đổi như thuế suất thuế TNDN và giá tính thuế GTGT có thể ảnh hưởng đến kết quả thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách trên địa bàn; thuế suất thuế nhập khẩu của nhiều mặt hàng giảm mạnh theo cam kết hội nhập quốc tế; ảnh hưởng của thời tiết, biến đổi khí hậu dẫn đến công suất phát điện không đạt công suất thiết kế, ảnh hưởng đến số thu từ thủy điện; tình trạng nợ thuế lớn, kéo dài chưa xử lý giải quyết triệt để làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ thu ngân sách trên địa bàn. Thu của các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn không ổn định và số thu thấp.

b) Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 chưa được Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo chính thức, số liệu chi đầu tư phát triển trong kế hoạch tài chính 05 năm là số tỉnh dự kiến theo Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 29/7/2019 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết số 30/NQ-HĐND ngày 30/8/2020 của HĐND tỉnh (30.936 tỷ đồng, tăng 73% so với giai đoạn 2016-2020, tốc độ tăng bình quân 13,7%/năm). Trong giai đoạn tới, dự báo tiếp tục cần nhiều nguồn lực đầu tư cho cơ sở hạ tầng và xây dựng nông thôn mới, đòi hỏi phải duy trì mức độ đầu tư hợp lý.

c) Đến năm 2021 trung ương chưa ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên áp dụng cho thời kỳ ổn định ngân sách mới 2022-2025. Dự kiến chi thường xuyên trong kế hoạch tài chính 05 năm tăng 34,5% so với giai đoạn 2016-2020 (tốc độ tăng bình quân 7,3%/năm) do dự kiến chính sách tiền lương mới từ 01/7/2022 và triển khai thực hiện các chính sách an sinh xã hội trên địa bàn. Chưa quy định cụ thể về Chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025 nên chưa có đủ cơ sở xác định chính xác chi thường xuyên trong kế hoạch tài chính 05 năm.

d) Hạn mức dư nợ của tỉnh phụ thuộc vào số thu NSĐP được hưởng theo phân cấp được xác định trên cơ sở dự toán thu, chi NSĐP do Quốc hội quyết định hàng năm (không xác định theo dự toán HĐND tỉnh quyết định). Vì thế số bội chi ngân sách địa phương dự kiến trong giai đoạn 2021-2025 cũng có thể thay đổi (chỉ khi còn hạn mức dư nợ tỉnh mới đủ điều kiện để vay các khoản tiếp theo). Trong khi Chính phủ quy định tăng tỷ lệ vay lại của các địa phương để thực hiện các dự án sử dụng vốn ODA (tỉnh Hà Giang thuộc nhóm vay lại tăng từ 10% lên 30%), làm tăng nợ chính quyền địa phương và giảm khả năng kêu gọi, thu hút các dự án ODA trong giai đoạn tiếp theo.

4. Nhiệm vụ và giải pháp thực hiện

a) Thu ngân sách nhà nước:

Thực hiện các chính sách của Chính phủ về những giải pháp tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, phấn đấu tăng trưởng kinh tế hàng năm; đẩy mạnh cải cách hành chính và tháo gỡ những khó khăn, khắc phục hạn chế làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của doanh nghiệp, từ đó nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp, cải thiện môi trường kinh doanh và tăng cường thu hút đầu tư, tạo đà kích thích tăng trưởng kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, góp phần cải thiện môi trường đầu tư, nhằm nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu cho NSNN.

- Triển khai đồng bộ các quy định của Luật quản lý thuế, các cơ chế, chính sách pháp Luật về thuế, thu ngân sách hiện hành để phấn đấu thu đạt và vượt dự toán Trung ương giao; Nghị quyết của HĐND tỉnh và các cơ chế về điều hành phát triển kinh tế - xã hội, thu chi ngân sách nhà nước, dự báo khả năng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, xây dựng phương án chỉ đạo, điều hành thu ngân sách sát với tình hình thực tế phát sinh.

- Thực hiện tốt công tác đánh giá, phân tích, dự báo những yếu tố ảnh hưởng đến nguồn thu NSNN trên địa bàn, tập trung đánh giá, khai thác các nguồn thu tiềm năng, mở rộng cơ sở tính thuế, điều chỉnh phạm vi, đối tượng; tăng cường các biện pháp quản lý khai thác nguồn thu, chống thất thu ở một số lĩnh vực như: Thuế, chính sách ưu đãi tư nhân...để bù đắp cho các khoản hụt thu do tác động tác động bởi cơ chế chính sách và các nguyên nhân khách quan. Đánh giá phân tích nợ thuế theo quy trình quản lý thu nợ thuế.

- Đẩy mạnh hiện đại hóa công tác quản lý thuế; công tác thông quan hải quan, tiếp tục tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế, kê khai thuế và nộp thuế điện tử, hoàn thuế điện tử, hóa đơn điện tử, kê khai hải quan; tăng cường tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế ở tất cả các khâu, các bộ phận, các lĩnh vực. Giảm thời gian thực hiện các thủ tục hành chính về thuế, hải quan, đảm bảo công khai, minh bạch, thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và công khai minh bạch chống thất thu thuế, nợ thuế

b) Chi ngân sách địa phương:

- Tiếp tục thực hiện các giải pháp nhằm cơ cấu lại NSNN, quản lý nợ công theo Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 18/11/2016 của Bộ Chính trị; Nghị quyết số 17-NQ/TU ngày 07/9/2018 của BCH Đảng bộ tỉnh về tái cơ cấu kinh tế tỉnh Hà Giang đến năm 2030; Chương trình số 28-CTr/TU ngày 18/4/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 18/11/2016 của Bộ Chính trị, tiếp tục tiết kiệm chi thường xuyên để tăng chi cho đầu tư phát triển; ưu tiên bố trí nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm và 3 đột phá theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII.

Tổ chức điều hành dự toán chi ngân sách địa phương, chủ động, chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật; triệt để tiết kiệm, chống lãng phí; không ban hành các chính sách, chế độ, các chương trình, đề án khi NSĐP không cân đối được nguồn; kiểm soát chặt chẽ việc ứng trước dự toán, chi chuyển nguồn, sử dụng nguồn dự phòng, tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách nhà nước.

Nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng vốn đầu tư công; đảm bảo phân bổ vốn đầu tư đúng nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ và thứ tự ưu tiên theo quy định của Luật Đầu tư công. Thực hiện tiết kiệm từ khâu quy hoạch, chủ trương đầu tư, rà soát, cắt giảm các dự án không nằm trong quy hoạch, kế hoạch được phê duyệt. Tăng cường công tác rà soát, để bảo đảm các chương trình, dự án bố trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm phải có đầy đủ các thủ tục đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư công; đối với kế hoạch đầu tư trung hạn, các chương trình, dự án phải được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, trong đó có ghi rõ mục tiêu, quy mô, nguồn vốn và cân đối các nguồn vốn để thực hiện. Đối với kế hoạch đầu tư công hằng năm, các chương trình, dự án phải danh mục kế hoạch đầu tư công trung hạn có quyết định đầu tư do cấp có thẩm quyền quyết định, việc phân bổ vốn cho từng dự án cụ thể phải thực hiện đúng thứ tự ưu tiên.

- Triển khai thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 15/01/2019 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về quản lý, khai thác, huy động, phân bổ, sử dụng và phát huy có hiệu quả các nguồn lực của nền kinh tế; huy động các nguồn lực để xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội và chương trình xây dựng nông thôn mới. Tăng cường quản lý, sử dụng đất đai, trụ sở làm việc, nhà ở công vụ, tài sản công của các cơ quan, đơn vị; đẩy nhanh tiến độ phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án sắp xếp, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước; tiếp tục tổ chức tuyên truyền về Luật đất đai, Luật bảo vệ môi trường...

- Kịp thời ban hành, sửa đổi, bổ sung và thay thế cơ chế, chính sách về thu, chi ngân sách nhà nước, giá, tài sản công... thuộc thẩm quyền của địa phương.

- Tăng mức độ tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập gắn với lộ trình thực hiện tính giá dịch vụ sự nghiệp công, thực hiện đầy đủ cơ chế giá thị trường đối với dịch vụ công, chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/5/2018 của Ban chấp hành trung ương Đảng về tiếp tục đổi mới hệ tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập. Tạo điều kiện để cơ cấu lại chi ngân sách địa phương, dành nguồn thực hiện cải cách tiền lương gắn với việc tinh giản biên chế, sắp xếp lại tổ chức bộ máy.

- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài chính. Thực hiện hiện đại hóa công tác quản lý tài chính thông qua đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu tài chính. Thúc đẩy và tăng cường tính minh bạch các thông tin tài chính ngân sách theo quy định; đề cao trách nhiệm giải trình của các cơ quan, cán bộ nhà nước.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và công khai minh bạch việc quản lý sử dụng tài chính, ngân sách, tài sản công; đất đai, tài nguyên, khoáng sản ...nhằm kịp thời ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật.

c) Quản lý nợ của chính quyền địa phương:

- Tiếp tục thực hiện tốt công tác quản lý nợ chính quyền địa phương theo quy định của Luật Quản lý nợ công, Luật NSNN và văn bản hướng dẫn của trung ương.

- Kiểm soát chặt chẽ các khoản vay nợ của chính quyền địa phương; bố trí nguồn bảo đảm trả nợ gốc, lãi và phí các khoản vay đầy đủ, đúng hạn, đảm bảo dư nợ chính quyền địa phương trong hạn mức cho phép. Sử nguồn vốn vay đúng mục đích, tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay, đảm bảo hiệu quả và theo đúng quy định.

(Chi tiết theo các phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết này)

Điều 2. Trường hợp mục tiêu, chỉ tiêu cơ bản của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm của địa phương thay đổi hoặc có yêu cầu cấp bách về quốc phòng, an ninh khiến cân đối ngân sách của địa phương, khả năng huy động các nguồn vốn có đột biến lớn, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo Sở Tài chính chủ trì xây dựng phương án điều chỉnh, báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân cho ý kiến, gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho ý kiến trước khi trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định cùng thời điểm trình dự toán ngân sách năm điều chỉnh kế hoạch.

Điều 3. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết này.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang Khóa XVII, Kỳ họp thứ 16 thông qua và có hiệu lực từ ngày 09 tháng 12 năm 2020./.

 


Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ;
- Ban Công tác đại biểu - UBTVQH;
- Bộ Tài chính;
- TTr: Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; UBMTTQ tỉnh;
- Đoàn ĐBQH khóa XIV đơn vị tỉnh Hà Giang;
- Đại biểu HĐND tỉnh khóa XVII;
- Các Sở, ban, ngành, các tổ chức CT-XH cấp tỉnh;
- HĐND, UBND các huyện, thành phố;
- VP: Tỉnh ủy; Đoàn ĐBQH và HĐND; UBND tỉnh;
- Báo Hà Giang; Đài PTTH tỉnh; Trung tâm Công báo - tin học tỉnh; Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT; HĐND(1b).

CHỦ TỊCH




Thào Hồng Sơn

 

PHỤ LỤC I

DỰ BÁO MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ - XÃ HỘI CHỦ YẾU GIAI ĐOẠN 2021-2025 TỈNH HÀ GIANG
(Kèm theo Nghị quyết số 35/NQ-HĐND ngày 09/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang)

STT

Nội dung

Đơn vị tính

Mục tiêu giai đoạn 2016-2020

Thực hiện giai đoạn 2016-2020

Kế hoạch giai đoạn 2021-2025

Tổng giai đoạn

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Ước thực hiện năm 2020

A

B

1

2

3

4

5

6

7

8

9

1

Tổng sản phẩm trong nước (GRDP) theo giá hiện hành

Tỷ đồng

 

109.520

18.003

19.972

22.149

24.097

25.300

184.256

2

Tốc độ tăng trưởng GRDP

%

8,0

6,01

6,8

7,4

6,6

6,0

3-3,5

8,0

3

Cơ cấu kinh tế

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Nông, lâm, ngư nghiệp

%

28,6

28,5

33,4

31,1

30,6

29,2

28,5

26,0

-

Công nghiệp, xây dựng

%

24,7

24,3

20,5

21,7

22,4

23,7

24,3

28,0

-

Dịch vụ

%

42,1

41,4

39,9

41,0

40,8

41,4

41,4

46,0

4

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)

%

 

 

101,67

101,06

102,90

101,67

 

 

5

Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn

Tỷ đồng

51.810

44.952

6.494

7.469

9.012

10.719

11.258

55.000

 

Tỷ lệ so với GRDP

%

 

41,0%

36,1%

37,4%

40,7%

44,5%

44,5%

29,8%

-

Vốn ngân sách nhà nước

Tỷ đồng

 

17.878

2.737

2.865

3.088

4.542

4.646

30.936

-

Vốn tín dụng (nhà nước)

Tỷ đồng

 

639

229

36

275

0

100

1.200

-

Vốn doanh nghiệp và dân cư (gồm vốn vay)

Tỷ đồng

 

26.423

3.528

4.568

5.644

6.171

6.511

22.849

-

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Tỷ đồng

 

12

0

0

4

6

1

15

6

Kim ngạch xuất khẩu

Triệu USD

880

3.713

850

2.175

256

312

120

1.946

 

Tốc độ tăng

%

 

 

155,9%

-88,2%

22,1%

-61,7%

-47,6%

7

Kim ngạch nhập khẩu

Triệu USD

2.612

536

1.747

129

80

120

805

 

Tốc độ tăng

%

 

 

 

226,0%

-92,6%

-37,5%

49,3%

-69,2%

8

Dân số

1.000 người

 

 

820.427

833.692

846.531

858.076

871.392

918.098

9

Thu nhập bình quân đầu người

Triệu đồng

20

30

22

24

26

28

30

55

10

Giải quyết việc làm mới

1.000 lao động

81

93

16

17

20

21

19

85

11

Tỷ lệ lao động qua đào tạo

%

55

54

48

50

51

53

54

60

12

Tỷ lệ hộ nghèo

%

 

22,5

38,8

34,2

31,2

26,7

22,5

 

13

Tỷ lệ giảm hộ nghèo

%/năm

4,0

4,2

4,9

4,6

3,0

4,4

4,2

4,0

14

Tỷ lệ xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới

%

 

25,7

9,1

13,1

18,9

21,7

25,7

46,9

15

Số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới (lũy kế)

38

45

16

23

33

38

45

82

 

PHỤ LỤC II

KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH - NGÂN SÁCH GIAI ĐOẠN 05 NĂM 2021-2025 TỈNH HÀ GIANG
(Kèm theo Nghị quyết số 35/NQ-HĐND ngày 09/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang)

Đơn vị: Tỷ đồng

STT

Nội dung

Thực hiện giai đoạn 2016-2020

Kế hoạch giai đoạn 2021-2025

Tổng giai đoạn

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Ước thực hiện năm 2020

A

B

1

2

3

4

5

6

7

A

TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC (GRDP) THEO GIÁ HIỆN HÀNH

109.520

18.003

19.972

22.149

24.097

25300

184.256

B

TỔNG THU NSNN TRÊN ĐỊA BÀN

10.667

1.874

1.925

2.081

2.287

2.500

16.460

 

Tốc độ tăng thu NSNN trên địa bàn (%)

8,7%

13,4%

2,7%

8,1%

9,9%

9,3%

9,9%

 

Tỷ lệ thu NSNN so với GRDP (%)

9,7%

10,4%

9,6%

9,4%

9,5%

9,9%

8,9%

 

Tỷ lệ thu từ thuế, phí so với GRDP (%)

9,4%

9,7%

9,2%

9,1%

9,3%

9,8%

8,8%

I

Thu nội địa

9.251

1.537

1.627

1.830

2.028

2.229

14.648

 

Tốc độ tăng thu (%)

11,1%

16,6%

5,9%

12,5%

10,8%

9,9%

9,9%

 

Tỷ trọng trong tổng thu NSNN trên địa bàn (%)

86,7%

82,0%

84,5%

87,9%

88,7%

89,1%

89,0%

 

Trong đó: Thu tiền sử dụng đất

947

84

88

85

253

436

2.576

 

Thu xổ số kiến thiết

103

20

20

21

22

20

110

II

Thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu

1.060

202

216

185

207

250

1.550

 

Tốc độ tăng thu (%)

8,1%

15,4%

6,9%

-14,4%

11,9%

20,8%

7,0%

 

Tỷ trọng trong tổng thu NSNN trên địa bàn (%)

9,9%

10,8%

11,2%

8,9%

9,1%

10,0%

9,4%

III

Thu viện trợ, huy động, đóng góp

357

135

82

66

52

21

262

 

Tốc độ tăng thu (%)

-31,0%

-16,1%

-39,3%

-19,5%

-20,9%

-59,2%

31,0%

 

Tỷ trọng trong tổng thu NSNN trên địa bàn (%)

3,3%

7,2%

4,3%

3,2%

2,3%

0,9%

1,6%

C

TỔNG THU NSĐP

67.639

10.552

12.151

13.569

15.358

16.009

88.512

 

Tốc độ tăng thu NSĐP (%)

9,5%

3,4%

15,2%

11,7%

13,2%

4,2%

6,4%

 

Tỷ lệ thu NSĐP so với GRDP (%)

61,8%

58,6%

60,8%

61,3%

63,7%

63,3%

48,0%

I

Thu NSĐP được hưởng theo phân cấp

8.453

1.507

1.485

1.639

1.811

2.105

13.621

 

Tốc độ tăng (%)

7,1%

 

-1,5%

10,4%

10,5%

16,2%

9,7%

 

Tỷ trọng trong tổng thu NSĐP (%)

12,5%

14,3%

12,2%

12,1%

11,8%

13,1%

15,4%

II

Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên

52.344

8.140

9.936

10.259

11.262

12.516

74.891

 

Tốc độ tăng (%)

89,2%

 

122,1%

103,3%

109,8%

111,1%

7,8%

 

Tỷ trọng trong tổng thu NSĐP (%)

77,4%

77,1%

81,8%

75,6%

73,3%

78,2%

84,6%

-

Thu bổ sung cân đối ngân sách

 

5.094

6.925

7.085

7.660

8.125

47.085

-

Thu bổ sung có mục tiêu

 

3.045

3.011

3.174

3.602

4.392

27.806

III

Thu vay ngân sách

 

 

 

 

 

15

364

D

TỔNG CHI NSĐP

67.474

10.529

12.126

13.544

15.325

15.949

88.814

 

Tốc độ tăng chi NSĐP (%)

9,6%

3,9%

15,2%

11,7%

13,2%

4,1%

6,5%

 

Tỷ lệ chi NSĐP so với GRDP (%)

61,6%

58,5%

60,7%

61,1%

63,6%

63,0%

48,2%

I

Chi đầu tư phát triển

17.878

2.737

2.865

3.088

4.542

4.646

30.936

 

Tốc độ tăng (%)

14,9%

12,6%

4,7%

7,8%

47,1%

2,3%

13,7%

 

Tỷ trọng trong tổng chi NSĐP (%)

26,5%

26,0%

23,6%

22,8%

29,6%

29,1%

34,8%

II

Chi thường xuyên (gồm kinh phí sự nghiệp thực hiện các CTMTQG, mục tiêu, nhiệm vụ và chế độ chính sách, dự phòng NS...)

42.762

7.009

7.564

8.011

9.202

10.975

57.592

 

Tốc độ tăng (%)

9,8%

1,3%

7,9%

5,9%

14,9%

19,3%

7,3%

 

Tỷ trọng trong tổng chi NSĐP (%)

63,4%

66,6%

62,4%

59,2%

60,0%

68,8%

64,8%

III

Chi trả nợ lãi các khoản do chính quyền địa phương vay

3

2

0,225

0,05

0,333

0,873

24,5

 

Tốc độ tăng (%)

 

 

 

 

 

 

 

 

Tỷ trọng trong tổng chi NSĐP (%)

0,004%

0,014%

0,002%

0,000%

0,002%

0,005%

0,028%

IV

Chi từ nguồn tài trợ, huy động đóng góp

401

135

82

66

49

69

262

E

BỘI CHI/BỘI THU NSĐP

60

 

 

 

 

60

57

G

TỔNG MỨC VAY, TRẢ NỢ CỦA NSĐP

 

 

 

 

 

 

 

I

Hạn mức dư nợ vay tối đa của NSĐP

1.849

600

308

330

309

303

667

II

Mức dư nợ đầu năm

729

729

638

310

198

124

79

 

Tỷ lệ mức dư nợ đầu kỳ (năm) so với mức dư nợ vay tối đa của NSĐP (%)

 

121,6%

207,5%

93,9%

63,9%

41,1%

11,9%

 

Tỷ lệ mức dư nợ đầu kỳ (năm) so với GRDP (%)

 

4,05%

3,19%

1,40%

0,82%

0,49%

0,04%

III

Trả nợ gốc vay trong năm (số thực trả nợ theo cam kết, bao gồm số ứng trước nguồn để trả nợ gốc để đảm bảo hạn mức dư nợ về mức trần theo quy định của Luật NSNN giai đoạn 2016-2019)

949

341

331

127

90

60

58

-

Từ nguồn vay để trả nợ gốc

0

 

 

 

 

 

 

-

Từ nguồn bội thu NSĐP; tăng thu, tiết kiệm chi; kết dư ngân sách cấp tỉnh

949

341

331

127

90

60

57

-

DA tự đảm bảo nguồn kinh phí trả nợ từ nguồn vốn vay thu hồi theo Hiệp định

 

 

 

 

 

 

1

IV

Tổng mức vay trong năm

299

250

3

15

17

15

364

-

Vay để bù đắp bội chi (vay lại Chính phủ thực hiện các dự án ODA)

299

250

3

15

17

15

364

-

Vay để trả nợ gốc

0

 

 

 

 

 

0

V

Mức dư nợ cuối năm

79

638

310

198

124

79

385

 

Tỷ lệ mức dư nợ cuối năm so với mức dư nợ vay tối đa của NSĐP (%)

3

106,4%

100,8%

59,9%

40,2%

26,2%

57,7%

 

Tỷ lệ mức dư nợ cuối kỳ (năm) so với GRDP (%)

0

3,54%

1,55%

0,89%

0,52%

0,31%

0,21%

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 35/NQ-HĐND năm 2020 về Kế hoạch tài chính 05 năm tỉnh Hà Giang giai đoạn 2021-2025

  • Số hiệu: 35/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 09/12/2020
  • Nơi ban hành: Tỉnh Hà Giang
  • Người ký: Thào Hồng Sơn
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản